Báo cáo Thực tập về Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam

Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam. + Tên giao dịch : PETRO VIETNAM FINANCE CORPORATION. + Tên viết tắt : PVFC + Trụ sở chính : 22 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. + Điện thoại : (84).4. 3942 6800 + Hotline : 1800 1525

doc19 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập về Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN I VỀ SINH VIÊN THỰC TẬP 1, Họ và tên sinh viên: Tiêu Hà Kiên 2, Mã sinh viên : 06A – 03258N 3, Lớp : TM – 11 – 02 4, Khóa : 11 5, Địa chỉ liên lạc : 31∕ 4∕ 61 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội. 6, Điện thoại : 0934 245 669 7, Thời gian hoàn thành báo cáo thực tập, chọn đề tài và đề cương luận văn: Từ ngày 10/ 2/ 2010 đến ngày 10/ 4/ 2010. PHẦN II VỀ NƠI THỰC TẬP 1, Tên nơi thực tập 1.1, Địa chỉ + Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam. + Tên giao dịch : PETRO VIETNAM FINANCE CORPORATION. + Tên viết tắt : PVFC + Trụ sở chính : 22 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. + Điện thoại : (84).4. 3942 6800 + Hotline : 1800 1525 + Fax : (84).4. 3942 6796∕ 97 + E-mail : pvfc@pvfc.com.vn + Website : www.pvfc.com.vn 1.2, Người hướng dẫn + Của khoa : Tiến sĩ Đỗ Ngọc Tước + Của Cơ sở thực tập: ……………………….. 2, Mô tả nơi thực tập 2.1, Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam - Việc thành lập Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam, tiền thân là Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC), một tổ chức tín dụng phi ngân hàng và là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 04/2000/QĐ-VPCP ngày 30 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng chính phủ. PVFC bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 12 năm 2000 theo Giấy phép hoạt động số 12/GP-NHNN ngày 25 tháng 10 năm 2000 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 113108 ngày 23 tháng 8 năm 2000 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp. Vốn điều lệ ban đầu của PVFC là 100 tỉ đồng và trụ sở đầu tiên đóng tại 34B Hàn Thuyên, Hà Nội. - Chuyển đổi sở hữu thành công ty cổ phần Thực hiện quyết định số 1796/QĐ-BCN ngày 24/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và quyết định số 1702/QĐ-DKVN ngày 4/6/2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam về việc cổ phần hóa Công ty Tài chính Dầu khí, PVFC đã thực hiện chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước sang loại hình công ty cổ phần. Ngày 19/10/2007: PVFC đã tổ chức thành công đợt đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng. Số lượng cổ phần đưa ra đấu giá là: 59.638.900 cổ phần và giá đấu thành công bình quân là: 69.868 đồng/cổ phần. Ngày 17/3/2008, PVFC nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103023045 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp và Giấy phép hoạt động số 72/2008/GP-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp. PVFC chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần ngày 18/3/2008 với số vốn điều lệ 5000 tỷ VND. Công ty mẹ của PVFC là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ 78% vốn điều lệ. 2.2, Ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty Huy động vốn: a. Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo qui định của Ngân hàng Nhà nước; b. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật hiện hành; c. Vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước, ngoài nước và các tổ chức tài chính quốc tế; d. Tiếp nhận vốn uỷ thác của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Hoạt động tín dụng: a. Cho vay: - Cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. - Cho vay theo uỷ thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định hiện hành của Luật các Tổ chức tín dụng và hợp đồng uỷ thác; - Cho vay tiêu dùng bằng hình thức cho vay mua trả góp. b. Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác: - Cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với các tổ chức và cá nhân; - Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác được tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác cho nhau. c. Bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Việc bảo lãnh của Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam phải được thực hiện theo quy định tại Điều 58, Điều 59, Điều 60 Luật các Tổ chức tín dụng và quy định của Ngân hàng Nhà nước. d. Cấp tín dụng dưới các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Mở tài khoản và dịch vụ ngân quỹ: a. Mở tài khoản: - Được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam đặt trụ sở chính và các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Việc mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng ngoài lãnh thổ Việt Nam phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép. - Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì tại đó số dư bình quân không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước. b. Dịch vụ ngân quỹ: Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. Các hoạt động khác: - Góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác. - Đầu tư cho các dự án theo hợp đồng. - Tham gia thị trường tiền tệ - Thực hiện các dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng. - Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá cho các doanh nghiệp. - Được quyền nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng. - Cung ứng các dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, đầu tư cho khách hàng. - Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác. - Thực hiện một số hoạt động ngoại hối theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối, - Thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. - Các hoạt động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2.3, Cơ cấu bộ máy tổ chức của Tổng công ty - Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là hội đồng cao nhất hoạch định chiến lược kinh doanh, nghiên cứu và phát triển của toàn tổng công ty kể từ khi thành lập tổng công ty cổ phần tới nay, Đại hội đồng cổ đông đã tiến hành các kỳ họp, đã bầu cử ra các cơ quan chức năng, các chức vụ chủ chốt như Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát. - Hội đồng quản trị Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng cổ đông tín nhiệm bầu ra. Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị toàn bộ mọi hoạt động của tổng công ty, các chiến lược, kế hoạch kinh doanh trong nhiệm kỳ của mình. Đây cũng là đại diện pháp lý của Công ty trước pháp luật. - Ban tổng giám đốc Cùng với việc điều hành chung các hoạt động của Tổng Công ty, ban tổng giám đốc trực tiếp phụ trách công tác chiến lược, kế hoạch trung và dài hạn, mô hình tổ chức – nhân sự, kinh doanh – quản lý nguồn vốn và dòng tiền, quản trị rủi ro, công tác đối ngoại - Ban kiểm soát Là đơn vị trực thuộc bộ máy quản lý và điều hành Tổng công ty (khối quản lý), có chức năng tham mưu giúp việc cho Ban lãnh đạo Tổng công ty trong công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh và quản lý của Tổng công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện và các Công ty thành viên bảo đảm tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, NHNN và quy định của PVFC. + Chủ trì công tác xây dựng và ban hành quy chế, quy định, quy trình, hướng dẫn liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Ban; đầu mối hướng dẫn triển khai áp dụng trong toàn hệ thống; + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo Tổng công ty giao. - Ban kiểm toán nội bộ Tham gia nghiên cứu soạn thảo hoặc chỉnh sửa, bổ sung các quy trình, quy chế nghiệp vụ của Ngân hàng. Kiểm tra nghiệp vụ Ngân hàng trong toàn hệ thống trên cơ sở các văn bản chế độ của Ngân hàng Nhà nước và các quy trình, quy chế của Ngân hàng. - Khối quản lý - Ban tổ chức nhân sự Là đơn vị trực thuộc bộ máy quản lý và điều hành Tổng công ty (khối quản lý), có chức năng tham mưu cho Ban lãnh đạo Tổng công ty trong công tác quản lý và thực hiện công tác tổ chức nhân sự, phát triển nguồn nhân lực; thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tiền lương và chế độ chính sách cho người lao động. + Chủ trì công tác xây dựng và ban hành quy chế, quy định, quy trình, hướng dẫn liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Ban; đầu mối hướng dẫn triển khai áp dụng trong toàn