Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội (Vietcombank Hà nội) được thành lập ngày 01/03/1985 theo Quyết định số 177/ NH.QĐ của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam.
Trải qua 20 năm xây dựng và trưởng thành, chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hà nội đã không ngừng lớn mạnh, khẳng định được vị trí quan trọng của mình, trở thành một trong những chi nhánh hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Ngoại thương Việt nam và có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà nội
24 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1940 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng Ngoại thương Hà nội (Vietcombank Hà nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng quan về Vietcombank Hà nội
A/ Quá trình thành lập và những kết quả chủ yếu
I. Lịch sử hình thành:
Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội (Vietcombank Hà nội) được thành lập ngày 01/03/1985 theo Quyết định số 177/ NH.QĐ của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam.
Trải qua 20 năm xây dựng và trưởng thành, chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hà nội đã không ngừng lớn mạnh, khẳng định được vị trí quan trọng của mình, trở thành một trong những chi nhánh hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Ngoại thương Việt nam và có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà nội.
Những ngày đầu thành lập, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội có trụ sở tại số nhà 31 phố Ngô Thì Nhậm. Cơ sở vật chất ban đầu của Ngân hàng rất thiếu thốn, chật chội, trang thiết bị lạc hậu. đội ngũ cán bộ nhân viên lúc đó được điều chuyển từ Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam từ một chi nhánh ngân hàng khác.
Được thành lập với mục đích hỗ trợ phát triển kinh tế đối ngoại của Thủ đô, giai đoạn này, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội được phân công phục vụ một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương du lịch … và hoạt động của một số tổ chức quốc tế tại Hà nội và trong nước. Với số lượng khách hàng ban đầu rất khiêm tốn, điều kiện làm việc còn nhiều khó khăn, nhưng tập thể cán bộ lãnh đạo và nhân viên chi nhánh đã cố gắng khắc phục khó khăn và phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Từ những năm 1986- 1987, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế tậo trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Trước yêu vầu đổi mới cấp bách đặt ra đối với hoạt động ngân hàng, để theo kịp Ngân hàng Ngoại thương Hà nội đã nhanh chóng chuyển đổi để thích nghi với những điều kiện kinh doanh mới.
Thời gian đầu chuyển đổi, cán bộ nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội đã gặp không ít khó khăn bỡ ngỡ, lo lắng trước cơ chế mới. Toàn thể cán bộ nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội đẫ nỗ lực làm việc vượt qua khó khăn, chủ động tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu cách thức kinh doanh, tổ chức hoạt động thanh toán và đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp.
Từ con số khiêm tốn ban đầu chỉ có 20 doanh nghiệo khách hàng đầu tiên cuả Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội, anh chị em cán bộ nghiệp vụ đẫ dần
dần tiếp cận và thu hút thêm nhiều khách hàng mới là các doanh nghiệp có tiềm năng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, vận tải của Thủ đô. Được sự quan tâm giúp đỡ của Ngân hàng Nhà nước Việt nam, của UBND TP Hà nội và của Ngân hàng Ngoai thương Việt Nam, năm 1992, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội chuyển trụ sở về 78 Phố Nguyễn Du, Hà nội. Với cơ sở vật chất rộng rãi và thuận tiện hơn cho cán bộ nhân viên được tiếp cận; phục vụ thêm nhiều khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng.
Cùng với bước chuyển kinh tế Thủ đô từ những năm cuối thập kỷ 90 đến nay, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội đã từng bước mở rộng quy mô hoạt động, áp dụng côn nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ và ngày càng được quý khách hàng tin cậy, đối tác trong và ngoài nước tin tưởng.
