- Những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, đất nước bước vào công cuộc đổi mới, yêu cầu nhiệm vụ quân đội có sự điều chỉnh nhiệm vụ, trong đó bên cạnh nhiệm vụ SSCĐ, phải đồng thời thực hiện nhiệm vụ xây dựng kinh tế, củng cố quốc phòng an ninh.
- Thực hiện nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, ngày 1 tháng 6 năm 1989 Đồng chí Võ Văn Kiệt - Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký nghị định số 58/HĐBT thành lập Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin trực thuộc Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc, Bộ Quốc phòng. Đây là dấu son lịch sử đánh dấu sự ra đời, và ngày 01/6 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
- Nội dung Quyết định nêu: Tổng công ty do Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, thuộc Bộ Quốc phòng được uỷ quyền quản lý; là đơn vị SXKD, hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập; có tư cách pháp nhân. Quyền hạn: được mở tài khoản ở ngân hàng, trực tiếp ký hợp đồng kinh tế về sản xuất, gia công, tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu; liên doanh với các cơ quan trong và ngoài nước theo chế độ chính sách, pháp luật Nhà nước; dùng con dấu riêng để giao dịch.
- Ngày đầu thành lập, tổ chức Tổng Công ty bao gồm 4 xí nghiệp, 2 Công ty trực thuộc và cơ quan Tổng Công ty, có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các sản phẩm về điện tử - thiết bị thông tin, khảo sát, thiết kế, xây lắp, sản xuất, sửa chữa khí tài thông tin phục vụ quốc phòng và kinh tế.
+ Ngày 13/7/1993, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định 388/HĐBT về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, Tổng Công ty được tổ chức lại thành Công ty điện tử thiết bị thông tin.
+ Ngày 27/7/1993, BQP ra quyết định số 336/QĐ-QP (Thứ trưởng Thượng tướng Nguyễn Trọng Xuyên ký) thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước: Công ty Điện tử thiết bị thông tin, tên giao dịch là SIGELCO, trụ sở chính tại 16 Cát Linh, Hà Nội.
+ Ngày 14/7/1995, trước yêu cầu phát triển của chiến lược viễn thông quốc gia, được phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 615/QĐ- QP đổi tên Công ty Điện tử thiết bị thông tin thành Công ty điện tử - viễn thông Quân đội, tên giao dịch quốc tế là VIETEL. (Lúc này cụm chữ chỉ có 01 chữ T). Từ đây danh từ Viettel đã chính thức trở thành tên và thương hiệu doanh nghiệp của Tập đoàn, từng bước để lại dấu ấn ngày càng đậm nét trong ngành bưu chính viễn thông cũng như trong đời sống kinh tế xã hội của cả nước.
+ Ngày 29/4/2003, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 80/2003/QĐ-TTg phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng giai đoạn 2003-2005.
+ Ngày 28/10/2003, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 262/2003/QĐ-BQP “Đổi tên Công ty Điện tử viễn thông Quân đội thành Công ty Viễn thông Quân đội”, tên giao dịch là VIETTEL.
- Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, ngày 27/4/2004, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định số 51/QĐ-QP (do thứ trưởng BQP, Trung tướng Nguyễn Văn Rinh ký) quyết định từ 01 tháng 7 năm 2004 điều chuyển Công ty Viễn thông Quân đội từ Bộ Tư lệnh Thông tin về trực thuộc Bộ Quốc Phòng với tên gọi Công ty Viễn thông Quân đội tên giao dịch là VIETTEL.
- Ngày 1/6/2004, nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập, Tập đoàn Viễn thông Quân đội vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương lao động Hạng Nhất.
- Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ lĩnh vực viễn thông của nước ta đang phát triển mạnh mẽ, có nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông ra đời. Công ty Viễn thông Quân đội đã có những bước tiến vượt bậc.
31 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1624 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn viễn thông quân đội:
1.1.1 Những mốc son lịch sử :
Những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, đất nước bước vào công cuộc đổi mới, yêu cầu nhiệm vụ quân đội có sự điều chỉnh nhiệm vụ, trong đó bên cạnh nhiệm vụ SSCĐ, phải đồng thời thực hiện nhiệm vụ xây dựng kinh tế, củng cố quốc phòng an ninh.
