Nhà Máy Chế Biến Thủy Hải Sản Thiên Mã.
Chủ đầu tư
Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Thiên Mã.
Trụ sở chính: 75/35 trần phú, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Địa điểm thực hiện
- Thuộc lô 16A-18, Khu CN Trà Nóc I, phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ.
Quy mô của nhà máy
Diện tích 10.023,20 m2 thời hạn 40 năm để xây dựng nhà xưởng sản xuất và dự phòng phát triển thời gian tới.
Xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào hoạt động vào tháng 02/2007, công suất thiết kế 4.284 tấn sản phẩm/năm sản xuất ổn định
47 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1883 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại nhà máy chế biến thủy hải sản Thiên Mã, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
Nhà Máy Chế Biến Thủy Hải Sản Thiên Mã.
Chủ đầu tư
Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Thiên Mã.
Trụ sở chính: 75/35 trần phú, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Địa điểm thực hiện
- Thuộc lô 16A-18, Khu CN Trà Nóc I, phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ.
Quy mô của nhà máy
Diện tích 10.023,20 m2 thời hạn 40 năm để xây dựng nhà xưởng sản xuất và dự phòng phát triển thời gian tới.
Xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào hoạt động vào tháng 02/2007, công suất thiết kế 4.284 tấn sản phẩm/năm sản xuất ổn định
Sản phẩm chủ yếu của nhà máy là Fillet cá Tra đông lạnh, kế hoạch sản xuất hàng năm theo công suất thiết kế như sau:
Bảng: Công suất hoạt động nhà máy
Fillet cá tra
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Sản lượng (tấn)
3.427
3.856
4.070
4.284
4.284
Nhà máy có 430 lao động, trong số đó lao động gián tiếp khoảng 30 người được trả lương ổn định theo công việc được giao, còn lại là lao động trực tiếp sẽ nhận lương theo mức khoán sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành.
Điều kiện tự nhiên của khu vực
Nhiệt độ:
Nhiệt độ không khí là yếu tố ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến quá trình lan truyền và chuyển hoá chất ô nhiểm. Nhiệt độ càng tăng cao thì tốc độ lan truyền và chuyển hoá chất ô nhiểm trong môi trường càng lớn.
Nhiệt độ không khí dao động trong khoảng ( 26,8-27.5 0C ). Nhiệt độ trung bình/năm là 26,4 0C. Nhiệt độ này thích họp cho sự phát
Độ ẩm và chế độ mưa:
Mưa có tác dụng làm pha loãng các chất thải, lượng mưa càng lớn thì mức độ ô nhiễm không khí và nước càng giảm.
Lượng mưa trung bình hằng năm: 1.666 mm.
Độ ẩm không khí: 75-90 %.
Bão: Tần xuất bảo xuất hiện rất thấp.
Bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình/năm từ 950-1200.
Mùa mưa lượng bốc hơi ít hơn mùa khô(55-99 mm).
Chế độ gió:
Gió là yếu tố quan trọng trong việc lan truyền chất ô nhiễm không khí. Tốc độ gió càng cao thì chất ô nhiễm được vận chuyển càng xa nồng độ chất ô nhiễm càng được pha loãng bởi không khí sạch.Khi tốc độ gió nhỏ hoặc lặng gió thì chất ô nhiễm chụp ngay xuống mặt đất gây nên tình trạng ô nhiễm cao tại khu vực chế biến. Tốc độ gió trung bình trong năm 1,6 m/s. Trong năm có 63 ngày có dông, tốc độ gió dông cao nhất trong năm ghi nhận được là 31 m/s. Số ngày có dông xảy ra trong các tháng 5 đến tháng 10.Tốc độ gió và hướng gió thay đổi phụ thuộc vào từng thời kỳ trong mùa.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, gió Tây Nam từ biển thổi vào.
Mùa khô, gió Đông Bắc và gió Đông Nam từ lục địa thổi qua gây khô.
