Báo cáo thực tập thiết bị bảo quản và chế biến nông sản

Cửa nạp liệu là một phễu. Rulô xát: Gồm cò 2 quả, có dạng hình trụ, có lỗ ở giữa để lắp ghép với trục xát và quay cùng trục xát. Rulô được đặt nằm ngang và vật liệu chế tạo là cao su điều chỉnh được khe hở giữa 2 quả lô tùy theo kích thước hạt. Dao xát. Trong các máy thực hiện cả hai khâu xay và xát đồng thời ngưòi ta thường lắp cố định một hay hai dao ở vỏ buồng xát, dọc theo rulô xát. Dao xát là một tấm thép dày từ 5 đến 7 mm, rộng 50 đến 60 mm, chiều dài tương ứng của chiều dài rulô xát. Khi lắp ghép vào máy cạnh dao nhô ra khỏi mặt trong của buồng xát, tạo ra khe hở nhất định với đường gân của rulô xát theo hướng đường kính nhằm xúc tiến quá trình đảo trộn, bóc bỏ và làm trắng khe hở này cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của máy xát, đặc biệt ảnh hưởng đến độ gãy vỡ hạt. Vì vậy trong quá trình xát cần điều chỉnh khe hở dao cho phù hợp với kích thước của từng loại hạt. Sàng: Sàng được lắp bao quanh cả chu vi của rulô xát, tạo thành buồng xát để chứa nguyên liệu và phân ly cám, tấm nhỏ ra khỏi hỗn hợp. Sàng được tạo bởi tấm thép có độ dày từ 0.8 đến 1.5 mm được uốn theo hình bán nguyện hoặc nửa hình lục giác trên mặt sàng có dập nhiều lỗ hình chữ nhật, yêu cầu bề rộng của lỗ phải nhỏ hơn kích thước hạt. Lỗ sàng có ảnh hưởng tới hiệu suất xát. Lỗ sàng to dễ thoát cám nhưng đồng thời lại dễ lọt hạt hoặc mắc gạo vào lỗ và bị rulô đập gãy. Lỗ sàng nhỏ dễ bị tắc nhất là khi xát thóc có độ ẩm cao. Hiện nay sàng được chế tạo theo phương pháp đột hoặc đập với kích thước lỗ thông dụng là 1,11 mm đến 1,27 mm. Máy đặt thẳng đứng có luồng khí thồi, sàng được lắp bao toàn bộ chu vi buồng xát do hai nửa ghép lại. Động cơ 3 pha, P = 4.5 KW. Truyền động bằng puli và đai truyền

doc11 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1637 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập thiết bị bảo quản và chế biến nông sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: MÁY XAY SÁT, MÁY NGHIỀN, TRỘN A. MÁY XAY SÁT I. Mục đích yêu cầu: Giúp sinh viên nắm vững cấu tạo và hoạt động của máy xay sát II. Nội dung. 1.Cấu tạo của máy. Cửa nạp liệu là một phễu. Rulô xát: Gồm cò 2 quả, có dạng hình trụ, có lỗ ở giữa để lắp ghép với trục xát và quay cùng trục xát. Rulô được đặt nằm ngang và vật liệu chế tạo là cao su điều chỉnh được khe hở giữa 2 quả lô tùy theo kích thước hạt. Dao xát. Trong các máy thực hiện cả hai khâu xay và xát đồng thời ngưòi ta thường lắp cố định một hay hai dao ở vỏ buồng xát, dọc theo rulô xát. Dao xát là một tấm thép dày từ 5 đến 7 mm, rộng 50 đến 60 mm, chiều dài tương ứng của chiều dài rulô xát. Khi lắp ghép vào máy cạnh dao nhô ra khỏi mặt trong của buồng xát, tạo ra khe hở nhất định với đường gân của rulô xát theo hướng đường kính nhằm xúc tiến quá trình đảo trộn, bóc bỏ và làm trắng khe hở này cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của máy xát, đặc biệt ảnh hưởng đến độ gãy vỡ hạt. Vì vậy trong quá trình xát cần điều chỉnh khe hở dao cho phù hợp với kích thước của từng loại hạt. Sàng: Sàng