Báo cáo Thực tập tổng hợp về Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than Việt Nam

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Việt Nam - COALIMEX mà tiền thân là công xuất nhập khẩu than và cung ứng vật tư được thành lập từ ngày 01/01/1982, trực thuộc Bộ mỏ Than; năm 1996 đổi tên thành Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế - COALIMEX, đơn vị thành viên của Tổng công ty than Việt Nam từ ngày 01 tháng 02 năm 2005 chuyển thành Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than Việt Nam - COALIMEX và từ ngày 01/01/2007 đổi tên là Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than- TKV công ty con của Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam.

docx17 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp về Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Việt Nam - COALIMEX mà tiền thân là công xuất nhập khẩu than và cung ứng vật tư được thành lập từ ngày 01/01/1982, trực thuộc Bộ mỏ Than; năm 1996 đổi tên thành Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế - COALIMEX, đơn vị thành viên của Tổng công ty than Việt Nam từ ngày 01 tháng 02 năm 2005 chuyển thành Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than Việt Nam - COALIMEX và từ ngày 01/01/2007 đổi tên là Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than- TKV công ty con của Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam. Đến nay đã 25 năm trôi qua, 25 năm đối với lịch sử chỉ là một khoảnh khắc, nhưng đối với công ty là cả một chặng đường gian khó song vô cùng vẻ vang. Toàn thể cán bộ và nhân viên của công ty qua các thời kỳ đã phấn đấu, giữ gìn thương hiệu "COALIMEX" để phát triển cùng đất nước và cùng ngành than hội nhập với thị trường thế giới. Công ty COALIMEX chính là cầu nối quan trọng của Than Việt Nam và thế giới bên ngoài. Từ những năm đầu thành lập hoạt động trong cơ chế tập trung bao cấp, công ty luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xuất khẩu than, nhập khẩu vật tư thiết bị, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp… phục vụ cho ngành than và các ngành kinh tế khác. Sự phát triển và trưởng thành của công ty ngày càng được khẳng định khi bước vào cơ chế thị trường công ty đã tiếp cận nhanh và thích ứng sớm với cơ chế mới. Với uy tín, truyền thống, kinh nghiệm và tính chủ động công ty đã vượt qua được những thử thách, khó khăn để đứng vững và phát triển, được các bạn hàng tin tưởng, cán bộ nhân viên gắn bó, vị thế của công ty ngày càng được nâng cao. Trước sự phát triển không ngừng của công ty, cùng với quá trình tìm hiểu về công ty, em đã viết bài bài báo cáo thực tập tổng hợp về Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than Việt Nam. PHẦN I MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VIỆT NAM 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VIỆT NAM Lịch sử 25 năm Công ty Coalimex được chia thành 03 thời kỳ, mỗi thời kỳ đánh dấu từng bước xây dựng phát triển và đổi mới không ngừng của công ty, phù hợp với sự thay đổi của đất nước. 1. Thời kỳ từ năm 1982 đến năm 1994 Công ty Coalimex được thành lập ngày 01/01/1982, tiền thân là công ty Vật tư trực thuộc Bộ Mỏ và Than sau là Bộ Năng lượng và nay là Bộ Công nghiệp. + Tên gọi: Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than và Cung ứng vật tư - Coalimex. + Trụ sở: 54 Hai Bà Trưng - Hà Nội (hiện nay là 33 Tràng Thi); từ năm 1984 chuyển về 47 Quang Trung - Hà Nội (để chuẩn bị cho việc đầu tư xây dựng tòa nhà " Coalimex Building") + Nhiệm vụ chính: - Xuất khẩu than; - Nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị gia công đặt hàng trong nước; - Cung ứng hóa chất mỏ (vật liệu nổ công nghiệp) 2. Thời kỳ từ năm 1995 đến năm 2004 Công ty là đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. + Tên gọi: Công ty Xuất nhập khẩu và Hợp tác quốc tế - Coalimex. + Nhiệm vụ chính: Thời kỳ này ngành nghề chính của công ty vẫn được duy trì, tuy nhiên theo cơ cấu tổ chức mới, công ty giảm nhiệm vụ gia công đặt hàng trong nước và cung ứng vật liệu nổ công nghiệp, nhưng được bổ sung nhiệm vụ xuất khẩu lao động. 3. Thời kỳ từ năm 2005 đến nay Thời kỳ chuyển đổi hình thức sở hữu vốn của công ty. Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần, Nhà nước (đại diện là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) giữ cổ phần chi phối. - Tên gọi: Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than Việt Nam - Coalimex nay là Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than - TKV. - Nhiệm vụ chính của công ty: tiếp tục như thời kỳ trước, có mở rộng thêm hình thức liên kết đầu tư xây dựng các công trình, văn phòng cho thuê, xuất khẩu một số sản phẩm khác ngoài than. 1.2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VIỆT NAM 1.2.1. Chức năng hoạt động a. Chức năng hoạt động Chức năng hoạt động của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than Việt Nam là khai thác và sử dụng hiệu quả tài sản, vật tư tiền vốn, bên cạnh đó công ty luôn chú trọng đầu tư chiều sâu về cơ sở vật chất về khoa học công nghệ, bồi dưỡng nguồn nhân lực chính vì thế công ty đã tạo ra một đội ngũ nhân viên năng động, nhạy bén, tâm huyết với nghề, giàu kinh nghiệm, đủ khả năng hội nhập kinh tế quốc tế để đưa Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than Việt Nam ngày càng phát triển. b. Nội dung hoạt động - Xuất khẩu than được coi là quan trọng hàng đầu mặc dù trong thời gian đầu gặp khó khăn vì chưa thật sự gắn bó giữa sản xuất và xuất khẩu chính vì vậy chưa kích thích được xuất khẩu. Nhưng từ năm 1995 đến nay thì công t đã phấn đấu và liên tục đổi mới và đã giữ vững được uy tín của mình trên thương trường than quốc tế. Cho đến nay kim ngạch của công ty đã tăng trưởng mạnh và góp phần đáng kể trong sự tăng trưởng của ngành than và nền kinh tế quốc dân. - Nhập khẩu - cung ứng vật tư thiết bị. Ban đầu đây là nhiệm vụ nặng nề của công ty vì thế công ty đã tổ chức một hệ thống điều hành từ các phòng ban đến các xí nghiệp theo cơ chế hoá tập trung. Dần dần công ty phải đối mặt với kinh tế thị trường đầy khó khăn, từng bước bươn trải, vượt lên để tồn tại và phát triển kim ngạch nhập khẩu năm 2006 đã tăng mạnh khoảng 55 triệu USD. - Gia công và đặt hàng trong nước. Bắt đầu từ năm 1982 thì gia công và đặt hàng trong nước đã trở thành một nhiệm vụ kinh doanh phát triển cả về chất lượng và số lượng đứng thứ 4 sau xuất khẩu than, nhập khẩu vật tư thiết bị và cung ứng vật liệu nổ cho ngành than. Nhiều mặt hàng còn cung cấp cho các ngành khác. Từ năm 90 trở đi nhà nước ban hành nhiều chính sách đổi mới về quản lý kinh tế. Tháng 6 năm 1991 phòng gia công đặt hàng trong nước của cải thể chấm dứt vai trò lịch sử của mình. - Cung ứng vật liệu nổ công nghiệp: Ngày 1-1-1982 khi công ty Coalimex chính thức đi vào hoạt động công ty được Bộ mỏ và than giao nhiệm vụ tiếp tục thay Công ty Vật tư quản lý và cung ứng vật liệu nổ công nghiệp cho tất cả các ngành kinh tế trong đó có ngành thanh và các địa phương trong cả nước. Trước yêu cầu ngày càng cao về việc sử dụng và quản lý vật liệu nổ công nghiệp của nền kinh tế quốc dân. Ngày 