Báo cáo Thực tập tổng hợp về công ty cổ phần Việt Hóa

Với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế ngày nay, làm cho các thành phần kinh tế ngày một phong phú hơn. Các công ty tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau ngày càng nhiều, nhất là các công ty trách nhiệm hữu hạn. Đi dọc Hà Nội hầu như ở đâu bạn cũng bắt gặp một vài công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Và ở bài này em cũng xin đượi nói về một công ty cổ phần đó là: Công ty cổ phần việt hoá. Là một công ty thương mại công ty cổ phần việt hoá có các mặt hàng chính là xe máy, linh kiện và phụ tùng của xe máy. Công ty được quyết định thành lập ngày 28 tháng 4 năm 1995 với tên gọi là công ty trách nhiệm hữu hạn có GCN ĐKKD số 052028, sau đó đến ngày 25 tháng 3 năm 2004 đổi tên là công ty cổ phần việt hoá. Các mặt hàng của công ty được tiêu thụ trên khắp địa bàn hà nội và các tỉnh lân cận, công ty được thành lập với tư cách là đại lý cấp I cho hãng xe SYM. Ngày nay khi mà chính phủ có chính sách ngừng đăng ký xe máy thì thị trường hà nội không còn là một thị trường tiềm năng nữa nên đòi hỏi công ty phảI tìm kiếm thêm thị trường tiềm năng ở các địa phương khác. Tuy nhiên các linh kiện và phụ tùng xe máy được tiêu thụ rất nhiều ở thị trường hà nội.

doc8 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp về công ty cổ phần Việt Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tổng hợp Phần I: Tổng quan về đơn vị thực tập. Giới thiệu. Với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế ngày nay, làm cho các thành phần kinh tế ngày một phong phú hơn. Các công ty tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau ngày càng nhiều, nhất là các công ty trách nhiệm hữu hạn. Đi dọc Hà Nội hầu như ở đâu bạn cũng bắt gặp một vài công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Và ở bài này em cũng xin đượi nói về một công ty cổ phần đó là: Công ty cổ phần việt hoá. Là một công ty thương mại công ty cổ phần việt hoá có các mặt hàng chính là xe máy, linh kiện và phụ tùng của xe máy. Công ty được quyết định thành lập ngày 28 tháng 4 năm 1995 với tên gọi là công ty trách nhiệm hữu hạn có GCN ĐKKD số 052028, sau đó đến ngày 25 tháng 3 năm 2004 đổi tên là công ty cổ phần việt hoá. Các mặt hàng của công ty được tiêu thụ trên khắp địa bàn hà nội và các tỉnh lân cận, công ty được thành lập với tư cách là đại lý cấp I cho hãng xe SYM. Ngày nay khi mà chính phủ có chính sách ngừng đăng ký xe máy thì thị trường hà nội không còn là một thị trường tiềm năng nữa nên đòi hỏi công ty phảI tìm kiếm thêm thị trường tiềm năng ở các địa phương khác. Tuy nhiên các linh kiện và phụ tùng xe máy được tiêu thụ rất nhiều ở thị trường hà nội. Mô hình quản lý. Với tư cách là công ty thương mại. Công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ phần việt hoá cũng có bộ máy quản lý như các công ty thương mại khác, bao gồm: Phòng giám đốc Phòng phó giám đốc Phòng phó giám đốc Phòng hành chính tổng hợp Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng bảo vệ Bộ máy quản lý của công ty bao gồm các phòng: + Phòng giám đốc: gồm 1 người , giám đốc nguyễn văn cử , là người lãnh đạo cao nhất trong công ty là người chỉ huy chung mọi vấn đề của công ty và là người chịu trách nhiệm cao nhất trong công ty. + Dười giám đốc có các phó giám đốc: Phó giám đốc, Đào thị kim Duyên: là người chịu trách nhiệm chủ yếu và quản lý về tài chính của công ty. Phó giám đốc, Nguyễn trường Giang là người chịu trách nhiệm trực tiếp về các vấn đề hoạt động, hoạt động kin doanh của công ty. Dưới đó có các phòng + Phòng hành chính tổng hợp, với 4 nhân