Báo cáo Thực tập tại Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội

Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế hành chính, tập trung, quan liêu, bao cấp sang kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hàng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã tạo nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển, góp phần tạo nên những biến đổi sâu sắc cho nền kinh tế nước nhà, song cũng phát sinh những vấn đề phức tạp, đặt ra cho nền kinh tế nói chung và các ngành các cấp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi phải có những chuyển biến tích cực và mạnh mẽ để thích nghi và đáp ứng với môi trường mới, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững và đúng định hướng.

doc31 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3528 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế hành chính, tập trung, quan liêu, bao cấp sang kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hàng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã tạo nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển, góp phần tạo nên những biến đổi sâu sắc cho nền kinh tế nước nhà, song cũng phát sinh những vấn đề phức tạp, đặt ra cho nền kinh tế nói chung và các ngành các cấp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi phải có những chuyển biến tích cực và mạnh mẽ để thích nghi và đáp ứng với môi trường mới, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững và đúng định hướng. Xăng dầu là sản phẩm có vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội. Trên phương diện kinh tế, giá trị của mọi sản phẩm hàng hóa dịch vụ ít nhiều đều chứa đựng giá trị của xăng dầu. Kinh doanh xăng dầu là lĩnh vực kinh doanh quan trọng đem lại hiệu quả kinh tế cao, có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội. Những năm qua, kinh doanh xăng dầu đã đạt được những kết quả to lớn, nhưng khó khăn, tồn tại còn nhiều, sự chuyển đổi cơ chế kinh doanh xăng dầu tiến hành chưa mạnh mẽ so với một số lĩnh vực khác. Hiện nay, xăng dầu sử dụng và tiêu dùng trong nước chủ yếu được nhập từ nước ngoài. Đây là một mặt hàng có tỷ trọng lớn trong những mặt hàng nhập khẩu ở nước ta. Đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi nhu cầu xăng dầu ngày một tăng nhanh đang đặt ra những yêu cầu mới rất bức xúc. Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội thuộc Công ty xăng dầu Khu vực I, thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam đã phát huy tinh thần chủ động, sớm chuyển sang cơ chế mới, đạt được những tiến bộ vượt bậc, giữ vững vai trò chủ đạo, ổn định thị trường, giá cả, mở mang mạng lưới cung ứng xăng dầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của Hà Nội và các vùng lân cận, tham gia tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên nhiều vấn đề hết sức cấp bách về tổ chức, phương pháp quản lý kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường đang đặt ra cần phải nghiên cứu giải quyết. Dưới đây là phần giới thiệu về Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội và tình hình hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội trong hai năm 1999 - 2000, từ đó ta có thể đánh giá một cách thực tế và đúng đắn về các hoạt động của Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội, và thấy được những tồn tại và nguyên nhân của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội. Bản báo cáo được nghiên cứu với những nội dung chính như sau: Phần I Giới thiệu tóm lược về xí nghiệp bán lẻ xăng dầu hà nội I/ giới thiệu tóm lược về xí nghiệp bán lẻ xăng dầu hà nội 1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp. 2. Chức năng, nhiệm vụ. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và kinh doanh của Xí nghiệp. 4. Nguyên tắc hoạt động của Xí nghiệp 5. Những thành tích cơ bản đạt được trong những năm gần đây. II/ Đặc điểm tổ chức phương pháp kế toán của Xí nghiệp phần ii tình hình tổ chức công tác tàI chính của xí nghiệp bán lẻ xăng dầu hà nội 1. Phân cấp quản lý tài chính của Xí nghiệp 2. Công tác kế hoạch tài chính của Xí nghiệp 3. Tình hình sử dụng vốn của Xí nghiệp 4. Khảo sát tình hình tài chính của Xí nghiệp 5. Kiểm tra, kiểm soát tài chính của Xí nghiệp Phần iii Tình hình tài chính kế toán các nghiệp vụ cơ bản của xí nghiệp bán lẻ xăng dầu hà nội 1. Kế toán nghiệp vụ mua hàng 2. Kế toán nghiệp vụ bán hàng 3. Kế toán TSCĐ -Khấu hao TSCĐ 4. Kế toán vốn bằng tiền 5. Kế toán chi phí bán hàng - chi phí quản lý doanh nghiệp 6. Kế toán xây dựng kết quả 7. Báo cáo tài chính Phần iv Tình hình tổ chức phân tích hoạt động kinh tế của xí nghiệp bán lẻ xăng dầu hà nội 1. Tình hình chung 2. Phân tích một số tỷ suất Phần I Giới thiệu tóm lược về xí nghiệp bán lẻ xăng dầu và môi trường kinh doanh của Xí nghiệp I. Giới thiệu tóm lược về Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội 1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội Trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang hạch toán kinh doanh, Công ty xăng dầu khu vực I đã từng bước thay đổi tổ chức hoạt động và phương thức kinh doanh. Nhu cầu sử dụng xăng dầu cho sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng, đặc biệt là ở khâu bán lẻ khối lượng nhỏ. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhu cầu này không những chỉ đòi hỏi về số lượng và chất lượng xăng dầu mà còn đòi hỏi cả về sự phân bố mạng lưới hợp lý để phục vụ thuận tiện cho người tiêu dùng. Các điểm bán lẻ xăng dầu của cửa hàng xăng dầu Hà Nội không thể đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của sản xuất và đời sống. Trước tình hình đó, Công ty xăng dầu Hà Nội đã xây dựng phương án lập Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội vào đầu tháng 5/1990 và đã được Tổng Công ty phê chuẩn, giao cho Công ty xăng dầu khu vực I trục tiếp phụ trách. Ngày 1/9/1990 Xí nghiệp chính thức đi vào hoạt động, văn phòng Xí nghiệp đặt ở số 1 phường Thành Công - Quận Ba Đình - Hà Nội. Sau 4 tháng hoạt động, cuối năm 1990 Xí nghiệp đã phát triển được 8 cửa hàng và 24 quầy hàng bán xăng trực thuộc các cửa hàng nằm trong 4 quận nội thành và 7 huyện ngoại thành. Xuất phát từ nhu cầu thực tế và trên cơ sở quy hoạch phát triển mạng lưới cung ứng xăng dầu, Xí nghiệp đã xác định quy mô của các cửa hàng xăng dầu trong nội thành ở mức độ vừa và nhỏ. Đồng thời mở rộng liên kết với các cơ quan xí nghiệp để tổ chức thêm nhiều quầy hàng bán lẻ. Xí nghiệp đã từng bước khẩn trương sửa chữa, lắp đặt và trang bị các thiết bị chuyên dùng hợp lý, hiện đại đồng thời sửa chữa, nâng cấp các cửa hàng để bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan. Xí nghiệp đã cung ứng trực tiếp cho trên 200 cơ quan xí nghiệp, góp phần xoá đi gần 200 điểm kho lẻ nằm tại các nơi đó và trên 1700 cơ sở khác, vừa giảm được lao động giữ kho vừa góp phần bảo vệ môi trường ở khu vực các cơ quan, và cho đến nay Xí nghiệp đã phát triển được 40 cửa hàng, một số cửa hàng gas + bếp gas và một quầy bán lẻ thuộc cửa hàng. 2. Chức năng và nhiệm vụ của Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, chức năng và nhiệm vụ của Xí nghiệp đã được cụ thể hóa là: - Đảm bảo việc cung ứng đầy đủ, kịp