Hoà chung với sự phát triển của nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ta đã thực sự chuyển mình. Trong một môi trường cạnh tranh đầy biến động, hai vấn đề cơ bản nhất trong thực tế đang đặt ra cho các doanh nghiệp đó là nhu cầu thị trường thường xuyên biến đổi và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trên phạm vi toàn cầu. Lẽ tất nhiên các doanh nghiệp Việt Nam càng gặp khó khăn hơn do điểm xuất phát thấp và nhiều nguyên nhân khác. Đặc biệt cuộc chiến trên thương trường ngày càng trở nên khốc liệt hơn khi Việt Nam chính thức tham gia vào WTO. Việt Nam là thành viên của WTO sẽ đưa nền kinh tế đất nước đến với những cơ hội mới, bên cạnh đó cũng có không ít những khó khăn, thách thức có thể gặp phải. Con đường để giúp doanh nghiệp Việt Nam tồn tại được và vươn lên mạnh mẽ trong cơ chế thị trường đầy nghiệt ngã hiện nay, cách tốt nhất là phải thích ứng được với thị trường, điều hành được hoạt động của doanh nghiệp theo định hướng thị trường.
Công ty Cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu đã nắm bắt rõ xu hướng phát triển và ngày một xác định được chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, để có thể đứng vững và phát triển hơn nữa, Công ty cần phải thực hiện một số chính sách cụ thể và lâu dài như đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu,
Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng vậy, đi kèm với những thuận lợi, tích cực là những khó khăn và thử thách phải vượt qua. Nhờ xác định được phương hướng, mục tiêu và chiến lược lâu dài, Công ty đã gặt hái được không ít thành công và được biết đến nhiều qua các sản phẩm có chất lượng.
Xuất phát từ những kiến thức đã học ở trường và thời gian thực tập tại Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài:
“ Thực trạng hoạt động xuất khẩu và những giải pháp nhằm nâng cao xuất khẩu ở Công ty Cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu” làm bài thu hoạch của mình.
Nội dung thu hoạch thực tập bao gồm:
Chương I: Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại Công ty CPDCCKXK
Chương II: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại Công ty CPDCCKXK
Trong quá trình nghiên cứu và viết bài thu hoạch thực tập tốt nghiệp, em đã được sư quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình của cô Thuỷ, ngoài ra em còn được các cô chú trong phòng Tổ chức lao động tiền lương, phòng Kế hoạch, Phòng tài vụ, Phòng kinh doanh chỉ bảo và giúp đõ tận tình. Tuy nhiên, thời gian cũng như trình độ, kiến thức thực tế có hạn nên bài viết của em chắc chăn không tránh khỏi khiếm khuyết nhất định. Em mong nhận được sự quan tâm và góp ý của cô để có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện bài thu hoạch này. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô Thuỷ đã giúp em hoàn thành bài thu hoạch thực tập tốt nghịêp này.
47 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3145 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Thực trạng hoạt động xuất khẩu và những giải pháp nhằm nâng cao xuất khẩu ở Công ty Cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU 4
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty 4
2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu 7
3. Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của Công ty 9
3.1. Đặc điểm về vốn 9
3.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu 11
3.3. Đặc điểm về môi trường kinh doanh 12
4. Sự vận hành và phát triển của Công ty 13
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU
I.Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty
1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 17
2. Đặc điểm mặt hàng xuất khẩu của Công ty 19
3. Thị trường xuất khẩu của Công ty 20
II.Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Công ty 21
1. Những kết quả đạt được 21
2. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân 22
2.1. Những mặt còn tồn tại 22
2.2. Nguyên nhân 23
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU 26
I. Mục tiêu và phương hướng xuất khẩu của Công ty trong những năm
tiếp theo 25
1. Định hướng xuất khẩu cơ khí của Việt Nam 25
2. Mục tiêu và phương hướng xuất khẩu của Công ty 25
II. Các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại công ty 27
1. Nghiên cứu lựa chọn thị trường 27
2. Sử dụng các chính sách Marketing thích hợp 29
2.1. Sản phẩm 29
2.1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm 29
2.1.2. Mở rộng hình thức tạo nguồn 31
2.1.3. Quản lý chất lượng sản phẩm 32
