Báo cáo Thực tập tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện - Hà Nội

Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện - Hà Nội là một Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam được thành lập từ năm 1954 với tên gọi ban đầu là: Nhà máy Thiết Bị Bưu Truyền Thanh, có nhiệm vụ sản xuất và lắp ráp các sản phẩm phục vụ cho ngành Bưu Điện và dân dụng. Trong giai đoạn này sản phẩm chủ yếu của Nhà máy bao gồm: loa truyền thanh, điện từ nam châm và một số thiết bị thô sơ khác.

doc20 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện - Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương I giới thiệu chung về nhà máy thiết bị bưu điện I. quá trình hình thành và phát triển của nhà máy Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện - Hà Nội là một Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam được thành lập từ năm 1954 với tên gọi ban đầu là: Nhà máy Thiết Bị Bưu Truyền Thanh, có nhiệm vụ sản xuất và lắp ráp các sản phẩm phục vụ cho ngành Bưu Điện và dân dụng. Trong giai đoạn này sản phẩm chủ yếu của Nhà máy bao gồm: loa truyền thanh, điện từ nam châm và một số thiết bị thô sơ khác. Đến năm 1967, do yêu cầu phát triển của đất nước Tổng cục Bưu điện đã tách Nhà máy thiết bị truyền thanh ra thành bốn nhà máy trực thuộc: Nhà máy 1, Nhà máy 2, Nhà máy 3 và Nhà máy 4 . Đầu những năm 1970, khi đất nước hoàn toàn được giải phóng và thống nhất. Lúc này kỹ thuật thông tin Bưu điện đã phát triển lên một bước mới đòi hỏi ngành Bưu Điện phải có chiến lược đầu tư theo chiều sâu, nâng cấp mạng thông tin phục vụ sự thích ứng mới của nhà máy cả trong cung cấp sản phẩm và hoạt động. Tổng cục Bưu đện lại sát nhập nhà máy 1, 2, 3 thành một Nhà máy để đáp ứng việc cung cấp các sản phẩm và hoạt động trong thời kỳ mới. Sản phẩm cung cấp đã bước đầu được đa dạng hoá với kỹ thuật cao bao gồm: Các loại thiết bị hữu tuyến, vô tuyến, thiết bị truyền thanh và thu thanh, một số sản phẩm chuyên dùng cho cơ sở sản xuất của ngành và một số sản phẩm dân dụng khác. Tháng 2 năm 1986 do yêu cầu của Tổng Cụa Bưu Điện Nhà máy lại một lần nữa tách thành 2 Nhà máy: - Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện 61 Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội. - Nhà máy vật liệu điện từ loa nam châm đóng ở Thanh Xuân - Đống Đa - Hà Nội. Bước vào thập kỷ 90, thập kỷ của sự phát triển về khoa học kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin. Nhà máy phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, nhu cầu của thị trường ngày càng cao đòi hỏi ở tầm cao nhất về chất lượng sản phẩm. Điều này đóng vật tư quyết định đến khối lượng sản xuất, tác động đến quy mô của Nhà máy. Mặt khác do có sự chuyển đổi của nền kinh tế chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của Nhà máy, đánh dấu cột mốc của sự chuyển đổi nền kinh tế nói chung và của nhà máy nói riêng. Trước yêu cầu bức thiết của tình hình mới, để tăng cường lực lượng sản xuất cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và Quốc tế, tháng 3 năm 1993 Tổng cục Bưu điện lại một lần nữa quyết định nhập hai nhà máy trên thành Nhà máy thiết bị Bưu điện. Hiện nay, trên phạm vi cả nước hầu hết tất cả các Doanh nghiệp, các Bưu Điện huyện... đều sử dụng sản phẩm của Nhà máy. Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi cao của thị trường Nhà máy đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao tay nghề công nhân và trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý, mở rộng thị trường trong và ngoài nước (hiện nay Nhà máy mới chỉ có 1 trụ sở chính (gồm 2 cơ sở) đặt tại Hà Nội và chi nhánh đặt tại Thàng Phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng). Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử phát triển của mình, dù đã phải tách ra nhập lại nhiều lần và có những lúc tưởng như phải đóng cửa. Nhưng với quyết tâm của các cán bộ công nhân viên trong Nhà máy cũng như sự lãnh đạo tài tình của các nhà quản lý, Nhà máy đã thoát khỏi bế tắc, luôn cố gắng giữ vững và ổn định sản xuất, vươn lên và phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Là một trong tám thành viên thuộc khối công nghiệp của Tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam, Nhà máy hạch toán độc lập, tự chủ trong sản xuất kinh doanh và để thuận tiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Nhà máy đã mở tài khoản tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình: TK 710A.0009 - 710B. 0009 VND và TK 3001.101.001.009 USD và có giấy phép kinh doanh xuất - nhập khẩu do Bộ thương mại cấp số 1031004. Với số vốn kinh doanh ban đầu của Nhà máy là 2.439 triệu đồng nhưng tính đến cuối năm 2002 tổng nguồn vốn của Nhà máy đã lên tới 140.977.100.205đ, một con số không nhỏ thể hiện sự phát triển đi lên không ngừng của Nhà máy về cả chiều rộng và chiều sâu. II.Chức năng, nhiệm vụ của nhà máy 1.Chức năng: Nhà máy thiết bị bưu điện hà nội là nhà máy chuyên sản xuất và cung cấp các thiết bị chuyên dùng phục vụ cho mạng lưới bưu chính viễn thông của Việt Nam và một số quốc gia khác. 2.Nhiệm vụ: Để hướng tới một mạng lưới Bưu Chính Viễn Thông mang tính chất toàn cầu hoá phục vụ người tiêu dùng Nhà máy tiến hành đa dạng hoá sản phẩm bằng một số nhiệm vụ cơ bản sau: - Sản xuất các sản phẩm chủ yếu cho Viễn thông như: Máy điện thoại các loại ( máy điện thoại ấn phím, máy điện thoại di động, máy Fax, máy Pabx); Thiết bị đo, Thiết bị đấu nối, các thiết bị đầu cuối khác. - Sản xuất một số sản phẩm phục vụ ngành Bưu chính: dấu bưu chính, dấu nhật ấn, máy in cước, máy xoá tem, cân điện tử, kìm niêm phong, ... - Sản xuất những sản phẩm phục vụ công nghiệp: chế biến, khung công tơ ba pha, loa nén và sản phẩm để xuất khẩu như : giá để Toux, công tơ. III. Đặc điểm qui trình công nghệ và hệ thống tổ chức quản lý, sản xuất của nhà máy. 1- Đặc điểm qui trình công nghệ: Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện là một Doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng về Bưu Chính Viễn Thông cho toàn quốc. Do mạng lưới Bưu Chính Viễn Thông của nước khá phức tạp, có sự đầu tư của nhiều nước trên Thế giới như: Pháp, Mĩ, úc... vì vậy sản phẩm của nhà máy sản xuất bao gồm nhiều loại khác nhau điều này đã làm ảnh hưởng tới qui trình công nghệ sản xuất phức tạp, qua nhiều bước công việc. Từ khi đưa nguyên vật liệu vào chế biến đến khi nhập kho thành phẩm là cả một quá trình liên tục, khép kín được phác hoạ qua sơ đồ 1( Phụ lục 1). Có thể miêu tả sơ đồ đó như sau: Vật liệu từ kho vật tư chuyển đến phân xưởng sản xuất sau đó chuyển sang kho bán thành phẩm (nếu là sản phẩm đơn giản thì sau khâu này trở thành sản phẩm hoàn chỉnh chuyển thẳng tới kho thành phẩm ) tiếp theo chuyển đến phân xưởng lắp ráp, cuối cùng là nhập kho thành phẩm. Suốt quá trình đó có kiểm tra chất lượng, loại bỏ sản phẩm hỏng, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. 