được lắp bao quanh cả chu vi của rulô xát, tạo thành buồng xát để chứa nguyên liệu và phân ly cám, tấm nhỏ ra khỏi hỗn hợp. Sàng được tạo bởi tấm thép có độ dày từ 0.8 đến 1.5 mm được uốn theo hình bán nguyện hoặc nửa hình lục giác trên mặt sàng có dập nhiều lỗ hình chữ nhật, yêu cầu bề rộng của lỗ phải nhỏ hơn kích thước hạt. Lỗ sàng có ảnh hưởng tới hiệu suất xát. Lỗ sàng to dễ thoát cám nhưng đồng thời lại dễ lọt hạt hoặc mắc gạo vào lỗ và bị rulô đập gãy. Lỗ sàng nhỏ dễ bị tắc nhất là khi xát thóc có độ ẩm cao. Hiện nay sàng được chế tạo theo phương pháp đột hoặc đập với kích thước lỗ thông dụng là 1,11 mm đến 1,27 mm. Máy đặt thẳng đứng có luồng khí thồi, sàng được lắp bao toàn bộ chu vi buồng xát do hai nửa ghép lại. Động cơ 3 pha, P = 4.5 KW. Truyền động bằng puli và đai truyền 2. Nguyên lý hoạt động. Nguyên liệu được nạp vào qua cửa nạp liệu qua 2 quả lô. Hạt nào tách vỏ được, hạt được đưa vào buồng sát, vỏ sẽ được thổi ra ngoài. Hạt nào chưa tách vỏ được đưa ra một máng để nạp lại. Để điều chỉnh phần trăm tấm, độ gãy vỡ ta có bộ phận điều chỉnh. Gạo và cám đươc đưa ra 2 đường khác nhau. Quạt hút bổi, tấm nhỏ ra ngoài. 3. Đánh giá hiệu suất máy và chi phí năng lượng riêng. + Hiệu suất bóc vỏ: η = (%) n1: Tỷ lệ hạt chưa bóc vỏ trước khi đưa vào máy (%) n2: Tỷ lệ hạt chưa bóc vỏ sau khi cho đi qua máy (%). Trường hợp cho toàn bộ hay cho một phần hạt đã xay quay trở lại hỗn hợp với hạt chưa xay để xay lại, hiệu suất bóc vỏ được xác định theo công thức: η = (%). C: Tỷ lệ hạt được bóc vỏ do kết quả gia công (%). M: Tỷ lệ nhân bị vỡ (%). m: Tỷ lệ cám (%). c: Tỷ lệ hạt bóc vỏ có lẫn trong hõn hợp quay trở lại máy xay (%). + Năng suất máy. + Năng suất lý thuyết máy bóc vỏ kiểu rulô. Qlt =3,6.l.v.δ.σ.φ (tấn/h). l: Chiều dài trục. v: Vận tốc trung bình của lớp hạt trong vùng xay. v = τ: Thời gian hạt di chuyển trong buồng xát (s). δ: Giá trị trung bình giữa các trục trong vùng xay. σ: Khối lượng thể tích của sản phẩm trước khi xay. φ: Hệ số nạp đầy. B. MÁY ĐÁNH BÓNG GẠO I. Mục đích yêu cầu: Giúp sinh viên nắm vững cấu tạo và hoạt động của máy II. Nội dung. 1.Cấu tạo của máy đánh bóng. Cửa nạp liệu là một phễu. Động cơ sử dụng là loại động cơ 1 pha (220V) công suất 1 KW. 2 quả lô xoắn được chế tạo từ cao su. 2. Nguyên lý hoạt động . Nguyên liệu được nạp vào qua cửa nạp liệu. Trà sát bằng quả lô xoắn . C. MÁY CÁN ÉP I. Mục đích yêu cầu: Giúp sinh viên nắm vững cấu tạo và hoạt động của máy II. Nội dung. 1.Cấu tạo của máy cán ép. Động cơ 3 pha, 1.5 KW Gồm có 4 quả lô bằng kim loại có xẻ rãnh. 2. Nguyên lý hoạt động. Nguyên liệu được nạp vào qua cửa nạp liệu. Truyền động bằng đai. Cán ép bằng 4 quả lô xoắn. D. MÁY NGHIỀN BỘT NƯỚC - KHÔ. I. Mục đích yêu cầu: Giúp sinh viên nắm vững cấu tạo và hoạt động của máy II. Nội dung. 1.Cấu tạo của máy máy nghiền bột. Cửa nạp liệu là một phễu. Động cơ 1,5 KW. Hai phiến đá có thể điều chỉnh được khoảng cách. 2. Nguyên lý hoạt động. Truyền động bằng khớp cácđăng. Nguyên liệu được trà xát bởi hai phiến đá. E. MÁY NGHIỀN. I.Mục đích yêu cầu: Giúp sinh viên nắm vững nguyên