Báo cáo thực tập tìm hiểu Khu di tích lịch sử đền Hùng

Như ông cha thường nói: “sông có nguồn, cây có cội, con người có tổ có tông”. Từ bao đời nay, trong tâm niệm của người Việt giỗ tổ Hùng Vương là thiêng liêng, cao cả không thể lãng quên: “Dù ai đi gần về xa Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mồng mười Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”. Câu ca dao đậm đà tình nghĩa ấy đã đi sâu vào lòng người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong sâu thẳm tâm thức của mỗi người dân đất Việt từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền Nam ra miền Bắc, đều có ý thức tìm về cội nguồn của dân tộc. Hàng ngàn năm nay, truyền thống Giỗ Tổ Hùng Vương tưởng nhớ cha Rồng, mẹ Tiên và 18 đời vua Hùng đã trở thành biểu tượng văn hoá tâm linh, tín ngưỡng, điểm hội tụ tinh thần đại đoàn kết của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nơi để đồng bào cả nước và Kiều bào ta ở nước ngoài có điều kiện thắp những nén nhang bày tỏ lòng thành kính của mình trước anh linh của các vị Vua Hùng. Trong chuyến đi thực tập xuyên Việt, hành trình từ thành phố Hồ Chí Minh về Hà Nội và điểm cuối cùng dừng chân là đền Hùng. Chúng tôi thực sự cảm thấy xúc động về bề dầy lịch sử của dân tộc ta, tự hào khi mang trong mình dòng máu con cháu Lạc Hồng và dâng lên một niềm xao xuyến bâng khuâng với những cảm xúc khó tả khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên nơi đây. Những lớp sương bồng bềnh như dải lụa trắng mềm mại, thanh khiết trải ngang dãy núi, rừng cây làm cho khung cảnh Đền Hùng trở nên kỳ ảo như giữa cõi Bồng lai.

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 4948 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tìm hiểu Khu di tích lịch sử đền Hùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Như ông cha thường nói: “sông có nguồn, cây có cội, con người có tổ có tông”. Từ bao đời nay, trong tâm niệm của người Việt giỗ tổ Hùng Vương là thiêng liêng, cao cả không thể lãng quên: “Dù ai đi gần về xa Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mồng mười Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”. Câu ca dao đậm đà tình nghĩa ấy đã đi sâu vào lòng người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong sâu thẳm tâm thức của mỗi người dân đất Việt từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền Nam ra miền Bắc, đều có ý thức tìm về cội nguồn của dân tộc. Hàng ngàn năm nay, truyền thống Giỗ Tổ Hùng Vương tưởng nhớ cha Rồng, mẹ Tiên và 18 đời vua Hùng đã trở thành biểu tượng văn hoá tâm linh, tín ngưỡng, điểm hội tụ tinh thần đại đoàn kết của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nơi để đồng bào cả nước và Kiều bào ta ở nước ngoài có điều kiện thắp những nén nhang bày tỏ lòng thành kính của mình trước anh linh của các vị Vua Hùng. Trong chuyến đi thực tập xuyên Việt, hành trình từ thành phố Hồ Chí Minh về Hà Nội và điểm cuối cùng dừng chân là đền Hùng. Chúng tôi thực sự cảm thấy xúc động về bề dầy lịch sử của dân tộc ta, tự hào khi mang trong mình dòng máu con cháu Lạc