2.2. Giá 33
2.3. Phân phối 34
2.4. Xúc tiến 34
2.4.1. Công tác tuyên truyền quảng cáo 34
2.4.2. Nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên phòng kinh doanh 35
KẾT LUẬN 36
DANH MỤC VIẾT TẮT
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
CPDCCKXK: Cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
TSCĐ: Tài sản cố định
LNST: Lợi nhuận sau thuế
VLĐ: Vốn lao động
Nộp NSNN: Nộp ngân sách Nhà nước
NVL: Nguyên vật liệu
LỜI MỞ ĐẦU
Hoà chung với sự phát triển của nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ta đã thực sự chuyển mình. Trong một môi trường cạnh tranh đầy biến động, hai vấn đề cơ bản nhất trong thực tế đang đặt ra cho các doanh nghiệp đó là nhu cầu thị trường thường xuyên biến đổi và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trên phạm vi toàn cầu. Lẽ tất nhiên các doanh nghiệp Việt Nam càng gặp khó khăn hơn do điểm xuất phát thấp và nhiều nguyên nhân khác. Đặc biệt cuộc chiến trên thương trường ngày càng trở nên khốc liệt hơn khi Việt Nam chính thức tham gia vào WTO. Việt Nam là thành viên của WTO sẽ đưa nền kinh tế đất nước đến với những cơ hội mới, bên cạnh đó cũng có không ít những khó khăn, thách thức có thể gặp phải. Con đường để giúp doanh nghiệp Việt Nam tồn tại được và vươn lên mạnh mẽ trong cơ chế thị trường đầy nghiệt ngã hiện nay, cách tốt nhất là phải thích ứng được với thị trường, điều hành được hoạt động của doanh nghiệp theo định hướng thị trường.
Công ty Cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu đã nắm bắt rõ xu hướng phát triển và ngày một xác định được chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, để có thể đứng vững và phát triển hơn nữa, Công ty cần phải thực hiện một số chính sách cụ thể và lâu dài như đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu, …
Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng vậy, đi kèm với những thuận lợi, tích cực là những khó khăn và thử thách phải vượt qua. Nhờ xác định được phương hướng, mục tiêu và chiến lược lâu dài, Công ty đã gặt hái được không ít thành công và được biết đến nhiều qua các sản phẩm có chất lượng.
Xuất phát từ những kiến thức đã học ở trường và thời gian thực tập tại Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài:
“ Thực trạng hoạt động xuất khẩu và những giải pháp nhằm nâng cao xuất khẩu ở Công ty Cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu” làm bài thu hoạch của mình.
Nội dung thu hoạch thực tập bao gồm:
Chương I: Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại Công ty CPDCCKXK
Chương II: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại Công ty CPDCCKXK
Trong quá trình nghiên cứu và viết bài thu hoạch thực tập tốt nghiệp, em đã được sư quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình của cô Thuỷ, ngoài ra em còn được các cô chú trong phòng Tổ chức lao động tiền lương, phòng Kế hoạch, Phòng tài vụ, Phòng kinh doanh chỉ bảo và giúp đõ tận tình. Tuy nhiên, thời gian cũng như trình độ, kiến thức thực tế có hạn nên bài viết của em chắc chăn không tránh khỏi khiếm khuyết nhất định. Em mong nhận được sự quan tâm và góp ý của cô để có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện bài thu hoạch này. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô Thuỷ đã giúp em hoàn thành bài thu hoạch thực tập tốt nghịêp này.
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu là một doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trực thuộc Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp - Bộ công nghiệp. Trải qua gần 45 năm xây dựng, hình thành và phát triển, công ty đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực sản xuất hàng cơ khí và đồ gia dụng INOX - một lĩnh vực có tiềm năng phát triển khá lớn.
Giai đoạn 1960 - 1965: Thời kỳ đầu thành lập Công ty
Được thành lập ngày 18/1/1960. Thời kỳ mới thành lập Công ty có tên gọi là “Xưởng y cụ” trực thuộc Bộ y tế với cơ sở ban đầu là 1300m2 đất do Nhà nước cấp để xây dựng nhà xưởng với 2 tổ là: tổ sửa chữa thiêt bị và tổ cơ. Nhiệm vụ sản xuất lúc này chủ yếu do Bộ y tế giao cho với những sản phẩm chính là kẹp y tế, bông băng, nồi nước cất, thuốc diệt muỗi trừ sốt rét, … Tổng số lao động lúc này trên 100 người, trang thiết bị chưa đầy đủ, cơ sở vật chất còn nghèo nàn và sản xuất mang tính thủ công.
Đứng trước tình hình khó khăn như vậy, công ty đã dần dần từng bước củng cố và phát triển để phù hợp với nhiệm vụ mới tạo điều kiện hỗ trợ sản xuất và thống nhất quản lý.