01/4/1995 thi hành Nghị định của Chính phủ Bộ năng lượng đã ra quyết định thành lập công ty Hóa chất mỏ thuộc Tổng công ty Than Việt Nam trên cơ sở tách xí nghiệp Hóa chất mỏ của Coalimex. Nhiệm vụ quản lý và cung ứng vật liệu nổ của công ty Coalimex được chuyển sang cho công ty Hóa chất mỏ. - Xuất khẩu lao động: công tác xuất khẩu lao động của công ty được hình thành từ tháng 10/1992. Đến tháng 3/1993 công ty đã chính thức được cấp giấy phép: "Tổ chức thực hiện đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: Trung tâm dịch vụ vật tư của công ty là đơn vị đầu tiên được công ty giao cho thực hiện nhiệm vụ này. Để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, tháng 7/1995, công ty giải thể trung tâm dịch vụ vật tư và thành lập phòng Hợp tác lao động và đào tạo quốc tế để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Năm 2004 công tác này có bị giảm sút do các yếu tố khách quan và để khắc phục sự tụt hậu của năm 2004 và thích ứng kịp thời với cơ chế mới công ty đã nâng cấp trung tâm xuất khẩu lao động thành chi nhánh thuộc công ty có con dấu và tài khoản riêng. Năm 2006 chi nhánh đã dần lấy lại được vị thế của mình, nâng số lao động lên 800 người và thị trường chủ yếu là Đài Loan, Malaysia và Nhật Bản. Tính đến hết năm 2006 công ty đã đưa được tổng số là 3.595 người lao động Việt Nam đi lao động và học tập ở nước ngoài. - Đầu tư xây dựng liên doanh: công ty tuy là một đơn vị chuyên doanh. Về thương mại xuất nhập khẩu và cung ứng vật tư nhưng công tác đầu tư và xây dựng luôn được coi trọng là một trong những công tác trọng tâm của công ty trong bất kỳ giai đoạn nào. Đánh giá về quá trình đóng góp của công tác đầu tư và xây dựng khi thành lập công ty cho đến nay có thể khẳng định rằng: công tác đầu tư và xây dựng đã đảm bảo tốt về cơ sở vật chất hạ tầng cho mọi hoạt động của công ty, góp phần đáng kể trong thành công chung của công ty. 1.2.2. Nhiệm vụ của công ty - Công ty đã xác định nhiệm vụ chủ yếu là xuất khẩu than. Nhiệm vụ xuất khẩu than đối với cán bộ lãnh đạo công ty và số đông cán bộ nhân viên là một nhiệm vụ rất mới mẻ. Vì vậy nhiệm vụ đặt ra ngay từ đầu là phải nhanh chóng nắm bắt thông thạo nghiệp vụ xuất khẩu than. Lãnh đạo công ty đã xác định: "Nhiệm vụ xuất khẩu than là nhiệm vụ hàng đầu phải nhanh chóng thâm nhập được thị trường than trên thế giới, nâng cao sản lượng xuất khẩu than…". - Công ty đã không ngừng phấn đấu, liên tục đổi mới tư duy trong lĩnh vực xuất khẩu than, kiên trì và linh hoạt trong từng hoàn cảnh cụ thể mở thêm được nhiều thị trường và bán hàng mới. Vì vậy năm 2004 tổng sản lượng than xuất khẩu của công ty đạt trên 2,7 triệu tấn, kim ngạch trên 87 tr USD vượt trội so với các năm trước đây. Tính tới thời điểm này công tác xuất khẩu than vẫn là nhiệm vụ trọng tâm của Coalimex. - Chủ động tạo nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh tính đối tác đầu tư, mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước để mở rộng xuất khẩu than. - Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư nhằm nâng cao năng lực sản xuất. - Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế và hợp đồng thương mại và các nghĩa vụ khác có liên quan đến sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. - Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than Việt Nam ngoài mở rộng thị trường xuất khẩu than còn thực hiện một số nhiệm vụ như: nhập khẩu - cung ứng vật tư, thiết bị đặt hàng trong nước, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp xuất khẩu lao động, đầu tư xây dựng - liên doanh. 