Chất lượng không khí Tại Thành Phố Cần Thơ
Nhìn chung, môi trường không khí của khu vực thực hiện dự án bị ô nhiễm chủ yếu do bụi và tiếng ồn mà chủ yếu từ hoạt động giao thông. Môi trường không khí ở khu vực thực hiện dự án được thể hiện ở bảng sau.
Bảng: Chất lượng không khí
STT
Chất ô nhiễm
Đơn vị đo
Kết quả
TCVN
5937-2005
1
Bụi
mg/m3
0,31
0,3
2
SO2
mg/m3
0,09
0,35
3
NO2
mg/m3
0,06
0,2
4
CO
mg/m3
1,53
30
Qui trình sản xuất của nhà máy:
Nhà Máy Chế Biến Thủy Hải Sản Thiên Mã bao gồm hai phân xưởng:
Phân xưởng chế biến Fillet cá Tra, cá Basa;
Phân xưởng chế biến mực, bạch tuộc.
Mỗi phân xưởng bao gồm nhiều qui trình sản xuất và được căn cứ vào thành phẩm của mổi phân xưởng.
Sau đây tôi xin giới thiệu qui trình sản xuất của nhà máy:
Quy trình chế biến Fillet cá Tra, cá Basa:
Quy trình chế biến mực, bạch tuộc
Nước thải nhà máy: 2302 m3/ngày
Nước thải sản xuất:
Do đặc trưng của quá trình chế biến thuỷ hải sản nên lượng nước của công ty tập trung chủ yếu vào là nước sử dụng cho khâu rửa nguyên liệu ban đầu.Lượng nước thải theo tính toán của công ty sau khi qua hệ thông xử lý là rất lớn khoảng 2250 m3/ngày
Bảng : Kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất của nhà máy
TT
Các chỉ tiêu
Kết qủa
Đơn vị
TCVN (5945 – 2005)
Loại A
1
SS
1.500-2.000
mg/l
50
2
COD
2.000-2.200
mg/l
50
3
BOD5
1.400-1.800
mg/l
30
4
Tổng Nitơ
150-250
mg/l
15
5
Tổng Photpho
25-30
mg/l
4
6
Dầu mỡ động vật
150-250
mg/l
10
Nguồn: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản
Nước thải sinh hoạt: 52 m3 /ngày
Nước thải sinh hoạt trong Công ty được sinh ra từ các khâu: vệ sinh cá nhân, tắm, giặt,…Do đặc trưng của của quá trình chế biến thuỷ hải sản các chất ô nhiễm được thể hiện dưới bảng sau.
Bảng : Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
STT
Thông số
Tải lượng, g/người.ngày
Nồng độ, mg/l
1
SS
30-50
206-294
2
BOD
35-50
206-294
3
COD
115-125
676-735
4
Tổng Nitơ
6-17
35-10
5
Tổng Photpho
3-5
18-29
Nguồn: Trần Đức Hạ, Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ
Chương II: GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ ĐỀ XUẤT QUI TRÌNH XỬ LÝ
II.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
II.1.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ LÝ HỌC
Bảng II.1 Ứng dụng của các công trình và thiết bị để xử lý lý học
Công trình hoặc thiết bị
Ứng dụng
Lưu lượng kế
Theo dõi, quản lý lưu lựơng nước thải
Song chắn rác
Loại bỏ rác có kích thước lớn
Thiết bị nghiền rác
Nghiền các loại rác có kích thước lớn, tạo nên một hỗn hợp nước thải tương đối đồng nhất
Bể điều lưu
Điều hòa lưu lượng nước thải cũng như khối lượng các chất ô nhiễm
Thiết bị khuấy trộn
Khuấy trộn các hóa chất và các khí với nước thải, giữ các chất rắn ở trạng thái lơ lững.
Bể tạo bông cặn
Tạo điều kiện cho các hạt nhỏ liên kết lại với nhau thành các bông cặn để chúng có thể lắng.