Ngày 27/12/1962, Bộ y tế quyết định sát nhập Xưởng y cụ và Xưởng chân tay giả để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất mới, tăng khả năng phát triển và tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý. Tuy nhiên, chức năng và nhiệm vụ riêng biệt ở 2 địa điểm khác nhau.
Ngày 14/7/1964, Bộ lại tách Xí nghiệp Y cụ và Chân tay giả ra và thành lập “Nhà máy y cụ” với nhiệm vụ hàng đầu là sản xuất dụng cụ y tế, thiết bị bệnh viện, thiết bị dược phẩm và sửa chữa dụng cụ y tế,… Đồng thời với đội ngũ cán bộ lành nghề, nhà máy cũng tiến hành đi sâu nghiên cứu sản xuất các sản phẩm phức tạp hơn như: cờ lê, mỏ lết, kìm điện,…
Giai đoạn 1966 - 1975: Giai đoạn phát triển kinh tế phục vụ chiến tranh
Năm 1966 - 1977: Nhà máy vẫn hoạt động với chức năng sản xuất thiết bị và dụng cụ y tế như những năm trước.
Năm 1971, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 06/CP chuyển Nhà máy y cụ từ Bộ y yế sang Bộ cơ khí luyện kim quản lý và có tên là Nhà máy y cụ số 1. Nhà máy vẫn tiếp tục sản xuất thiết bị và dụng cụ y tế. Tuy nhiên trong thời gian này, Nhà máy ngày được mở rộng hơn về lao động, máy móc thiết bị và mặt bằng sản xuất nên có tiến sâu hơn vào nghiên cứu các thiết bị bệnh viện có kỹ thuật phức tạp như: ghế nha khoa, bơm thuỷ lực, ... Đồng thời, nhà máy cũng tận dụng năng lực nghiên cứu sản xuất các loại sản phẩm khác như: kìm điện, mỏ kết, ... Kết quả của thời kỳ này, giá trị sản lượng của Nhà máy tăng từ 1,8 triệu đến 2,8 triệu, gấp 3.8 lần so với năm 1964.
Giai đoạn 1976 - 1990: Giai đoạn phát triển kinh tế tập trung
Thời kỳ này Nhà máy chuyển hướng sản xuất sang các dụng cụ cơ khí khác như: kìm điện, cờ lê, mỏ lết, ... đồng thời cũng sản xuất các sản phẩm gia đình như: máy hút bụi, tủ lạnh, điều hoà, ...
Năm 1977, nỗ lực phấn đấu của toàn Nhà máy đã đem đến hợp đồng xuất khẩu đầu tiên với giá trị xuất khẩu đạt 563.000 đồng tương đương với 96.000 rúp, chiếm 8,9% tổng giá trị sản lượng.
Năm 1980, Nhà máy đã xác định được nhiệm vụ trọng tâm của mình là sản xuất để xuất khẩu các sản phẩm tiêu dùng theo nhu cầu thị trường.
Năm 1984, giá trị hàng xuất khẩu tăng từ 96.000 rúp lên1.052.000 rúp, chiếm khoảng 70% tổng sản lượng của Nhà máy.
Ngày 1/1/1985, Bộ cơ khí luyện kim quyết định đổi tên Nhà máy y cụ số 1 thành Nhà máy dụng cụ cơ khí xuất khẩu. Tuy vẫn trong cơ chế quản lý bao cấp nhưng Nhà máy vẫn tự chủ trong các mặt hàng sản xuất, tìm kiếm thị trường mới và tìm kiếm các mặt hàng mới. Chính vì vây, cuối năm 1986 giá trị sản lượng của Nhà máy đẵ tăng lên nhanh chóng, tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu chiếm 70.29% giá trị tổng sản lượng. Các sản phẩm của Nhà máy đã có uy tín trên thị trường nước ngoài như Liên Xô, Ba Lan, Đức, ...
Giai đoạn 1991 - 1999: Thời kỳ kinh tế thị trường
Năm 1991, hệ thống XHCN ở Đông Âu sụp đổ, việc xuất khẩu sang khối SEV đã giảm. Nhà máy đã mất đi một thị trường quen thuộc và quan trọng. Bên cạnh đó là sự chuyển đổi cơ chế quản lý của Nhà nước từ chế độ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường khiến cho nhà máy không được bao cấp như trước nữa. Thời gian này, Nhà máy phải đối mặt với nhiều khó khăn như: thiếu vốn, thiếu máy móc thiết bị hiện đại, thiếu lực lượng lao động có trình độ, thiếu thị trường, hơn nữa lại có nhiều đối thủ cạnh tranh.
