Để có được quyển báo cáo thực tập tốt nghiệp ngày hôm nay em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô giáo trường cao đẳng lương thực thực phẩm Đà Nẵng, em xin chân thành biết ơn thqày cô giáo ở tổ kế toán , đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện và hoàn thành báo cáo tập tốt nghiệp này. Tất cả những kiến thức kinh nghiệm của quý thầy cô loà hành trang quý báu giúp em rất nhiều cho công việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn ban Giám đốc , cqác chú các cô trong phòng tài chính, kế toán xí nghiệp Phú Điền ở Thị xã Quảng Ngãi đã tạo điều kiện cho em tiếp tục với thực tế, hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều trong việc hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.
49 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng công tác vốn bằng tiền tại xí nghiệp Phú Điển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐÀU
Để có được quyển báo cáo thực tập tốt nghiệp ngày hôm nay em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô giáo trường cao đẳng lương thực thực phẩm Đà Nẵng, em xin chân thành biết ơn thqày cô giáo ở tổ kế toán , đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện và hoàn thành báo cáo tập tốt nghiệp này. Tất cả những kiến thức kinh nghiệm của quý thầy cô loà hành trang quý báu giúp em rất nhiều cho công việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn ban Giám đốc , cqác chú các cô trong phòng tài chính, kế toán xí nghiệp Phú Điền ở Thị xã Quảng Ngãi đã tạo điều kiện cho em tiếp tục với thực tế, hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều trong việc hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.
PHẦN I
SỰ CẦN THIẾT VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
Nhằm đáp ứng nhu cầu nền kinh tế thị trường , từ nền kinh tế tạp trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, nước ta đã và đang chuyển bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do đó việc đòi hỏi, “vốn bằng tiền” trong doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng
Như vậy sau khi học song phần lý thuyết ở trường để tiếp tục hoàn thành chương trình nghiệp vụ kế toán cơ bản, đồng thời đem kiến thức ở trường áp dụng với thực tế nhằm giúp cho ta nắm vững nghiệp vụ chuyên môn. Qua đó để hiểu biết thêm và trao đổi khả năng nhạy bắn trước khi ra trường. Vì vậy, được sự phân công của nhà trường và được sự đồng ý của ban lạnh đạo xí nghiệp Phú Điền em được về thực tập tại đơn vị
Để phát triển nền ktt thị trường cả nước lành mạnh trong mỗi doanh nghiệp, vốn là nhân tố rất cần thiết để phản ánh tình hình thu chi trong nội bộ, giữa khác hàng và các đơn vị với nhau. Vì vậy dơ phải có một quan điểm đúng đắn, những chiến lược phát triển sáng suốt, những hợp đồng, những lợi thế trong kinh doanh góp phần phát triển nền kinh tế thị trường của chúng ta hiện nay.
Trong thời gian thực tập tại xí nghiệp Phú Điền đã giúp cho em nắm bắt được các phương thức hạch toán của doanh nghiệp. Đồng thời củng cố lại nghiệp vụ chuyên môn của mình được vững vàng trên cớ ở hiểu biết của mình. Dưới sự lãnh đạo của nhà trường, thầy cô giáo trong tổ bộ môn kế toán, đặc biệt là sự quan tâm chỉ dẫn nhiệt tình của cán bộ phòng ban trong xí nghiệp nói chung và phòng kế toán nói riêng đã giúp cho em thấy được tầm quan trọng của vốn trong các doanh nghiệp. Vốn là tài sản không thể thiếu được trong các quá trình sản xuất kinh doanh.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
I/ Khái niệm về vốn bằng tiền
1/ Khái niệm
Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn lưu động trong doanh nghiệp là lượng tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị. Căn cứ vào phạm vi sử dụng vốn, vốn bằng tiền được chia thành:
Tiền mặt
Tiền gởi Ngân hàng
Tiền đang chuyển
Việc quản lý vốn bằng tiền rất dể xảy ra tình trạng tham ô, lưọi dụng mất mát. Vì vậy doanh nghiệp cần phải thực hiện chế độ quản lý chặt chẽ theo đúng chế độ quản lý vốn của Nhà nước để xí nghiệp không rơi vào tình trạng phá sản.