2. Đặc điểm hệ thống tổ chức quản lý và sản xuất của nhà máy: Để đáp ứng yêu cầu chuyên môn hoá cao và để hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý sản xuất, hệ thống tổ chức quản lý của Nhà máy được sắp xếp thành từng phòng ban, từng phân xưởng. Hiện nay Nhà máy có khoảng 700 lao động. Ban lãnh đạo của nhà máy gồm 1 giám đốc, 2 phó giám đốc, 10 phòng ban chức năng, 10 phân xưởng sản xuất và 3 chi nhánh tiêu thụ. Giữa các phòng ban đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ban giám đốc thực hiện quản lý vĩ mô, đưa ra quyết định chung chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Nhà máy. Các phòng ban được quản lý theo hệ thống quản lý theo chức năng (thông qua các trưởng phòng rồi đến từng nhân viên). Có một số rất ít các bộ phận theo phương pháp trực tuyến. Cơ cấu tổ chức của Nhà máy được chia làm nhiều phân xưởng. Các phân xưởng đều có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một dây chuyền khép kín và sản xuất hàng loạt hoặc đơn chiếc tuỳ theo từng nhu cầu của thị trường. Hệ thống tổ chức, quản lý và sản xuất của nhà máy được thể hiện qua sơ đồ 2:(Phụ lục 2) III- Thực trạng Tổ chức công tác kế toán tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện: 1- Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: Cùng với thành tựu đổi mới kinh tế của đất nước, sự tăng tốc của ngành Bưu chính viễn thông Việt Nam và sự phát triển của nhà máy thiết bị Bưu điện. phòng Kế toán Thống kê là một bộ phận là một bộ phận của hệ thống nhà máy. Ngay từ khi mới thành lập Nhà máy đã tiến hành hạch toán độc lập. Bộ máy kế toán của nhà máy có nhiệm vụ thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán của Nhà máy, giúp ban lãnh đạo có căn cứ tin cậy để phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, đề ra các quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhà máy có 3 chi nhánh chính ở cả 3 miền đất nước, mỗi chi nhánh đều có kế hoạch tổng hợp và các kế toán thành phần khác, cuối mỗi kỳ hạch toán kế toán tổng hợp của các chi nhánh tổng hợp số liệu rồi gửi về bộ phận kế toán trung tâm của Nhà máy. Phòng kế toán đảm nhận những công việc về kế toán, về tài chính, về thống kê, ngoài ra còn các công việc khác nữa. ã Công tác kế toán: Ghi chép tập hợp phân tích đánh giá lên sổ sách báo cáo. Trên cơ sở chế độ chính sách đăng ký khấu hao. Tính trích lập các khoản dự phòng. Soạn thảo các nội qui, qui chế cho các trung tâm tiếp thị và phòng bảo hành. Giải trình và bảo vệ số liệu với các cơ quan quản lý. Giúp lãnh đạo nhà máy nắm chắc thông tin kinh tế để điều hành doanh nghiệp. ã Công tác thống kê: Nắm chắc kế hoạch sản xuất, cập nhật số liệu, lên báo cáo sản lượng. ã Công tác tài chính: Nắm chắc kế hoạch SXKD, tình hình vốn để xây dựng kế hoạch tài chính tiền tệ. Hoàn thiện hồ sơ dự án vay vốn. Vận dụng chế độ chính sách của nhà nước để tăng cường hoạt động tài chính phục vụ sản xuất mang lại hiệu quả kinh doanh cho nhà máy. 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, bộ máy kế toán của nhà máy sắp xếp gọn nhẹ, phù hợp với với tình hình chung hiện nay. Phòng Kế toán Thống kê của nhà máy có 9 người đảm nhiệ các phần hành kế toán khác nhau, gồm có: - Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán: chỉ đạo tất cả các bộ phận kế toán về mặt nghiệp vụ và ghi chép chứng từ ban đầu đến việc sử dụng sổ sách kế toán, chịu trách nhiệm chung về các thông tin do phòng kế toán cung cấp. - Kế toán tổng hợp: tổng hợp số liệu kế toán, đưa ra các thông tin cuối cùng trên cơ sở số liệu, sổ sách do kế toán các phần hành