Hồng và dâng lên một niềm xao xuyến bâng khuâng với những cảm xúc khó tả  khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên nơi đây. Những lớp sương bồng bềnh như dải lụa trắng mềm mại, thanh khiết trải ngang dãy núi, rừng cây làm cho khung cảnh Đền Hùng trở nên kỳ ảo như giữa cõi Bồng lai. Chính tại vùng đất Tổ thiêng liêng này Bác đã để lại cho chúng ta và muôn đời con cháu mai sau một lời dặn dò cô đúc: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước", lời căn dặn của Bác chứa đựng một sự hàm ơn sâu sắc đối với người đã có công "khai quốc", làm sáng ngời truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc, đồng thời khẳng định việc giữ gìn giang sơn gấm vóc của cha ông để lại, giữ gìn nền độc lập, tự do mà hàng ngàn năm qua dân tộc ta đã không tiếc máu xương để bảo vệ là trách nhiệm của mọi người Việt Nam. Khu di tích lịch sử đền Hùng là nơi thờ các vị vua hùng đã có công dựng nước – tổ tiên của dân tộc Việt Nam, trải qua bao biến thiên của lịch sử, nơi đây đã hội tụ văn hóa tâm linh, tín ngưỡng phong tục, thể hiện tình cảm ghi nhớ công ơn của các vua Hùng và tinh thần đại đoàn kết của cộng đồng các dân tộc. Nhằm góp phần hiểu sâu sắc về quê cha đất tổ - cội nguồn dân tộc, chúng tôi quyết định chọn khu di tích lịch sử đền Hùng để viết bài báo cáo thực tập. Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; là nơi thờ các vua Hùng có công dựng nước, Tổ Tiên của dân tộc Việt Nam. Ngày xa xưa vùng đất này là khu vực trung tâm của nước Văn Lang, nằm giữa hai dòng sông giống như hai dãy hào thiên nhiên khổng lồ bao bọc lấy cố đô xưa của các vua Hùng. Phía đông với các dãy núi non trùng điệp. Vùng đất này có nhiều sông ngòi ao hồ, đồi núi, lại có những cánh đồng màu mỡ phì nhiêu do phù sa của ba con sông bồi đắp, vừa thuận lợi cho cuộc sống định canh định cư, vừa thuận lợi cho việc phòng thủ hay rút lui khi xảy ra các cuộc xung đột bộ lạc. Hiện nay dấu vết cư trú của dân cư thời đại các vua Hùng còn để lại trong hàng chục di chỉ khảo cổ học, được phân bố dày đặc từ huyện Lâm Thao tới ngã ba Bạch Hạc - Việt Trì. Những di chỉ khảo cổ học là minh chứng một thời đại, với nghề luyện kim đồng thau và trồng lúa nước của một nền văn minh nông nghiệp, đã từng tồn tại trước công nguyên hàng nghìn năm. Đền Hùng là trung tâm, là tiêu điểm về thời đại các vua Hùng, các ngôi đền thờ vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh (còn gọi là núi Cả theo địa phương hay các tên khác: núi Hùng, núi Hy Cương), có độ cao 175 mét so với mặt nước biển. Trước kia khu vực này là cánh rừng già nhiệt đới. Ngày nay núi Hùng vẫn giữ dáng vẻ của rừng tự nhiên với nhiều thế hệ cây tầng khác nhau, gồm 150 loài thảo mộc, thuộc 35 họ, trong đó còn lại một số cây đại thụ lớn như: đa, thông, thiên tuế, trò vv... Người xưa nói: Núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam, mình uốn khúc thành dãy núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo ở phía sau.Từ núi Hùng nhìn ra phía trước ngã ba Việt Trì có hàng chục quả đồi thấp là đàn rùa bò từ ao nước lớn lên. Phía sau mảnh đất làng Hy Sơn (Tiên Kiên) là hình một con phượng cắp thư. Phía bên phải - quả đồi Khang Phụ (Chu Hóa) là hình một con hổ phục. Phía bên trái - quả đồi An Thái (Phượng Lâu) hình vị tướng quân bắn nỏ. Làng Cổ Tích bên chân núi nằm trên lưng một con ngựa ghi cương. Dãy đồi từ Phú Lộc đến Thậm Thình là 99 con voi chầu về đất Tổ. Đứng trên đỉnh cao Nghĩa Lĩnh ta có thể bao quát toàn bộ một vùng rộng lớn với cảnh đẹp của sơn thuỷ hữu tình.  