Trước tình hình đó, Nhà máy đã chủ động tìm kiếm bạn hàng mới trong và ngoài nước. Nhà máy vẫn tiếp tục duy trì sản xuất các sản phẩm dụng cụ cầm tay như: cờ lê, mỏ lết, kìm điện, ... đồng thời chủ động tìm cách liên doanh với các công ty nước ngoài như: Nhật Bản, Đài Loan để sản xuất các mặt hàng gia dụng bằng Inox.
Ngày 1/1/1996, Nhà máy đổi tên thành Công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu do Bộ công nghiệp quản lý. Công ty được phép chủ động mua bán, xuất nhập khẩu hàng hoá trực tiếp với nước ngoài. Công ty đã mở rộng liên doanh, liên kết với các công ty nước ngoài để sản xuất các linh kiện xe máy Honda, lắp ráp xe máy Super Dream, cần khởi động, cần số xe hàng VAP, ..
Giai đoạn 2000 - nay
Ngày 1/1/2001, căn cứ Luật doanh nghiệp của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 12/6/1999 và Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/06/1998 của Chính phủ về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần, Bộ trưởng Bộ công nghiệp đã phê duyệt phương án cổ phần hoá và ra quyết định số 62/2000/QĐ-BCN chuyển Công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu thành Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu.
Công ty thực hiện cổ phần hoá 100% với tổng số vốn điều lệ là 12 tỷ đồng. Trong đó, 91,7% là tỷ lệ bán cho người lao động trong công ty và 8,3% là tỷ lệ cổ phần hoá cho các đối tượng bên ngoài với trị giá mỗi cổ phiểu là 100.000 VNĐ. Tổng số cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong Công ty chiếm 20% giá trị vốn Nhà nước tại Công ty. Tất cả các cán bộ công nhân viên đều tham gia mua cổ phiếu và trở thành cổ đông chính của Công ty. Người mua ít nhất là 30 cổ phần, người mua nhiều nhất là 600 cổ phần.
Hiện nay, Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu vẫn đang tiếp tục phát triển mạnh trên thị trường với sản phẩm là mặt hàng phụ tùng xe máy thu hút được đông đảo các nhà đầu tư trong nước và sản xuất các mặt hàng Inox để xuất khẩu.
Như vậy, sau hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu đã thực sự đi lên và đứng vững trên thị trường nhờ có định hướng đúng đắn trong công tác tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh của mình.
Hiện nay, Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu có:
_Trụ sở đặt tại: 229 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội
_ Tên giao dịch quốc tế: EXPORT MACHINE TOOL STOCK COMPANY
_Diện tích mặt bằng: 25000m2
_ Tổng lực lượng lao động: 1043 người (trong đó: 693 nhân viên chính thức, 84 công nhân tạm thời (làm trong 3 tháng) và 266 công nhân thời vụ (làm theo đợt)).
Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU
CHỦ TỊCH HĐQT
BAN KIỂM SOÁT
PX
CƠ
ĐIỆN
PX
DỤNG CỤ
PHÒNG
KỸ THUẬT
PHÒNG
HÀNH CHÍNH
PHÒNG
KINH
DOANH
GIÁM ĐỐC
PX MẠ
PX
CƠ
KHÍ 3
PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
PHÓ GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT
TỔ NHIỆT
LUYỆN
PX
RÈN
DẬP
PX
CƠ
KHÍ 2
PX
CƠ
KHÍ 1
PHÒNG KẾ HOẠCH
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
PHÒNG
TỔ CHỨC
LAO ĐỘNG
PHÒNG QC
Nguồn: Phòng Tổ chức lao động tiền lương
3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty
3.1. Đặc điểm về vốn
Vốn, lao động và công nghệ là những yếu tố quan trọng và quyết định ảnh hưởng đến sự thành bại của bất cứ một doanh nghiệp hay một tổ chức nào, nói cách khác hoạt động tài chính là không thể thiếu được trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn kinh doanh thì cần phải có vốn đầu tư, mua sắm tài sản cố định, công cụ dụng cụ, cải tiến và đổi mới kỹ thuật hoặc chuyển giao công nghệ, tái đầu tư mở rộng sản xuất, đặc biệt là đầu tư mở rộng sản xuất để phát triển kinh tế. Vốn thực sự có vai trò quyết định đối với các doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển.