Bể lắng
Loại các cặn lắng và cô đặc bùn.
Bể tuyển nổi
Loại các chất rắn có kích thước nhỏ còn sót lại sau khi xử lý nước thải, có tỉ trọng bằng tỉ trọng nước.
Siêu lọc
Như bể lọc cũng được ứng dụng để lọc tảo trong các hồ cố định chất thải.
Trao đổi khí
Đưa thêm vào hoặc khử đi các chất khí trong nước thải.
Bể lọc
Loại bỏ các chất rắn có kích thước nhỏ còn sót lại.
Làm bay hơi và khử các chất khí
Khử các chất hữu cơ bay hơi trong nước thải.
Khử trùng
Loại bỏ các vi sinh vật bằng tia UV.
Nguồn: Wastewater Engiineering: treatment, reuse, disposal 1991.
Xử lý lý học là một giai đoạn trong hệ thống xử lý nước thải, bản chất của phương pháp này là làm sạch sơ bộ nước thải trước khi xử lý sinh học. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi mức độ cần thiết làm sạch nước thải không cao lắm và điều kiện vệ sinh cho phép thì phương pháp xử lý lý học giữ vai trò chính trong hệ thống xử lý.
II.1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ HÓA HỌC
Phương pháp xử lý hóa học là đưa vào nước thải một hóa chất nào đó. Hóa chất này tác dụng với các chất ô nhiễm có trong nước thải để tạo thành cặn lắng hay chất hòa tan không độc hại.
Bảng II.2. Ứng dụng quá trình xử lý hóa học.
Quá trình
Ứng dụng
Trung hòa
Để trung hòa các loại nước thải có độ kiềm hoặc độ axit cao
Keo tụ
Loại bỏ phospho và tăng hiệu quả lắng của các chất rắn lơ lửng trong các công trình lắng sơ cấp.
Hấp phụ
Loại bỏ các chất hữu cơ không thể xử lý được bằng các phương pháp xử lý hóa học hay sinh học thông dụng. Cũng được dùng khử clo của nước thải sau xử lý.
Khử trùng
Để loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh. Các phương pháp thường sử dụng là: Chlorine, Chlorinedioxit…
Khử Clo
Để loại bỏ các hợp chất của chlorine còn sót lại sau quá trình khử trùng bằng clo
Các quá trình khác
Nhiều loại hóa chất sử dụng để đạt một mục tiêu nào đó
Nguồn: Wastewater Engineering: treament, reuse, disposd 1991
II.1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SINH HỌC
Qúa trình xử lý sinh học thường đi theo sau quá trình xử lý cơ học để loại bỏ các chất hữu cơ trong nước thải nhờ hoạt động của các vi khuẩn. Tùy theo nhóm vi khuẩn sử dụng là hiếu khí hay hiếm khí mà người ta thiết kế các công trình khác nhau và tùy vào nhóm vi khuẩn, vi sinh vật mà các quá trình xử lý hiếu khí hay quá trình xử lý yếm khí.
II.1.3.1 SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HIẾU KHÍ
Quá trình oxi hóa ( hay dị hóa)
(COHNS) + O2 + vi khuẩn hiếu khí CO2 + NH4 + Sản phẩm khác + năng lượng chất hữu cơ
Quá trình tổng hợp (hay đồng hóa)
(COHNS) + O2 + vi khuẩn hiếu khí + năng lượng C5H7O2N
Khi hàm lượng chất hữu cơ thấp hơn nhu cầu của vi khuẩn, vi khuẩn sẽ trải qua quá trình hô hấp nội bào hay là tự oxi hóa để sử dụng nguyên sinh chất của bản thân chúng làm nguyên liệu.