Khu di tích Đền Hùng có tổng diện tích tự nhiên trên 1.000 ha, được xác định trong tọa độ địa lý: từ 210 24ph08 giây đến 210 28 ph 76 giây vĩ độ bắc, từ 1040 77ph 15 giây đến 104 0 81 ph 68 giây kinh độ đông, thuộc phần đất trong địa giới hành chính của 7 xã: Hy Cương, Chu Hóa, Tiên Kiên, Thanh Đình – huyện Lâm Thao; Phù Ninh , Kim Đức –huyện Phù Ninh và xã Vân Phú – thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Xa xa phía tây dòng sông Thao nước đỏ, phía đông dòng sông Lô nước xanh như hai dải lụa màu viền làm ranh giới của cố đô xưa. Đặc biệt không khí trên núi rất thông thoáng, mát dịu và quanh năm thoang thoảng hương thơm. Tương truyền Vua Hùng đi khắp trong nước, cuối cùng mới chọn được vùng sơn thủy hữu tình này làm đất đóng đô. 1.1. Lịch sử các vua hùng “Các vua hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”. Cũng vì vậy, “dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà ngàn năm.” Khi nghiên cứu về Đền Hùng chúng ta không thể bỏ qua lịch sử các đời vua Hùng cũng như phả hệ họ Hùng. TT  Hiệu vua  Húy  Tuổi thọ  Số năm làm vua   1  Kinh Dương Vương  Lộc Tục  260  215   2  Lạc Long Quân  Sùng Lâm  506  400   3  Hùng Quốc Vương  Lân Lang  260  221   4  Hùng Diệp Vương  Bảo Lang  646  300   5  Hùng Hy Vương  Viên Lang  599  200   6  Hùng Huy Vương  Pháp Hải Lang  500  87   7  Hùng Chiêu Vương  Lang Liêu Lang  692  200   8  Hùng Vi Vương  Thừa Vân Lang  642  100   9  Hùng Định Vương  Quân Lang  602  80   10  Hùng Uúy Vương  Hùng Hải Lang  512  90   11  Hùng Chinh Vương  Hưng Đức Lang  514  107   12  Hùng Vũ Vương  Đức Hiền Lang  456  96   13  Hùng Việt Vương  Tuấn Lang  502  105   14  Hùng Aánh Vương  Chân Nhân Lang  386  99   15  Hùng Triều Vương  Cảnh Chiêu Lang  286  94   16  Hùng Tạo Vương  Đức Quân Lang  273  92   17  Hùng Nghị Vương  Bảo Quang Lang  217  160   18  Hùng Duệ Vương  Huệ Lang  221  150      (2)  Cộng:  2.796 năm      Ngọc phả triều Hùng Vương nước Nam Việt lưu truyền mãi mãi cho miếu Duệ Tôn Điệt, thờ cúng dài lâu ghi trong từ điển. Truy cùng ở kỉ họ Hồng Bàng xưa kia Trung Hoa địa quốc, đóng đô Bắc Thành, lăng phần mộ tổ thiên táng tại núi Ngũ Nhạc thuộc Côn Luân, lấy Ngũ Hồ, Đại Hải, Nam Sơn làm nội Minh đường triều phục. Đời vua thứ  Hịêu vua  Số con trai  Số con gái  Số chi  Số cháu chắt   1  Kinh Dương vương  24  20  36  596   2  Lạc Long Quân  186  29  141  3599   3  Hùng Quốc Vương  33  10  51  900   4  Hùng Diệp Vương  49  20  59  1591   5  Hùng Hy Vương  52  9  61  1600   6  Hùng Huy Vương  33  19  52  599   7  Hùng Chiêu Vương  23  36  59  750   8  Hùng Vi Vương  31  16  47  579   9  Hùng