viên gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và2 nhân viên. Chịu trách nhiệm nghiên cứu xây dựng hoàn thiện mô hình tổ chức công ty, xây dựng quỹ lương, định mức lao động và giải quyết các chế độ lao động theo quy định của nhà nước. + Phòng kinh doanh, với 7 nhân viên trong đó có một trưởng phòng 1 phó phòng và 5 nhân viên, có trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. + Phòng kế toán: với 4 nhân viên trong đó có 1 trưởng phòng đồng thời là phó giám đốc công ty, 1 phó phòng và 2 nhân viên, chịu trách nhiệm về công tác tàI chính kế toán, hạch toán sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về hệ thống sổ sách và thanh quyết toán với nhà nước. + Cuối cùng là phòng bảo vệ, gồm 3 nhân viên chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của công ty. Tổ chức kế toán. Là đơn vị tự chủ kinh doanh, do vậy sử dụng đồng vốn đúng mục đích, chế độ hợp lý phục vụ kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, nó đòi hỏi phòng kế toán tài chính phải phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình hoạt động của công ty. Phòng kế toán với nhiệm vụ ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, kết quả quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, tài sản, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hoạt động tham ô lãng phí, vi phạm chế độ chính sách quản lý và kỹ thuật tài chính của nhà nước. Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung, toàn bộ các công tác kế toán như ghi sổ chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, lập báo cáo kế toán đều được thực hiện ở phòng kế toán. Phòng kế toán gồm 4 người, kế toán trưởng Đào thị kim Duyên kiêm phó giám đốc công ty: Là người trực tiếp phụ trách phòng kế toán, chịu trách nhiệm trước cơ quan tài chính cấp trên và giám đốc công ty về các vấn đề có liên quan về tình hình tài chính và công tác hạch toán kế toán của công ty, kiểm tra công tác chỉ đạo, công tác quản lý , tạo nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn theo đúng chế độ tài chính nhà nước ban hành. Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp tất cả các số liệu từ chứng từ và sổ chi tiết để lập báo cáo kế toán quyết toán tài chính theo quy định của nhà nước. Có trách nhiệm cùng với kế toán trưởng trong việc thanh quyết toán cũng như thanh tra về kiểm tra công tác tài chính của công ty. Một nhân viên kế toán chịu trách nhiệm về kế toán thanh toán và tiền lương: chịu trách nhiệm theo dõi thu chi sử dụng quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của công ty. Thực hiện việc giao dịch với ngân hàng, đồng thời theo dõi sự biến động của tài sản chịu trách nhiệm trong việc quản lý toàn bộ tài sản của công ty. Ngoài ra còn phải tính toán số lương phải trả cho từng người, sử lý quỹ lương. Và một nhân viên kế toán chịu trách nhiệm theo dõi chi phí đồng thời kiêm thủ kho, chịu trách nhiệm phản ánh chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, phân bổ chi phí sản xuất tính giá thành của sản phẩm xuất bán đồng thời theo dõi tình hình biến động của hàng hoá thành phẩm. Để góp phần đảm bảo độ chính xác của các thông tin kế toán đồng thời giảm nhẹ khối lượng công việc, công ty áp dụng máy tính vào công tác quản lý kế toán. Công ty sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ để theo dõi tình hình hoạt động. Chứng từ ghi sổ được lập trên cơ sở chứng từ gốc. Chứng từ ghi sổ được lập 5 ngày một lần và được đánh số liên tục số hiệu này được lấy từ số thứ tự trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, và có chứng từ gốc đi kèm. Mẫu sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ: Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ kế toán chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Phần II. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần việt hoá trong 3 năm : 2001, 2002, 2003. Việt hoá là công ty trách nhiệm hữu hạn (kinh doanh thương mại) hoạt động về lĩnh vực xe máy và linh kiện xe máy, sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ. Giá thực tế xuất kho của thành phẩm theo phương pháp bình quân gia quyền. Bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm: 2001, 2002, 2003. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. đơn vị tính: 1000 đ chỉ tiêu (1) đầu năm (2) Cuối năm (3) 3 - 2 (3 – 2)/2 (%) 1. TSCĐ và ĐTNH 830000 1800000 970000 116.9 2.TSLĐ và ĐTDH 250000 240000 - 10000 - 4 3. Tổng TS 1080000 2040000 960000 88.9 4. Nợ phảI trả 550000 1400000 850000 154.5 5. NVCSH 530000 640000 110000 20.8 6. Tổng NV 1080000 2040000 960000 88.9 Nhận xét: căn cứ vào bảng phân tích ta thấy quy mô của doanh nghiệp tăng 960000 nghìn đồng đạt tỷ lệ tăng 88.9% so với đầu năm đồng thời nguồn vốn cũng tăng với và tỉ lệ tương ứng. Chứng tỏ quy mô của doanh nghiệp tăng rất nhanh điều này sẽ tạo cho doanh nghiệp tăng thêm quy mô lãi đồng thời tăng khẳ năng tận dụng các cơ hội để kinh doanh tuy nhiên để mở rộng kinh doanh với doanh nghiệp cũng gặp rât nhiều khó khăn bởi do. + Phần tàI sản: trong tổng tài sản thì tài sản cố định giảm 10000 nghìn đồng với tỉ lệ giảm là 4% và tàI sản lưu động tăng 970000 nghìn đồng với tỉ lệ tăng 116.9% chứng tỏ doanh nghiệp không đầu tư thêm vào tàI sản cố định mà đầu tư nhiều vào tàI sản lưu động nó là tình thế giảI quyết vấn đề trước mắt nhưng không phảI là chiếc lược lâu dàI. + Phần nguồn vốn: Trong tổng nguồn vốn tăng lên trong kỳ. Nợ phảI trả tăng thêm 850000 với tỉ lệ tăng là 154.5% trong khi nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tăng 110000 với tỉ lệ tăng 20.8% như vậy doanh nghiệp đI vay tiền để mua tàI sản lưu động đó là sự mạo hiểm và cũng chỉ là chiếc lược trước mắt còn về lâu dàI thì doanh nghiệp phảI có những hướng kinh doanh khác. Tỷ lệ nợ lên tới 154.5% chứng tỏ doanh nghiệp biết cách đI chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác. Và với doanh nghiệp giảI quyết vấn đề trước mắt không khó khăn gì. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng các chỉ tiêu về doanh thu của doanh nghiệp: đơn vị tính triệu đồng: Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Doanh thu 3450 3850 5320 Giá vốn 3010 5250 4820 LãI gộp 440 600 600 CPBH 110 130 145 CPQL 95 110 135 LãI từ HĐKD 235 350 120 Bảng so sánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp năm 2002 so với năm 2001. đơn vị tính triệu đồng: Chỉ tiêu 2001 2002 02 – 01 (02-01)/01 Doanh thu 3450 3850 400 11.6 Giá vốn 3010 3250 240 8 LãI gộp 440 600 160 36.4 CPBH 110 130 20 18.2 CPQL 95 110 15 15.8 LãI Từ HĐKD 235 350 115 49 Bảng so sánh kết quả năm 2003 với năm 2001 Đơn vị tính triệu đồng: Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2003 Chênh lệch Tỉ suất (%) Doanh thu 3450 5320 1870 54.2 Giá vốn 3010 4820 1810 60.1 LãI gộp 440 600 160 36.4 CPBH 110 145 35 24.1 CPQl 95 135 40 42.1 LãI từ HĐKD 235 120 - 115 - 48.9 Nhận xét: Nhìn vào bảng so sánh về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ta thấy nhìn chung doanh thu của doanh nghiệp tăng năm 2001 doanh thu là 3450 triệu đồng thì năm năm 2002 là 3850 triệu đồng thì năm 2003 doanh thu là 5320 triệu đồng Tuy nhiên lãI từ hoạt động kinh doanh có xu hướng giảm năm 2001 là 235 triệu đồng năm 2002 là 350 triệu đồng thì năm 2003 chỉ là 120 triệu đồng. Lợi nhuận