C5H7O2N + 5O2 5CO2 +NH4+ + 2 H2O + năng lượng
Hình II.1 Sơ đồ quá trình phân hủy hiếu khí
II.1.3.2 SƠ LUỢC VỀ QUÁ TRÌNH YẾM KHÍ
Trong điều kiện yếm khí, vi khuẩn yếm khí sẽ phân hũy chất hữu cơ sau:
(COHNS) + vi khuẩn yếm khí CO2 + H2S + NH4+ + CH4 + các chất khác + năng lượng
(COHNS) + vi khuẩn yếm khí + năng lượng C5H7O2N
Thành phần hỗn hợp khí sản sinh ra từ quá trình phân hũy yếm khí bao gồm:
Methane (CH4) 55 - 65%
Carbon Deoxide (CO2) 35 - 45%
Nitrogen (N2) 0 - 3%
Hydrogen (H2) 0 – 1%
Hydrogen Sulfide (H2S) 0 – 1%
Quá trình yếm khí là một quá trình phức tạp, liên hệ đến hàng trăm phản ứng và chất trung gian, mỗi phản ứng sẽ được tiếp xúc bởi một loại enzyme hay chất xúc tác. Nói chung quá trình yếm khí diến ra qua các giai đoạn sau:
Thủy phân hay quá trình cắt ngắn mạch các chất hữu cơ cao phân tử.
Tạo axit.
Sinh khí methane.
Có 4 nhóm vi khuẩn chính tham gia vào quá trình lên men yếm khí:
Các vi khuẩn thủy phân và lên men chất hữu cơ.
Các vi khuẩn thuộc nhóm acetogenic (tạo ra acetate và H2).
Nhóm vi khuẩn sử dụng acetate để tạo ra methane.
Nhóm vi khuẩn sử dụng hydrogen để tạo ra methane.
Hình II.2 Ba giai đoạn của quá trình lên men yếm khí
(Nguồn: Melnerny, MJ and Bryant, M.P. 1980)
Hình II.3 Dòng vật chất (năng lượng) của quá trình lên men yếm khí theo %
(Nguồn: Melnerney, M.J Bryant, N.P. 1980)
II.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ QUI TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NHÀ MÁY
II.2.1 QUI TRÌNH XỬ LÝ 1
Hình II.4 Sơ đồ xử lý nước thải theo qui trình 1
+Ưu điểm:
- Xử lý nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao
- Nước thải đầu ra không gây mùi hôi.
- Có thể tận dụng nguồn khí gas.
+ Nhược điểm:
-Chi phí xây dựng cao.
II.2.2 QUI TRÌNH XỬ LÝ 2
Hình II.5 Sơ đồ qui trình xử lý nước thải 2
+Ưu điểm:
- Xử lý nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao
- Nước thải đầu ra không gây mùi hôi.
+ Nhược điểm:
- Chi phí xây dựng cao.
- Hiệu xuất không đảm bảo lắm.
II.2.3 QUI TRÌNH XỬ LÝ 3
II.3 MÔ TẢ SƠ ĐỒ CỘNG NGHỆ CÁC HẠNG MỤC CỦA HỆ THỐNG
II.3.1 Song chắn rác:
Song chắn rác dùng để giữ lại các chất thải rắn có kích thước lớn trong nước thải để đảm bảo cho bơm, van và các đường ống không bị nghẽn bởi rác. Kích thước tối thiểu của rác bị giữ lại tùy thuộc vào khoảng cách các thanh kim loại của song chắn rác. Để tránh ứ đọng rác và gây tổn thất áp lực của dòng chảy người ta thường xuyên làm sạch song chắn rác bằng cách cò rác thủ công hoặc cơ giới. Tùy theo yêu cầu và kích thước của rác chiều rộng khe hở của các song thay đổi.