Định Vương  29  30  50  559   10  Hùng Uúy Vương  29  30  50  434   11  Hùng Chinh Vương  46  18  64  409   12  Vùng Vũ Vương  50  6  56  305   13  Hùng Việt Vương  27  30     541   14  Hùng Aánh Vương  18  22  40  309   15  Hùng Triều Vương  40  16  56  399   16  Hùng Tạo Vương  30  7  37  319   17  Hùng Nghị Vương  22  15  37  291   18  Hùng Duệ Vương  20+  6+  26  194   Theo truyền thuyết mẹ Âu Cơ đẻ bọc trứng nở trăm con con trai đầu là Lân Lang làm vua 49 người con theo cha Lạc Long Quân là: Xích Lang, Quynh Lang, Mật Lang, Thái Lang, Vĩ Lang, Huân Lang, Yên Lang, Tiên Lang, Diên Lang, Tích Lang, Tập Lang, Ngọ Lang, Cấp Lang, Tiếu Lang, Hộ Lang, Thục Lang, Khuyến Lang, Chiêm Lang, Vân Lang, Khương Lang, La Lang, Tuần Lang, Tân Lang, Quyền Lang, Đường Lang, Kiều Lang, Dũng Lang, Aác Lang, Tảo Lang, Liệt Lang, Ưu Lang, Nhiễu Lang, Lý Lang, Châm Lang, Tường Lang, Chóc Lang, Sáp Lang, Cốc Lang, Nhật Lang, Sái Lang, Chiêu Lang, Hoạt Lang, Điển Lang, Thành Lang, Thuận Lang, Tâm Lang, Thái Lang, Triệu Lang, Iích Lang. 50 người con trai theo mẹ Âu Cơ là: Hương Lang, Kiểm Lang, Thần Lang, Văn Lang, Vũ Lang, Linh Lang, Hắc Lang, Thịnh Lang, Quân Lang, Kiêm Lang, Tế Lang, Mã Lang, Chiến Lang, Khang Lang, Chinh Lang, Đào Lang, Nguyên Lang, Phiên Lang, Xuyến Lang, Yến Lang, Thiếp Lang, Bảo Lang, Chừng Lang, Tài Lang, Triệu Lang, Cố Lang, Lưu Lang, Lô Lang, Quế Lang, Diêm Lang, Huyền Lang, Nhị Lang, Tào Lang, Ngyuệt Lang, Sâm Lang, Lâm Lang, Triều Lang, Quán Lang, Cánh Lang, Ôốc Lang, Lôi Lang, Châu Lang, Việt Lang, Vệ Lang, Mãn Lang, Long Lang, Trình Lang, Tòng Lang, Tuấn Lang, Thanh Lang. Thời đại Hùng Vương tồn tại khoảng 2000 năm trước công nguyên tính tới nay gọi là 4000 năm văn hiến. Chia làm hai thời kỳ: * Thời kỳ bộ lạc khoảng từ thế kỷ 10 trước công nguyên trở về trước, ứng với văn hóa Đồng Đậu - Phùng Nguyên. * Thời kỳ dựng nước Văn Lang khoảng từ thế kỷ 10 trước công nguyên đến giữa thế kỷ 3 trước công nguyên ứng với văn hóa Gò Mun - Đông Sơn. Nước Văn Lang do 15 bộ lạc hợp thành là: Văn Lang, Giao Chỉ, Việt Thường, Vũ Ninh, Quân Ninh, Gia Ninh, Ninh Hải, Lục Hải, Thanh Tuyền, Cửu Đức, Chu Diên, Tân Xương, Bình Văn, Kê Từ, Bắc Đái (theo VSL). Về Mô hình xã hội: - Đứng đầu đất nước là vua Hùng thế lập cha truyền con nối. - Giúp việc bên cạnh vua có các quan Lạc hầu (gọi là Hồn) - Lạc tướng là chức quan cai quản một bộ (tức bộ lạc cũ). - Dưới Lạc tướng là chức Bồ chính đứng đầu các làng, bản. - Dân gọi là Lạc dân - Lạc dân làm kinh tế gia đình nộp tỷ lệ nhỏ sản phẩm cho Nhà nước. Nghề chính là cấy lúa nước kết hợp với chăn nuôi trâu bò, lợn gà, đánh cá, săn bắn. Ngoài ra còn có các nghề thủ công như làm gốm, chế tác đồ đá, đan lát tre nứa, đan lưới, dệt vải, nấu đúc đồng, rèn sắt, đóng thuyền, sản xuất đồ gỗ, đồ mỹ nghệ v.v... Đã xuất hiện một bộ phận làm nghề buôn bán đổi chác. - Có một tỷ lệ nhỏ nô tỳ (gọi là xảo xứng thần bộc nữ lệ) phục vụ gia đình quí tộc. Ở nước ta không thiết lập chế độ chiếm hữu nô lệ, đại đa số dân trong nước là dân tự do tức Lạc dân. Quan hệ giữa Vua Hùng và