hệ thống; + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo Tổng công ty giao. - Ban kế hoạch Là đơn vị trực thuộc bộ máy điều hành Tổng công ty (khối quản lý), có chức năng tham mưu cho Ban lãnh đạo Tổng công ty về các vấn đề xây dựng, triển khai hệ thống chiến lược, kế hoạch kinh doanh, quản lý xây dựng cơ bản, kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị và tài sản cho Tổng công ty và các đơn vị thành viên trong toàn hệ thống. + Xây dựng Quy chế, quy định, quy trình công việc liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Ban về công tác kế hoạch, chiến lược; công tác đầu tư xây dựng cơ bản và đấu thầu; quy chế mua sắm và quản lý TTB&TS; đầu mối hướng dẫn triển khai áp dụng trong toàn hệ thống; + Đầu mối xây dựng mục tiêu chất lượng và phối hợp đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu chất lượng trên toàn hệ thống; + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo Tổng công ty giao. - Ban tài chính kế toán Là đơn vị trực thuộc bộ máy quản lý và điều hành Tổng công ty (khối quản lý), có chức năng tham mưu cho Ban lãnh đạo Tổng công ty trong công tác quản lý và triển khai công tác hạch toán kế toán; cân đối và kiểm soát nguồn vốn của Tổng công ty. + Chủ trì công tác xây dựng và ban hành quy chế, quy định, quy trình, hướng dẫn liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Ban; đầu mối hướng dẫn triển khai áp dụng trong toàn hệ thống; + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo Tổng công ty giao. - Ban quản trị rủi ro Là đơn vị trực thuộc bộ máy quản lý và điều hành của Tổng công ty (khối quản lý), có chức năng tham mưu giúp việc cho Ban lãnh đạo Tổng công ty trong công tác quản trị rủi ro của Tổng công ty. + Chủ trì nghiên cứu, xây dựng và hướng dẫn các chính sách, quy chế, quy định, quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ đối với hoạt động đầu tư tại PVFC; + Tham mưu cho Ban lãnh đạo Tổng công ty trong việc ban hành chính sách, định hướng về quản trị rủi ro đầu tư, quản trị rủi ro tín dụng; + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo Tổng công ty, lãnh đạo Ban. - Văn phòng Là đơn vị trực thuộc bộ máy quản lý và điều hành của Tổng công ty có chức năng tham mưu cho Ban lãnh đạo Tổng công ty trong việc thực hiện công tác thư ký, trợ lý; công tác quản lý cổ đông & công bố thông tin; công tác đối ngoại; công tác pháp chế; công tác hành chính, quản trị Tổng công ty. + Xây dựng quy chế quy định, quy trình công việc theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị, hướng dẫn triển khai áp dụng trên toàn hệ thống; + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo Tổng công ty giao. - Khối hỗ trợ kinh doanh - Ban thẩm định Là đơn vị trực thuộc bộ máy quản lý và điều hành Tổng công ty (khối hỗ trợ kinh doanh), có chức năng tham mưu cho Ban lãnh đạo Tổng công ty trong việc xem xét và ra quyết định đối với các hồ sơ tín dụng, đầu tư. + Chủ trì công tác xây dựng và ban hành quy chế, quy định, quy trình, hướng dẫn liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Ban; đầu mối hướng dẫn triển khai áp dụng trong toàn hệ thống; + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo Tổng công ty giao. - Ban phát triển thị trường Là đơn vị trực thuộc bộ máy quản lý và điều hành của Tổng công ty (khối hỗ trợ kinh doanh), có chức năng tham mưu cho Ban Lãnh đạo Tổng công ty trong việc xây dựng và quản trị dữ liệu khách hàng, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng; nghiên cứu và phát triển sản phẩm; xây dựng, phát triển thương hiệu. + Chủ trì công tác xây dựng và ban hành quy chế, quy định, quy trình, hướng dẫn liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Ban; đầu mối hướng dẫn triển khai áp dụng trong toàn hệ thống; + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo Tổng công ty giao. - Trung tâm đào tạo Là đơn vị trực thuộc bộ máy quản lý và điều hành của Tổng công ty (khối hỗ trợ kinh doanh), có chức năng tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc xây dựng kế đào tạo, tổ chức triển khai thực hiện các chương trình đào tạo theo kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty; thực hiện các dịch vụ tư vấn đào tạo cho