Bảng Các giá trị thông dụng để thiết kế song chắn rác
Chỉ tiêu
Cào rác thủ công
Cào rác cơ giới
Kích thước của các thanh
Bề dày( cm)
Bề bản( cm)
0,51(1,52
2,54 (3,81
0.51 (1,52
2,54 (3,81
Khoảng cách giữa các thanh( cm)
2,54 (5,08
1,52 (7,62
Độ nghiêng song chắn rác theo trục thẳng đứng (độ)
30 (45
0 ( 30
Vận tốc dòng chảy(m/s)
0,31 ( 0,62
0,62 (0,99
Độ giản áp cho phép( cm)
15,24
15,24
Nguồn : Wastewater Engineering: treatment, reuse, disposal, 1991
II.2. Bể lắng cát:
Bể lắng cát nhằm loại bỏ cát, sạn , sỏi, đá dăm, các loại xỉ khỏi nước thải . Trong nước thải, bản thân chúng không độc hại nhưng sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các công trình thiết bị trong hệ thống như ma sát làm mòn các thiết bị cơ khí, lắng cặn trong các kênh dẫn, làm giảm thể tích hữu dụng của các bể xử lý và tăng tần số làm sạch các bể này. Vì vậy trong các trạm xử lý nhất thiết phải có bể lắng cát.
Bể lắng cát thường đặt phía sau song chắn rác và trước bể lắng sơ cấp. Đôi khi người ta đăt bể lắng cát trước song chắn rác, tuy nhiên việc đặt sau song chắn rác có lợi hơn cho việc quản lý bể. Ở đây phải tính toán như thế nào cho các hạt cát và các hạt vô cơ cần loại bỏ lắng xuống còn các chất hữu cơ lơ lững khác trôi đi.
Bể lắng cát được áp dụng lâu đời nhất là bể lắng cát chuyển động dọc theo dòng chảy, trong bể này ta khống chế vận tốc dòng chảy để tạo diều kiện cho các hạt cát, sỏi lắng xuống còn các hạt hữu cơ khác sẽ theo dòng chảy trôi ra ngoài. Vận tốc dòng chảy được khống chế ở mức 0,3 m/ s, nhằm tạo dủ thời gian để các hạt cát lắng xuống đáy bể. với vận tốc này hầu hết các hạt chất hữu cơ dều dược dưa ra khỏi bể và vẫn ở trạng thái lơ lửng. Thông thường thì các bể này được thiét kế đẻ lắng các hạt có kích thươc lớn hơn 0,15 mm. Chiều dài bể phụ thuộc vào chiều sâu cần thiết để lắng các hạt ở vận tốc thiết kế, diện tích mặt cắt đứng của bể được điều chỉnh vận tốc dòng chảy và số bể . Cần phải hạn chế dòng chảy rối xảy ra ở đầu vào và đầu ra của bể, người ta đề nghị tăng chiều dài lý thuyết lên 50% để thoả mãn vấn đề này
Bảng 3.2: Các giá trị thiết kế bể lắng cát
Thông số
Khoảng biến thiên
Giá trị thông dụng
Thời gian lưu tồn nước ( giây)
Vận tốc chuyển động ngang ft/ s
Tốc độ lắng của hạt ft/ min
Giữ lại trên lưới có đường kính 0,21 mm
Giữ lại trên lưới có đường kính 0,15 mm
Độ giảm áp % độ sâu diện tích ướt trong kênh dẫn
Hạn chế dòng chảy rối ở đầu vào và đầu ra
45 - 90
0,8 - 1,3
3,2 - 4,2
2,0 - 3,0
30 - 40
2 Dm - 0,5 L
60
1,0
3,8
2,5
36
Nguồn : Wastewater Engineering: treatment, reuse, disposal, 1991
Chú ý thời gian tồn lưu nước nếud quá nhỏ sẽ không đảm bảo hiệu suất lắng, nếu lớn quá sẽ có các chất hữu cơ lắng. Các bể lắng hường được trang bị thêm thanh gạt chất lắng ở dưới đáy, gàu múc các chất lắng chạy trên đường rây đẻ cơ giới hoá việc xả cặn
II.3 Bể điều lưu:
Trong quá trình xử lý nước thải cần phải điều hoà lượng dòng chảy. Trong quá trình này thực chất là thiết lập hệ thống điều hoà lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các công trình phía sau hoạt động ổn định.