Lạc dân rất gần gũi "cùng cày ruộng, cùng tắm sông, cùng săn bắn, cùng xem hội" sử cũ gọi là "đời hồn nhiên" (Lĩnh Nam chích quái thế kỷ 15). Như vậy, Đền Hùng nằm ở miền trung tâm dân cư đứng đầu vương quốc Văn Lang vào thời đại Hùng Vương. Và chính những cư dân ở thiên niên kỉ cuối cùng trước công nguyên, đã từng chọn núi Cả cao nhất vùng để tiến hành những nghi lễ cổ xưa của mình: thờ trời, thờ đất, thờ lúa… Những dấu ấn văn hóa ban đầu đó đã tạo nên một Đền Hùng lịch sử nhiều giai đoạn khác nhau. Đó là tín ngưỡng thờ Phật tại ngôi chùa Thiên Quang, thờ thần núi - các vua Hùng là những người có công với nước tại đền Hạ. Đền trung, đền thượng và thờ hai bà chúa Tiên Dung- Ngọc Hoa con vua Hùng thứ 18 tại đền giếng. Vì vậy, không giống với các lễ hội truyền thống của một số quốc gia hay vùng lãnh thổ trên thế giới, và lại càng khác hẳn với những cuộc hành hương của người Hồi giáo, người Thiên Chúa Giáo về miền đất Thánh, người Việt Nam cũng có cuộc hành hương nhưng là hành hương về nơi cội nguồn dân tộc để dâng hương giỗ Tổ Hùng. Kiến trúc Đền Hùng Nhìn một cách tổng quát khu di tích lịch sử Đền Hùng có 4 đền, 1 chùa và lăng vua Hùng: Cổng đền Được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (1917). Cổng xây kiểu vòm cuốn cao 8,50 m, hai tầng, 8 mái, lợp giả ngói ống. Tầng dưới có một cửa vòm cuốn, lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm cuốn nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sĩ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hỗ phù. Giữa tầng một của cổng có đề bức đại tự: “cao sơn cảnh hành”. (lên núi cao nhìn xa rộng- còn có người dịch khác là: “cao sơn cảnh hạnh” đức lớn như núi cao). Mặt sau cổng đắp hai con hổ là biểu hiện sức mạnh tầng dưới, là hiện thân vật canh giữ bảo vệ thần. Đền hạ Tương truyền nơi đây, mẹ Âu Cơ đã sinh ra trăm trứng sau nở thành trăm người con trai, nguồn gốc cộng đồng người Việt, nghĩa “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Dấu tích giếng “mắt rồng” là nơi mẹ Âu Cơ ấp trứng nay vẫn còn ở phía sau đền. Đền hạ được xây dựng lại trên nền đất cũ vào thế kỉ XVII-XVIII. Kiến trúc kiểu chữ nhị (=) gồm 2 tòa (tiền bái và hậu cung), mỗi tòa 3 gian, cách một khoảng lộ thiên 1,5 m. Kiến trúc đơn sơ kèo cầu suốt, bẩy gối vào đầu kèo làm cho mái sau dài hơn mái trước. Đốc xây liền tường với đốc hậu cung, hai bên đắp phù điêu 1 bên voi, 1 bên ngựa. Bờ nóc phẳng, không trang trí mĩ thuật, mái lợp ngói mũi (địa phương gọi là ngói mũi lợn. Tiền bái: gồm 3 gian, nhỏ thấp, lòng nhà rộng 4,70m dài 8,20m ; mái trước cao 1,70m, mái sau cao 2,40 m. Trên mái kiểu quá giang đóng trụ, đầu gối vào cột xây, kèo cầu suốt. Hậu cung: gồm 3 gian, được xây bít đốc, tường hậu, quá giang gối tường, trên là kèo cầu, cài nóc. Hai bên đầu đốc có đắp hổ phù gắn chữ thọ. Trong đền đặt 4 cỗ long ngai, 3 cỗ long ngai chính diện có bài vị thờ: ất Sơn Thánh Vương Vị; Đột Ngột Cao sơn Cổ Việt Hùng Thị Thập Bát Thế Thánh Vương Vị; Viễn Sơn Thánh Vương Vị.Cỗ long ngài thứ 4 không có bài vị, trong văn tế thời phong kiến ghi thờ hai bà chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa là con gái vua hùng thứ 18. Nhà bia Được xây dựng năm 1917, kiến trúc hình lục giác, có 6 mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, 6 mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có 6 cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia trước đây đặt tâm bia đá, nội dung chi lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh khi người về thăm Đền Hùng ngày 19 tháng 9 năm 1954: “Các vua hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Chùa Thiên Quang Chùa: được xây dựng vào thời Trần (thế kỉ XVII – XIV) có tên là “viễn sơn cổ tự”. Đến thế kỉ XV, chùa được xây dựng lại đổi tên là Thiên Quang Thiền Tự”. Đến thời Tự Đức thứ 3 (1850) chùa được xây dựng lại, kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”, gồm các nhà : tiền đường, thiêu hương, tam bảo ở phía trước; dãy hàng lang, nhà tổ ở phía sau. Năm 1917, một nhà phương đình (có 2 tầng mái) được xây dựng phía sau tam bảo, làm nơi hội họp của các nhà chức trách hàng năm bàn về việc tổ chức giỗ tổ. Năm Khải Định thứ 9 (1924) chùa được trùng tu lại. Năm 1999 -2000 chùa được đại trùng tu lớn như ngày nay. Kiến trúc chùa kiểu chữ công (I) gồm 3 tòa là: tiền đường (5 gian) thiêu hương (2 gian), tam bảo (3 gian). Tiền đường: gồm năm gian, tường mặt phía đông và tây xây kín, giữa trổ cửa sổ bằng gạch hình chữ thọ. Tam bảo: ba gian xây kín không có cửa sau. Tháp Sư: trước sân chùa có hai tháp sư hình trụ 4 tầng, trên nóc đắp hình hoa sen, lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ, trong tháp có bát nhang và tấm bia đá (0,30m X 0,50m) kể về các vị hòa thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa. Tam Quan: được xây dựng vào thế kỉ thứ XVIII, gồm ba gian hai tầng mái, 4 vì kèo cột kiểu chồng gường kết hợp với bẩy kẻ, các bẩy kẻ hầu như để trơn không chạm trổ gì. Chỉ riêng chiếc bẩy số 1 ở hiên trước và sau là trạm nổi hình mây lửa, đao mác và các chùm văn xoắn có dáng dấp mĩ thuật đời Lê. Các đầu dui dưới mái tàu được đóng đinh đồng hoa. Cách vì kèo hai đốc khoảng 0,50m, có xây tường gạch kiểu cách phong đồng trụ vươn ra trước 4 cột trụ hình vuông, trên trang trí quả găng lồng đèn. Gian giữa tam quan có 4 cột cao vút lên tạo thành gác chuông, 4 mái cong. Chiều cao từ sàn lên nóc gác chuông là 2,90m, hai đốc lịa gỗ trước và sau để trống, có song tròn cao 0,20m, ở góc ngoài gác chuông có hình mặt nạ gỗ “ba tay vượn”. Mái lợp ngói mũi lợn, giống đền Hạ và Chùa. Hai đầu đốc đắp nổi hổ phù cắn chữ thọ. Đền Trung ( Hùng Vương Tổ Miếu) Tương truyền là nơi vua Hùng cùng các Lạc Hầu, Lạc Tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây Vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu, người con hiếu thảo sáng tạo ra bánh chưng, bánh dày tượng trưng cho trời đất. Căn cứ vào các phế tích các tài liệu kiến trúc xây dựng đã tìm được qua các cuộc khai quật khảo cổ học, cho thấy: vào thời Trần và có thể trước đó, tại Đền Trung cũng như các khu đền Hạ và đền Thượng, đã xuất hiện các kiến trúc tín ngưỡng và tôn giáo. Đến