Trải qua chặng đường hơn 20 năm xây dựng và phát triển, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, đến nay Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội đã có những thành công nhất định trong hoạt động ngân hàng. Với mạng lưới hiện nay gồm có chi nhánh cấp 1; 4 chi nhánh cấp 2 và 5 phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn Thành phố Hà nội, cụ thể là:
Chi nhánh cấp 2:
Chi nhánh cấp 2 Thành công: 30-32 Láng Hạ
Chi nhánh cấp 2 Cầu Giấy 98 Hoàng Quốc Việt
Chi nhánh cấp 2 Chương Dương 564 Nguyễn Văn Cừ
Chi nhánh cấp 2 Ba Đình 39 Đào Tấn
Các phòng giao dịch
PGD số 1: 2 Hàng Bài
PGD số 2: 14 Trần Bình Trọng
PGD số 3: 1 Hàng Đồng
PGD số 4: 36 Hoàng Cầu
PGD số 5: Khu CC2 KĐT Bắc Linh Đàm
Quầy giao dịch tại sân bay quốc tế Nội Bài
II. Tổ chức bộ máy
Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội là đơn vị thành viên của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ- tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và thực hiện nhiệm vụ của một Ngân hàng đối ngoại là phục vụ các doanh nghiệp làm công tác sản xuất, kinh doanh hàng xuất nhập khẩu và tiêu dùng trong nước tại Thủ đô Hà nội, các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, Việt kiều về thăm quê hương, các đoàn khách nước ngoài vào tham quan du lịch tại Việt nam, huy động tiền nhàn rỗi của dân cư (đồng Việt nam và ngoại tệ).
Đến ngày 31/12/2005 số lao động của Chi nhánh thực hiện là 322 người, trong đó nữ 213 chiếm 66%, cán bộ trẻ trên 30 tuổi có 238 người chiếm 74%.
Trình độ lao động như sau:
Tiến sỹ:1 người
Thạc sỹ: 13 người trong đó đang nghiên cứu sinh 2 người.
Đang đào tạo thạc sỹ: 26 người
Trình độ đại học:208 người
Trình độ cao đẳng, trung cấp: 4 người
Như vậy tính đến 31/12/2005 Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội có tổng số 322 cán bộ nhân viên với mạng lưới kinh doanh gồm:
Chi nhánh cấp 1 có: Ban Giám đốc, 10 phòng và 1 tổ chuyên môn
04 Chi nhánh cấp 2
+ Chi nhánh cấp 2 Thành Công gồm 3 phòng
+ Chi nhánh cấp 2 Cầu Giấy có 3 phòng
+ Chi nhánh cấp 2 Chương Dương có 3 phòng
+ Chi nhánh cấp 2 Ba Đình có 3 phòng
05 Phòng Giao dịch
Nhìn chung bộ máy tổ chức gọn, cán bộ có trình độ kiến thức cần thiết và phù hợp để đảm bảo công tác chuyên môn. Kỷ luật lao động nghiêm túc, phong cách phục vụ khách hàng luôn luôn được chú trọng nâng cao.
1. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ theo mạng lưới như sau:
1.1.Ban Giám đốc:
Có 3 người, trong đó: 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc
1.2. Phòng Quan hệ khách hàng:
Có chức năng nhiệm vụ: Phát triển kinh doanh, củng cố và mở rộng quan hệ có hiệu quả đối với khách hàng là Doanh nghiệp trên địa bàn thuộc quyền quản lý hiện tại của Chi nhánh.
1.3. Phòng quản lý rủi ro tín dụng:
Có chức năng và nhiệm vụ: Rà soát và quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng xuống mức có thể chấp nhận được.
1.4. Phòng dịch vụ khách hàng:
Có chức năng, nhiệm vụ:
Huy động tiết kiệm đồng VNĐ và ngoại tệ
Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu VNĐ và ngoại tệ
Trả tiền kiều hối, Moneygram
Mua ngoại tệ của khách vãng lai, bán ngoại tệ theo hộ chiếu, chuyển tiền đi nước ngoài.
Nhận gửi và thanh toán séc nhờ thu cá nhân
Quản lý đại lý thu đổi ngoại tệ
Trực tiếp thu chi tiền mặt của khách hàng gửi, rút tiền tiết kiệm VNĐ, ngoại tệ, kỳ phiếu ngoại tệ, tài khoản ngoại tệ cá nhân.
1.5. Phòng thanh toán thẻ:
Có chức năng, nhiệm vụ:
Phát hành và thanh toán các loại thẻ Vietcombank theo thể lệ quy định. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ đại lý thanh toán thẻ do nước ngoài phát hành. Thực hiện chức năng marketing khách hàng về thẻ. Phát triển và quản lý các cơ sở chấp nhận thẻ, quản lý các máy rút tiền tự động ATM được giao.
1.6. Phòng Ngân quỹ:
Có chức năng, nhiệm vụ:
Thu, chi kiểm đếm toàn bộ đồng Việt nam, ngoại tệ của khách hàng có mở tài khoản hoạt động tại Chi nhánh.
