Báo cáo Thực tập tại công ty TNHH Thương Mại và Công nghệ Tường An

Hiện nay, ở Việt Nam, nhập khẩu giữ vai trò hết sức quan trọng, nó là nhân tố nhằm phát huy sức mạnh của nền kinh tế trong nước. Những năm qua Đảng nhà nước ta thực hiện chủ trương đổi mới là công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Song không phải vì thế mà nhập khẩu giảm sút nó vẫn tăng theo nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, theo muc tiêu xuất khẩu và theo xu thế hội nhập , toàn cầu hóa, thương mại quốc tế không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Để thực hiện chủ trương đường lối của nhà nước, không còn cách nào khác là phải tăng cường xuất khẩu chứ không phải là giảm nhập khẩu. Nhưng nhập khẩu phải đảm bảo có hiệu quả, điều đó phụ thuộc lớn vào hiệu quả sản xuất xuất phát từ bản thân các doanh nghiệp nhập khẩu. Đó không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ của toàn bộ nền kinh tế. Là một đơn vị kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài, Tường An không ngừng phát triển chứng tỏ uy tín của một công ty hàng đầu chuyên cung cấp thiết bị trong lĩnh vực thông tin thiết bị mạng ở khu vực miền Bắc. Sau hơn bẩy năm hoạt động Tako đang từng bước khắc phục khó khăn, đạt được những bước tiến nhất định. Thành tích đó là kết quả của những mục tiêu, chính sách đầu tư đúng đắn, mà mục tiêu hàng đầu như mọi doanh nghiệp trong nên kinh tế thị trường- là hoạt độnh kinh doanh phải có hiệu quả và lãi ròng tăng lên năm sau cao hơn năm trước.

doc49 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1678 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty TNHH Thương Mại và Công nghệ Tường An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn Trong thời gian tiến hành chuyên đề tốt nghiệp, em nhận được sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ động viên tạo điều kiện thuận lợi của các thầy, cô giáo trong khoa kế toán, của Ban lãnh đao Công ty Tường An, của gia đình và bạn bè. Nhân dịp hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn và lời cảm ơn tới: - Giáo viên hướng dẫn, người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề tốt nghiêp. - Ban giám đốc và cán bộ Công ty Tường An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc khảo sát tình hình Công ty để có được những số liệu cần thiết cho việc nghiên cứu chuyên đề. Hà nội, ngày 05 tháng 09 năm 2007 Sinh viên thực hiện Trần Thị Hồng Anh Thực trạng và một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu qủa kinh doanh nhập khẩu ở công ty TNHH TM và Công nghệ Tường An (43 trang) MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI TƯỜNG AN -T.A.K.O Quá trình hình thành và phát triển của Tường An Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp Đặc điểm môi trường Kinh doanh Cơ cấu tổ chức Bộ máy quản lý của Doanh nghiệp CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CÔNG TY TƯỜNG AN I. THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TƯỜNG AN Phân tích tình hình hiệu quả kinh doanh của công ty Phân tích tình hình lợi nhuận của Doanh nghiệp Mục tiêu hoạt động trong những năm sắp tới Phương hướng hoạt động của Công ty. II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA TƯỜNG AN Những thuận lợi trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Những khó khăn còn tồn tại. CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QỦA KINH DOANH NHẬP KHẨU Ở CÔNG TY TNHH TM VÀ CÔNG NGHỆ TƯỜNG AN I . MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU Ở CÔNG TY TNH TM VÀ CÔNG NGHỆ TƯỜNG AN 1. Tập trung nghiên cứu thị trường, tăng cường....... 