thời về nhu cầu xăng dầu trên địa bàn và quyết tâm mở rộng, giữ vững thị trường hoạt động kinh doanh. - Thoả mãn về nhu cầu cho các đơn vị và nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Đảm bảo hàng hóa điều chuyển cho các cửa hàng trực thuộc Xí nghiệp. - Hàng hóa của Xí nghiệp được sản xuất bán trực tiếp qua các hình thức bán buôn, bán lẻ, đại lý cho tất cả các đơn vị và cá nhân có nhu cầu hoặc điều chuyển cho các công ty vật tư khác theo tỷ suất chiết khấu quy định. Giá bán buôn và bán lẻ từ nguồn của Tổng Công ty, giá cước vận chuyển... đều được thực hiện thống nhất theo giá cả của Nhà nước và của Bộ quy định. - Đối với nguồn hàng tự bổ xung, giá mua và giá bán phải do giám đốc Xí nghiệp quyết định. Các đơn vị, các cửa hàng trực thuộc Xí nghiệp không được phép đưa vật tư từ ngoài vào trong hoặc quy định giá hàng hóa bổ xung khi chưa có lệnh của giám đốc nhằm đảm bảo uy tín và chất lượng hàng hóa. Nhiệm vụ cụ thể của Xí nghiệp. Do Xí nghiệp là đơn vị kinh doanh quốc doanh, lấy mặt hàng xăng dầu làm mặt hàng chính nên có nhiệm vụ cụ thể như sau: - Nắm bắt nhu cầu, điều tra khai thác thuộc ngành hàng kinh doanh của Xí nghiệp - Kinh doanh các loại mặt hàng khác như dầu nhờn, gas, hóa chất - Thực hiện tốt việc hạch toán kinh tế, bảo toàn và phát triển vốn được giao, góp phần thực hiện tốt chính sách xã hội - Thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình không ngừng duy trì và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên toàn Xí nghiệp, thúc đẩy hàng hóa và lưu thông hàng hóa phát triển trên địa bàn - Đầu tư, xây dựng, cải tạo một số cửa hàng rộng lớn về quy mô, hiện đại về thiết bị, xứng đáng là bộ mặt của ngành xăng dầu - Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng theo yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới và phát triển - Đảm bảo thực hiện tốt môi trường an toàn, phòng cháy, chữa cháy 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và kinh doanh của Xí nghiệp Để hoàn thành tốt công tác kinh doanh, bộ máy quản lý của Xí nghiệp được tổ chức theo mô hình tập trung. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo tới các phòng ban và cửa hàng trực thuộc để nắm bắt tình hình thực tế một cách kịp thời. Đồng thời nhằm đề ra các quyết định kinh doanh một cách đúng đắn, chính xác. Đứng đầu Xí nghiệp là Giám đốc Xí nghiệp. Giúp việc cho Giám đốc là hai Phó giám đốc. Hai người được phân công từng lĩnh vực khác nhau và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, đồng thời được ủy quyền khi Giám đốc đi vắng. Ngoài ra, giúp việc cho Giám đốc còn có 4 phòng chức năng - Phòng tổ chức hành chính: Quản lý các công việc về hành chính quản trị, quan tâm các chính sách xã hội. Mặt khác có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc - Phòng kế toán tài vụ: Tổ chức theo dõi hạch toán kinh tế và quyết toán hàng quý, năm cho Công ty. Ngoài ra còn quản lý, giám sát thông qua giá trị bằng tiền đối với mọi hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc Xí nghiệp - Phòng kinh doanh: Điều độ hàng hóa xuống các cửa hàng, báo cáo nhanh tình hình bán hàng tại các đơn vị thuộc Xí nghiệp giúp Giám đốc có những số liệu chính xác nhanh chóng về xuất bán hàng hóa tại các thời điểm. Ngoài ra còn có một bộ phận Marketing đi giới thiệu mặt hàng mới như: gas, hóa chất - Phòng vật tư kỹ thuật: Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của xăng dầu, giám sát kiểm định, đo lường và sửa chữa cột bơm. Kế hoạch hiện đại hóa của cửa hàng xăng dầu Sau đây là khái quát sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và