Giúp các đơn vị nhận biết ngoại tệ thật, giả.
Tham gia quản lý quỹ ATM.
Quản lý kho quỹ của Chi nhánh.
1.7. Phòng Thanh toán Xuất Nhập khẩu:
Có chức năng, nhiệm vụ:
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu, bao gồm:
Mở L/C và thanh toán hàng xuất, nhập khẩu.
Chuyển tiền đi nước ngoài.
Nhờ thu hàng nhập khẩu.
Thông báo L/C xuất khẩu.
Kiểm tra chứng từ L/C hàng xuất.
Thanh toán L/C hàng xuất.
Nhận và xử lý nhờ thu hàng xuất.
Quản lý mẫu chữ ký của Ngân hàng nước ngoài.
Làm báo cáo thanh toán hàng xuất và nhập.
Giữ tài khoản ký quỹ mở L/C hàng nhập.
Giữ tài khoản ngoại bảng L/C nhập khẩu, xuất khẩu.
Giữ tài khoản ngoại bảng nhờ thu nhập khẩu, xuất khẩu.
Giữ tài khoản trung gian tài trợ thương mại.
Giữ tài khoản cho vay chiết khấu.
Giữ tài khoản ngoại bảng bảo lãnh trong nước, nước ngoài.
1.8. Phòng kế toán tài chính:
Có chức năng, nhiệm vụ: Xử lý nghiệp vụ chuyển tiền, quản lý tài khoản khách hàng là tổ chức, các doanh nghiệp, quản lý chi tiêu nội bộ …
1.9. Phòng Hành chính nhân sự:
Có chức năng, nhiệm vụ: Theo dõi công tác nhân sự và công tác hành chính quản trị của chi nhánh.
1.10. Phòng Tin học:
Có chức năng, nhiệm vụ:
Quản trị toàn bộ hệ thống mạng của Chi nhánh. Cài đặt các chương trình phần mềm hệ thống mang, thiết lập hệ thống bảo mật của hệ thống mạng theo sự chỉ đạo của Ban Giám đốc.
Tiếp nhận, cài đặt và hướng dẫn triển khai chương trình khi có các quy trình nghiệp vụ mới.
Thay đổi nếu các chương trình chạy có lỗi hoặc khi có các thay đổi về mặt nghiệp vụ, VIết một số chương trình trợ giúp cho các nghiệp vụ tại Chi nhánh
Nhận, truyền dữ liệu giữa Trung ương và Chi nhánh.
Back up (sao lưu dự phòng) dữ liệu.
Kiểm tra hệ thống truyền thông giữa Chi nhánh cấp 1 với các Chi nhánh cấp 2, phòng Giao dịch.
Là đầu mối quan hệ với phòng tin học Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, là Ngân hàng trong lĩnh vực công nghệ Tin học.
1.11. Phòng Kiểm toán nội bộ.
Biên chế có 6 người:
Kiểm tra trưởng chụi trách nhiệm chung, trực tiếp tham gia kiểm tra hoạt động tín dụng – bảo lãnh.
2 kiểm tra viên chịu trách nhiệm kiểm tra hoạt động tính dụng – bảo lãnh.
1 cán bộ chịu trách nhiệm kiểm tra hoạt động huy động vốn, phát hành thẻ và các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác.
1 cán bộ chịu trách nhiệm kiểm tra hoạt động kế toán – ngân quỹ.
1 cán bộ chịu trách nhiệm kiểm tra hoạt động thanh toán xuất, nhập khẩu.
1.12. Tổ Tín dụng thể nhân:
Có chức năng, nhiệm vụ: Thực hiện cấp tín dụng cho đối tượng là khách hàng thể nhân.
2. Chi nhánh cấp 2 Thành Công.
3. Chi nhánh cấp 2 Chương Dương.
4. Chi nhánh cấp 2 Ba Đình.
5.Tổ chức bộ máy:
5.2.1. Ban Giám đốc
5.2.2. Phòng Quan hệ khách hàng
5.2.3. Phòng Kế toán và Dịch vụ Ngân hàng
5.2.4. Phòng Hành chính – Ngân quỹ
6. Các phòng Giao dịch
Có chức năng, nhiệm vụ:
Huy động tiết kiệm đồng VNĐ và ngoại tệ
Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu VNĐ và ngoại tệ
Dịch vụ thu đổi ngoại tệ và trả tiền kiều hối.