các tổ chức và cá nhân. + Xây dựng quy chế, quy định, quy trình, hướng dẫn về chuyên môn nghiệơ vụ trong lĩnh vực hoạt động của Trung tâm, triển khai hướng dẫn áp dụng trên toàn hệ thống; + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo Tổng công ty giao. - Trung tâm công nghệ tài chính Là đơn vị trực thuộc bộ máy quản lý và điều hành Tổng công ty (khối hỗ trợ kinh doanh), có chức năng tham mưu cho Ban lãnh đạo Tổng công ty trong việc xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển công nghệ phục vụ cho chiến lược phát triển kinh doanh và sản phẩm dịch vụ tài chính của PVFC đảm bảo cập nhật công nghệ đáp ứng khả năng và thế mạnh cạnh tranh; Đầu mối quản trị, vận hành, xây dựng và phát triển các dự án về công nghệ (bao gồm các phần mềm ứng dụng, hệ thống mạng thông tin, hệ thống an ninh bảo mật, an toàn về số liệu trên mạng máy tính, hệ thống máy chủ và các hệ thống công nghệ khác) nhằm phục vụ các nhu cầu hoạt động và sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. + Xây dựng quy chế, quy định, quy trình công việc liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Trung tâm, đầu mối hướng dẫn triển khai áp dụng trong toàn hệ thống; + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo Tổng công ty giao. - Khối kinh doanh Ban đầu tư Là đơn vị trực thuộc bộ máy quản lý và điều hành Tổng công ty (khối kinh doanh), có chức năng đầu tư dự án, đầu tư tài chính; mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. + Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ của Ban; phối hợp với các ban kinh doanh, các đơn vị trên toàn hệ thống để cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác của PVFC cho khách hàng; + Chủ động tiếp cận, giao dịch, xử lý các thông tin phản hồi từ khách hàng, thực hiện công tác chăm sóc khách hàng; + Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định; + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Lãnh đạo Tổng công ty giao. - Ban tín dụng Là đơn vị trực thuộc bộ máy điều hành Tổng công ty (khối kinh doanh), có chức năng triển khai các dịch vụ tín dụng, thu xếp vốn cho các dự án/doanh nghiệp lớn trong và ngoài ngành Dầu khí. + Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ của Ban; phối hợp với các ban kinh doanh, các đơn vị trên toàn hệ thống để cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác của PVFC cho khách hàng; + Chủ động tiếp cận, giao dịch, xử lý các thông tin phản hồi từ khách hàng, thực hiện công tác chăm sóc khách hàng; + Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định; + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Lãnh đạo Tổng công ty giao. - Ban dịch vụ tài chính Là đơn vị trực thuộc bộ máy quản lý và điều hành Tổng công ty (khối kinh doanh), có chức năng cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp trong nước và nước ngoài; phát triển kinh doanh các dự án phát triển sạch tiềm năng; thực hiện chức năng đại lý bảo hiểm. + Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ của Ban; phối hợp với các ban kinh doanh, các đơn vị trên toàn hệ thống để cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác của PVFC cho khách hàng; + Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các chính sách, cơ chế, quy định, quy trình, hướng dẫn có liên quan đến dịch vụ tư vấn tài chính trong và ngoài nước; + Chủ động tiếp cận, giao dịch, xử lý các thông tin phản hồi từ khách hàng, thực hiện công tác chăm sóc khách hàng; + Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định; + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Lãnh đạo Tổng công ty giao. - Ban kinh doanh tiền tệ Là đơn vị trực thuộc bộ máy quản lý và điều hành Tổng công ty (khối kinh doanh), có chức năng kinh doanh tiền tệ trên thị trường liên ngân hàng; kinh doanh ngoại tệ và các sản phẩm phái sinh; huy động vốn các tổ chức tài chính, tổ chức kinh tế và các tổ chức đặc biệt khác. + Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ của Ban; phối hợp với các ban kinh doanh, các đơn vị trên toàn hệ thống để cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác của PVFC cho khách hàng; + Chủ động tiếp cận, giao dịch, xử lý các thông tin phản hồi từ khách hàng, thực