2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 3. Giảm chi phí kinh doanh nhập khẩu 4. Xác định chiến lược kinh doanh 5. Mở rộng hoạt động kinh doanh 6. Nâng cao công tác quản lý trong doanh nghiệp II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TM VÀ CÔNG NGHỆ TƯỜNG AN III. KẾT LUẬN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay, ở Việt Nam, nhập khẩu giữ vai trò hết sức quan trọng, nó là nhân tố nhằm phát huy sức mạnh của nền kinh tế trong nước. Những năm qua Đảng nhà nước ta thực hiện chủ trương đổi mới là công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Song không phải vì thế mà nhập khẩu giảm sút nó vẫn tăng theo nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, theo muc tiêu xuất khẩu và theo xu thế hội nhập , toàn cầu hóa, thương mại quốc tế không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Để thực hiện chủ trương đường lối của nhà nước, không còn cách nào khác là phải tăng cường xuất khẩu chứ không phải là giảm nhập khẩu. Nhưng nhập khẩu phải đảm bảo có hiệu quả, điều đó phụ thuộc lớn vào hiệu quả sản xuất xuất phát từ bản thân các doanh nghiệp nhập khẩu. Đó không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ của toàn bộ nền kinh tế. Là một đơn vị kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài, Tường An không ngừng phát triển chứng tỏ uy tín của một công ty hàng đầu chuyên cung cấp thiết bị trong lĩnh vực thông tin thiết bị mạng ở khu vực miền Bắc. Sau hơn bẩy năm hoạt động Tako đang từng bước khắc phục khó khăn, đạt được những bước tiến nhất định. Thành tích đó là kết quả của những mục tiêu, chính sách đầu tư đúng đắn, mà mục tiêu hàng đầu như mọi doanh nghiệp trong nên kinh tế thị trường- là hoạt độnh kinh doanh phải có hiệu quả và lãi ròng tăng lên năm sau cao hơn năm trước. Qua thời gian thực tập tại Tường An sinh viên đã nắm bắt được phần nào quá trình hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty và trên cơ sở đối chiếu, so sánh giữa lý luận và thực tiễn nhằm bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức được trang bị trong nhà trường 2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở những lý luận về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu và phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu từ một doanh nghiệp cụ thể từ đó đánh giá nhưng ưu điểm, tồn tại và phát hiện những nguyên nhân của những tồn tại ấy để đưa ra một vài giải pháp thích hợp, kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cho doanh nghiệp, góp phần vào nâng cao hiệu quả của nên kinh tế nói chung. gian tới. 4. Kết cấu của đề tài; Chương I: Khái quát chung về Công ty TNHH Thương Mại và Công nghệ Tường An Chương II: Thực trạng về hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tường An. Chương III: Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu qủa kinh doanh nhập khẩu ở công ty TNHH TM và Công nghệ Tường An Để có những phân tích, đánh giá một cách chính xác và khoa học hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp cụ thể thì trước tiên ta đi tìm hiểu những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu trong doanh nghiệp được trình bầy ở phần dưới đây CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ TƯỜNG AN – T.A.K.O I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐIỆN TỬ TƯỜNG AN( TAKO.COM) 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nói chung và Việt Nam đang tham gia hội nhập cùng tổ chức TM thế giới với tên goi chung là WTO thì việc tìm ra cho mình một hướng đi đúng, một ngành nghề kinh doanh có hiệu quả, có lãi làm giàu cho xã hội, cho bản thân doanh nghiệp, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nguời lao động là mục tiêu không chỉ của riêng DN nào. Để đáp ứng nhu cầuđó, Tường An đã mạnh dạn