Báo cáo Thực tập tổng hợp về Công ty xi măng Hoàng Thạch

Cách đây 30 năm, nước ta vốn là một nước công nghiệp chậm phát triển lại vừa trải qua cuộc chiến tranh lâu dài, gian khổ, ác liệt, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Công nghiệp, nông nghiệp còn lạc hậu, quy mô nhỏ bé và thiếu thốn về cơ sở vật chất. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong đó sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất xi măng. Ngày 15/12/1976, Phó Thủ Tướng Chính Phủ Đỗ Mười ký quyết định 474/TTg “phê chuẩn nhiệm vụ thiết kế nhà máy Xi Măng Hoàng Thạch” (cho phép xây dựng nhà máy) với tên gọi: Nhà Máy Xi Măng Hoàng Thạch. Địa điểm xây dựng tại thôn Hoàng Thạch (xã Minh tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) và thôn Vĩnh Tuy (xã Vĩnh Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Hơn 3 năm, kể từ ngày Thủ Tướng Chính Phủ ra quyết định phê chuẩn nhiệm vụ thiết kế, xây dựng Nhà Máy Xi măng Hoàng Thạch. Các đơn vị tham gia thi công nhà máy đã xây dựng các hạng mục công trình được Thủ Tướng Chính Phủ giao. Để có bộ máy lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ từng bước tiếp các hạng mục công trình , tiến tới tiếp nhận toàn bộ nhà máy. Ngày 04/04/1980, Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng Đồng Sỹ Nguyên ký quyết định số 333/BXD-TCCB về việc thành lập nhà máy Xi Măng Hoàng Thạch. Nhà máy xi măng Hoàng Thạch đặt trụ sở tại thôn Hoàng Thạch, xã Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Nhà máy là đơn vị sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, kinh doanh theo chế độ hạch toán kinh tế, với các nhiệm vụ tổ chức sản xuất các loại xi măng theo kế hoạch của Liên Hiệp các xí nghiệp xi măng (nay là Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam), bảo đảm kỹ thuật, chất lượng sản phẩm và an toàn lao động. Cùng với tiến trình đổi mới và đi lên của đất nước, nhà máy xi măng Hoàng Thạch ngày càng trưởng thành và phát triển. Từ khi bước vào sản xuất, nhà máy luôn hoàn thành kế hoạch, sản lượng năm sau cao hơn năm trước, giữ được tín nhiệm của thị trường. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, ngày 24/09/1992, chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Võ Văn Kiệt ký quyết định số 353/CT phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật: Mở rộng Nhà máy xi măng Hoàng Thạch trên mặt bằng nhà máy hiện có, với diện tích dây chuyền II là 10 ha. Ngày 28/12/1993, Nhà máy đã khởi công xây dựng dây chuyền II với công suất thiết kế 1,2 triệu tấn xi măng/năm, đưa công suất của Nhà Máy từ 1,1 triệu tấn xi măng/năm lên 2,3 triệu tấn xi măng/năm. Như vậy, nhà máy xi măng Hoàng Thạch trở thành một cơ sở sản xuất xi măng lớn nhất cả nước. Sau 10 năm đi vào sản xuất kinh doanh, Nhà Máy ngày càng lớn mạnh, đòi hỏi phải có sự thay đổi trong quy mô sản xuất. Ngày 12/08/1993, Bộ trưởng Bộ xây dựng ra quyết định số 363/QĐ-BXD thành lập “Công ty xi măng Hoàng Thạch” trên cơ sở hợp nhất công ty kinh doanh Xi măng số 3 Hoàng Thạch với Nhà máy xi măng Hoàng Thạch. Nhiệm vụ của công ty xi măng Hoàng Thạch lúc này không chỉ đơn thuần là sản xuất xi măng mà còn có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn 6 tỉnh phía Bắc và thủ đô Hà Nội. Đi đôi với việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao, Đảng bộ và Ban lãnh đạo công ty còn triển khai thực hiện chỉ thị số 227/XMVN-ĐMQLDN của tổng công ty Xi măng Việt Nam ngày 02/04/1999 về việc cổ phần hoá xưởng may bao. Ngày 08/01/1999, Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 04/1999/QĐ-TTg về việc chuyển xưởng May Bao thuộc công ty xi măng Hoàng Thạch thành công ty Cổ phần bao bì Hoàng Thạch, theo đề nghị của Hội đồng quản trị Tổng công ty xi măng Việt Nam. Với tổng số vốn điều lệ là 6 tỷ đồng, trong đó cổ phần Nhà nước là 1,21 tỷ đồng.