hiện công tác chăm sóc khách hàng; + Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định; + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Lãnh đạo Tổng công ty giao. 2.4, Quan điểm phát triển và chiến lược phát triển trong tương lai + Quan điểm phát triển Phát triển Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí dựa trên cơ sở vị thế tài chính của ngành Dầu khí và phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển Tập đoàn Dầu khí. Phát triển Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí nhanh và bền vững với các sản phẩm dịch vụ đa dạng, trong đó sản phẩm đầu tư tài chính là sản phẩm nòng cốt. + Chiến lược phát triển 2007 – 2025 Mục tiêu của PVFC là phấn đấu để trở thành một tập đoàn tài chính mạnh cả về quy mô vốn lẫn công nghệ ngân hàng, có khả năng hợp tác và hội nhập với hệ thống các định chế tài chính trong nước và quốc tế; đảm đương vị trí xương sống trong các định chế tài chính của PetroVietnam. Chiến lược xuyên suốt trong quá trình phát triển PVFC dựa trên nền tảng tài chính và nhu cầu dịch vụ tài chính ngân hàng của PetroVietnam, tạo lập vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển của PetroVietnam, nâng cao vị thế để cùng hợp tác với các định chế tài chính khác trong quá trình hội nhập kinh tế. Từ quan điểm phát triển và chiến lược phát triển trên, PVFC đã xác định các mục tiêu trong từng giai đoạn cụ thể như sau: + Giai đoạn 1: từ 2008 – 2010 - Nhanh chóng hoàn thiện trở thành Tập đoàn Tài chính Dầu khí Việt Nam; - Tốc độ tăng trưởng bình quân trong tất cả các hoạt động đạt trên 30%/ năm; - Giá trị doanh nghiệp năm 2010 tương đương 3 tỷ USD. + Giai đoạn 2: từ 2011 – 2015 - PVFC là Tập đoàn Tài chính quan trọng nhất, là xương sống trong định chế tài chính của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; - Vốn điều lệ năm 2015 tương đương 1 tỷ USD; - Tốc độ tăng trưởng bình quân trong tất cả các hoạt động đạt 20%/ năm; - Giá trị doanh nghiệp năm 2015 tương đương 5 tỷ USD. + Giai đoạn 3: từ 2016 – 2025 - Phát triển bền vững; - Tốc độ tăng trưởng ổn định bình quân hàng năm đạt 10%/ năm; - Giá trị doanh nghiệp đến năm 2025 tương đương 10 tỷ USD. 2.5, Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Những năm qua là những năm đầy biến động đối với nền kinh tế Thế giới nói chung, đối với nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Trải qua cơn địa chấn năm 2008 với sự sụp đổ của nhiều “ông lớn”, trong đó có các tên tuổi như hãng xe hơi GM motor, các định chế tài chính lớn trên Thế giới như ???. Có thể nói, khủng hoảng kinh tế Thế giới năm 2008 đã loại rất nhiều đối thủ không đủ tầm cỡ ra khỏi sân chơi chung đầy rủi ro. Nói về Việt Nam, sau khi gia nhập tổ chức kinh tế lớn nhất toàn cầu WTO, thuận lợi có và khó khăn cũng có. Chúng ta mở rộng cửa chào đón tất cả các bạn khắp năm châu bốn bể. Tham gia trong một sân chơi gồm toàn những “ông lớn”, luật chơi không khoan nhượng cho bất kỳ ai, và trên sân nhà, đã có không ít các Doanh nghiệp Việt Nam phải chào thua. Tuy nhiên, cũng không ít Doanh nghiệp Việt Nam đủ sức cạnh tranh và họ đã giành được thắng lợi. Với mục tiêu trở thành Ngân hàng đầu tư hàng đầu có Thương hiệu được biết đến trong khu vực cũng như Quốc tế, khẳng định vị thế tương lai là một Tập đoàn Tài chính quan trọng nhất nền kinh tế Việt Nam, PVFC đã không ngừng nỗ lực và có những bước tiến vững chắc. Dưới đây là một số thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của PVFC trong những năm trở lại đây. Nhìn vào bảng 2, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, có thế thấy rõ rằng trong những năm qua, lợi nhuận đạt được của PVFC luôn trên đà tăng trưởng. Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ tăng từ 12 tỷ VND năm 2007 lên 22 tỷ VND năm 2008 với tỷ lệ 76% và tăng mạnh lên mức 60 tỷ VND năm 2009 với tỷ lệ tăng trưởng 163%. Một trong những ngành nghề kinh doanh của PVFC đó là kinh doanh ngoại hối và đánh giá tỷ giá ngoại tệ, lợi nhuận từ hoạt động này đã tăng nhẹ từ 198 tỷ VND năm 2007 lên 227 tỷ VND năm 2008 với tỷ lệ 14%. Tuy nhiên, lợi nhuận từ hoạt động này lại giảm gần 157 tỷ VND năm 2009 xuống còn 71 tỷ VND, thể hiện qua b
Tài liệu liên quan