lý cấu tạo của Máy nghiền trong dây truyền chế biến lương thực. II.Nội dung: 1.Cấu tạo Máy nghiền. Động cơ 4,5 KW truyền động bằng đai và buli Bộ phận cung cấp gồm phễu nạp liệu có van để điều chỉnh. Bộ phận nghiền gồm các búa 1 lắp lỏng trên trục lắp búa thành từng hàng, tất cả được lắp trên đĩa nghiền hoặc trống nghiền. Bao quanh đĩa hoặc trống là các tấm sàng và tấm nhám (sàng thường bao góc 1800 – 3600 phần còn lại là tấm nhám). Độ nhỏ của bột nghiền được điều chỉnh bằng cách thay đổi sàng có kích thước to nhỏ khác nhau. Bộ phận thu sản phẩm nghiền gồm có cửa thoát bột, quạt gió hút và thổi bột vào bình thu bột để tách và phân ly riêng bột nghiền. 2. Nguyên lý hoạt động Máy nghiền theo nguyên tắc va đập, đáp ứng được tốt yêu cầu kỹ thuật hơn so với các nguyên tắc nghiền khác nên được sử dụng rộng rãi. F. MÁY NGHIỀN SIÊU MỊN I. Mục đích yêu cầu: Giúp sinh viên nắm vững cấu tạo và hoạt động của máy nghiền siêu mịn, qua đó so sánh được sự khác nhau về cấu tạo của máy và chất lương sản phẩm so với máy nghiền trước. II. Nội dung. 1.Cấu tạo Máy nghiền siêu mịn. Động cơ 1 pha chổi than, 220V, 1KW. Dao nghiền gồm 3 lưỡi dược lắp trên rulô. Sàng, tuỳ theo kích thước của sản phẩm có các loại sàng khác nhau. 2. Nguyên lý hoạt động: Nguyên liệu được đưa vào qua cửa nạp liệu và được nghiền nhỏ theo kích thước của sàng. G. MÁY TRỘN. I. Mục đích yêu cầu. Giúp sinh viên nắm vững cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy trộn sản phẩm trong chế biến thức ăn chăn nuôi. II. Nội dung. 1.Cấu tạo của má . + Máy trộn dẻo có hai động cơ độc lập nhau 1 động cơ để quay nồi: Động cơ 3 pha, 380 V, 3 KW. 1 động cơ quay cánh khuấy: Động cơ 3 pha, 380 V, 1.9 KW. +Mỗi mẻ quấy trộn được 20 kg. 2. Nguyên lý hoạt động. Dựa trên sự hoạt động của 2 động cơ không cùng tốc độ. 3.Xác định năng suất và chi phí năng lượng riêng. Máy khuấy làm việc gián đoạn, năng suất máy trộn làm việc gián đoạn được xác định theo công thức sau: Q = = 60. Trong đó: q: Khối lượng hỗn hợp trong một mẻ trộn, tấn. V: Dung tích thùng trộn, m3. : Khối lượng thể tích của hỗn hợp. φ: Hệ số nạp đầy thùng trộn φ = 0,7 – 0,8. τ: Thời gian trộn một mẻ, phút. τn ,τtr ,τx thời gian nạp, trộn và xả trong 1 mẻ trộn. H. MÁY SÀNG RUNG I. Mục đích yêu cầu: Giúp sinh viên nắm vững cấu tạo và hoạt động của máy. II. Nội dung. 1.Cấu tạo của máy . Thông số kĩ thuật:430 VA; 2A. + Kích thước lỗ sàng 4 mm 2 mm 1 mm 500 μm 250 μm 125 μm 63 μm 45 μm 2. Nguyên lý hoạt động. +Bộ phận tạo rung có điều chỉnh. +Hạt nhỏ nhất lọt xuống dưới cùng. I. MÁY ÉP LÀM MỲ I. Mục đích yêu cầu: Giúp sinh viên nắm vững cấu tạo và hoạt động của máy. II. Nội dung. 1.Cấu tạo của máy . Gồm 2 động cơ : 1quay trộn, ép đùn nguyên liệu có thông số: 3 pha 400V; 0,75 kW 1 cắt sợi 1 pha 0,4kW Nồi trộn 5 kg Bộ phận quay tay Có bộ phận nạp nhiên liệu hình phễu, trục vít ép nhiên liệu đùn sản phẩm ra cửa thoát sản phẩm,dưới cửa thoát sản phẩm có sàng hấng đứng im. Điều chỉnh độ dài ngắn của sản phẩm ta điều chỉnh tốc độ dao cắt 2. Nguyên lý hoạt động. Dựa trên nguyên lý đùn ép qua khuôn. A. MÁY ÉP DẦU