Thực hiện nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, ngày 1 tháng 6 năm 1989 Đồng chí Võ Văn Kiệt - Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký nghị định số 58/HĐBT thành lập Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin trực thuộc Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc, Bộ Quốc phòng. Đây là dấu son lịch sử đánh dấu sự ra đời, và ngày 01/6 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
- Nội dung Quyết định nêu: Tổng công ty do Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, thuộc Bộ Quốc phòng được uỷ quyền quản lý; là đơn vị SXKD, hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập; có tư cách pháp nhân. Quyền hạn: được mở tài khoản ở ngân hàng, trực tiếp ký hợp đồng kinh tế về sản xuất, gia công, tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu; liên doanh với các cơ quan trong và ngoài nước theo chế độ chính sách, pháp luật Nhà nước; dùng con dấu riêng để giao dịch.
- Ngày đầu thành lập, tổ chức Tổng Công ty bao gồm 4 xí nghiệp, 2 Công ty trực thuộc và cơ quan Tổng Công ty, có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các sản phẩm về điện tử - thiết bị thông tin, khảo sát, thiết kế, xây lắp, sản xuất, sửa chữa khí tài thông tin phục vụ quốc phòng và kinh tế.
Ngày 13/7/1993, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định 388/HĐBT về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, Tổng Công ty được tổ chức lại thành Công ty điện tử thiết bị thông tin.
Ngày 27/7/1993, BQP ra quyết định số 336/QĐ-QP (Thứ trưởng Thượng tướng Nguyễn Trọng Xuyên ký) thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước: Công ty Điện tử thiết bị thông tin, tên giao dịch là SIGELCO, trụ sở chính tại 16 Cát Linh, Hà Nội.
Ngày 14/7/1995, trước yêu cầu phát triển của chiến lược viễn thông quốc gia, được phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 615/QĐ- QP đổi tên Công ty Điện tử thiết bị thông tin thành Công ty điện tử - viễn thông Quân đội, tên giao dịch quốc tế là VIETEL. (Lúc này cụm chữ chỉ có 01 chữ T). Từ đây danh từ Viettel đã chính thức trở thành tên và thương hiệu doanh nghiệp của Tập đoàn, từng bước để lại dấu ấn ngày càng đậm nét trong ngành bưu chính viễn thông cũng như trong đời sống kinh tế xã hội của cả nước.
Ngày 29/4/2003, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 80/2003/QĐ-TTg phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng giai đoạn 2003-2005.
Ngày 28/10/2003, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 262/2003/QĐ-BQP “Đổi tên Công ty Điện tử viễn thông Quân đội thành Công ty Viễn thông Quân đội”, tên giao dịch là VIETTEL.
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, ngày 27/4/2004, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định số 51/QĐ-QP (do thứ trưởng BQP, Trung tướng Nguyễn Văn Rinh ký) quyết định từ 01 tháng 7 năm 2004 điều chuyển Công ty Viễn thông Quân đội từ Bộ Tư lệnh Thông tin về trực thuộc Bộ Quốc Phòng với tên gọi Công ty Viễn thông Quân đội tên giao dịch là VIETTEL.
Ngày 1/6/2004, nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập, Tập đoàn Viễn thông Quân đội vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương lao động Hạng Nhất.
Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ lĩnh vực viễn thông của nước ta đang phát triển mạnh mẽ, có nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông ra đời. Công ty Viễn thông Quân đội đã có những bước tiến vượt bậc.
+ Ngày 02/3/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định thành lập Tổng Công ty Viễn thông Quân đội và ngày 06/4/2005 Bộ Quốc phòng có Quyết định số 45/2005/BQP về việc thành lập Tổng Công ty Viễn thông Quân đội, tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là VIETTEL CORPORATION, viết tắt là VIETTEL. Đây là dấu ấn khẳng định bước phát triển mới của Tập đoàn cả về quy mô, năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực viễn thông (từ Công ty phát triển thành Tổng Công ty).
+ Ngày 14/12/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 2079/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là VIETTEL GROUP, viết tắt là VIETTEL. Đây là mốc son khẳng định vị thế, vai trò của Tập đoàn trong lĩnh vực viễn thông, trong khi một lĩnh vực viễn thông mà có 2 Tập đoàn kinh tế và Viettel là Tập đoàn viễn thông đi sau đến 10 năm.