khác cung cấp. Kế toán tổng hợp của Nhà máy đảm nhận công việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đến kỳ lập các báo cáo quyết toán. - Kế toán TSCĐ kiêm kế toán thu chi, kế toán BHXH. - Kế toán tiền lương, kế toán thanh toán tạm ứng, kế toán nguyên vật liệu và tổng hợp vật tư. - Kế toán thành phẩm và tiêu thụ. - Kế toán thu chi thanh toán với Ngân hàng (thủ quỹ). - Kế toán vật tư, bán thành phẩm, thống kê sản lượng. - Kế toán vật tư và lương tại cơ sở 2. - Kế toán kho bán thành phẩm, thu chi và tổng hợp tại cơ sở 2. Cơ cấu bộ máy kế toán ở nhà máy được biểu hiện qua sơ đồ 3( Phụ lục 3 ). 1.2. Hình thức tổ chức công tác kế toán: Nhà máy Thiết bị Bưu điện tổ chức kế toán theo hình thức tập trung, tạo điều kiện để kiểm tra chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà máy. Theo hình thức tổ chức này, toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng kế toán của nhà máy, ở các bộ phận đơn vị trực thuộc không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ có các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhập, kiểm tra chứng từ về phòng kế toán của Nhà máy. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho thực hiện tại nhà máy là phương pháp kê khai thường xuyên. 2- Tổ chức áp dụng hệ thống tài khoản: Căn cứ vào quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các quy định chung về chế độ kế toán mới áp dụng cho các doanh nghiệp do Bộ tài chính ban hành ngày 01/01/1995, Nhà máy đã sử dụng hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài khoản ban hành. Tuy nhiên, trong công tác kế toán có một số tài khoản mà nhà máy không sử dụng như: TK 128 - Đầu tư ngắn hạn khác. TK 113 - Tiền đang chuyển. TK 151 - Hàng mua đang đi đường. TK 156 - Hàng hoá. Một số tài khoản khác như: TK 213, TK 228, TK 229, TK 631 ... Ngoài ra, là một doanh nghiệp hoạt động với quy mô lớn, có 3 trung tâm đặt tại 3 miền (Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà nẵng), do đó để tiện theo dõi các khoản phải thu nội bộ, tài khoản 136 được chi tiết theo từng trung tâm: TK 136.1 - Phải thu nội bộ trung tâm 1. (Hà Nội). TK 136.2 - Phải thu nội bộ trung tâm 2. (Đà Nẵng). TK 136.3 - Phải thu nội bộ trung tâm 3. (TP HCM). Để huy động được nguồn tài chính cần thiết kịp thời phục vụ sản xuất kinh doanh (nhà máy không chỉ huy động vốn từ ngân hàng). Nhà máy đã năng động trong việc huy động nguồn vốn ngay từ cán bộ công nhân viên, với khoản huy động này doanh nghiệp đã sử dụng các tài khoản như TK 311, TK 341, TK 344. * Báo cáo mà Nhà máy sử dụng là cả 4 báo cáo do bộ tài chính quy định: - Mẫu số B01 - DN: Bảng cân đối kế toán. - Mẫu số B02 - DN: Báo cáo kết quả kinh doanh. - Mẫu số B03 - DN: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Mẫu số B09 - DN: Thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính Doanh nghiệp được lập trên cơ sở tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán nhằm cung cấp các chỉ tiêu tổng hợp nhất và tình hình tài chính của Doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. 3 - Tổ chức chứng từ : Xuất phát từ nhu cầu sản xuất kinh doanh tại nhà máy, công tác tổ chức kế toán được áp dụng ở đây chủ yếu là phân tán. Như trên đã trình bày, quy mô hoạt động của nhà máy lớn, để thuận tiện cho việc theo dõi, hạch toán thì tại mỗi trung tâm có tổ chức hạch toán độc lập. Vào cuối mỗi tháng hoặc cuối mỗi quý các cơ sở đó phải đối chiếu số liệu sổ sách với cơ sở chính ( 61- Trần phú ), kế toán tổng hợp sẽ tổng hợp số liệu và xác định kết quả lỗ lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh cho toàn bộ Nhà máy. Có thể nói, hệ thống ghi chép sổ sách của nhà máy vừa mang tính chất phân tán vừa mang tính chất tập trung. Đặc điểm này giúp cho việc tổ chức sử dụng, lưu chuyển chứng từ của nhà máy hợp lý và khoa học hơn nhiều. 