1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VIỆT NAM Thực hiện chủ trương của nhà nước về tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Than Việt Nam (Bộ Công nghiệp), công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, nhà nước giữ cổ phần chi phối; được đổi tên thành Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than Việt Nam. 1. Ngày 01/12/2004 Bộ Công nghiệp có Quyết định số 149/QĐ-BCN chuyển Công ty Xuất nhập khẩu và Hợp tác quốc tế thành Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than Việt Nam, với mức vốn điều lệ của công ty là 20 tỷ đồng, trong đó Nhà nước (tổng Công ty Than Việt Nam) giữ cổ phần chi phối, chiếm 59% vốn điều lệ. 2. Ngày 14/01/2005 Công ty đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Than Việt Nam, thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty, bầu Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát của công ty, thông qua phương án sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần. 3. Ngày 25/01/2005 Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0103006588 cho Công ty. Ngành nghề kinh doanh chính: a. Xuất khẩu than; b. Nhập khẩu vật tư - thiết bị c. Xuất khẩu lao động; d. Kinh doanh địa ốc và văn phòng cho thuê Theo đó, cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty được thay đổi, gồm: 1. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty. Tại thời điểm thành lập Công ty có 195 cổ đông sáng lập. 2. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty giữa 2 kỳ đại hội đồng cổ đông. Nhiệm kỳ đầu tiên của Hội đồng quản trị gồm các thành viên: - Ông Đào Quốc Quang - Chủ tịch - Ông Ninh Xuân Sơn - ủy viên - Ông Phạm Minh Châu - ủy viên 3. Giám đốc Công ty: quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là ông Ninh Xuân Sơn. 4. Ban Kiểm soát: Kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý, điều hành của công ty. Nhiệm kỳ đầu của Ban kiểm soát gồm: - Ông Phạm Công Đoàn - Trưởng ban - Ông Nguyễn Đình Nam - ủy viên - Ông Hoàng Đức Phương - ủy viên 5. Tổ chức, bộ máy công ty * 4 hòng quản lý - Văn phòng - Phòng Tổ chức lao động - Phòng Kế toán tài chính - Phòng Kế hoạch đầu tư * 5 phòng kinh doanh: - Phòng Xuất nhập khẩu 1 - Phòng Xuất nhập khẩu 2 - Phòng Xuất nhập khẩu 3 - Phòng Xuất nhập khẩu 4 - Phòng Xuất nhập khẩu 5 - Phòng Xuất nhập khẩu Than. * 3 Chi nhánh: - Chi nhánh Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than Việt Nam tại Hà Nội - Chi nhánh Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than Việt Nam tại Quảng Ninh. - Chi nhánh Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh Tổng số CBNV toàn công ty là: 163 người. PHẦN II NGUỒN LỰC CHỦ YẾU - HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2.1. VỐN VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT Sau ngày 30/4/1975 cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, đất nước hoàn toàn giải phóng. Do hậu quả chiến tranh để lại rất nặng nề, việc khắc phục hậu quả chiến tranh gặp nhiều khó khăn. Việc thực hiện mục tiêu này diễn ra trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn. Độ chính xác về tài nguyên thăm dò vẫn chưa đảm bảo vững chắc, một số công trường khai thác tài nguyên sẵn có đã cạn, 3 mỏ lộ thiên càng ngày càng xuống sâu. Do phần lớn nguồn vốn phải đi vay nên không chủ động được việc nhập thiết bị và phụ tùng sửa chữa, nhất là trình độ chế tạo phụ tùng tay nghề chưa đáp ứng cho công việc sửa chữa các thiết bị của nhiều nước đã nhập từ nhiều năm trước đó. Một số vật tư chủ yếu như gỗ chống