doc26 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1931 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp về Công ty xi măng Hoàng Thạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Quá trình hình thành và phát triển của công ty Xi Măng Hoàng Thạch: Cách đây 30 năm, nước ta vốn là một nước công nghiệp chậm phát triển lại vừa trải qua cuộc chiến tranh lâu dài, gian khổ, ác liệt, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Công nghiệp, nông nghiệp còn lạc hậu, quy mô nhỏ bé và thiếu thốn về cơ sở vật chất. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong đó sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất xi măng. Ngày 15/12/1976, Phó Thủ Tướng Chính Phủ Đỗ Mười ký quyết định 474/TTg “phê chuẩn nhiệm vụ thiết kế nhà máy Xi Măng Hoàng Thạch” (cho phép xây dựng nhà máy) với tên gọi: Nhà Máy Xi Măng Hoàng Thạch. Địa điểm xây dựng tại thôn Hoàng Thạch (xã Minh tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) và thôn Vĩnh Tuy (xã Vĩnh Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Hơn 3 năm, kể từ ngày Thủ Tướng Chính Phủ ra quyết định phê chuẩn nhiệm vụ thiết kế, xây dựng Nhà Máy Xi măng Hoàng Thạch. Các đơn vị tham gia thi công nhà máy đã xây dựng các hạng mục công trình được Thủ Tướng Chính Phủ giao. Để có bộ máy lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ từng bước tiếp các hạng mục công trình , tiến tới tiếp nhận toàn bộ nhà máy. Ngày 04/04/1980, Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng Đồng Sỹ Nguyên ký quyết định số 333/BXD-TCCB về việc thành lập nhà máy Xi Măng Hoàng Thạch. Nhà máy xi măng Hoàng Thạch đặt trụ sở tại thôn Hoàng Thạch, xã Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Nhà máy là đơn vị sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, kinh doanh theo chế độ hạch toán kinh tế, với các nhiệm vụ tổ chức sản xuất các loại xi măng theo kế hoạch của Liên Hiệp các xí nghiệp xi măng (nay là Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam), bảo đảm kỹ thuật, chất lượng sản phẩm và an toàn lao động. Cùng với tiến trình đổi mới và đi lên của đất nước, nhà máy xi măng Hoàng Thạch ngày càng trưởng thành và phát triển. Từ khi bước vào sản xuất, nhà máy luôn hoàn thành kế hoạch, sản lượng năm sau cao hơn năm trước, giữ được tín nhiệm của thị trường. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, ngày 24/09/1992, chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Võ Văn Kiệt ký quyết định số 353/CT phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật: Mở rộng Nhà máy xi măng Hoàng Thạch trên mặt bằng nhà máy hiện có, với diện tích dây chuyền II là 10 ha. Ngày 28/12/1993, Nhà máy đã khởi công xây dựng dây chuyền II với công suất thiết kế 1,2 triệu tấn xi măng/năm, đưa công suất của Nhà Máy từ 1,1 triệu tấn xi măng/năm lên 2,3 triệu tấn xi măng/năm. Như vậy, nhà máy xi măng Hoàng Thạch trở thành một cơ sở sản xuất xi măng lớn nhất cả nước. Sau 10 năm đi vào sản xuất kinh doanh, Nhà Máy ngày càng lớn mạnh, đòi hỏi phải có sự thay đổi trong quy mô sản xuất. Ngày 12/08/1993, Bộ trưởng Bộ xây dựng ra quyết định số 363/QĐ-BXD thành lập “Công ty xi măng Hoàng Thạch” trên cơ sở hợp nhất công ty kinh doanh Xi măng số 3 Hoàng Thạch với Nhà máy xi măng Hoàng Thạch. Nhiệm vụ của công ty xi