+ Ngày 12/01/2010, tại trụ sở số 01 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội, Viettel đã long trọng tổ chức Lễ ra mắt Tập đoàn và đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Ba. Đây là dấu ấn khẳng định bước phát triển vượt bậc, một mốc son quan trọng đánh dấu sự lớn mạnh của Viettel cả về quy mô, năng lực và kinh nghiệm. (Mô hình Tập đoàn thí điểm, trực thuộc bộ chủ quản, không có hội đồng quản trị)
1.1.2 Các dấu mốc phát triển các dịch vụ BCVT
Năm 1997: Triển khai dịch vụ Bưu chính.
Năm 2000: Thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài 178, công nghệ VoIP.
Năm 2002: Khai trương dịch vụ Internet.
Năm 2003: Triển khai dịch vụ điện thoại cố định.
Năm 2004: Khai trương dịch vụ Điện thoại Di động.
Năm 2006: Đầu tư sang Căm Pu Chia.
Năm 2007: Đầu tư sang Lào.
Năm 2007: Triển khai dịch vụ Điện thoại cố định không dây.
Năm 2009: Khai trương dịch vụ Metfone tại CamPuChia và dịch vụ Unitel tại
Lào.
Năm 2010: Khai trương dịch vụ 3G.
1.2 Triết lý thương hiệu
Để xác định hướng đi chung cho các hoạt động của doanh nghiệp, Viettel đã xây dựng thương hiệu của riêng mình, tập hợp những phản hồi của khách hàng và sự đáp ứng của Viettel.
“Nhà sáng tạo với trái tim nhân từ ”
1.3 Triết lý kinh doanh
- Tiên phong, đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo đưa ra các giải pháp nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới, chất lượng cao, với giá cước phù hợp đáp ứng nhu cầu và quyền được lựa chọn của khách hàng.
- Luôn quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ và đáp ứng nhanh nhất mọi nhu cầu của khách hàng.
- Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động nhân đạo, xã hội.
- Sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển.
- Chân thành với đồng nghiệp, cùng góp sức xây dựng ngôi nhà chung Viettel.
1.4 Các giá trị cốt lõi của văn hóa Viettel
Tập đoàn luôn coi vấn đề con người là vấn đề cốt lõi cho sự phát triển của mình. Do đó, Tập đoàn không ngừng quan tâm đến chính sách tuyển dụng, đào tạo, tập huấn cho cán bộ nhân viên, đặc biệt là nhân viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm thực tế. Đồng thời xây dựng văn hoá ngôi nhà chung Viettel. Tháng 7 năm 2006, Tập đoàn chính thức truyền thông 8 giá trị cốt lõi của văn hóa Viettel bao gồm:
1. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm chân lý
2. Trưởng thành qua những thách thức và thất bại
3. Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh
4. Sáng tạo là sức sống
5. Tư duy hệ thống
6. Kết hợp đông tây
7. Truyền thống và cách làm người lín
8. Viettel là ngôi nhà chung
1.5 Tổng quan về công ty mạng lưới Viettel
1.5.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty :
Công ty mạng lưới Viettel được thành lập theo Quyết định số 214 /QĐ-VTQĐ-TCNL ngày 25/01/2010 của TGĐ Tập đoàn VTQĐ.