tìm ra một hướng đi cho riêng mình đó là nhập khẩu các linh kiện điện tử phục vụcho nhu cầu xã hội ngày càng tăng về vấn đề thông tin đa chiều, những thông tin cần cập nhật nhanh chính xác và đầy đủ cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp, và cho cả quá trình quản lý vĩ mô cua hệ thống quản lý Nhà nước Khởi nghiệp từ một cửa hàng chuyên bán buôn và bán lẻ các sản phẩm linh kiện máy tính: Mainboard, Chip, Ram, HDD Box,... phục vục cho việc lắp ráp máy tính vào tháng 5 năm 2000. Đến năm 2001, anh Nguyễn Ngọc Hạnh( hiện là Giám đốc Công ty Tường An) nắm bắt được tình hình phát triển của Công nghệ thông tin không thể chỉ dừng lại ở đó anh quyết định chuyển hướng đi cho mình là phải thành lập Công ty để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường đó là nhập khẩu và tiêu thụ thiết bị Mạng. Vậy là Công ty Tường An ra đời. Với Giấy chứng nhận kinh doanh số 01012025519 do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành Phố Hà Nội cấp. Tên chính thức của Công ty là “ Công ty TNHH Điện Tử Công Nghệ Tường An – T.A.K.O” Tên giao dịch : TUONG AN – T.A.K.O Technology Electronic Company Limited. Địa chỉ trụ sở chính: Số 12 B, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 04.5144345 – Fax: 04.5145455 Website: Tako.com.vn Ngành nghề kinh doanh Kinh doanh máy móc, thiết bị hàng kim khí điện máy, điện tử, điện lanh, điện dân dụng, hàng trang trí nội ngoại thất, thiết bị văn phòng, máy văn phòng, văn phòng phẩm, đồ dùng cá nhân và gia đình, hóa chất ?( trừ hóa chất Nhà nước cấm); Mua bán thiết bị, linh kiện, phụ kiện máy tính, máy tính nguyên chiếc; Sửa chữa và bảo dưỡng máy tính; Sản xuất, mua bán hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông, lâm, thuỷ, hải sản ( trừ lâm sản Nhà nước cấm); Buôn bán vật liệu xây dựng; Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá; Xuất nhập khẩu các sản phẩm hàng hoá, sản phẩm Công ty kinh doanh/ ( Doanh nghiệp chỉ kinh khi có đủ điều kiện theo quy định của Pháp luật) Vốn điều lệ: 1.500.000.000 đồng( Một tỷ năm trăm triệu đồng VN) Danh sách thành viên góp vốn: STT Tên thành viên Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với cá nhân hoặc địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức Giá trị vốn góp ( đồng) Phần vốn góp(%) 1 Nguyễn Ngọc Hạnh Số 71/54 Lý Thường Kiệt, Phường 4, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh 1.000.000.000 66.67 2 Nguyễn Thanh Thuỷ Tập thể Trường ĐH Nông nghiệpI, xã Châu Quỳ, Huyện Gia Lâm, TP Hà nội 500.000.000 33.33 Người đại diện theo Pháp luật: Anh Nguyễn Ngọc Hạnh với chức danh Giám đốc S ố CMND: 024178766 do Công an Thành phố Hồ Chí Minh cấp Và trụ sở chính được thuê tại số 31-31 Ngõ Thái Hà - Quận Đống Đa – Thành phố Hà nội Mã số thuế : 0101033202 Công ty là đơn vị kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu và là đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tiền Việt Nam và tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, đặt trụ sở tại Số 135 Đường Giải phóng – Quận Thanh Xuân – Tp Hà nội Hiện tại tổng số nhân viên trong công ty là 50 người, trong đó: Số người được tham gia đóng Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế là35người ( chiếm 70%) Số người được ký hợp đồng ngắn hạn và cộng tác viên là 15 người (chiếm 30%) Tham gia công tác tạp vụ, bảo vệ, giao vận, và cộng tác viên kinh doanh thời vụ. 2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp 2.1. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty: Bảng 2.1: Bảng kê các mặt hàng nhập khẩu của Công ty Tường An Số TT Tên mặt hàng 2002 2003 2004 2005 2006 So sánh 2006/2005 (+ / -) (%) 1 Tivi Box 17% 18% 22% 25% 18% -7% 72.00% 2 Webcam Tako 20% 20% 19.50% 20% 20.50% 0% 102.50% 3 Định tuyến khôngdây 0 0 12% 28% 60% 32% 214.29% 4 Định tuyến có dây 20% 30% 25% 15% 10% -5% 66.67% 5 Túi đựng Máy Tính Xách Tay hiệu EBox 0 0 25% 25% 50% 25% 200.00% 6 Cáp mạng, cáp đồng trục 10% 25% 25% 20% 20% 0% 100.00% 7 Card đọc thẻ nhớ hiệu SSK, Penghong, Cliptex 0% 10% 22% 35% 33% -2% 94.29% 8 Nguồn Case máy tính hiệu Tako 15% 15% 20% 22% 28% 6% 127.27% 9 Bàn phím, chuột hiệu Hytech 0 0 20% 30% 50% 20% 166.67% (Nguồn số liệu lấy từ bảng Bảng kê hàng nhập qua các năm 2002- 2006) Nhận xét: Sản lượng mặt hàng của công ty nhập về qua các năm không những thay đổi về số lượng mà còn tăng lên về chủng loại các mặt hàng thông qua bảng dữ liệu trên. Như vậy có thể thấy mặc dù số liệu có những biến động nhỏ nếu chỉ nhìn qua bảng biểu nhưng thực tế cho thấy công ty đang ngày càng đáp ứng được tốt hơn nhu cầu đòi hỏi về các loại thiết bị mạng, linh kiện máy tính. Đó là phương châm mà Tường An hướng tới “ Xây dựng thương hiệu mạnh Việt Nam”. Hơn thế nữa Tường An đã mạnh dạn đầu tư tài chính để mua thương hiệu Tako mà đến nay khi nói tới sản phẩm thiết bị mạng, hay linh kiện máy tính thì thị trường máy tính Miền Bắc và một số tỉnh Miền Trung và Miền Nam không thể không biết tới thương hiệu Tako như : Nguồn Case máy tính Tako, Headphone có dây và không day Tako, Webcam Tako.... Đây là một trong những thế mạnh của Tako. Ngoài ra, Tako trong khoảng 3 năm trở lại đây đã liên kết với Nhà máy TP link tại Trung Quốc để làm nhà phân phối độc quyền các sản phẩm TP- Link như: Card mạng không dây, Định tuyến không dây, Các loại sản phẩm kết nối Wifi...., Như vậy có thể thấy Tako luôn tìm cho mình một hướng đi độc lập rất riêng và an toàn. Nắm bắt được thị hiếu của giới tiêu dùng trong xã hội nên những sản phẩm mang tính công nghệ cao hiện đại luôn được ưu tiên hàng đầu với chế độ bảo hành nhanh, bảo đảm giá bán ổn định nhất đến tận người tiêu dùng cuối cùng. 2.2. Khái quát tình hình tài chính của Doanh nghiệp. 2.2.1 Đặc điểm về vốn Tại thời điểm thành lập Công ty có số vốn kinh doanh ban đầu là Vốn lưu động là: 1.000.000.000 đồng Vốn cố định là1. 500.000.000 đồng Với mô hình là công ty trách nhiệm hữu hạn về tính pháp lý mà nói công ty không có quyền phát hành trái phiếu, cổ phiếu mà hình thức huy động vốn chủ yếu là thế chấp Tài sản cố định để vay tín dụng Ngân hàng. Trải qua hơn 6 năm hoạt động, đến nay Công ty có cơ cấu tài sản nguồn vốn như sau: Danh mục/ Năm 2003 2004 2005 2006 Vốn cố định 2.219671 2.6048519 2.938726 5.319879 Vốn lưu động 2.312948 2.3312948 2.3122948 2.312948 Tổng số vốn 4.532619 4.917763 5.251674 7.632827 Nguồn: Bảng báo cáo tài chính Công ty năm 2002-2006 Nhận xét: Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của một Doanh nghiệp, ta không thể không nhắc tới vốn và tình hình sử dụng vốn của Doanh nghiệp đó. Sử dụng vốn có hiệu quả thì có nghĩa là hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp có hiệu quả. Theo bảng phân tích trên Tako không nhưng bảo toàn được nguồn vốn mà còn sử dụng vốn có hiệu quả để nâng tổng số vốn từ 4.532.619.000 đồng năm 2002 lên tới 7.632.827 đồng đến thời điểm năm 2006. Vốn cố định qua các năm tăng lên có nghĩa là hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp rất chú trọng tới việc đầu tư lâu dài cho sự phát triển của doanh nghiệp. Điều này phù hợp với xu hướng chung hiện nay bởi nếu không đầu tư phát triển thì khó có thể cạnh tranh đứng vững trên thị trường. Thông qua bảng số liệu về vốn nói trên ta thấy vốn lưu động năm 2003 của công ty chiếm 51.02% tổng số vốn nhưng qua các năm 2003 đến năm 2006 vốn lưu động chỉ còn 47.03%, 44.04%,30.3% trong tổng số vốn của Công ty. Tổng số vốn củaCông ty tăng đều qua các năm, đặc biệt là năm 2003 tăng 6.79%, năm 2004 tăng 45.33%, trong đó nguồn vốn tự bổ xung tăng 0.481 tỷ đồng (61.21%). Tuy nhiên, để mở rộng hoạt động kinh doanh, vốn lưu động chỉ đáp ứng được 54.67% nhu cầu kinh doanh. Do vậy, có đủ vốn để kinh doanh là bài toán mà Công ty Tako cần tiếp tục giải quyết. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Tako qua các năm (2002 đến 2006 )như sau: Bảng kê hoạt độngkinh doanh của công ty 2.2.2 Tình hình công nợ Tình hình công nợ và khả năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng công tác kế toán tài chính của Doanh nghiệp.Thể hiện qua bảng phân tích tình hình thanh toán dưới đây. Bảng phân tích tình hình thanh toán Đơn vị tính: Đồng Các khoản phải thu Đầu kỳ Cuối kỳ Chênh lệch 1- PT khách hàng 4.623.782 3.257.852.105 1.365.920.525 2- Trả trước NBán 12.574.284.747 16.015.580.164 3.441.295.397 3- Thuế GTGT Ktrừ 0 92.459.991 92.459.911 4- Phải thu khác 2.061.534.152 2.273.237.792 211.703.640 Tổng số 14.640.442.701 21.639.130.052 5.111.379.553 Cáckhoản phải trả Đầu kỳ Cuối kỳ Chênh lệch 1- Phải trả cho NB 7.845.956.648 7.832.643.510 -13.314.138 2- Người mua trả trước 25.956.078.817 22.764.940.212 -3.191.138.605 3-Các khoản thuế và phải nộp nhà nước 1.246.645.885 722.853.391 -524.062.494 4- Phải trả khác 1.971.998.327 1.845.296.327 -126.701.686 5- Phải trả CNV 270.715.021 201.210.610 -69.504.411 Tổng số Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2006 Nhận xét: Qua bảng phân tích cho thấy so với đầu năm các khoản phải thu giảm hẳn so với cuối kỳ vì lý do chính là tính chất của hàng hoá và phương pháp quản lý và bảo toàn vốn của Ban lãnh đạo công ty nên việc khách hàng chiếm dụng vốn của Doanh nghiệp cũng có nhưngkhông đáng kể. Những trường hợp nợ khó đòi thường có chế tài cụ thể chẳng hạn Công ty áp dụng các biện pháp phạt Hợp đồng. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những trường hợp rủi ro trong kinh doanh: Bạn hàng phá sản, không có khả năng thanh toán, mất khả năng chi trả... thì vấn đề này Công ty phải đặc biệt chú ý cập nhật thông tin hàng ngày để giảm thiểu tối đa các thiệt hại có thể xảy ra. 2.2.3. Đặc điểm về phương pháp sản xuất Là một ty chuyên phân phối các mặt hàng thiết bị mạng Tường An là một cầu nối trung gian giữa người bán và người tiêu dùng ( hay còn gọi là công ty thương mại) nên khi quá trình nhập hàng, xuất hàng diễn ra theo một chu trình liên hoàn và khép kín. Cụ thể được mô tả qua sơ đồ cụ thể sau: Bảo hành nhận kiểm hàng và dán tem bảo hành Nhập kho Công ty Nhập hàng từ nhà sản xuất Phòng KD nhận đơn đặt hàng BH nhận đơn và lập phiếu xuất Thủ kho xuất hàng Phòng giao vận đóng gói và chuyến tới khách hàng Nhận xét: Về cơ bản thì chu trình nhập hàng đến tiêu thụ của công ty là khá chặt chẽ và liên hoàn. Quá trình vận chuyển hàng hoá được tiến hành bằng nhiều hình thức vận chuyển như qua đường sắt, đường bộ và hàng không( Đây là ưu điểm mà Tường An đang giữ và sẽ còn cố gằng phát huy hơn nữa ). Song là một nhà phân phối thương mại thì càng qua nhiều khâu, nhiều thủ tục sẽ càng gây chậm và ách tắc trong quá trình chuyển hàng tới tay người tiêu dùng. Nhiều khi gây khó chịu cho khách hàng lấy hàng với số lượng lớn về thời gian cũng như việc gây lộn xộn dẫn đến lẫn mặt chủng loại. Và đây cũng chính một vấn đề mà công ty đang xem xét, cải cách để hoàn thiện chính mình trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường. 2.2.4. Khái quát tình hình Lao động của Công ty 2003-2006 Tình hình lao động của Công ty năm 2003-2006 Bảng số liệu tình hình nhân sự năm 2003-2006 Cơ cấu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 SL TT % SL TT % SL TT % SL TT % Tổng số 15 100 25 100 30 100 50 100 ĐH 12 80 18 25 39 TC 3 20 7 3 0 PTTH 0 0 0 2 11 Nguồn: Số liệu cung cấp từ bảng chấm công Nhận xét: Trải qua hơn bảy năm làm công tác nhập khẩu, Công ty đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình tổ chức lực lượng lao động, ngày càng phát huy được tính chủ động sáng tạo của các phòng chức năng trong việc quản lý và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý. Đội ngũ nhân viên làm công tác nhập khẩu từng bước được nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn và kinh nghiệm kinh doanh, nhìn vào bảng phân tích tình hình lao động qua các năm ta thấy số nhân viên có trình độ cao ( cao học, đại học) chiếm tỷ lệ khá cao trong Doanh nghiệp, góp phần tạo công ăn việclàm cho nhiều sinh viên Đại học, Cao đẳng ra trường có cơ hội tiếp xúc và cọ sát thực tế. Tuy là một Doanh nghiệp tư nhân nhưng Tường An luôn chú trọng đến vấn đề con người đó là luôn tạo ra một môi trường làm việc năng động, có nhiều cơ hội cho những nhân viên có ý chí tiến thân, mở các lóp đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, luôn cập nhật các thông tin mới nhất giúp nhân viên tìm cho mình một phương pháp , một cách thức làm việc tốt nhất. Đó chính là phương châm mà công ty hướng tới. Chính vì vậy mà Tako luôn có những nhân viên năng động nhiệt tình và làm việc rất có hiệu quả. Tổng số cán bộ công nhân viên hiện tại là 50 người, trong đó: 60% nhân viên công ty hợp đồng dài hạn được đóng BHXH và BH Y tế 40% Nhân viên hợp đồng có thời hạn. Còn lại một số nhân viên thời vụ chỉ được công ty ký hợp đồng ngắn hạn để làm các công việc như: tạp vụ, phát tờ rơi... .Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên (2003- 2006) - Năm 2003: 1.500.000 đồng/ người - Năm 2004: 1.655.000 đồng / người - Năm 2005: 1.740.000 đồng/ người - Năm 2006: 1.800.000 đồng / người * Nhận xét: Có thể nói với mức lương như trên so với một số công ty khác là chưa cao song đây cũng là một nỗ lực lớn của Công ty trong quá trình phát triển vừa đảm bảo quyền lợi công ty vừa đảm bảo mức thu nhập cho người lao động. Số liệu cung cấp từ bảng chấm công Trải qua 5 năm làm công tác xuất nhập khẩu, Công ty đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình tổ chức lực lượng lao động, ngày càng phát huy được tính chủ động sáng tạo của các phòng chức năng trong công tác quản lý và nguồn nhân lực một cách hợp lý. Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác xuất nhập khẩu từng bước được nâng cao vè nghiệp vụ, chuyên môn và kinh nghiệm kinh doanh, tuy số lao động có trình độ Đậi học có giảm xuống nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số người lao động của công ty. Công ty giải quyết được nhiều việc làm cho nhiều người lao động và mở nhiều lớp đào tạo trình độ nghiệp vụ cho công nhân viên. Chính vì vậy TAKO có được đội ngũ lao động rất có trình độ, tay nghề và nhiệt huyết với công việc 2.4. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: Là một Doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế có giấy phép hoạt động kinh doanh do Nhà nước cấp, có con dấu riêng, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân nên cũng như các Doanh nghiệp khác Tường An cũng phải có nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phí vào Ngân sách Nhà nước. Vì nguồn đóng góp này là cơ sở để hình thành nên ngân sách Nhà nước và sử dụng để tái thiết nền Kinh tế Quốc dân. Các khoản thuế và phí nộp Ngân sách Nhà nước của Công ty trách nhiệm hữu hạn Điện tử Tường An được thể hiện qua bảng biểu sau: Bảng biểu : Thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước STT Năm Tổng các khoản nộp NS 1
Tài liệu liên quan