Báo cáo thực tập tại điện lực Gia Nghĩa

Điện Lực Gia Nghĩa có 52 người.Trong đó có 2 người có trình độ kỹ sư,1 người có trình độ cử nhân còn lại là cao đẳng trung cấp và công nhân kỹ thuật.Mô hình tổ chức như sau. 1.1 Giám đốc điện lực. 1.2 Phó giám đốc điện lực phụ trách kinh doanh. 1.3 Phó giám đốc điện lực phụ trách kỹ thuật. 1.4 Tổ quản lý đường dây và trạm biến áp. 1.5 Tổ kinh doanh điện năng. 1.6 Tổ điện kế 1.7 Tổ viễn thông và công nghệ thông tin. 1.8 Tổ trạm điện tại xã Đắk Rung huyện Đắk Song tỉnh Đắk Nông.

doc32 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3353 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại điện lực Gia Nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG *************** BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Học sinh,sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Hạnh Lớp: K17TH1 Nghành: Hê thống điện Giảng viên theo dõi: Lê Thanh Dũng Địa điểm thực tập: Điện Lực Gia Nghĩa Thời gian thực tâp: Từ ngày 14-06 đến ngày 06-08 năm 2010 Gia Nghĩa,ngày 25 tháng 07 năm 2010 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ************* BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên, học sinh : Lớp : Cơ quan thực tập : Địa chỉ : Thời gian thực tập : Người trực tiếp hướng dẫn (tại cơ quan thực tập) : I. ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Nội dung đánh giá Xuất sắc Khá Trung bình Yếu Khả năng thực hành Khả năng làm việc nhóm Tính thân thiện, năng động, sáng tạo Giờ giấc làm việc Phương pháp làm việc Khối lượng công việc Báo cáo thực tập tốt nghiệp III. CÁC ĐÁNH GIÁ KHÁC: ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NGƯỜI HƯỚNG DẪN (tại cơ quan thực tập) Ký tên Phần I: Tổng Quan về điện lực Gia nghĩa I-Giới thiệu: Điện Lực Gia Nghĩa được đổi tên từ tháng 6-2010 trước đây là Chi Nhánh Điên Gia Nghĩa thuộc Công Ty Điện Lực Đắk Nông (là Điện Lực trung tâm). Trụ sở đóng tại đường Đăm Bry ,Thị Xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. II-Mô hình tổ chức: 1,Hệ thống tổ chức: Điện Lực Gia Nghĩa có 52 người.Trong đó có 2 người có trình độ kỹ sư,1 người có trình độ cử nhân còn lại là cao đẳng trung cấp và công nhân kỹ thuật.Mô hình tổ chức như sau. Giám đốc điện lực. Phó giám đốc điện lực phụ trách kinh doanh. Phó giám đốc điện lực phụ trách kỹ thuật. Tổ quản lý đường dây và trạm biến áp. Tổ kinh doanh điện năng. Tổ điện kế Tổ viễn thông và công nghệ thông tin. Tổ trạm điện tại xã Đắk Rung huyện Đắk Song tỉnh Đắk Nông. Sơ đồ cụ thẻ như sau: GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC KINH DOANH Tổ QUẢN LÝ ĐZ VÀ TBA P. GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT Tổ LƯỚI Tổ KINH DOANH TỔ ĐIỆN KẾ Tổ VT– CNTT 2,Chức năng và nhiệm vụ; Điện Lực Gia Nghĩa có trách nhiệm quản lý vận hành lưới điện,kinh doanh điện năng,quản lý vận hành mạng viễn thông trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa và các xã Trường Xuân,Nâm Njang,Đắk Ndray huyện Đắk Song tỉnh Đắk Nông. 3,Qui mô quản lý: a.Quản lý lưới điện: Điện Lực Gia Nghĩa quản lý cấp điện áp 22kv trở xuống.Nhận nguồn từ trạm biến áp 110kvE54 và 03 nhà máy thuỷ điện nhỏ tại địa phương là B1,B2,B3. Điện Lực Gia Nghĩa quản lý 195 trạm biến áp phân phối;215 km đường dây 22kv và 157 km đường dây 0,4 kv bao gồm năm xuất tuyến đường dây như sau. 3.1 ĐZ470E54:Cấp điện phục vụ thi công Nhà Máy Thủy Điện Đồng Nai 3 và 4 huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông. Sơ đồ lưới điện 3.2 ĐZ472E54:Cấp điện xã Đắk Rmoon Thị Xã Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông. Sơ đồ lưới điện 3.3 ĐZ474E54:Cấp điện phục vụ một phần Thị Xã Gia Nghĩa,xã Quảng Thành thuộc Thị Xã Gia Nghĩa;các xã Trường Xuân,Đắk Ndrung,Nâm Njang huyện Đắk song,Đắk Nông. Sơ đồ lưới điện 3.4 ĐZ476E54:Cấp điện phục vụ một phần Thị Xã Gia Nghĩa gồm các xã Đắk Nia,Đắk Ha của tỉnh Đắk Nông. Sơ đồ lưới điện 3.5 ĐZ478E54:Cấp điện cho toàn bộ trung tâm Thị Xã Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông. Sơ đồ lưới điện 3.6 Quản lý về viễn thông: Điện Lực Gia Nghĩa quản lỹ 60 km cáp quang hạ tầng viễn thông điện lực EVNTêlecom;03 trạm BST.Hiện nay Điện Lực Gia Nghĩa có khoảng 5000 thuê bao dịch vụ viễn thông,chủ yếu là E com,E phone và E .mobie. Phần II:Nội dung thực tập I –Phiếu công tác-Phiếu thao tác 1.phiếu công tác: a.phiếu công tác là gì? - Phiếu công tác là mệnh lệnh bằng giấy cho phép một người,một nhóm người được tiến hành một công việc nhất định trên thiết bị điện. Phiếu công tác không được viết bằng bút chì không được tẩy xoá.Thời gian hiệu lực không quá 15 ngày kể từ ngày cấp phiếu. - Phiếu phải viết thành hai văn bản,một văn bản phải giao cho người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác hoặc giám sát một văn bản giao cho phép đơn vị công tác vào làm việc giữ. Một người chỉ huy trực tiếp chỉ được cấp một phiếu công tác - Người chỉ huy trược tiếp phải giữ phiếu trong suốt thời gian làm việc tại vị trí công tác,phiếu phải được bảo quản không bị rách nát,nhoè chữ.Khi làm xong nhiệm vụ thì phải tiến hành kiểm tra các thủ tục để khoá phiếu,Phiếu sau khi thực hiện xong phải trả lại cho người cấp phiếu để kiểm tra.ký tên và lưu trong một tháng. - Những phiếu mà trong khi tiến hành mà xảy ra sự cố hoặc tai nạn thì phải lưu vào hồ sơ lưu trữ,tính quy phạm kỹ thuật an toàn của mọi người trong đơn vị,Trình độ an toàn ít nhất là bậc III.Trường hợp có thao tác trên thiết bị trong phòng có điện áp từ1000V trở lên người thực hiện phải có bậc IV an toàn trở lên để thao tác. - Nhân viên đơn vị công tác do người cầp phiếu quyết đinh và ghi vào trong phiếu. b.Thủ tục thi hành phiếu công tác. 1) Người cấp phiếu công tác chịu trách nhiệm ghi ở các mục ( đính kèm mẫu phiếu công tác). - Người lãnh đạo công việc - Người chỉ huy