Nước thải công ty được thải ra với lưu lượng biến đổi theo thời vụ sản xuất, giờ mùa. Trong khi đó các hệ thống sinh học phải được cung cấp nước thải đều đặn về thể tích cũng như các chất cần xử lý 24/24 giờ. Do đó sự hiện diện của bể điều lưu là hết sức cần thiết.
Bể điều lưu có chức năng điều hòa lưu lượng nước thải và các chất cần xử lý để đảm bảo hiệu quả cho các quá trình xử lý sinh học phía sau, nó chứa nước thải và các chất cần xử lý ở những giờ cao điểm rồi phân phối lại cho các giờ không hoặc ít sử dụng để cung cấp ở một lưu lượng nhất định 24/24 giờ cho các hệ thống xử lý sinh học phía sau.
Các lợi ích của bể điều lưu như sau:
Bể điều lưu làm tăng hiệu quả của hệ thống sinh học do đó nó hạn chế hiện tượng “shock” của hệ thống do hoạt động quá tải hoặc dưới tải về lưu lượng cũng như hàm lượng các chất hữu cơ, giảm được diện tích xây dựng các bể sinh học. Hơn nữa các chất ức chế quá trình xử lý sinh học sẽ được pha loãng hoặc trung hòa ở mức độ thích hợp cho hoạt động của vi sinh vật .
Trong thực tế bể điều lưu được xây dựng lớn hơn thể tích thiết kế 10 (20% để phòng ngừa các trường hợp không tiên đoán được sự cố biến động hàng ngày của lưu lượng, trong một số hệ thống xử lý người ta có thể bơm, hoàn lưu một số nước thải về bể điều lưu.
II.4 Bể tuyển nổi :
Bể tuyển nổi được sử dụng để loại bỏ các hạt rắn hoặc lỏng ra khỏi hỗn hợp nước thải và cô đặc bùn sinh học. Trong xử lý nước thải, bể tuyển nổi được sử dụng chủ yếu để laọi các chất lơ lửng và cô dặc bùn sinh học. Lợi điểm chủ yếu của bể tuyển nổi là nó có thể loại các hạt chất rắn nhỏ, có vận tốc lắng chậm trong một thời gian ngắn Bể tuyển nổi gồm có các loại
Bể tuyển nổi theo trọng lượng riêng
Bể tuyển nổi bằng phương pháp điện phân
Bể tuyển nổi bằng cách hoà tan không khí ở áp suất cao
Bể tuyển nổi bằng sục khí
Bể tuyển nổi theo kiểu tạo chân không
Trong phạm vi đề tài, ta chọn bể tuyển nổi bằng cách hoà tan không khí ở áp suất cao
Bể tuyển nổi bằng cách hoà tan không khí ở áp suất cao
Theo cách này không khí được hoà tan vào nước thải ở áp suất cao vài atm, sau đó nước thải được đưa trở lại áp suất thường của khí quyển. lúc này không khí trong nước thải sẽ phóng thích trở lại vào áp suất khí quyển dưới dạn các bọt khí nhỏ. Các bọt khí này sẽ bám vào các hạt chất rắn tạo lực nâng các hạt chất rắn này nổi lên bề mặt của bể, sau đó các chất rắn này được loại bỏ bằng các thanh gạt.
I.1.5. Bể lắng sơ cấp:
Bể lắng làm nhiệm vụ tách các chất lơ lửng còn lại trong nước thải (sau khi qua bể lắng cát) có tỷ trọng lớn hơn hoặc nhỏ hơn tỷ trọng của nước dưới dạng lắng xuống đáy bể hoặc nổi lên trên mặt nước. Thông thường bể lắng có ba loại chủ yếu: bể lắng ngang (nước chuyển động theo phương ngang), bể lắng đứng (nước chuyển động theo phương thẳng đứng), và bể lắng ly tâm (nước chuyển động từ tâm ra xung quanh) thường có dạng hình tròn trên mặt bằng. Ngoài ra, còn một số dạng bể lắng khác như bể lắng nghiêng, bể lắng được thiết kế nhằm tăng cường hiệu quả lắng.