Qua bảng số liệu về Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty trong ba năm hoạt động gần đây (2004-2006), chúng ta có thể thấy tình hình hoạt động của Công ty đã đi vào hiệu quả. Cụ thể là lượng vốn kinh doanh đi vào hoạt động sản xuất hàng năm có xu hướng tăng. Năm 2004, lượng vốn là 36.050 tỷ thì đến năm 2005 lượng vốn đã tăng lên 38.750 tỷ và năm 2006 là 39.540 tỷ. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy Công ty có dấu hiệu lớn lên về quy mô. Trong 3 năm (2004-2006), tỷ lệ vốn đầu tư của năm 2005 so với năm 2004 là 7,49% tương đương với 2.7 tỷ đồng. Tỷ lệ vốn tăng năm 2006 so với năm 2005 là 2,04% tương ứng với khoảng 790 triệu đồng. Chúng ta có thể khẳng định Công ty đang có những bước tiến lớn trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay.
Cơ cấu nguồn vốn chia theo chủ sở hữu
Chúng ta có thể thấy rõ khả năng quản lý vốn cũng như khả năng huy động vốn của Công ty. Đây là một cơ cấu khá cân đối giữa nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn huy động từ bên ngoài. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu qua các năm có xu hướng giảm, trong khi lượng vốn đầu tư hàng năm có xu hướng tăng. Nếu năm 2004 tỷ trọng nguồn vốn đi vay chiếm 34,23% tổng số vốn của doanh nghiệp thì năm 2005 lượng vốn này đã tăng lên 44,84% và năm 2006 chiếm 47,32% tổng số đi vay của doanh nghiệp. Điều này nói lên khả năng quản lý và sử dụng vốn rất hiệu quả. Doanh nghiệp đã biết tận dụng các nguồn lực bên ngoài bằng cách tăng lượng vốn đi vay để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng cũng phải nói rằng việc quá lạm dụng vào nguồn vốn đi vay đôi khi sẽ bị phản tác dụng. Nếu như lượng vốn vay chiếm tỷ trọng quá nhiều trong cơ cấu vốn thì điều này có thể làm cho doanh nghiệp bị động trong việc sử dụng vốn, hơn nữa nếu sử dụng vốn vay quá nhiều mà không hiệu quả sẽ làm cho doanh nghiệp không có khả năng chi trả. Do đó, Công ty cần phải nghiên cứu cân đối giữa hai nguồn vốn này sao cho phù hợp nhất.
Cơ cấu nguồn vốn chia theo tính chất
Đối với những doanh nghiệp có hoạt động đặc thù như Công ty thì nguồn vốn chia theo tính chất lại có một đặc điểm rất riêng. Đó là tỷ trọng vốn lưu động lúc nào cũng lớn hơn tỷ trọng vốn cố định. Điều này cũng dễ hiểu vì ngoài lượng máy móc, thiết bị và những tài sản cố định khác của Công ty thì nguồn vốn doanh nghiệp dành cho mua sắm nguyên vật liệu cho mỗi hợp đồng cho Công ty ký kết mới là quan trọng.
3.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Đây là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, trực tiếp tạo ra sản phẩm. Nếu thiếu nguyên vật liệu thì quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn hoặc không thể tiến hành được. Vấn đề đặt ra là phải làm sao cung ứng đúng số lượng, chủng loại, chất lượng, quy cách và đúng tiến độ.
Sản phẩm của Công ty rất đa dạng, bao gồm nhiều chủng loại. Trong mỗi loại lại có nhiều quy cách khác nhau nên đòi hỏi một khối lượng nguyên vật liệu lớn như thép, tôn và inox các loại, .. Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh và trung bình mỗi tháng Công ty sử dụng khoảng 1.215kg vật liệu. Hàng năm, Công ty phải chi tiêu từ 5-6 tỷ đồng để mua nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất.
Nguyên vật liệu chính bao gồm: sắt và thép các loại với kích cỡ khác nhau, đồng các loại, vàng lá, dương cực niken, inox,… Nguyên liệu phụ bao gồm: nhựa, dầu mỡ, sơn, đinh,… Nhiên liệu bao gồm: xăng A67, A92, dầu Diezen, than, điện,... Phụ tùng thay thế gồm: bánh răng, dây đai, các loại má côn, đồ điện,… Phế liệu thu hồi chủ yếu là các loại sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất, ngoài ra còn có các loại sắt, tôn, thép vụn.