Dịch vụ phát hành, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, Vietcombank Card, thẻ ATM …
Nhận gửi và thanh toán séc nhờ thu của cá nhân
Quản lý các tài khoản tiền gửi cá nhân VNĐ và ngoại tệ
Cho vay thế chấp, cầm cố tài sản.
III. Những kết quả đạt được:
Năm 2005, năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm (2001- 2005), nền kinh tế nước ta nói chung và Hà nội nói riêng gặp không ít khó khăn ảnh hưởng từ biến động của giá dầu mỏ, vàng và các loại ngoại tệ mạnh với biên độ cao trong năm, dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp … Hà nội hiện là địa phương có chỉ số tăng giá cao nhất toàn quốc, CPI tháng 12 của Hà nội tăng 9.55% so với chỉ số giá tháng 12 năm 2004.
Bên cạnh đó, Hà nội có thêm nhiều kênh huy động vốn mới như hoạt động cua Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà nội, trái phiếu xây dựng Thủ đô lần thứ nhất, một số Tổng Công ty phát hành trái phiếu doanh nghiệp … khiến cạnh tranh thu hút vốn ngày càng trở nên quyết liệt. Ngoài ra, tiến trình cổ phần hoá của các doanh nghiệp Nhà nước còn chậm, nhiều chương trình dự án của Chính phủ, thành phố triển khai chậm, gây ách tắc về vốn của các doanh nghiệp, qua đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Tuy vậy đối với Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội, cùng với nỗ lực chung của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam trong năm 2005 đã đạt được những kết quả khả quan về hoạt động kinh doanh.
Tổng kết hoạt động năm 2005 của Ngân hàng Ngoại thương Hà nội
(Quy đổi ngoại tệ theo tỷ giá báo cáo 15.875 VNĐ/ USD)
1. Về huy động vốn:
Tổng nguồn vốn Vietcombank Hà nội 2001-2005
Đơn vị: tỷ đồng
Công tác huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội (Vietcombank Hà nội) vẫn duy trì kết quả tốt, năm 2005 đạt 8.254 tỷ đồng, tăng 28.8% so với năm 2004, trong khi tỷ lệ này tính trung bình chung cho toàn hệ thống Vietcombank đạt 15.8%. Trên địa bàn Hà nội, mức tăng trưởng tổng vốn huy động của các TCTD tăng 19.2% so với năm 2004. Tính hết năm 2005, thị phần huy động vốn của Vietcombank Hà nội chiếm 3.65% trên địa bàn Hà nội.
Huy động từ khu vực dân cư và các tổ chức kinh tế chiếm 90% tổng nguồn vốn, còn lại là từ các TCTD nước ngoài và Kho bạc Nhà nước. Huy động ngoại tệ chiếm tỷ lệ cao hơn so với đồng Việt nam (chiếm 51%), một phần do tác động tích cực của quyết định tăng lãi suất đầu tư đầu năm của Chi nhánh theo lãi suất điều chỉnh của Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) là chênh lệch lãi suất giữa VNĐ và USD ngày càng thu hẹp, một phần do tâm lý người dân lo ngại lạm phát gia tăng, khi chỉ số giá tiêu dùng hiện nay đang ở mức cao. Từ năm 2004 đến cuối năm 2005, FED liên tục tăng lãi suất 13 lần từ 1.25% lên tới 4.25%/ năm trong khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt nam năm 2005 tăng 8.4%.
Mức huy động vốn của Chi nhánh phân loại theo loại tiền huy động năm 2005 như sau:
Huy động USD đạt 364 triệu USD, tăng 17.2% so với năm 2004
Huy động USD đạt 4.063 tỷ đồng, tăng 43.3% so với năm 2004
Về cơ cấu nguồn vốn, do nguồn tiết kiệm tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn nên nguồn vốn huy động bị ảnh hưởng bởi diễn biến lãi suất trên thị trường, nhất là với chiều hướng lãi suất gia tăng trong cả năm 2005. Bên cạnh đó, nguồn tiền gửi thanh toán vẫn duy trì tăng trưởng ổn định, đạt 1.739 tỷ vào cuối năm 2005. Các đợt huy động kỳ phiếu của Ngân hàng cũng đạt được kết quả khả quan, góp phần tăng cao nguồn vốn huy động.