Ban giám đốc công ty gồm các đồng chí:
Đồng chí Tào Đức Thắng - Giám đốc
Đồng chí Nguyễn Thăng Long – Phó giám đốc
Đồng chí Đỗ Mạnh Hùng – Phó giám đốc
Đồng chí Hà Minh Tuấn – Phó giám đốc
Đồng chí Nguyễn Huy Dũng – Phó giám đốc
Đông chí Lưu Mạnh Hà - Phó giám đốc
Đồng chí Phạm Đình Trường – Phó giám đốc
Cơ cấu tổ chức của công ty mạng lưới
Các phòng ban gồm có:
Ban Giám Đốc
Phòng Truyền Dẫn
Phòng Điều Hành Viễn Thông (NOC)
Phòng Vô Tuyến
Phòng Mạng Lõi
Phòng CNTT
Phòng Khoa Học Công Nghệ
Phòng Hạ Tầng
Phòng Cơ Điện
Phòng Kinh Doanh Đầu Tư
Phòng Kỹ Thuật Nghiệp Vụ
Phòng Tài Chính
Phòng Quản Lý Tài Sản
Phòng Kế Hoạch
Phòng Tổ Chức Lao Động
Phòng Hành Chính
Phòng Chính Trị
Phòng KS Nội Bộ
Trung Tâm KTCNTT
Trung Tâm KV 1
Trung Tâm KV 2
Trung Tâm KV 3
1.5.3 Nhiệm vụ công ty mạng lưới Viettel
1. Kinh doanh hiệu quả hạ tầng mạng lưới viễn thông theo các tiêu chí: Triển khai nhanh - Chất lượng tốt - Giá thành thấp.
2. Hoạch định, quy hoạch, thiết kế kiến trúc mạng lưới viễn thông, truyền tải, CNTT theo định hướng, chỉ đạo của Tập đoàn.
3. Quản lý, khai thác hiệu quả hạ tầng mạng lưới viễn thông, truyền tải và CNTT của Viettel trên toàn quốc.
4. Tối ưu nâng cao chất lượng mạng lưới trên toàn quốc.
5. Xây dựng phát triển hạ tầng mạng lưới theo định hướng của Tập đoàn đảm bảo tài nguyên cho kinh doanh.
6. Xây dựng và đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao cho cả thị trường trong nước và ngoài nước.
7. Chuyên nghiệp hóa các hoạt động của Công ty bằng các quy trình công việc với sự trợ giúp của CNTT.
8. Thực hiện đúng các quy định trong công tác quản lý, công tác Đảng, công tác chính trị.
1.5.4 Trung Tâm Khu Vực 2
Các phòng,ban thuộc Trung tâm khu vực 2
Ban Giám đốc
Phòng Truyền dẫn
Phòng Kỹ thuật khai thác.
Phòng Kế hoạch
Phòng Quản lý tài sản
Phòng Hạ tầng
Phòng Tổ chức lao động
Phòng VAS-IN
Tổng trạm
Phòng Thiết kế tối ưu.
Phòng Điều hành viễn thông (NOC khu vực).
Ban Tài chính
Ban Chính trị
Ban Hành chính
Ban Cơ điện
1.5.4.1 Nhiệm vụ của Trung tâm khu vực 2
Trung tâm các Khu vực là một bức tranh thu nhỏ của Công ty Mạng lưới tại các khu vực, bao gồm nhưng không hạn chế những nhiệm vụ sau:
Trực tiếp khai thác các hệ thống sẵn có trên khu vực
Giám sát, Báo cáo.
Xử lý các sự lỗi, sự cố trên khu vực.
Điều hành lớp 1 tại khu vực.
Thực hiện các hoạt động khai thác theo quy trình.
Thống kê các số liệu: Alarm, failer... để phục vụ phân tích, đánh giá.
Nhiệm vụ Tối ưu: Tối ưu mạng core, mạng access, truyền dẫn tại khu vực.
Công tác xây dựng hạ tầng, hoàn công tại khu vực.
Lắp đặt thiết bị mạng core, truyền dẫn, truyền tải tại khu vực.
Tham gia quy hoạch, thiết kế mạng lõi, truyền dẫn chuyển tải tại khu vực.
Quy hoạch, thiết kế trạm các tỉnh trong khu vực.
Quản lý tài sản, KCS, quản lý kho tàng tại khu vực.
Thực hiện các công tác hỗ trợ, điều kiện đảm bảo cho hoạt động của Trung tâm.
1.5.4.2 Nhiệm vụ của các Phòng, ban thuộc Trung tâm khu vực 2
Phòng Truyền Dẫn
Thực hiện khai thác mạng truyền dẫn tại khu vực;
Thực hiện công tác quy hoạch, thiết kế mạng truyền dẫn tại khu vực;
Thực hiện công tác tối ưu mạng truyền dẫn.
Trực tiếp xử lý các lỗi của mạng truyền dẫn tại khu vực.