1.1 Trích bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu bình quân năm
Loại
Chủng loại NVL
Đơn vị tính
Định mức tiêu hao
1. NVL chính
Thép
Tấn
600 tấn/năm
2. Vật liệu phụ
Than
Xăng
Điện
Tấn
Tấn
Kw
450 tấn/năm
250 tấn/năm
4.500.000/năm
Nguồn: Phòng tài vụ
Trước đây, mọi việc thu mua, nhập khẩu nguyên vật liệu đều phải qua các cơ quan Xuất nhập khẩu của các Bộ ngành liên quan nên việc mua sắm, dự trữ của Công ty không được chủ động dẫn đến khối lượng và cơ cấu mặt hàng của Công ty không thể thay đổi linh hoạt theo sự biến động của nhu cầu thị trường, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty được Bộ tạo điều kiện chủ động trong việc tìm mua và nhập khẩu trực tiếp. Hiện nay Công ty đã thực hiện mua sắm, dự trữ nguyên vật liệu một cách linh hoạt theo kế hoạch sản xuất.
Do đặc điiểm sản xuất nên hầu hết các nguyên vật liệu chính của Công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó chủ yếu là: Hàn Quốc, Đức, Đài Loan, Nhật,.... Điều này gây khó khăn trong việc lập kế hoạch và thu mua nguyên vật liệu sao cho đúng chủng loại và kịp thời, đồng thời gây ra tình trạng phụ thuộc và khó đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó còn phát sinh nhiều loại chi phí khác như: chi phí giao dịch, chi phí bến bãi, chi phí thu mua, chi phí vận chuyển, .. làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm và công tác tiệu thụ sản phẩm. Chính vì vậy, việc tìm được nhà cung cấp thường xuyên và thay thế nguyên vật liệu đầu vào trong trường hợp rủi ro là rất quan trọng mà Công ty cần phải cân nhắc, tính toán kỹ lượng để tránh những tổn thất không đáng có xảy ra nhằm đạt được kết quá tốt nhất. Ngoài ra, nguyên vật liệu thường được nhập với số lượng lớn nên việc đảm bảo số lượng và chất lượng trong quá trình lưu kho là điều tối cần thiết.
3.3. Đặc điểm về môi trường kinh doanh
Sản phẩm của Công ty ngoài thị trường trong nước còn được bán cho các doanh nghiệp nước ngoài. Họ đặt mua lại sản phẩm của Công ty rồi bán ra thị trường nước ngoài. Nhóm khách hàng này là những khách hàng thường xuyên va họ thường yêu cầu đặt hàng với số lượng lớn, chính xác về thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm đúng với hợp đồng. Đây là một thị trường khó tính nhưng rộng lớn giúp Công ty ngày càng phát triển. Thực tế cho thấy tiềm năng tiêu thụ ở thị trường này là rất cao. Trong vài năm gần đây, Công ty đã nỗ lực rất nhiều trong việc thâm nhập vào thị trường này và đạt được những kết quả đáng khích lệ.
1.2 Doanh thu xuất khẩu của Công ty
Đơn vị: VNĐ
Năm
Doanh thu xuất khẩu
Tăng/ giảm (%)
2004
456.085
0
2005
635.834
39,41
2006
1.265.798
99,08
Nguồn: Phòng kế hoạch
Qua bảng doanh thu xuất khẩu trên, ta có thể thấy doanh thu của Công ty qua 3 năm gần đây (2004-3006) đã dần ổn định và thị trường xuất khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Doanh thu xuất khẩu của Công ty đều tăng qua các năm, năm 2004 doanh thu xuất khẩu chỉ đạt 456.085.000 đồng thì đến năm 2005, doanh thu đã tăng lên 39,41% và năm 2006 tăng mạnh với 1.256.798 đồng (khoảng 99,09% so với năm 2005).
4. Sự vận hành và phát triển của Công ty
Căn cứ vào những biến động của môi trường kinh doanh bên ngoài và của Công ty có thể tạm chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ 1977 -1985
Năm 1977 là năm nhà máy bắt đầu chú tâm vào sản xuất các sản phẩm để xuất khẩu. Trong những năm này, Công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch. Từ đó có thể thấy được sự cố gắng vượt bậc của Công ty trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển.
1.3 Kim ngạch xuất khẩu của Công ty giai đoạn 1977-1985
Đơn vị: VNĐ
Năm
Tổng kim ngạch xuất khẩu