kinh doanh của Xí nghiệp: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và kinh doanh của Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội Ban giám đốc Phòng tổ chức HC Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật Phòng kế toán Mạng lưới các cửa hàng Xí nghiệp đã có mạng lưới trải rộng khắp Hà Nội với 40 cửa hàng xăng dầu, một số điểm bán gas. Mạng lưới cửa hàng tuy phát triển nhanh nhưng vẫn không đủ đáp ứng yêu cầu của nhân dân muốn được mua tại các điểm thuận tiện hơn nữa. Mục tiêu của Xí nghiệp bán lẻ là đáp ứng mọi nhu cầu xăng dầu của thủ đô phục vụ khác hàng thuận tiện, nhanh chóng. Nếu năm 1991 Xí nghiệp bán ra 44.790 tấn xăng dầu thì năm 1999 Xí nghiệp bán ra 112.909 m3 xăng dầu, doanh số 360 tỷ dồng, trong đó chủ yếu là bán lẻ và năm 2000 Xí nghiệp bán ra 115.651 m3 với doanh số là 450,5 tỷ đồng cũng chủ yếu là bán lẻ. Một loại phục vụ điển hình là hình thức cấp lẻ xăng dầu theo phiếu của cơ quan. Hiện có trên 700 cơ quan ở trung ương và địa phương tại Hà Nội đang áp dụng hình thức cấp này. Các cơ quan đơn vị mỗi tháng chỉ thanh toán 1 á 2 lần, có thể nhận xăng dầu nhỏ lẻ lặt vặt hàng ngày. Hình thức cấp lẻ này góp phần giải phóng hàng trăm kho xăng dầu nói chung trong thành phố, giảm hàng trăm mối đe doạ nguy cơ cháy nổ, giảm bớt sự hao hụt mất mát xăng dầu tại các kho nội bộ (tính đến hàng trăm triệu đồng), tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị hành chính sự nghiệp không có sẵn tiền mặt mua xăng dầu. Xí nghiệp hiện nay đang kinh doanh một số mặt hàng xăng dầu và sản phẩm hóa dầu như: xăng mogas 83, xăng mogas 92, dầu diegel, dầu hỏa. Ngoài kinh doanh xăng dầu là chính, các cửa hàng còn đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh như: bán mỡ nhờn, thay dầu xe, rửa xe, bán bếp gas, gas, bán bảo hiểm ô tô xe máy. 4. Nguyên tắc hoạt động của Xí nghiệp - Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội là đơn vị thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh phụ thuộc - Xí nghiệp hoạt động theo nguyên tắc nhập xăng dầu từ Công ty đưa về, sau đó phân phối cho các cửa hàng của Xí nghiệp hoặc các cửa hàng của tư nhân có nhu cầu làm đại lý. - Tất cả đều chịu sự chỉ đạo của Giám đốc, tham mưu cho Giám đốc là 2 Phó giám đốc và 4 phòng chức năng. 5. Những thành tích cơ bản đạt được trong những năm gần đây: Bảng II.2. Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 1997 - 2000 TT Chỉ tiêu ĐVT 1997 1998 1999 2000 2 Tổng doanh thu: Triệu 443.140 519.675 781.272 672.138 - Doanh thu thương mại Triệu 422.320 501.250 690.720 759.829 - Doanh thu dịch vụ khác Triệu 20.820 18.425 18.142 21.443 3 Doanh thu thuần Triệu 434.318 513.981 770.418 672.138 4 Tổng chi phí Triệu 34.814 35.405 30.218 39.901 6 Tổng LN trước thuế: Triệu 18.295 5.660 8.250 10.358 - Nộp thuế lợi tức Triệu 8.233 2.547 3.712 4.661 - LN ròng Triệu 10.062 3.113 4.537 5.697 7 Số lượng lao động Người 548 655 700 704 8 Nộp ngân sách Nhà nước Triệu 37.055 42.915 27823 77.914 9 5.893 8.669 8.414 8.972 17 Thu nhập bình quân người/tháng Đồng 896.137 1.102.926 1.001.667 1.062.027 * Doanh thu và doanh thu thuần qua các năm đều tăng thể hiện khả năng chiếm lĩnh thị trường xăng dầu tăng nên. Trong khi đó, tổng chi phí lưu thông lại không tăng. Bên cạnh đó, lợi nhuận trước thuế có xu hướng giảm xuống. Thực tế đó là do trong vàI năm gần đây, tình hình thị trường dầu mỏ biến động theo hướng không có lợi cho các nước nhập khẩu xăng dầu như Việt Nam. Chính vì vậy, giá vốn hàng bán ra tăng lên đáng kể khiến cho lợi nhuận giảm xuống trong khi