2. Về sử dụng vốn
Tổng dư nợ tại Vietcombank Hà nội 2001-2005
Đơn vị: tỷ đồng
Công tác quản lý và sử dụng vốn của Chi nhánh được thực hiện theo phương châm an toàn và hiệu quả nhằm vừa đảm bảo khả năng sinh lời vừa đảm bảo khả năng thanh khoản cho đồng vốn của Ngân hàng.
Tổng mức sử dụng vốn sinh lời chiếm 98.6% tổng vốn huy động của Chi nhánh, trong đó đầu tư tín dụng chiếm 43%, phần còn lại là thực hiện điều chuyển vốn nội bộ, tăng năng lực nguồn vốn cho hệ thống Ngân hàng Ngoại thương. Nguồn vốn lớn đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn lưu động và vốn cho các dự án sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản. Công tác sử dụng vốn có hiệu quả của Chi nhánh đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thủ đô.
Kết quả như sau:
Bảng 1: Số liệu về sử dụng vốn năm 2005
Chỉ tiêu
Năm 2005
% so với 2004
Tổng sử dụng vốn
a/ Đồng Việt nam
- Tổng dư nợ cho vay
Trong đó:
+ Dư nợ vốn Ngắn hạn
+ Dư nợ vốn Trung và Dài hạn
+ Nợ quá hạn
- Tiền gửi tại VCBTW
- Các khoản khác
B/ Ngoại tệ (quy VNĐ)
- Tổng dư nợ cho vay
Trong đó:
+ Dư nợ vốn Ngắn hạn
+ Dư nợ vốn Trung và Dài hạn
+ Nợ quá hạn
- Tiền gửi tại VCBTW
- TSCĐ, TSLĐ và khác
8.253.940
4.063.480
1.710.532
1.202.154
425.649
82.730
2.044.963
307.985
4.190.460
1.807.496
1.319.117
474.599
13.780
2.336.721
46.243
128.77
143.33
107.62
95.56
135.62
-
199.56
139.42
117.23
110.24
107.48
117.23
-
135.86
21.50
3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu:
3.1. Tín dụng
Năm 2005 hoạt động tín dụng của Chi nhánh tiếp tục được mở rộng với phương châm kiểm soát rủi ro chặt chẽ hơn. Đến cuối năm 2005, dư nợ tín dụng đạt 3.518 tỷ đồng, tăng 8.95% so với năm 2004. Mức tăng trưởng này của toàn hệ thống Vietcombank là 15.7%. Trong khi đó, dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn Hà nội tăng 20.6% so với cuối năm 2004; thị phần cho vay của Vietcombank Hà nội chiếm 3.34% trên địa bàn Hà nội.
Từ 08/08/2005, Ngân hàng Ngoại thương Hà nội bắt đầu thực hiện triển khai thí điểm mô hình quản lý tín dụng mới áp dụng cho khách hàng là doanh nghiệp, phân tách rõ chức năng, nhiệm vụ giữa công tác Quan hệ khách hàng và công tác quản lý rủi ro, từ đó giúp nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh, kiểm soát tốt hơn rủi ro cho Ngân hàng và tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Do vậy, trong giai đoạn này, mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng tạm thời chưa phải là mục tiêu hàng đầu của Chi nhánh.
Về cơ cấu tín dụng, cho vay USD chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay VNĐ. Đây là xu hướng từ năm 2003 khi Ngân hàng Ngoại thương Hà nội có chính sách cho vay ngoại tệ hỗ trợ xuất khẩu của Thành phố Hà nội, cụ thể:
Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ năm 2005 đạt 1.807 tỷ đồng (quy VNĐ), chiếm 51.38% tổng dư nợ.
Dư nợ cho vay bằng VNĐ năm 2005 đạt 1.711 tỷ đồng, chiếm 48.62% tổng dư nợ. Để mở rộng quan hệ khách hàng và đẩy mạnh công tác tín dụng, đội ngũ cán bộ VCBHN đã chủ động tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Ngân hàng Ngoại thương Hà nội luôn quan tâm duy trì và củng cố đội ngũ khách hàng truyền thống. Phong cách giao dịch của cán bộ tín dụng và chất lượng các sản phẩm tín dụng của Chi nhánh đã tạo niềm tin và uy tín đối với khách hàng, tạo điều kiện cùng khách hàng kinh doanh hiệu quả.