4. Hệ thống tổ chức sổ kế toán Nhà máy Thiết bị Bưu điện đã áp dụng hệ thống kế toán với hình thức nhật ký chung từ 1/1/1995 đến năm 1997. Nhưng từ năm 1998 thì lại chuyển đổi theo hình thức Nhật ký chứng từ. Qua thời gian sử dụng hệ thống kế toán mới đã chứng tỏ được tác dụng của mình qua việc thoả mãn được yêu cầu quản lý kinh doanh theo cơ chế thị trường, đơn giản, dễ hiểu, minh bạch, dễ kiểm tra tạo điều kiện dễ dàng cho việc chuyên môn hoá. Hình thức sổ kế toán mới từ khi được áp dụng đến nay giúp phòng kế toán có một hệ thống sổ sách kế toán chặt chẽ và liên quan với nhau, có hệ thống từ sổ chi tiết đến sổ tổng hợp rõ ràng, mạch lạc, đảm bảo nguyên tắc chung của hình thức sổ Nhật ký chứng từ. Trình tự ghi sổ: Kỳ kế toán mà nhà máy áp dụng hiện nay là quý. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc được ghi vào sổ nhật ký chuyên dùng( nhật ký tiền mặt, NK tiền gửi, NK tạm ứng, NK mua hàng, NK bán hàng...) đồng thời ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Cuối quí vào số liệu đã ghi trên nhật ký chuyên dùng lập bảng kê và các bảng phân bổ để vào nhật ký chứng từ và vào sổ cái và báo cáo kế toán theo các tài khoản phù hợp. Đồng thời từ sổ thẻ kế toán chi tiết vào bảng Nhật ký chứng từ , lên bảng tổng hợp chi tiết và vào báo cáo kế toán. Trình tự ghi sổ ghi sổ kế toán được khái quát theo sơ đồ 4( phụ lục 4) 5 - Đặc điểm của các phần hành kế toán tại nhà máy 1. Kế toán nguyên vật liệu. * Tài khoản kế toán sử dụng: TK 152, TK 153 * Sổ kế toán sử dụng: - Sổ chi tiết nguyên vật liệu. - Thẻ kho ở kho vật liệu. 2. Kế toán tài sản cố định. * Tài khoản kế toán sử dụng: TK211. * Sổ kế toán sử dụng: - Sổ chi tiết TSCĐ. - Sổ cái tài khoản 211. 3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. * Tài khoản kế toán sử dụng: TK334, TK338. * Sổ kế toán sử dụng: - Sổ chi tiết tiền lương các phòng ban và phân xưởng. 4.Kế toán sản xuất và tính giá thành sản phẩm. * Tài khoản kế toán sử dụng: TK154, TK 632. * Sổ kế toán sử dụng: - Sổ tổng hợp và chi tiết tại các phân xưởng sản xuất. chương II thực trạng kế toán tscđ hữu hình tại nhà máy thiết bị bưu điện hà nội I. đặc điểm và phân loại tscđ tại nhà máy 1. Đặc điểm : Nhà máy Thiết bị Bưu điện Hà Nội là một nhà máy chuyên sản xuất, kinh doanh các loại thiết bị phục vụ cho ngành bưu chính viễn thông, sản phẩm của nhà máy sản xuất ra hàng năm có số lượng lớn và đa dang về chủng loại.Vì vậy, nhà máy có nhiều chủng loại TSCĐ và trên thực tế nhà máy rất coi trọng công tác hạch toán kế toán TSCĐ theo chế độ kế toán hiên hành, cụ thể là quyết định 166 của Bộ tài chính về kế toán TSCĐ. 2. Phân loại chủng loại TSCĐ: Xuất phát từ đặc điểm trên của nhà máy, để đảm bảo cho công tác kế toán TSCĐ, phản ánh đúng và đủ giá trị TSCĐ và phục vụ cho công tác hạch toán được đơn giản, dễ hiểu, giảm nhẹ khối lượng công việc, công ty tiến hành phân loại như sau: * Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành: - TSCĐ do NS cấp : 1.776.546.852đ - TSCĐ do nguồn vố tự bổ sung: 4.712.734.806đ - TSCĐ do các nguồn khác : 28.636.598.962đ * Phân loại TSCĐ theo kết cấu: - Nhà cửa, vật kiến trúc: 7.749.592.409đ - Máy