thế kỉ XV, Nho giáo phát triển, các công trình kiến trúc tôn giáo của cư dân địa phương thờ Phật trên núi Cả (Núi Hùng), được quy tụ xây dựng tại khu vực tương đương với khu đền Hạ, chính là ngôi chùa Thiên Quang hiện nay. Đền Trung là công kiến trình còn tồn tại đến ngày nay. Năm 1998 được trùng tu lại. Đền Trung được xây dựng kiêu chữ nhất. Đền có 3 gian quay về hướng Nam. Dài 7,20m, rộng 3,70m. Mái hiên cao 1,80m, không có cột, kèo cầu quá giâng gối vào tường, bít đốc tường hậu, phía trước mở ba cửa. Hai bên hẹp, cửa rộng có chắn song (13 chiếc) và 4 cánh Ngói lợp giống như ngói ở Đền Hạ và Chùa trong đợt trùng tu năm 1999. Hai đầu đốc trang trí hai vỉ ruồi. Đền Trung thờ tự giống như đền Hạ. Ba Gian và đầu đốc, đặt 4 bệ thờ, trên đặt 4 long ngai, 3 bài vị. Ban chính giữa đồ thờ để thất sự, hai gian hia bên để ngũ sự, gian đầu đốc để tam sự. Các đồ thờ tự đều được sơn son thiếp bạc phủ hoàng kim, có niên đại hầu hết vào thời Nguyễn. Trong đền có 4 bức hoành phi có nội dung: Hùng Vương Tổ Miếu : miếu thờ tổ Hùng Vương, (Gian giữa) Hùng Vương linh tích: 9 vết tích linh thiêng của Vua Hùng (bên phải) Triệu Tổ Nam Bang: Tổ muôn đời của nước nam, (bên trái) Trong đền có 4 cỗ long ngai, 3 Cỗ Long Ngai chính diện có bài vị thờ ghi: Ất sơn thánh vương vị Đột ngột Cao Sơn Cổ Việt Hùng thị thập bát thế Thánh Vương vị. Viễn sơn Thánh Vương vị. Cỗ Long Ngai thứ 4 không có bài vị, trong văn tế ghi thờ hai bà chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa là con gái Vua Hùng thứ 18. Đền Thượng và Lăng Hùng Vương Nơi đây các vua Hùng lập miếu thờ Trời "Kính thiên lĩnh điện", thờ 3 ngọn núi thiêng là Đột Ngột Cao Sơn (núi Hùng), tháp Sơn (núi Trọc), Viễn Sơn (núi Vặn), thờ Thần lúa (có mảnh vỏ trấu bằng chiếc thuyền thúng mới mất trong kháng chiến chống Pháp), thờ Thánh Gióng là tướng Nhà Trời giúp đuổi giặc Ân. Giữa thế kỷ 3 trước công nguyên, Thục Phán được Vua Hùng 18 nhường ngôi, mới lập hai cột đá thề trên đỉnh núi và làm đền thờ 18 vua Hùng. Lại mời dòng tộc nhà vua đến ở chân núi giao cho việc thờ cúng. Lăng chính là mộ vua Hùng thứ 6. Tương truyền sau khi đuổi giặc Ân, ngài cởi áo vắt trên cành kim giao rồi hỏa táng tại đó. Đền thượng: “kính thiên Lĩnh Điện” tương truyền rằng thời Hùng Vương vua hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa LĨnh để tiến hành nghi lễ tín ngưỡng của cư dân Nông Nghiệp thờ trời đất thờ thần lúa cầu mong mưa thuận gió hòa mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Truyền thuyết kể rằng Vua Hùng thứ 6 sau cuộc kháng chiến chống giặc Ân thắng lợi, cảm kích vị anh hùng đã có công đánh giặc cứu nước, nên lập miếu thờ Thánh Gióng trên đỉnh núi. Đền làm kiểu chữ vương, kiến trúc đơn giản,gồm nhà chuông trống, đại bái, tiền tế và hậu cung. Nhà chuông trống: chiều dài bằng đại bái: dài 7,20m rộng 3,80m. Nền lát gạch Bát Tràng, là nơi treo chuông, trống đánh khi lễ tế. Trước nhà chuông trống có một bức chấn phong là bức tường xây kiên cố: ở giữa giáp mái lầu chuông trống, hai cửa phụ hai bên có 4 cột trụ lớn, ở trên đắp
Tài liệu liên quan