Quản lý cơ sở dữ liệu, tổng hợp nhu cầu sử dụng, đề xuất phương án triển khai theo định hướng phát triển mạng từng giai đoạn.
Phối hợp với các phòng/ban thống kê, tổng hợp báo cáo số liệu về: Sơ đồ mạng cáp, sơ đồ liên kết quang, topology mạng, dung lượng nhánh, dung lượng sử dụng của thiết bị theo tuần, tháng, quý và năm.
Phòng kỹ thuật khai thác
Thực hiện các thường trình khai thác theo quy định.
Khai báo, tác động hệ thống CR, mệnh lệnh và các quy trình, quy định.
Xử lý các lỗi.
Quản lý thiết bị tài sản tại các phòng máy tổng trạm.
Thực hiện công tác an toàn, PCCC, vệ sinh công nghiệp tại các phòng máy, tổng trạm.
Cấu hình tích hợp các node từ mức BSC, MSC, Core IP, Hệ thống VAS, IN.
Cấu hình tích hợp các thiết bị DSLAM, AGG_SW, Core_SW và BRAS khu vực.
Xử lý các sự cố nghiêm trọng.
Lập kế hoạch an toàn và tối ưu mạng lưới.
Đào tạo các nghiệp vụ vận hành khai thác cho CBCNV trong đơn vị và theo yêu cầu của Công ty.
Viết tài liệu đạo tạo và xây dựng các quy trình vận hành khai thác.
Quản trị hệ thống mạng công nghệ thông tin đảm bảo vận hành khai thác hệ thống và quản lý.
Tổng trạm
Thực hiện các thường trình khai thác theo quy định.
Vận hành, khai thác hệ thống thiết bị tại tổng trạm.
Tác động khai thác hệ thống theo các yêu cầu của các đơn vị đúng quy trình.
Xử lý các lỗi hệ thống thiết bị, sự cố mạng lõi.
Quản lí toạ độ truyền dẫn từ GMSC,MSC, HLR, BSC tới giá DDF.
Tích hợp, thay đổi cấu hình trạm BTS.NodeB theo các CR yêu cầu.
Quản lý các thiết bị và việc ra vào tại tổng trạm; đảm bảo an toàn các phòng máy tổng trạm.
Định kì vệ sinh công nghiệp phòng máy các tổng trạm.
Quản lý, vận hành, bảo dưỡng hệ thống nguồn, điều hòa tại các tổng trạm quản lý.
Khắc phục, xử lý sự cố về nguồn, điều hòa tại các các tổng trạm.
Quản lý vận hành các máy nổ phục vụ backup cho các tổng trạm.
Phòng điều hành viễn thông (NOC)
Giám sát các cảnh báo trên hệ thống, xử lý bước 1 các sự cố trong khu vực.
Điều hành xử lý các sự cố trên mạng lưới Viettel trong khu vực.
Đôn đốc các bộ máy kỹ thuật thực hiện công tác vận hành khai thác, bảo dưỡng mạng viễn thông Viettel trong khu vực.
Thực hiện các chế độ ghi chép sổ trực ca, bàn giao ca theo quy định.
Bảo quản hồ sơ mạng lưới, tài liệu thiết bị hệ thống trong khu vực.
Thực hiện các chế độ báo cáo lên các cấp theo qui định.
Phòng Thiết kế tối ưu
Nhiệm vụ thiết kế tần số:
Chịu trách nhiệm quy hoạch, thiết kế tần số và các thông số khai báo CDD.
Nghiên cứu thiết kế mạng theo quan điểm mắt lưới cho các tỉnh phụ trách.
Kiểm tra, khảo sát nhà trạm và thiết kế Call-off GSM, MW.
Quản lý và quy hoạch truyền dẫn viba:
Chịu trách nhiệm quản lý, thiết kế qui hoạch tần số viba, tối ưu hoá cho các tuyến truyền dẫn viba kết nối các trạm BTS.
Kiểm tra và tập hợp các thiết kế viba cung cấp cho Công ty Công trình.
Kết hợp Công ty truyền dẫn cập nhật sơ đồ truyền dẫn toàn khu vực phục vụ công tác điều hành mạng lưới và ƯCTT.
Tổng hợp và cập nhật cơ sở dữ liệu Homephone.
Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm soát và nâng cao chất lượng mạng;
Đề xuất các phương án thiết kế, điều chỉnh tham số mạng đề tối ưu chất lượng và dung lượng mạng;
Quy hoạch và định cỡ tài nguyên vô tuyến;
Đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ thiết kế và tối ưu cho các CNKT Tỉnh/Tp trong khu vực;
Đưa ra các định hướng, khuyến nghị tối ưu tổng thể và xuyên suốt thống nhất trên toàn mạng.
Thực hiện các định hướng của lãnh đạo về công tác phát triển mạng 3G.
Phòng VAS-IN
Thực hiện nhiệm vụ khai thác hệ thống VAS - IN tại khu vực.
Phòng Kế hoạch
Thực hiện các công tác:
Công tác Kế hoạch tổng hợp toàn Trung tâm.
Công tác quản lý kho tàng, đảm bảo vật tư, thiết bị cho toàn Trung tâm và khu vực.
Phòng Quản lý tài sản
Thực hiện công tác quản lý tài sản trên toàn khu vực.
Phòng Hạ tầng
Quản lý xây dựng hạ tầng viễn thông ( nhà trạm, tổng trạm, truyền dẫn): Quy hoạch; Thiết kế, Quản lý các dự án xây dựng tại khu vực.
Chủ trì công tác giám sát thi công, nghiệm thu bàn giao.
Chủ trì công tác hoàn công quyết toán các công trình, dự án tại khu vực.
Thực hiện lắp đặt mạng core, truyền tải tại khu vực.
Phòng Tổ chức lao động
Thực hiện công tác Tổ chức lao động tại Trung tâm ĐHKTKV theo phân cấp:
Thực hiện tổ chức lực lượng theo mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ tại Trung tâm ĐHKTKV đã được phê duyệt; thường xuyên đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy phù hợp với thực tế.
Thực hiện quản lý lao động, tiền lương tại Trung tâm ĐHKT khu vực theo phân cấp: tham gia tuyển dụng, tổ chức đào tạo tại Trung tâm ĐHKTKV, quản lý quân số, báo cáo, tổ chức lực lượng tại Trung tâm ĐHKTKV; Đánh giá, chấm điểm, bình xét thi đua đối với CBCNV, đơn vị thuộc Trung tâm ĐHKT theo định kỳ tháng/quý/năm làm căn cứ xét lương, thưởng theo phân cấp.
Thực hiện các công tác chính trị của Trung tâm ĐHKTKV.
Quản trị phần mềm nhân sự, phần mềm quản lý công việc tại Trung tâm ĐHKTKV;
Phối hợp đào tạo, đông đốc, kiểm tra, đanh giá và thực hiện công tác Tổ chức lao động tại các CNKT Tỉnh/TP theo chỉ đạo của Phòng TCLĐ Công ty.
Chịu sự chỉ đạo, điều hành về nghiệp vụ TCLĐ của Phòng TCLĐ Công ty.
Ban Hành chính:
Thực hiện công tác hành chính văn phòng phục vụ toàn Trung tâm ĐHKT.
Thực hiện các thủ tục xin phép ra vào phòng máy, tổng trạm cho các chuyên gia, đối tác theo quy định phân cấp của Công ty.
Thực hiện công tác văn thư, bảo mật theo quy định.
Quản lý trang thiết bị văn phòng, công cụ, dụng cụ, an toàn lao động.
Quản lý phương tiện xe ô tô tại Ban và các CNKT trong khu vực theo đúng định mức, quy định.
Theo dõi, kiểm tra, quản lý an ninh, trật tự, ATLĐ, PCCN.
Ban Tài chính:
Quản lý Tài của Trung tâm ĐHKT theo phân cấp của Công ty, cụ thể:
Thực hiện các thủ tục thanh quyết toán các khoản chi tài chính tại Trung tâm ĐHKTKV.
Tổng hợp đề nghị của các đơn vị, CNKT Tỉnh/tp đề xuất tài chính; tổng hợp trình ký và chuyển, đôn đốc các CNKT tỉnh/tp thực hiện.
Ban Chính trị
Thực hiện công tác cán bộ.