măng Hoàng Thạch lúc này không chỉ đơn thuần là sản xuất xi măng mà còn có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn 6 tỉnh phía Bắc và thủ đô Hà Nội. Đi đôi với việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao, Đảng bộ và Ban lãnh đạo công ty còn triển khai thực hiện chỉ thị số 227/XMVN-ĐMQLDN của tổng công ty Xi măng Việt Nam ngày 02/04/1999 về việc cổ phần hoá xưởng may bao. Ngày 08/01/1999, Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 04/1999/QĐ-TTg về việc chuyển xưởng May Bao thuộc công ty xi măng Hoàng Thạch thành công ty Cổ phần bao bì Hoàng Thạch, theo đề nghị của Hội đồng quản trị Tổng công ty xi măng Việt Nam. Với tổng số vốn điều lệ là 6 tỷ đồng, trong đó cổ phần Nhà nước là 1,21 tỷ đồng. Sau khi tiến hành cổ phần hoá xưởng may bao thuộc công ty Xi măng Hoàng Thạch thành công ty cổ phần bao bì Hoàng Thạch, được sự chỉ đạo trực tiếp cuả Tổng công ty xi măng Việt Nam, công ty xi măng Hoàng Thạch tiếp tục cổ phần hoá Đoàn vận tải thuỷ thành công ty cổ phần thương mại-dịch vụ-vận tải với tổng số vốn điều lệ trên 6 tỷ đồng trong đó cổ phần Nhà nước 3,354 tỷ đồng. Căn cứ Nghị quyết số 29/NQ-ĐU, ngày 18/02/2002 của Đảng uỷ công ty xi măng Hoàng Thạch về công tác tổ chức công ty cổ phần thương mại-dịch vụ-vận tải chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Sau 25 năm sản xuất và kinh doanh, công ty xi măng Hoàng Thạch đã thực sự trưởng thành. Giai đoạn bắt đầu sản xuất, công ty có 979 cán bộ công nhân viên, trong đó Đại học 86 người, Trung học 89 người, công nhân kỹ thuật 664 người, đến nay công ty có 2802 cán bộ công nhân viên, trong đó Đại học trên 477 người, công nhân kỹ thuật tay nghề từ bậc 4 trở lên là 1656 người. Với đội ngũ công nhân viên chức tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, nâng cao trình độ đã vươn lên làm chủ thiết bị công nghệ, công tác sản xuất ngày càng được chủ động đảm bảo vận hành cả 2 dây chuyền an toàn hiệu quả sản lượng năm sau cao hơn năm trước. Mỗi năm công ty sản xuất ra hàng triệu tấn xi măng có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001 được các cơ quan chức năng trong nước và quốc tế thừa nhận. Công ty xi măng Hoàng Thạch đã đạt được những thành tích to lớn; được Đảng và Nhà nước; các Bộ, ngành ở Trung ương, được các tỉnh uỷ, UBND hai tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh tặng hàng chục huân chương các loại, hàng trăm bằng khen, cờ luân lưu, đặc biệt làn ngày 6/1/2005 công ty được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”. II. Đặc điểm của công ty xi măng Hoàng Thạch: 1.Đặc điểm quy trình công nghệ: Hoàng Thạch là một trong những nhà máy xi măng lớn và hiện đại nhất Việt Nam, có tầm cỡ quốc tế. Công ty xi măng Hoàng Thạch có lò nung Clinker kiểu quay, sản xuất theo phương pháp khô, theo một chu trình khép kín với các giai đoạn sau: a.Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu: Các nguyên liệu chính để sản xuất xi măng là đá vôi và đá sét được khai thác ở các mỏ gần công ty, ngoài ra còn sử dụng nguyên liệu điều chỉnh là quặng sắt và quặng bô xít, lượng quặng sắt và quặng bô xít cho vào nhiều hay ít tuỳ thuộc vào thành phần hoá học có trong đá vôi và đá sét như: SiO2; CaO; Fe2O3; Al2O3… Đá vôi được khai thác bằng phương pháp khoan nổ cắt tầng theo quy trình và quy hoạch khai thác, đảm bảo chất lượng ổn định. Sau đó được vận chuyển tới trạm đập nghiền và đưa vào kho chứa đồng nhất. Quặng sắt và quặng bô xít được mua ngoài, vận chuyển bằng đường sông, tập kết vào kho. b.Giai đoạn nghiền liệu và đồng nhất: Đá vôi, đá sét cùng các nguyên liệu điều chỉnh được đưa vào máy nghiền liệu qua hệ thống cân cấp liệu tự động theo tỷ lệ kỹ thuật cho phép. Bột liệu sau khi nghiền mịn được đưa tới hệ thống si lô, các si lô này vừa có tác dụng để chứa đồng thời còn để đồng nhất bột liệu. c.Giai đoạn nung Clinker: Nhiên liệu để nung Clinker là dầu FO và than cám 3B. Phần than nguyên khai có chất bốc cao được đưa vào máy sấy khô và chuyển về máy nghiền, nghiền thành bột than mịn sau đó bằng hệ thống bơm khí nén về các đường ống dẫn chuyền về két chứa ở lò nung, nó được phun vào lò dưới dạng bột khí linh động nhiều hay ít tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật của từng giờ. Dầu FO chỉ dùng để đốt sấy lò khi lò mới trở lại hoạt động sau một thời gian dừng sửa chữa bảo dưỡng, còn sau khi lò hoạt động ổn định người ta chỉ dùng than cho rẻ. Bột liệu từ các si lô chứa trước khi cho và lò được đưa qua hệ thống sấy nóng đến nhiệt độ 500-600oC mới đưa vào lò nung luyện vừa để tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm được than dầu. Khí nóng dùng để sấy bột liệu được tận dụng từ khí thải trong lò ra của quá trình nung luyện trước đó. Bột liệu được nung đến vê viên nhờ các vòng quay của lò và được vận chuyển, làm lạnh, rồi đưa tới si lô chứa Clinker. Silô này vừa có tác dụng chứa, vừa có tác dụng ủ cho clinker đạt được các khoáng quy định, vừa làm nguội clinker. c.Giai đoạn nghiền xi măng: Ở giai đoạn này có thêm nguyên liệu để nghiền clinker thành xi măng là thạch cao với tỷ lệ 5% để điều chỉnh quá trình liên kết của xi măng trong thi công, còn thêm một số phụ gia pha vào xi măng như sỉ than, đá silíc, đá đen…vừa có tác dụng làm cho xi măng có màu đẹp, vừa thêm một số tính năng tác dụng khác như chịu kiềm, chịu axít…và đặc biệt là pha thêm để hạ giá thành sản phẩm xi măng. Các loại thạch cao và phụ gia kể trên đều được mua ngoài qua phương tiện đường thuỷ và vận chuyển tập kết vào kho. Clinker từ si lô chứa, thạch cao, phụ gia được tập kết vào các két chứa trước các máy nghiền. Các nguyên, vật liệu này được đưa vào nghiền qua các cân tự động theo tỷ lệ kỹ thuật quy định. Hỗn hợp này được nghiền mịn thành xi măng ở nhiệt độ 120-150oC. Xi măng ra khỏi máy nghiền được vận chuyển tới hệ thống silô chứa xi măng, vừa để chứa, vừa làm nguội và để ủ xi măng và chờ đóng bao xuất xưởng. d.Giai đoạn xuất xi măng: Xi măng bột từ các xilô chứa được đưa tới 8 máy đóng bao (nếu xuất xi măng bao), hoặc xuất thẳng nếu xuất xi măng rời. Xi măng sau đóng bao được đưa thẳng tới các phương tiện vận tải đường bộ, thuỷ, sắt để xuất xưởng. Công ty xi măng Hoàng Thạch sản xuất xi măng theo phương pháp khô, tiên tiến hơn phương pháp ướt truyền thống mà các nhà máy xi măng đương thời đang sử dụng, vì phải đồng nhất phối liệu trong môi trường nước rồi mới sấy khô. Do vậy, phương pháp khô tiết kiệm được nước, nhiên liệu, thời gian. Toàn bộ dây chuyền sản xuất từ khâu cấp nguyên liệu đến công đoạn nghiền, đóng bao và xuất xi măng được điều khiển tự động hoàn toàn từ phòng điều khiển trung tâm của công ty thông qua hệ thống các máy tính điện tử và thiết bị vi xử lý. Kết quả thành phẩm nguyên liệu được phân tích quang phổ bằng tia Rơnghen, xác định mỗi một giờ một lần, trên cơ sở đó máy tính điện tử sẽ phân tích tính toán và điều chỉnh tỷ lệ phối liệu cho giờ tiếp theo. Gần 300 thông số công nghệ như: nhiệt độ, áp suất, lưu lượng, vòng quay, tỷ lệ các thành phần nguyên liệu, dòng điện, điện áp…được liên tục chỉ báo và ghi chép một cách tự động tại phòng điều khiển nhờ hệ thống các đồng hồ tự ghi, giúp người vận hành theo dõi, kiểm tra và xử lý khi cần thiết. Ngoài ra tại đây còn có hệ thống các sơ đồ công nghệ được gắn đèn tín hiệu thể hiện tình trạng hoạt động của từng thiết bị cùng với hệ thống Camera và truyền hình công nghiệp quan sát được trên 10 vị trí trọng yếu của dây chuyền sản xuất giúp người vận hành phát hiện các sự cố và phối hợp xử lý kịp thời. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG GIAI ĐOẠN 1: SẢN XUẤT BỘT LIỆU Đất sét Đập búa Cầu trục Đập búa Đá vôi Kho đồng nhất sơ bộ đá vôi và đất sét GIAI ĐOẠN 2:SẢN XUẤT CLINKER Kho -Cát -Xỉ -Than Cấp cát và xỉ Sấy nghiền than Két than mịn Kho đồng nhất sơ bộ đá vôi và đất sét Sấy nghiền liệu Si lô chứa Clinker Sấy dầu Cấp liệu vào lò Lò nung Clinker Si lô đồng nhất Sà lan dầu FO Bể dầu FO Cảng nhập GIAI ĐOẠN 3: SẢN XUẤT XI MĂNG Kho -Phụ gia -Thạch cao Két thạch cao Két phụ gia Xilô chứa clinker xuất bao ôtô xuất bao đường thủy xuất bao đường sắt Xuất xi măng rời xilô xi măng Nghiền xi măng máy đóng bao cảng nhập 2.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh: Công ty xi măng Hoàng Thạch là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô tài chính lớn ở Việt nam hiện nay, vấn đề quản lý vốn, kinh doanh sao cho có hiệu quả tốt nhất đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý tổ chức lãnh đạo giỏi, vừa chuyên sâu từ các vấn đề tài chính, cung cấp vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu cho sản xuất đến kế hoạch sản xuất và tiêu thụ. Hiện tại để đáp ứng được yêu cầu đó, bộ máy tổ chức quản lý của công ty xi măng Hoàng Thạch sử dụng phương thức tổ chức quản lý theo hình ô; tức là có sự phân quyền lãnh đạo, các cấp lãnh đạo không tập trung hết quyền lực trong tay mà giao một phần cho các bộ phần chức năng. Mô hình này sẽ giúp công ty có tính chất linh hoạt cao, phản ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường. Đứng đầu bộ máy quản lý là Giám đốc công ty: Giám đốc công ty do tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng Giám Đốc. Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước tổng công ty và pháp luật về điều hành hoạt động của công ty, Giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong công ty. Giúp việc Giám đốc trong công tác quản lý là các phó giám đốc phụ trách theo lĩnh vực công tác được phân công bao gồm: -Phó giám đốc khai thác mỏ: chịu trách nhiệm quản lý chuyên sau kỹ thuật khai thác đá, vận tải và tổ chức chỉ đạo công tác kỹ thuật, nghiệp vụ đối với xưởng xe máy, xưởng khai thác đá và phòng kỹ thuật mỏ. -Phó giám đốc cơ điện: Chịu trách nhiệm quản lý chuyên sâu về cơ khí, điện-điện tử, tự động hoá và tiến bộ kỹ thuật để tổ chức sửa chữa và bảo dưỡng chế tạo, thay thế, vận hành các thiết bị trong dây chuyền sản xuất xi măng và các thiết bị khác đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định, liên tục, đồng bộ, chất lượng tốt. Tổ chức chỉ đạo công tác kỹ thuật nghiệp vụ đối với xưởng cơ khí, xưởng điện-điện tử, phòng kỹ thuật cơ điện. -Phó giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm quản lý chuyên sâu về công nghệ, tiến bộ kỹ thuật để tổ chức sản xuất clinker, xi măng từ các nguyên liệu đá vôi, đá sét, xỉ, thạch cao, than dầu và các loại vật tư khác, đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm phục vụ nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất. Tổ chức chỉ đạo công tác kỹ thuật nghiệp vụ đối với xưởng xi măng, xưởng đóng bao, xưởng nguyên liệu, phòng kỹ thuật sản xuất. -Phó giám đốc kinh doanh-hành chính: chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý phòng kinh doanh và trong lĩnh vực hành chính quản trị, đời sống, y tế. Các phó giám đốc giúp việc giám đốc theo sự phân công hoặc uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân công hoặc uỷ quyền. Kế toán trưởng giúp việc giám đốc công ty chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê, tài chính của công ty và có nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của pháp luật. Sau đó là đến các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Giám đốc bao gồm: +Phòng kỹ thuật sản xuất: Quản lý chuyên sâu về công nghệ, tiến bộ kỹ thuật để tổ chức sản xuất clinker, xi măng từ các nguyên liệu đá vôi, sét, xỉ, thạch cao, than, dầu, và các loại vật tư khác, đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm phục vụ nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất. +phòng kỹ thuật cơ-điện: Có chức năng quản lý chuyên sâu về cơ khí, điện-điện tử, tự động hoá và tiến bộ kỹ thuật để tổ chức sửa chữa và bảo dưỡng, chế tạo thay thế, vận hành các thiết bị trong dây chuyền sản xuất xi măng và các thiết bị khác đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định, liên tục, đồng bộ, chất lượng tốt nhằm phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. +phòng Kỹ thuật mỏ: có chức năng quản lý chuyên sâu kỹ thuật khai thác đá, vận tải và tổ chức chỉ đạo công tác kỹ thuật, nghiệp vụ đối với xưởng xe máy và xưởng khai thác đá, nhằm nâng cao hiệu quả công tác khai thác vận chuyển, sửa chữa phương tiện thiết bị xe máy dáp ứng kịp thời cho sản xuất kinh doanh của công ty. +phòng tổ chức lao động: có chức năng quản lý tổ chức nhân sự, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ tay nghề. Xác định mức lao động và theo dõi thời gian làm việc, theo dõi chi trả lương của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. +phòng kế hoạch: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, theo dõi thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư, sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm; tiến hành hợp đồng kinh tế với các chủ thể ngoài công ty. Đồng thời tham mưu cho ban giam đốc chỉ đạo kịp thời các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn với hiệu quả cao nhất. +phòng vật tư: có nhiệm vụ mua sắm vật tư và tiếp nhận nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất. Tham gia tư vấn cho ban giám đốc về lĩnh vực vật tư, phụ tùng, nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào. + phòng hành chính quản trị: có chức năng quản lý nghiệp vự và tài sản thuộc lĩnh vực hành chính, văn thư, quản trị dịch vụ và các loại phương tiện vận tải đưa đón cán bộ lãnh đạo đi làm việc, công tác. +Phòng kế toán: Có chức năng quản lý tài chính và giám sát mọi hoạt động kinh tế tài chính trong công ty, tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán-thống kê-thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế tài chính của nhà nước tại công ty. +Phòng đời sống: có chức năng quản lý và tổ chức các nhà ăn phục vụ cho 2 bữa ăn chính của công nhân viên ở tập thể, các bữa ăn giữa ca, bữa ăn của khách đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, vệ sinh sạch sẽ, đồng thời quản lý các nhà trẻ mẫu giáo, nuôi dạy trẻ. +phòng y tế: có chức năng nhiệm vụ quản lý chăm sóc sức khoẻ, tổ chức phòng bệnh, phòng dịch, vệ sinh môi trường, cấp cứu, khám bệnh và điều trị cho cán bộ, công nhân theo khả năng chuyên môn và phân cấp của ngành y tế, phục vụ tốt việc điều trị tại chỗ nhằm duy trì sức khoẻ cho toàn thể công nhân