của doanh có xu hướng giảm là do các nguyên nhân: Do danh thu của doanh nghiệp tăng (năm 2002 so với năm 2001 tăng 38.18% về số tương đối và vế số tuyệt đối tăng 1470 triệu đồng, năm 2003 so với 2001 về số tương đối tăng 54.2 và vế số tuyệt đối tăng 1870 triệu đồng). Đây là một dấu hiệu tốt. Doanh thu tăng do 2 nguyên nhân một là do doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn (vì doanh thu = giá bán * số lượng) hoặc có thể do tăng giá bán (sản phẩm có chất lượng tốt hơn). Hai là doanh thu tăng là yếu tố rất tốt giúp cho doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất. Do giá vốn, giá vốn của doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng năm 2001 giá vốn là 3010 triệu đồng, năm 2002 giá vốn là 3250 triệu đồng thì năm 2003 giá vốn là 4820 triệu đồng. Doanh thu tăng kéo theo giá vốn tăng chứng tỏ doanh nghiệp đã bán được nhiều hàng hơn (vì giá vốn = số lượng * đơn giá) hoặc do tăng giá sản phẩm. Nếu do tăng giá sản phẩm đây là nguyên nhân không tôt, còn nếu do tăng số lượng sản phẩm bán ra thì đây là nguyên nhân tôt. Do lãI gộp, lãI gộp của doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng năm 2001 lãI gộp là 440 triệu đồng năm 2002 lãI gộp là 600 triệu đồng năm 2003 lãI gộp là 600 triệu đồng. LãI gộp tăng cùng với doanh thu chứng tỏ doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn. Do chi phí bán hàng, chi phí bán hàng của doanh nghiệp có xu hướng tăng năm 2001 chi phí bán hàng là 110 triệu đồng năm 2002 chi phí bán hàng là 130 triệu đồng năm 2003 chi phí bán hàng là 145 triệu đồng. So với năm 2001 năm 2002 chi phí bán hàng tăng 20 triệu đồng về số tuyệt đối và về số tương đối tăng 18.2%. So với năm 2001 năm 2003 chi phí bán hàng tăng 35 triệu về số tương đối và vế số tuyệt đối tăng 24.1% như vậy chi phí bán hàng của doanh nghiệp có xu hướng ngày càng tăng nguyên nhân có thể do, một là do nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp do chât lượng sản phẩm kém đI doanh nghiệp phảI đầu tư nhiều hơn vào vấn đề bán hàng, hai là cũng năm đó do thị trường bên ngoàI. Do chi phí quản lý, chi phí quản lý của doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng năm 2001 chi phí quản lý là 95 triệu đồng năm 2002 chi phí quản lý là 110 triệu đồng năm 2003 chi phí quản lý là 135 triệu đồng. So với năm 2001 năm 2002 chi phí quản lý tăng 15 triệu đồng về số tuyệt đối và về số tương đối tăng 15.8%. So với năm 2001 năm 2003 chi phí quản lý tăng 40 triệu đồng về số tuyệt đối và về số tương đối tăng 42.1%. Chi phí quản lý tăng sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm đây là nguyên nhân không tốt. Tóm lại lợi nhuận của doanh nghiệp có xu hướng giảm có thể nói do 2 nguyên nhân chủ yếu một là do nguyên nhân chủ quan trong doanh nghiệp. Đó là có thể chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp có xu hướng giảm nếu do nguyên nhân này thi đây là nguyên nhân không tôt yêu cầu doanh nghiệp chú trọng hơn trong vấn đề đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Hai là do nguyên nhân khách quan đó là do chính sách của nhà nước vì cũng năm đó nhà nước đã bắt đầu có chính sách tăng lương cho nhân viên nên chi phí của doanh nghiệp ngày càng tăng và do nhà nước có chính sách giảm xe máy đI trong thành phố nên nhu cầu xe máy có giảm làm cho giá xe máy giảm theo tuy nhiên ở các tỉnh ngoại thành nhu cầu xe máy tăng co xu hướng tăng nếu doanh nghiệp biết cách khai thác thị trường này thì dự báo về lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng trong những năm tới nếu doanh nghiệp có những phương hướng cụ thể và bước đI đúng.
Tài liệu liên quan