móc, thiết bị: 25.604.283.416đ - Phương tiện vận tải: 763.494.849đ - Thiết bị, dụng cụ quản lý: 1.008.500.946đ Qua số liệu và cách phân loại trên, ta thấy rằng TSCĐ hữu hình ở nhà máy có số lượng lớn, cách phân loại rõ ràng thuận tiện cho việc thống kê, quản lý cũng như sử dụng. II. Đánh giá TSCĐ hữu hình Nhà máy tiến hành đánh giá TSCĐ ngay khi đưa vào sử dụng nhằm xác định chính xác giá ghi sổ cho TSCĐ. Tuỳ theo từng loại TSCĐ mà nhà máy có cách đánh giá thích hợp. Nhà máy đánh giá TSCĐ theo nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ để hạch toán TSCĐ, tính khấu hao và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ trong nhà máy. Thuế NK (nếu có) Chi phí vận chuyển lắp đặt, chạy thử Nguyên giáTSCĐ====== == Giá mua thực tế của TSCĐ = = + + + VD1: Ngày 17/02/2002 nhà máy mua một máy ép phun nhựa SM180HC, giá mua ghi trên hoá đơn GTGT (bao gồm cả thuế VAT 5%) là 550.000.000đ, chiết khấu mua hàng là 5.000.000đ, chi phí vận chuyển là 3.000.000đ, chi phí lắp đặt, chạy thử là 3.000.000đ. Kế toán xác định nguyên giá TSCĐ này là: NGTSCĐ = 550tr + 5tr + 3tr + 3tr =561tr Việc theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ của nhà máy tuân theo nguyên tắc đánh giá theo nguyên giá, số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ : Số khấu hao luỹ kế của TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ = - VD2: Ngày 05/02/2002, nhà máy mua một máy kiểm tra IC của Hàn Quốc có nguyên giá được xác định là 1.164.063.690đ, tài sản này có tuổi thọ kỹ thuật là 5 năm. Kế toán xác định số khấu hao trung bình hàng năm và giá trị còn lại của TSCĐ (tính đến 31/12/2002) như sau: Mức trích KH trung bình hàng năm = 1.164.063.690/ 5 = 232.812.738đ Số đã KH năm 2002 là 213.411.677đ Vậy GTCL của TSCĐ này đến 31/12/2002 là: 1.164.063.690 - 213.411.677 = 950.652.014đ Ta thấy, nhà máy đã thực hiện kế toán TSCĐ theo đúng QĐ 166 của Bộ Tài chính và luôn đảm bảo tính chính xác , nhất quán giữa các số liệu trên thực tế với các chứng từ. III. Tổ chức kế toán tscđ hữu hình tại nhà máy: 1. Kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình tại nhà máy: Mọi TSCĐ trong nhà máyđèu có bộ hồ sơ riêng( bộ hồ sơ gồm có: biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ khác có liên quan), được theo dõi, quản lý, sử dụng và trích KH theo đúng các qui định trong chế độ 166/1999/QĐ-BTC . Tài sản cốđịnh được phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ. Nhà máy thực hiên việc quản lý, sử dụng đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ bình thường. Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp tiến hành kiểm kê TSCĐ, mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu TSCĐ đều được lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý. 2. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ tại nhà máy: 2.1. Tài khoản kế toán sử dụng: Kế toán sử dụng TK 211 làm TK tổng hợp và các TK cấp 2 chi tiết như sau: - TK 2112 : Nhà cửa, vật kiến trúc: Phản ánh giá trị các công trình xây dựng cơ bản của nhà máy như: trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa... - TK2113 : Máy móc, thiết bị: Phản ánh giá trị các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của donh nghiệp như: máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ và các máy móc đơn lẻ... - TK2114 : Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Phản ánh giá trị các loại phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải... - TK2115
Tài liệu liên quan