trực tiếp hoặc giám sát - địa điểm công tác - Nội dung công tác - Thời gian bắt đầu và kết thúc theo kế hoạch - Các biện pháp an toàn cần được thực hiện - Các điều kiện cần lưu ý thêm - Danh sách đơn vị công tác,mục này có thể giao cho người lãnh đạo công việc trách nhiệm tương ứng như đã qui định cho người lãnh đạo công việc. - Ký ghi rõ họ tên vào chỗ tương ứng - Nhận lại phiếu khi đã kết thúc công việc kiểm tra lại toàn bộ quá trình thực hiện và ký tên lưu lại phiếu theo qui định. Nếu trong quá trình kiểm tra việc thực hiện phiếu phát hiện những sai sót thì phải tổ chức kiểm điểm rút ra kinh nghiệm,trường hợp có sai phạm nghiêm trọng thì phải có hình thức kỉ luật thích đáng. Đây là khâu quạn trọng của người quản lý nhằm phát hiện sớm các vi phạm để ngăn ngừa TNLĐ có thể xảy ra.Người quản lý cũng phải có chương trình hoặc phân công người có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện tại hiện trường để phát hiện và xử lý ngay những vi phạm về an toàn của đơn vị công tác. - Người lành đạo công việc ghi số người làm việc của đơn vị giao một tờ phiếu cho người chỉ huy trực tiếp và một tờ cho người cho phép. - Người cho phép nhận phiếu kiểm tra thành phần đơn vị theo phiếu đã ghi và thực hiện. Ở các lưới điện người cho phép có thể giao nhiệm vụ thực hiện các biện pháp an toàn tại nơi làm việc cho người lãnh đạo công việc người chỉ huy trực tiếp. Ghi rõ phương thức người lệnh cho phép làm việc nghiêm cấm ra lệnh cho phép công tác bằng cách hẹn giờ,Sau khi giao nơi làm việc,thì ghi lệnh cho phép làm việc thời gian cho phép. - Người cho phép người lãnh đạo công việc,người chỉ huy trực tiếp cùng kiểm tra việc chuẩn bị nơi làm việc cùng ký tên vào phiếu lệnh cho phép bắt đầu làm việc. 2) Khi cần nghỉ giải lao trong một ngày làm việc toàn đơn vị phải rút ra khỏi vị trí công tác,phiếu công tác do người chỉ huy trực tiếp giữ các biện pháp an toàn vẫn để nguyên vẹn,trong thời gian nghỉ giải lao nếu không được phép và không có mặt của người chỉ huy trực tiếp thực hiện các việc sau. - Các biện pháp an toàn vẫn để nguyên - Ghi ngày giờ kết thúc giao phiếu công tác cho người cho phép và cả hai cùng ký tên. - Khi bắt đầu làm việc ngày tiếp theo người cho phép và người chỉ huy trực tiếp cùng kiểm tra lại chỗ làm việc,người cho phép ghi ngày giờ phép làm việc vào phiếu rồi cả hai cùng ký vào phiếu giao cho người chỉ huy trực tiếp tiếp tục giữ phiếu. - Tại Điện Lực Gia Nghĩa đang sử dụng các loại phiếu công tác sau: + Phiếu công tác cao áp + Phiếu công tác hạ áp + Lệnh công tác (dùng để thực hiện các công việc đơn giản không liên quan đến điện). Nếu cuối ngày làm việc cần đóng lại điện cho thiết bị thì phải làm thủ tục khoá phiếu và hôm sau cấp phiếu mới. 2. Phiếu thao tác: Là văn bản quy định trình tự làm việc trên một thiết bị hoặc trên một công việc,mục đích là đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Khi