viên. +Phòng điều khiển trung tâm: là trung tâm điều khiển toàn bộ máy móc và hoạt động của nhà máy bằng hệ thống máy tính và các máy móc tự động hoá. +Phòng thí nghiệm-KCS: chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm xuất ra và nguyên liệu đầu vào. +Phòng kinh doanh: có chức năng nhiệm vụ tổ chức, điều tra, nghiên cứu thị trường, chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức mọi hoạt động kinh doanh tại công ty. +Phòng bảo vệ quân sự: có chức năng nhiệm vụ bảo vệ trật tự an ninh, tài sản và hạ tầng cở sở của công ty. +Ban kỹ thuật an toàn: có chức năng nhiệm vụ quản lý về an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường. +Tổng kho: chịu trách nhiệm quản lý tất cả các kho lưu trữ vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu. +Tổ thẩm định: có chức năng trợ giúp giám đốc trong việc thẩm định lại giá vật tư, phụ tùng, nguyên vật liệu mua vào, các hồ sơ đấu thầu xem có đúng với luật pháp quy định hay không. +Ban quản lý dự án dây chuyền 3: có chức năng quản lý và tổ chức toàn bộ hoạt động liên quan đến việc xây dựng dây chuyền Hoàng Thạch 3. +Xưởng điện-điện tử: chịu trách nhiệm sửa chữa thiết bị điện trong công ty. +Xưởng cơ khí: chịu trách nhiệm sửa chữa thiết bị, máy móc phần cơ khí. +Xưởng nước: Quản lý và sửa chữa các trạm bơm nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong công ty. +Xưởng đóng bao, Xi măng, lò nung, nguyên liệu: quản lý và sửa chữa hệ thống công nghệ thuộc công đoạn đóng bao, nghiền xi măng, lò nung, và nguyên liệu đầu vào. +Xưởng khai thác: chịu trách nhiệm và tổ chức các hoạt động nổ mìn khai thác đá vôi, đá sét. +Xưởng xe máy: có chức năng quản lý và sửa chữa xe, máy xúc, xe vận chuyển trong công ty. Tất cả các phòng ban chức năng trong bộ máy quản lý của công ty đều có thể tham gia, tư vấn, góp ý kiến cho ban giám đốc về các lĩnh vực thuộc phạm vi đơn vị mình quản lý, phụ trách; sao cho ban giám đốc ra được các quyết định chính xác, hợp lý phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất. III. Thực trạng hoạt động của công ty Xi Măng Hoàng Thạch đến năm 2005: Công ty Xi Măng Hoàng Thạch đã và đang hoạt động được 25 năm, trong đó năm 2005 là năm thứ 22 công ty sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm theo chỉ tiêu định hướng của nhà nước. Năm 2005 là năm kỷ niệm 25 năm ngày thành lập công ty và đón nhận danh hiệu anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới…đồng thời vì mục tiêu cùng với các đơn vị thành viên trong tổng công ty xi măng giữ ổn định chất lượng, đáp ứng đủ và nhằm ổn định thị trường tiêu thụ xi măng trong nước, tình hình hoạt động của công ty diễn ra như sau: 1.Tình hình sản xuất-kinh doanh đến năm 2005: Khoảng 10 năm trở lại đây, công ty luôn sản xuất vượt mức kế hoạch đặt ra, năm sau cao hơn năm trước. Công tác lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch luôn được chú trọng. Để đảm bảo hiệu quả sản xuất, cùng với kế hoạch sản xuất tổng thể các bản kế hoạch cụ thể về các mảng như: xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, vận chuyển, mua sảm thiết bị lẻ, phụ tùng…. được song song lập và thực hiện để đảm bảo thực hiện được kế hoạch sản xuất tổng thể. Cụ thể tình hình sản xuất- kinh doanh của công ty trong năm 2005 như sau: Kết quả sản xuất và tiêu thụ của năm 2005: -Tổng sản lượng tiêu thụ đạt 3.534.205,211 tấn, bằng 100,4% kế hoạch năm. Trong đó: +xi măng : KH năm = 3.520.000 tấn; Thực hiện= 3.495.205,211 tấn, bằng 100,4%. +Clinker: KH năm= 40.000 tấn; Thực hiện= 30.000 tấn, bằng 97,5%. -Nộp ngâ