Từ ngày 8/2005, Ngân hàng Ngoại thương Hà nội đã thành lập riêng Tổ tín dụng thể nhân, các nghiệp vụ cho vay cá nhân đã được bàn giao từ phòng Dịch vụ Ngân hàng và Phòng Tín dụng – Tổng hợp trước đây sang cho Tổ chức tín dụng thể nhân.
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2005 là 2.74%, tương đương với mức dư nợ quá hạn là 96.5 tỷ đồng. Dư nợ quá hạn này chủ yếu tập trung vào các công ty xây dựng cầu đường và giao thông do đơn vị chậm trả lãi và gốc và bị chuyển sang nợ quá hạn. Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng giao thông thực sự là vấn đề lớn hiện nay cần được giải quyết kịp thời. Chất lượng tín dụng đã được phản ánh chính xác hơn sau khi áp dụng mô hình quản lý tín dụng mới tạo điều kiện để Ban lãnh đạo Chi nhánh có chính sách quản lý tín dụng kịp thời, duy trì nợ quá hạn dưới 5% để duy trì được kết quả xếp hạng hoạt động của Ngân hàng theo Thông tư số 49/2004/TT – BTC của Bộ Tài chính là AAA.
3.2. Công tác Thanh toán Xuất nhập khẩu
Năm 2005, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta gặp nhiều khó khăn: môi trường caạh tranh ngày càng gay gắt, các quy định rào cản về xuất nhập khẩu ngày càng chặt chẽ, giá một thị số vật tư và dịch vụ đầu vào tăng làm hạn chế sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị thrường quốc tế… Tuy nhiên, với nhiều cơ chế, chính sách thuận lợi của Chính phủ, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 69,11 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2004. Tại VCBHN doanh số thanh toán XNK năm 2005 cũng tăng mạnh.
Kim ngạch thanh toán XNK qua Chi nhánh năm 2005 đạt 482,77 triệu USD, tăng 15,9% so với năm 2004.
Kim ngạch thanh toán Nhập khẩu: đạt 328,9 triệu USD, tăng 9,2% so với năm 2004.
Trong đó:
Thanh toán L/C: 253,37 triệu USD, tăng 14,7% so với 2004
Nhờ thu và chuyển tiền: 75,53 triệu USD, giảm 5,9% so với 2004
Kim ngạch thanh toán Xuất khẩu: đạt 153,87 triệu USD, tăng 33,63% so với 2004
Trong đó:
Thanh toán L/C: 46,27% triệu USD, tăng 52,7% so với 2004
Nhờ thu & chuyển tiền: 107,6 triệu USD, tăng 26,7% so với 2004
Bảo lãnh:
Phát hành bảo lãnh: 40 tỷ đồng
Giải tỏa bảo lãnh: 52 tỷ đồng
Dư nợ bảo lãnh: 145 tỷ đồng
Năm 2005 không có phát sinh rủi ro trong thanh toán XNK và bảo lãnh. Có đươc kết quả như trên là do uy tín, chất lượng thanh toán quốc tế luôn là vấn đề được đặt lên hành đầu trong công tác thanh toán XNK tại chi nhánh. Do làm tốt công tác phục vụ khách hàng, công tác phát triển màng lưới và sự phối hợp, hỗ trợ có hiệu quả của các bộ phận nghiệp vụ có liên quan của Chi nhánh như Tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, kế toán tài chính…
3.3. Kinh doanh ngoại tệ
Doanh số mua bán ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội năm 2005 đạt 861 triệu USD, tăng 15,06% so với năm 2004. Lãi kinh doanh ngoại tệ năm 2005 đạt 11,56 tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm 2004. Nhu cầu ngoại tệ khách hàng mua để trả nợ, nhận nợ vay và thanh toán với nước ngoài rất lớn, trong khi đó, lượng ngoại tệ mua vào từ nguồn của NHNTVN không thể đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho các nhu cầu cấp thiết đó. Vì vậy Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã phải cố gắng rất nhiều trong việc tự lo tìm nguồn mua ngoại tệ, kể cả từ các nguồn giá cao, áp dụng chính sách ưu đãi tỷ giá mua chuyển khoản bằng tỷ giá bán ra của Ngân hàng để khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân bán ngoịa tệ cho ngân hàng đảm bảo cho tăng trưởng tín dụng và thanh toán xuất nhập khẩu, đồng thời để tăng thêm doanh thu cho ngân hàng.
Bảng 2: Số