thao tác dứt khoát phải có hai người một người thao tác và một người giám sát,người giám sát phải nghiên cứu kỹ phiếu thao tác xem có phù hợp với điều kiện và thực tế hay không. Trước khi thao tác người thao tác phải nhắc lại mệnh lệnh và thực hiện chính xác nếu phát hiện thấy nghi ngờ về động tác mình làm thì phải ngừng ngay việc thao tác và kiểm tra lại toàn bộ,khi thao tác xong người thao tác báo cáo với người ra mệnh lệnh và ghi vào nhật ký vận hành lúc đó mới được coi là hoàn thành nhiệm vụ. Người duyệt phiếu và người ra lệnh là người chỉ huy vận hành cao nhất đối với thiết bị như kỹ sư điều hành, điều độ viên trưởng ca nhà máy trưởng trạm. Tại Điện Lực Gia Nghĩa dang sử dụng các loại phiếu thao tác sau: + Phiếu thao tác PTTO2 do đơn vị tự ban hành + Phiếu thao tác PTTO1 do đơn vị chép từ PTTO2 của điều độ công ty Điện Lực Đắk Nông. Người giám sát:Đó là trưởng ca trưởng kíp trực chính thiết bị. Người thao tác trực phụ thiết bị. Thời gian bắt đầu thao tác là thời gian thực hiện thao tác đầu tiên. II-Sử dụng thiết bị trong thi công Các dụng cụ sử dụng trong thi công là: 1.Dụng cụ an toàn thi công: a.Kìm cách điện: - Là loại kìm có cán bọc bằng cách điện nhựa hoặc cao su. Kìm cách điện dùng để sửa chữa lưới điện có điện áp nhỏ hơn 1000V. b.Găng tay,ủng cách điện: Các loại này được chế tạo bằng cao su cách điện để tăng cường cách điện,khi thao tác đóng cắt dao cách ly máy cắt thao tác bằng sào cách điện. Tại Điện Lực Gia Nghĩa dang sử dụng 2 loại găng tay cách điện là găng tay điện cao áp ký hiệu là GCA và găng tay điện hạ áp ký hiệu là GCA.Chỉ sử dụng loại ủng cao áp ký hiệu là UCA c.Sào cách điện: Được chế tạo bằng gỗ hoặc nhựa gồm nhiều đoạn nối với nhau hoặc đoạn nguyên sào có nhiều cấp điện áp dùng để thao tác đóng cắt dao cách ly 1 pha cầu chì tự rơi hoặc nối đất lưu động và làm với công việc khác ở thiết bị mới đang mang điện. Ở Điện Lực Gia Nghĩa có hai loại sào là sào thao tác ký hiệu STT 1-3 gồm 3 đoạn và sào tiếp địa ký hiệu STĐ 1-4 do Pháp sản xuất. d.Thảm cao su cách điện: Dùng để rải trên ghế cách điện hoặc trước tủ điện mục đích làm tănng cường tính cách điện khi thao tác thiết bị cao áp. e.Bút thử điện: Là thiết bị chỉ thị điện áp bút thử điện có nhiều cấp 6-10-35 tới 110kV. d.Dây an toàn: Chiụ được lực từ 280-300kg đối với dây mới,còn đối với dây cũ thì chiệu lực vào khoảng 150-200kg.Tại Điện Lực Gia Nghĩa trang bị cho mỗi CNKT 01 sợi dây an toàn và định kỳ 6 tháng thí nghiệm một lần. 2.Dụng cụ đo lường thông dụng Trong công tác quản lý sửa chữa và vận hành lưới điện của một khu vực cần phải có một số thiết bị đo lường thông thường như: Mêgônmét 800V ,1000V, 2500V để đo điện trở cách điện. - Têrônmét:Dùng để đo điện trở nối đất của hệ thống nối đất trạm, của cột điện cao áp,của nối đất thiết bị chống sét… - Ampe Kìm:Dùng để đo dòng điện mà không cần phải tháo dây nối