chi phí thương mạI không tăng lên. Có thể đánh giá công tác quản lý chi phí lưu thông tương đối tối. Đối với các khoản nộp ngân sách: các khoản Xí nghiệp đã nộp tăng từ 37 tỷ năm 1997 lên 77 tỷ năm 2000. Thực tế đó phù hợp với sự tăng trưởng doanh thu thương mạI của Xí nghiệp. Đặc biệt sang năm 2000 Xí nghiệp bắt đầu áp dụng luật thuế mới: Luật thuế GTGT thay cho luật thuế doanh thu trước đây, đIều này cũng ảnh hưởng tới cơ cấu các khoản nộp ngân sách của Xí nghiệp. Tổng quỹ lương trong 3 năm gần đây hầu như không tăng trong khi đó số lao động trong Xí nghiệp tăng lên, ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động. Thu nhập bình quân của người lao động hầu như không tăng trong 3 năm gần đây. Như vậy, Xí nghiệp đã duy trì được thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, trong đIều kiện tốc độ trượt giá của các loạI hàng hoá như hiện nay thì mức thu nhập không tăng cũng ảnh hưởng phần nào tới đời sống của người lao động. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu giảm từ 1 tỷ xuống 3,1 tỷ năm 1998. Đây là thời kỳ ngành xăng dầu Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh do sự biến độngkhông ngừng và khó lường trước được của thị trường. Sau đó, lợi nhuận ròng lại tăng và tới năm 2000 là 5,7 tỷ. Năm 2000 bên cạnh cách áp dụng luật thuế mới là thuế GTGT, Xí nghiệp cũng bắt đầu áp dụng luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, có thể đánh giá năm 2000 là năm hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp có hiệu quả hơn so với một vài năm trước đó. II/ Đặc điểm tổ chức phương pháp kế toán của Xí nghiệp 1. Hình thức tổ chức công tác kế toán của Xí nghiệp: Để phản ánh tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Xí nghiệp có một Phòng Kế toán với nhiệm vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác những thông tin về tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ công tác chỉ đạo và quản lý kinh doanh của Giám đốc Xí nghiệp và Tổng Công ty. Hình thức tổ chức kế toán của Xí nghiệp áp dụng vừa tập trung vừa phân tán. Phân tán một số nghiệp vụ xuống các bộ phận trực thuộc Xí nghiệp như: đội xe, xưởng cơ khí, kho vật tư, trạm kinh doanh xăng dầu sông biển. Các bộ phận này lập chứng từ, kiểm tra chứng từ, ghi sổ kế toán các nghiệp vụ đã được phân cấp theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Cuối kỳ lập bảng cân đối tàI sản và các báo cáo khác nộp về Phòng Kế toán của Xí nghiệp. 2. Cơ cấu bộ máy kế toán được bố trí như sau: Xí nghiệp Bán lẻ Xăng dầu Hà Nội là một doanh nghiệp thương mại có quy mô vừa với nhiều đơn vị, cửa hàng phụ thuộc hoạt động trên một địa bàn tương đối rộng. Xí nghiệp tiến hành tổ chức kế toán theo hình thức vừa tập trung, vừa phân tán. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được hạch toán ở Phòng Kế toán, tuy nhiên có phân tán nghiệp vụ xuống một số đơn vị trực thuộc. Xí nghiệp áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung trong điều kiện có ứng dụng máy vi tính và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Từ năm 1999 đến nay việc hạch toán kế toán tạI Xí nghiệp được thực hiện theo hệ thống kế toán ngành xăng dầu do Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam xây dựng trên cơ sở chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước (được Bộ TàI chính chấp nhận bằng văn bản số 36TC/CĐKT 06/01/97). Phòng Kế toán có chức năng thu nhập, xử lý và cung cấp các thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lý, qua đó kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, thúc đẩy thực hiện tốt chế