lò, thuốc nổ, xăng dầu quá nhiều, đời sống công nhân mỏ gặp nhiều khó khăn. Vốn luôn là vấn đề mà đòi hỏi các công ty phải quan tâm xem xét. Từ ngày 01/02/2005 công ty chính thức mang tên Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than Việt Nam, chính vì thế mà công ty đã huy động được một nguồn vốn lớn từ các cổ đông. 2.2. LAO ĐỘNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG Hai mươi năm lăm qua đã đánh dấu một bước phát triển không ngừng của Công ty Coalimex vấn đề con người luôn là yếu tố số một cho quá trình sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển có hiệu quả thì lao động của họ phải có khả năng chuyên môn và trình độ cao chính vì thế công ty luôn chú trọng đầu tư chiều sâu và bồi dưỡng nguồn nhân lực. Tạo nên một đội ngũ cán bộ Thương mại xuất nhập khẩu năng động, nhạy bén, tâm huyết với nghề, giàu kinh nghiệm, đủ khả năng hội nhập kinh tế quốc tế. Cán bộ, Đảng viên và lãnh đạo công ty luôn luôn nêu cao truyền thống tiên phong gương mẫu. Họ là những người lao động giỏi, quản lý giỏi, có nghiệp vụ giỏi, đoàn kết nhất trí, công tâm và biết chắt lọc để phát huy tinh hoa của mọi người kế thừa truyền thống trên 25 năm qua các thế hệ cán bộ CNV công ty đã nhận thức đó là kim chỉ nam trong mọi hành động để xây dựng công ty ngày càng phát triển không ngừng. Thương trường là chiến trường, mọi cán bộ nhân viên hiểu rất rõ và Coalimex càng thấm nhuần hơn phương châm "bạn hữu số một, bạn hàng số hai" có bạn hữu sẽ giúp đỡ, hỗ trợ tất cả, có bạn hàng chưa hẳn có bạn hữu. 2.3. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2.3.1. Mặt hàng kinh doanh Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than Việt Nam - Coalimex chính là cầu nối quan trọng của Than Việt Nam với thế giới bên ngoài. Hiện nay công ty đang đầu tư và phát triển các hoạt động như: - Xuất khẩu than - Nhập khẩu cung ứng vật tư, thiết bị - Xuất khẩu lao động - Đầu tư xây dựng liên doanh Các hoạt động của công ty đa dạng và ngày càng vững mạnh và giữ vững uy tín của Coalimex trên thương trường than quốc tế, đồng thời hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch tổng công ty giao. Từ năm 1982 đến 2006 Coalimex đã xuất khẩu tổng số được: 28.941.506 tấn than với kim ngạch đạt 1.022.387 triệu USD góp phần đáng kể trong sự tăng trưởng của ngành Than và nền kinh tế quốc dân. 2.3.2. Khách hàng của công ty Khách hàng được xem là yếu tố hàng đầu cho sự phát triển của công ty trong thời đại ngày nay. Vì thế tìm hiểu và thu hút khách hàng là một trong những chiến lược đối với mọi công ty. Hiện nay khách hàng của Coalimex rất đa dạng. - Đối với thị trường xuất khẩu than: Một số thị trường trên thế giới đã từng nhập Than của Việt Nam qua công ty Nhật Bản, Tây Âu, các nước xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc, và các thị trường khác. - Đối với hoạt động xuất khẩu lao động thì các thị trường xuất khẩu lao động của công ty là: Hàn Quốc, Nhật Bản, DuBai (các Tiểu vương quốc Ả Rập); Đài Loan, Malaysia. 2.3.3. Cạnh tranh Việc nhận thức được mức độ cạnh tranh là rất quan trọng cho sự phát triển của Coalimex. Các đối thủ cạnh tranh của Coalimex rất mạnh như năm 1986, 1987, than Việt Nam sang Hàn Quốc giảm đáng kể về số lượng và giá cả. Đến năm 1990 tổng giá trị than xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc chỉ bằng 50% so với năm 1984 do có sự cạnh tranh quyết liệt của các nước xuất khẩu than là Trung Quốc, Nga, Nam Phi, Indonesia, Úc,…. - Đối với thị trường Nhật Bản thì than Việt Nam và than Trung Quốc luôn có sự cạnh tranh và sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt vì Trung Quốc liên tục giảm giá than xuất khẩu. - Đối với thị trường xã hội chủ nghĩa: từ năm 1996 mở rộng vào thị trường Bungari mặc dù việc duy trì đưa than vào thị trường này rất khó khăn vì giá cước vận chuyển cao, cạnh tranh gay gắt với than của Nga và Ucraina thuận lợi rất nhiều về giá cước vận tải nhờ vào những nỗ lực không ngừng đổi mới cùng với trình độ chuyên môn giỏi của CBNCN mà công ty Coalimex không những làm đối thủ cạnh tranh suy giảm mà ngày càng khẳng định uy tín của mình trên thị trường quốc tế. 2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây Kết quả kinh doanh là mục tiêu của mọi hoạt động kinh doanh và từng thời kỳ. Hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thương trường. Có thể nói trong cơ chế thị trường cũng như trên thị trường thế giới công ty cũng gặp không ít khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên những gì mà lĩnh vực xuất nhập khẩu đã làm được cũng như là sự phấn đấu không mệt mỏi của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty đã góp phần tạo thế phát triển vững chắc cho công ty. Thực hiện xuất khẩu than của công ty Coalimex từ năm 2002 - 2006 Số TT Năm Khối lượng xuất (Tấn) Trị giá (USD) 1 2002 1.616.020 34.775.265 2 2003 1.572.741 38.566.461 3 2004 2.717.489 87.758.371 4 2005 3.211.406 129.629.336 5 2006 (ước tính) 5.000.000 160.000.000 Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm 2002 - 2006. Bảng trên cho thấy tình hình hoạt động xuất khẩu than của công ty Coalimex là tương đối tốt và đạt hiệu quả. Mặc dù khối lượng xuất năm 2003 ít hơn so với năm 2002 nhưng trị giá lại cao hơn. Cụ thể: năm 2002 công ty Coalimex xuất khẩu khối lượng than là 1.616.020 (tấn); trị giá 34.775.265 USD. Năm 2003 Công ty xuất khẩu than là 1.572.741 tấn trị giá là: 38.566.461 (USD). Từ năm 2004 đến năm 2006 công ty Coalimex thì khối lượng liên tục tăng mạnh. Đặc biệt là năm 2006 khối lượng than xuất tăng mạnh ước tính 5.000.000 tấn trị giá 160.000.000 (USD). Kim ngạch nhập khẩu - cung ứng vật tư thiết bị từ năm 2002 - 2006 Số TT Năm Thị trường TBCN (USD) 1 2002 34.635.000 2 2003 29.413.000 3 2004 41.538.785 4 2005 52.301.091 5 2006 (dự kiến) 55.000.000 Từ bảng trên cho ta thấy kim ngạch xuất khẩu từ thị trường Tư bản chủ nghĩa năm 2003 thấp hơn năm 2002. Cụ thể là: năm 2002 kim ngạch nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị là 34.635.000 USD, năm 2003 kim ngạch nhập khẩu là 29.413.000 USD. Và kim ngạch nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị từ thị trường tư bản chủ nghĩa từ năm 2004 - 2006 tăng mạnh. Đặc biệt năm 2006 kim ngạch nhập khẩu dự kiến là 55.000.000 USD. Tóm lại, do chính sách hoạt động xuất nhập khẩu của công ty Coalimex là hiệu quả nên đã đem lại uy tín và lợi nhuận lớn cho công ty. Từ đó kéo theo thu nhập của cán bộ nhân viên của công ty cũng cao và ổn định. Công ty đã thực hiện tốt việc nộp ngân sách đối với nhà nước, hàng năm mang lại cho nhà nước những khoản tiền lớn. PHẦN III ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY Khi thoát ra khỏi tình trạng bao cấp bước vào cơ chế thị trường, công ty đã không ngừng phấn đấu, tập trung đầu tư đúng hướng, đầu tư vào khâu xung yếu. Các thiết bị máy móc đầu tư đã phát huy tác dụng tốt, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. Công ty luôn cải tạo mở rộng nhà xưởng, giải quyết lao động dôi dư đồng thời mạnh dạn thu hút lao động có kỹ thuật, thay đổi dần cơ cấu lao động, không ngừng nâng cao chấ
Tài liệu liên quan