Giáo dục, bồi dưỡng cho cán bộ đảng viên CNV trong toàn Trung tâm nắm vững đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và tình hình nhiệm vụ của đơn vị để mọi CBCNV yên tâm xác định sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Chỉ đạo hướng dẫn xây dựng tổ chức Đảng, các chi bộ trong sạch, vững mạnh, chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm sự lãnh đạo “Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” của Đảng đối với quân đội.
Tham mưu đề xuất với Đảng uỷ, Ban Giám đốc trung tâm và tổ chức thực hiện tốt các công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác dân vận, an ninh đối ngoại, xây dựng đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân tốt.
Tham mưu, đề xuất với Đảng uỷ, Ban Giám đốc về chế độ chính sách có liên quan tới quân đội, hậu phương quân đội và hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách hiện hành bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai.
Xây dựng các tổ chức quần chúng: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ ở cơ sở vững mạnh, hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ thực hiện quy chế dân chủ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, CNV trong công ty.
Ban Cơ điện
Thực hiện các công tác thuộc lĩnh vực điện lạnh, điện công nghiệp, máy phát điện.
Quản lý, đề xuất trang thiết bị điện lạnh, hệ thống biến thế, hệ thống cung cấp điện công nghiệp, máy nổ, máy phát điện phục vụ hệ thống viễn thông và các tòa nhà tổng trạm, văn phòng.
Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, vận hành, khai thác các thiết bị cơ điện cho các đơn vị. Đảm bảo giải quyết các sự cố về cơ điện trong toàn trung tâm.
Khảo sát, thiết kế, thẩm định hệ thống cơ điện của các tòa nhà mới thuộc Trung tâm.
Xây dựng quy trình bảo dưỡng, vận hành máy phát điện công suất lớn, nhỏ.
Nghiên cứu, thử nghiệm các giải pháp về cơ điện, tiết kiệm chi phí đầu tư.
Hướng dẫn và đào tạo nghiệp vụ các đơn vị.
1.6 Văn hóa Viettel được thể hiện ở đơn vị tập nghề :
Công ty mạng lưới Viettel nói chung và tại trung tâm điều hành kỹ thuật khu vực 2 nói riêng luôn ánh xạ giá trị cốt lõi Viettel vào công việc hằng ngày:
- Trong công việc các anh luôn tìm cách đơn giản hóa, tối ưu hóa để tạo nên sự khác biệt của tập thể của từng cá nhân, luôn quan tâm chia sẽ hỗ trợ phối kết hợp hoàn thành tốt công việc được giao,biểu dương tấm gương đạo đức tốt, lao động tốt.
- Cấp trên đối với cấp dưới vừa là người chỉ huy là người thầy người bạn người anh em nên được sự yêu mến và chấp hành nghiêm của của cấp dưới không có hiện tượng gò bó thúc ép trong công việc, nếu Viettel là ngôi nhà lớn thì mỗi phòng ban như một căn phòng ấm cúng hòa đồng và đầy ắp tiến cười trong ngôi nhà ấy.
- Mọi sáng kiến ý tưởng của mỗi người đều được tôn trọng và thẩm định một cách kỹ càng, luôn biểu dương khen thưởng các sáng kiến ý tưởng làm lợi cho công ty cho tập đoàn.
-Trung tâm cũng thường xuyên tổ chức các buổi truyền thông giáo dục chính trị để nâng cao bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, đạo đức cũng như các cuộc thi giữa các công đoàn về văn hóa Viettel, người Viettel.
- Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao đội bòng đá, đội cầu lông, đặc biệt là đội bóng Òng-Ốc gồm các thành viên trưởng phó phòng và các thành viên trong ban giám đốc thì đấu với các đội bóng thành lập trong công ty vừa nâng cao tinh thần thể dục thể thao vừa tạo sự đoàn kết gắn bó giữa cấp trên và cấp dưới.
- Công ty không những nâng cao đời sống vật chất mà còn rất chú ý đên đời sống tinh thần của các cán bộ trong công ty như thăm viếng, ốm đau bệnh tật, cưới hỏi. Các phòng thường tổ chức sinh nhật cho nhân viên rất ấm cúng thân mật.
- Tất cả các nhân viên trong công ty đều chấp hành nghiêm các nề nếp, quy định của công ty và mang tinh thần ý thức, k