Trước khi đi vào giai đoạn xử lí sinh học, hàm lượng chất rắn lơ lững trong nước thải SS 150mg/l.
Chiều cao của bể : 3.084m h 4.572m (Trịnh Xuân Lai, 2000
Bảng 3.4 Vài giá trị của hằng số thực nghiệm a,b ở t200c.
Chỉ tiêu
a(giờ)
b(giờ)
Khử BOD5
0.018
0.020
Khử cặn lơ lững
0.0075
0.014
( Nguồn: Tính toán thiết kế các công trình xử lí nước thải của Trịnh Xuân Lai)
Bảng 3.5 Hiệu quả loại bỏ chất ô nhiễm sau khi qua bể lắng sơ cấp
Thông số
Hiệu suất xử lí (%)
TSS
40 - 70
BOD5
25 – 40
COD
20 – 30
TP
5 – 10
Vi khuẩn
50 – 60
(Nguồn: Wastewater Engineering: treatment, reuse, disposal, 1991.)
Bảng 3.6 Một số giá trị tham khảo để thiết kế bể lắng sơ cấp hình trụ tròn và hình chữ nhật.
Thông số
Giá trị
Khoảng biến thiên
Thông dụng
Hình chữ nhật
Sâu (m)
3 – 4.6
3.7
Dài (m)
15.2 – 91.4
24.4 – 39.6
Rộng (m)
3.0 – 24.4
4.9 – 9.7
Vận tốc thiết bị gạt váng và cặn (m/phút)
0.6 – 1.2
0.9
Hình trụ tròn
Sâu (m)
3.0 – 4.6
3.7
Đường kính (m)
3.0 – 61
12.2 – 45.8
Độ dốc của đáy (m/m)
0.063 – 0.167
0.083
Vận tốc thiết bị gạt váng và cặn (vòng/phút)
0.02 – 0.05
0.03
(Nguồn: Wastewater Engineering: treatment, reuse, disposal, 1991.)
Bể bùn hoạt tính:
Xử lý nước thải bằng bể bùn hoạt tính bao gồm bể chứa khí và bể lắng, vi sinh vật kết bông được tách ra ở bể lắng và hoàn lưu lại bể hiếu khí để duy trì nồng độ cao của vi sinh vật có hoạt tính, lượng bùn thừa được tách ra đưa vào bể nén bùn hay các công trình xử lý bùn khác để đảm bảo có oxy thường xuyên và trộn đều nước thải với bùn hoạt tính, cần phải cung cấp khí cho bể hiếu khí bằng hệ thống sục khí.
Bể bùn hoạt tính là một qui trình xử lý sinh học hiếu khí trong bể không có giá bám cho vi khuẩn .
Việc loại bỏ BOD, keo tụ, các hạt keo không lắng và cố định các chất hữu cơ được thực hiện bởi vi sinh vật, chủ yếu là các vi khuẩn. Các vi sinh vật được sử dụng để chuyển hóa các hạt keo và các chất hữu cơ thành các chất khí và các tế bào vi khuẩn mới. Do đó các tế bào vi khuẩn có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng riêng của nước nó có thể tách khỏi nước thải bằng phương pháp lắng trọng lực.
Thời gian lưu của nước thải, chế độ nạp nước và các chất hữu cơ trong bể phản ứng: Theo số liệu của Mỹ, thời gian cư trú trung bình của vi khuẩn trong bể theo thể tích bể 5 ( 15 ngày, thời gian lưu tồn nước trong bể 4 ( 8 giờ.
Hiệu suất sục