thường là loại ampe kìm đo đựơc cả dòng và áp . - Vạn năng kế:Dùng để đo thông mạch (thay đo R) hoặc thay cho điện kế,nhưng chủ yếu là dùng ở thang đo điện áp hơn cả . - Cầu đo điện trở một chiều :có hai loại:cầu đơn, cầu kép ,đều dùng nguồn một chiều để đo điện trở các bối dây của máy điện và điện trở tiếp xúc . - Các thiết bị,dụng cụ do rất dễ hư hỏng,do ẩm ,do chạm chập ,nên trong sử dụng phải tuân thủ đúng nguyên tắc đo,phải bảo quản cẩn thật và định kỳ kiểm tra,hiệu chỉnh. 3.Dụng cụ và phương tiện thi công chuyên dùng a.Cáp thép: Cáp thép gồm các sợi thép nhỏ có đường kính 0,5-1,2mm bện cạnh 6 tao bao xung quanh một lõi hữu cơ có tẩm dầu.Trong mỗi tao có nhiều sợi thép mịn,lỏi hữu cơ tẩm dầu có tác dụng làm cho cáp mềm mại,giảm ma sát và chống rỉ.Để sử dụng cáp được lâu dài cứ 4 tháng ngâm dầu một lần.Nên để cáp trong rulô sẽ thuận lợi cho việc vận chuyển và cả khi rải cáp không bị xoắn . Khi các đầu cáp uốn thành vòng phải có vòng đệm để chống dập cáp và dùng khoá để giữ đầu dây hoặc bện các tao của sợi cáp lại với nhau . b.Tời quay: Tời là thiết bị tăng lực làm việc theo nguyên lý trục quay.Tời có hai loại:tời máy và tời thủ công,trong tời thủ công phân ra làm hai loại : Tời trục đứng (cối xay ) Tời trục ngang (bánh răng) Ở tời trục ngang còn dùng thêm bộ phận bánh răng để tăng lực . Trên tời còn trang bị các bộ phận an toàn như tránh coóc, bộ phận hãm tời . Trước khi dùng tời phải được kiểm tra các bộ phận an toàn . c.Ròng rọc và múp. Ròng rọc gồm 1 hoặc nhiều bánh xe có rãnh để luồn dây hoặc cáp. Ròng rọc cố định dùng để chuyển hướng lực ròng rọc di động dùng để tăng lực tác dụng.Liên kết ròng rọc cố định và ròng rọc di động với hệ thống dây truyền lực ta có ròng rọc liên hợp hay còn gọi là bộ múp. d.Pa-lăng : Pa-lăng là thiết bị tăng lực hoàn chỉnh kiểu treo có các loại diều chỉnh bằng tay có các loại điều chỉnh bằng điện,về hình thức thì thường gặp Các loại sau : Pa-lăng xích kiểu bánh răng. Pa-lăng xích kiểu cút vô tận. Pa lăng xích hoặc cáp kiểu đòn bẩy. Pa lăng điện . Tải trọng của pa-lăng có nhiều kiểu khác nhau từ 1,5-10T do đó khi dùng không kéo quá tải của nó e. Kích: Kích là dụng cụ dùng để nâng vật nặng từ dưới lên. f. Trụ dựng: Để làm giá nâng trụ có thể làm bằng gồ tre nhưng thường làm bằng ống thép tròn. h.Gía rải dây: Để tránh hư hỏng dây khi rải dây người ta sử dụng giá dây.Gía rải dây có ba loại. trục ngang: Dùng cho cuộn dây có rulô trục đứng: Dùng cho cuộn dây không có rulô không giá:Tựa trên nền đất có rãnh g. Puly rải dây: Để dây không bị cọ sát hư hỏng và ngăm lực kéo Puly còn dùng khi căng dây để cân bằng vòng giữa khoảng cột kề nhau. k.Kẹp căng dây: - Để cố định dây dẫn trong việc dăng dây - Kẹp dây dẫn người ta có thể kẹp ở bất cứ cự ly nào của dây dẫn. 4.Nguyên tắc sử dụng: +Cơ quan phải hướng dẫn công nhân mới vào làm sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi giao và phải kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng. + Những phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kĩ thuật cao như:găng tay cách điện hạ áp,mặt nạ phòng độc,dây đeo an toàn… thì phải kiểm tra thử nghiệm đúng tiêu chuẩn chất lượng trước khi cấp phát lần đầu cho người lao động. + Những phương tiện bảo vệ cá nhân được sử dụng ở nhưng nơi dơ bẩn,dễ nhiễm vi trùng,dễ nhiễm độc,nhiễm phóng xạ …thì phải định kì khử trùng,khử độc tố bằng những phương pháp thích hợp:phải lập sổ theo dõi kết quả,có ghi đầy đủ cụ thể ngày,tháng,.năm kiểm tra,thử nghiệm lại. III-Lắp đặt trạm biến áp nhỏ hơn 560kVA 1.Máy biến áp: 1.phân loại: a.Theo sự biến đổi điện áp: - Máy biến áp tăng áp - Máy biến áp giảm áp - Máy biến áp cách ly 1/1 b.Theo cách làm mát: - Làm mát bằng không khí với MBA khô - Làm mát tự nhiên bằng dầu khô - Làm mát bằng quạt gió thổi vào cách tản nhiệt - Làm mát cưỡng bức bằng dầu và không khí - Làm mát cưỡng bức bằng dầu và nước c.Theo số pha: - Máy biến áp 1 pha - Máy biến áp 3 pha d.Theo số cuộn dây trên một pha: - May biến áp 3 cuộn dây - Máy biến áp 2 cuộn dây e.Theo cách đấu cuộn dây trong 1 pha: - Máy biến áp thường - Máy biến áp tự ngẫu f.Theo cách điền chỉnh điện áp: - Máy biến áp có bộ điều chỉnh thông thường - Máy biến áp có bộ điền chỉnh điện áp dưới tải 2.Các thông số định mức của máy biến áp: a.định nghĩa: Các thông số cơ bản của như công xuất toàn phần,tần số điện áp dòng điện tổn hao công suất tác dụng,tổn hao công suất phản kháng trong các điền kiện tiêu chuẩn gọi là thông số định mức. b.công suất định mức của máy biến áp: Là công suất liên tục của máy biến áp trong suốt thời gian phục vụ ứng với các điền kiện tiêu chuẩn: c.Điện áp ngắn mạch: d.Dòng điện định mức: e.Dòng điện không tải: 3.Các phụ kiện đi kèm của máy biến áp - Thùng dầu - Ông phòng nổ - Sứ xuyên cách điện - Bình lọc không khí - Bộ xi phong nhiệt và bộ lọc hấp thụ - Các thiết bị làm mát 2. Máy cắt điện : 1.công dụng: Máy cắt điện là khí cụ điện cao áp dùng để đóng cắt mạch điện khi có tải cũng khi không có tải còn phối hợp với bảo vệ rơle để cắt ngắn mạch. 2.Các yêu cầu của máy cắt: - Phải có đủ khả năng đóng cắt mạch điện . - Thời gian cắt bé. - Khi đóng cắt không gây nổ và cháy. - Có khẳ năng đóng cắt một số lần nhất định. - Kích thước một số lần gọn,nhẹ,giá thành phải chăng. 3. phân loại máy cắt: - Máy cắt nhiều dầu - Máy cắt ít dầu - Máy cắt không khí - máy cắt sf6 - Máy cắt chân không Phân loại theo vị trí tác động: - Máy cắt đặt ngơài trời - Máy cắt đặt trong nhà 4.Các thông số cơ bản của máy cắt: - Điện áp định mức của máy cắt phù hợp với điện áp của lưới. - dòng định mức lớn hơn dòng chảy. 3. Dao cách ly: 1.Công dụng: Dao cách ly chủ yếu để tạo khoảng hở nhìn thấy được giữa bộ phận đã cắt điện và bộ phận đang mang điện để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi sửa chữa. 2.Các yêu cầu của dao cách ly: - Dao cách ly phải có cấu tạo chắc chắn bộ truyền động phải trượt, trượt nhẹ,các ngàm dao cách ly phải định vị trí đúng vị trí. - Khi dao cách ly đóng mở phải tin cậy có nghĩa là dao đang đóng không được tự mở và ngược lại. - Ở vị trí cắt khe hở không được phóng điện dưới điện áp làm việc và phải dễ quan sát. - Không hư hỏng khi có dòng ngắn mạch đi qua. - Nếu đặt ngoài trời dao cách ly phải có khả năng được điều kiện khí hậu như mưa gió bão. 3.Phân loại dao cách ly: - Theo vị trí đặt: + Dao cách ly ngoài trời + Dao cách ly trong nhà - Theo số pha: + Dao cách ly 1 pha + Dao cách ly 3 pha - Theo vị trí của lưỡi dao: + có loại chém dọc + có loại chém ngang 4.Dao nối đất 5.Thanh cái 6.Máy biến điện áp 7.Máy biến dòng điện 8.Cầu chì tự rơi 9.Chống sét van. IV-Lắp đặt và quản lý công tơ 1.Thiết bị sử dụng trong công việc: a.Trang bị an toàn: - Dây an toàn - Kìm điện kìm tuốt dây - Bút thử điện - Tụốt vít - Ti leo trụ - Băng keo cách điện - Quần áo bảo hộ mũ an toàn giày b.Thiết bị lắp đặt: - Công tơ 1 pha và 3 pha - Thùng (hộp) đựng công tơ làm bằngkim loại hoặc nhựa -Dùng xibi một cực (atm một cực). - Dây cáp dùng để đấu từ nguồn vào công tơ - Nẹp dùng để giữ hộp đựng công tơ - Ổ khoá để khoá nắp hộp 2.Trình tự lắp đặt: - chọn vi trí lắp đặt cho thuận tiện việc đi ghi chỉ số,không gây trở ngại đến việc sinh hoạt của gia đình. - Thông lỗ lắp bu lông hay gá lắp chắc chắn bộ sắt kẹp cột. - Lắp thùng chắc chắn vào cột hay bộ kẹp sắt,khi lắp đặt thùng hay hộp công tơ phải cân chỉnh cho ngay ngắn - thực hiện tiếp đất cho hộp thùng. 3.Lắp đặt và đấu nối hộp nối dây: -Hộp nối dây có vỏ là nhựa cách điện bên trong được lắp đặt cầu chì hay ap-tô-mát loại một cực khi nối dây điện cho khách hàng thi được nối nối tiếp qua cầu chì hay áp- tô- mát. - Khi thực hiện lắp đặt hộp nối dây phải lưu ý các dây dẫn trong hộp phải là dây có bọc cách điện các vị trí nối dây phải được băng bằng băng keo cách điện hông được dùng dây nhôm để làm dây đấu nối trong hộp nối điện.Tiết diện dây nối trong hộp nối điện phải phù hợp với dòng điện định mức của các thiết bị như cầu chì áp-tô-mát,sau khi thực hiện xong phải kiểm tra lại các đầu mối dây được lắp đặt phải chắc chắn tiếp xúc tốt. 4.Công tác quản lý: - Công tác kiểm tra bên ngoài công tơ được thực hiện theo phiên ghi chỉ số công tơ:kiểm tra công tơ có hoạt đọng bình thường hay không,kiểm tra các vị trí được niêm chì xem có hiện tượng bị nạy phá,cắt đứt dây niêm. - Kiểm tra hiện trạng bên ngoài của công tơ và nắp đậy công tơ xem có hiện tượng bị phá,đập vỡ hay không.Kiểm tra xem xét vỏ công tơ có hiện tượng bị khoan vỏ. - Kiểm tra bảng điện công tơ xem xét có hiện tượng bị tháo lỏng,gỡ vít lắp bảng điện,đặt nghiêng,úp sấp công tơ để công tơ hoạt động không chính xác. - Kiểm tả xem xét cáp công tơ có hiện tượng bị mổ,gọt,cắt
Tài liệu liên quan