độ kế toán thống kê, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ tình hình thực tế của Xí nghiệp, từ yêu cầu thực tế quản lý và trình độ của đội ngũ cán bộ, biên chế nhân sự của Phòng Kế toán tàI vụ gồm 14 người và được tổ chức như sau: - Một kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm chung về mọi công việc của Phòng Kế toán. - Một phó phòng kế toán: Giúp việc cho kế toán trưởng, có trách nhiệm hướng dẫn các nhân viên kế toán về công tác hạch toán kế toán. - Một kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tập hợp tàI liệu của các thành phần kế toán khác, lập các bảng kê, bảng phân bổ, lập các báo cáo kế toán định kỳ. - Một kế toán ngân hàng: Theo dõi giao dịch giữa Xí nghiệp với ngân hàng. - Một kế toán bán hàng và thanh toán tiền hàng: Theo dõi việc bán hàng và thanh toán với từng khách hàng. - Ba kế toán công nợ: Theo dõi các khoản công nợ của khách hàng và cửa hàng và nội bộ ngành. - Một kế toán chi phí: Theo dõi và tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp. - Một kế toán chi phí cửa hàng: Theo dõi, tập hợp chi phí ở các cửa hàng. - Một kế toán kho hàng: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho của hàng hoá. - Một kế toán TSCĐ: Phản ánh tình hình tăng giảm và trích khấu hao TSCĐ. - Một kế toán xây dựng cơ bản: Theo dõi, tập hợp các khoản chi đầu tư XDCB. - Một thủ quỹ: Tiến hành thu chi và theo dõi chặt chẽ các khoản thu chi và tồn quỹ tiền mặt của đơn vị. - Mỗi bộ phận, mỗi phần hành kế toán tuy có chức năng và nhiệm vụ riêng song giữa chúng lạI có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình. Mối quan hệ này biểu diễn bằng sơ đồ sau đây: Sơ đồ tổ chức công tác bộ máy kế toán Kế toán trưởng Phó phòng kế toán KT tổng hợp KT tài sản cố định KT chi phí KT bán hàng & TT KT công nợ KT kho hàng KT ngân hàng Thủ quỹ KT các đơn vị trực thuộc KT các đơn vị phụ thuộc khối bán lẻ - Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu khu vực Hà Nội được tính thuế theo hình thức nộp thuế VAT khấu trừ. - Xí nghiệp tiến hành hạch toán kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 3. Hình thức tổ chức kế toán: Để phù hợp với hoạt động kinh doanh của xí nghiệp, về quy mô tổ chức, trình độ khả năng của đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán. Xí nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Mẫu nhật ký chung và bản kê được áp dụng phù hợp với việc thực hiện công tác kế toán trên máy vi tính. Trình tự ghi chép của sổ kế toán: - Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ, hợp pháp, kế toán lập định khoản và ghi vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian. - Các nghiệp vụ kinh tế cần quản lý riêng (như tiền mặt) thì căn cứ vào chứng từ gốc ghi vào nhật ký chuyên dùng (sổ quỹ) vào cuối ngày. Định kỳ ba ngày một lần căn cứ vào chứng từ đó để vào sổ nhật ký chung. - Cuối tháng căn cứ vào các sổ chi tiết để lập các bảng chi tiết số phát sinh và căn cứ vào sổ cái tài khoản để lập bảng cân đối tài khoản. - Đối chiếu số liệu giữa bảng chi tiết số phát sinh với các tài khoản tương ứng trên bảng cân đối tài khoản, bảng kê chi tiết số phát sinh để lập các báo cáo tài chính. Phần II Tình hình tổ chức thực hiện công tác tài chính của xí nghiệp bán lẻ xăng dầu hà nội 1. Phân cấp quản lý tài chính + Phân cấp về mặt vốn: Là một Xí nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội có nguồn vốn ban đầu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh do nhà nước cấp (thông qua Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam) và nguồn vốn b
Tài liệu liên quan