I. Mục đích yêu cầu: Giúp sinh viên nắm vững cấu tạo và hoạt động của máy. II. Nội dung. 1.Cấu tạo của máy . Trục vít ép. Truyền động bằng khớp cácđăng có bộ phận tự động cắt khi quá tải 2. Nguyên lý hoạt động. Dựa trên nguyên lý đùn ép. Bài 2: MÁY RỬA CỦ QUẢ VÀ MÁY CẮT THÁI ĐA NĂNG. A.MÁY RỬA CỦ QUẢ. I. Mục đích yêu cầu: Giúp sinh viên nắm vững cấu tạo và hoạt động của máy rửa củ quả. II.Nội dung: 1.Cấu tạo Máy trà xát, cọ rửa củ quả dưới đất. Máy được cấu tạo hình trụ đứng vỏ bằng Inox. Động cơ của máy : 3 pha, P= 1 KW. Một cửa nạp liệu: Dùng để đưa nguyên liệu là củ, quả vào Một cửa ra thoát liệu: Dùng để lấy nguyên liệu sau khi đã trà xát và cọ rửa Một ống đưa nước vào có van điều chỉnh mực nước vào Một cửa thoát nước bẩn ra. Một khởi động từ. 2.Nguyên lý làm việc. Máy làm việc dựa trên nguyên lý quay ly tâm 1 chiều và trà sát. 3.Thực hành rửa củ quả. Xả nước đến khi có nước chảy ra ở của thoát nước Đóng động cơ thông qua việc bấm nút điều khiển Tiến hành rửa khoai tây với số lượng từ 1 Kg trong thời gian từ 3 phút sau đó cho ra kiểm tra chất lượng sau khi rửa. Trong quá trình máy hoạt động thì nước cung cấp từ đầu vào vẫn chảy và nước từ cửa thoát bẩn vẫn tiếp tục thoát hết chất bẩn ra ngoài. 4. Xác định độ bẩn còn lại sau khi rửa bằng máy. Trên thực tế thì Máy rửa củ quả không thể rửa hết các vết bẩn do nguyên liệu rửa của chúng ta là các củ, quả dưới đất, đặc điểm của các loại củ quả này là không bằng phẳng mà có nhiều lỗ hổng, có nhiều chỗ lồi lõm, vì vậy việc cọ rửa không thật sạch, nên sau khi rửa xong người ta có thêm công đoạn là làm sạch thủ công những vết bẩn còn xót lại sau bằng tay 5. Xác định năng suất máy và chi phí năng lượng riêng. B. MÁY CẮT THÁI. I. Mục đích yêu cầu: Giúp sinh viên nắm vững cấu tạo và hoạt động của máy cắt thái trong chế biến nông sản. II. Nội dung: 1.Cấu tạo máy cắt thái. Sơ đồ bộ phận thái kiểu đĩa Máy gồm có hai động cơ hoàn toàn độc lập, trên máy có gắn hệ thống hộp điều chỉnh tốc độ cũng như điều chỉnh việc đóng, mở máy. Trên máy còn có băng tải dùng để vận chuyển nguyên liệu vào buồng thái, và có gắn thêm hệ thống điều chỉnh nguyên liệu đầu vào, bộ phận dao thái và một tấm kê. Dao thái được lắp vào đĩa hay cánh dao đối với dao thẳng và dao cong. hoặc lắp vào trống lắp dao với dao dạng xoắn. 2. Nguyên lý làm việc của Máy cắt thái Máy cắt thái làm việc dựa trên nguyên lý làm việc của dao cầu thái thuốc, nghĩa là quá trình cắt thái được thực hiện bằng một lưỡi dao chuyển động quay và một lưỡi dao cố định (tấm kê) đồng thời vật thái được đưa vào cho dao thái. 3. Thực hành cắt thái một số loại rau, củ quả. Tiến hành cắt thái một số loại rau, cụ thể là trong bài thí nghiệm ta tiến hành cắt thái rau muống,khoai tây, điều chỉnh tốc độ khác nhau cho ta độ to nhỏ của lát cắt khác nhau làm cho nguyên liệu ra có kích thước to nhỏ khác nhau. Nguyên liệu được đưa và băng truyền và băng truyền tự động đưa nguyên liệu vào để thực hiện công việc cắt thái 4.Xác định độ dầy của lát thái và độ dài đoạn thái. 5.Xác định năng suất và chi phí năng lượng riêng.
Tài liệu liên quan