2/ Nguyên tắc của vốn bằng tiền
Khi hạch toán vốn bằng tiền phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất đó là đồng Ngân hàng Việt Nam để ghi chép trên sổ sách kế toán.
Đối với doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Ngân hàng Việt Nam theo tỷ giá thực tế do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán. Khi nhập ngoại tệ theo tỷ giá nào thì xuất ngoại tệ theo tỷ giá đó. Nếu chênh lệch theo tỷ giá ngoại tệ nhập và tỉ giá ngoại tệ xuất hoặc đánh giá điều chỉnh lại phù hợp với tỉ giá thực tế thì khoản chênh lệch được hạch toán vào TK 413 “chệnh lệch tỷ giá ngoại tệ”. Đồng thời phản ánh ngoại tệ nhập vào và xuất ra được ghi vào tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán TK 007 “ngoại tệ ”
Đối với vàng bạc, đá quý, kim khí quý phản ánh trên TK vốn bằng tiền, chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh vàng bạc, đá quý, kim khí quý. Đồng thời phản ánh theo dõi số lượng, trọng lượng, quy cách phẩm chất và giá trị của từng loại, giá trị của vàng bạc, kim khí quý, đá quý được tính theo giá thực tế (giá hoá đơn hoặc giá thanh toán). Vàng bạc, đá quý, kim khí quý nhập theo giá nào thì xuất theo giá đó.
Khi tính giá xuất của vàng bạc, đá quý, kim khí quý và ngoại tệ có thể áp dụng một trong các phương pháp sau đây:
+ Phương pháp bình quân gia quyền
+ Phương pháp tính giá đích danh
+ Phương pháp nhập trước, xuất trước
+ Phương pháp nhập sau, xuất trước
3/ Nu của kế toán vốn bằng tiền
Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số liệu hiện có và tình hình luân chuyển của vốn bằng tiền
Theo dõi chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu chi và quản lý tiền mặt, tiền gởi Ngân hàng, quản lý vàng bạc, đá quý, kim khí quý , ngoại tệ.
II/ Phương pháp kế toán vốn bằng tiền
1/ Kế toán tiền mặt
a/ Nguyên tắc hạch toán tiền mặt
Khi hạch toán tiền mặt cần tôn trọng các nguyên tắc sau:
Chỉ được hạch toán TK111 “tiền mặt” số tiền Ngân hàng Việt Nam , ngân phiếu ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý thậc tế nhập vào và xuất quỹ tiền mặt, đối với những TK thu và nộp ngay vào Ngân hàng không qua quỹ tiền mặt ở đơn vị thì không được hạch toán vào TK 111.
Các khoản tiền mặt, vàng bạc, đá quý, kim khí quý do các doanh nghiệp khác và các cá nhân ký cược, ký quỹ thì việc quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng của doanh nghiệp, đơn vị mình. Riêng vàng bạc, đá quý, kim khí quý trước khi nhập quỹ phải làm đầy đủ các thủ tục về cân, đong, đo, đếm số lượng, trọng lượng và giám định chất lượng, sau đí tiến hành niêm phong và có xác nhận của người ký cược, ký quỹ trên dấu niêm phong.
Khi tiến hành nhập xuất qũy tiền mặt phải có phiếu thu, chi hợp lý hoặc đối với chứng từ nhập, xuất vàng bạc, đá quý, kim khí quý phải có phiếu nhập, xuất theo đúng qui định của hệ thống chứng từ kế toán
doanh nghiệp phải chỉ định người giữ quỹ riêng thủ quỹ là người chịu trách nhiệm vật chất về số tiền mặt tại qũy và chi tiêu tiền mặt hằng ngày tại quỹ.
Kế toán quỹ tiền mặt chịu trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt và ghi chép hằng ngày liên tục và theo trình tự phát sinh, theo các khoản thu, chi xuất quỹ tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý , tính ra số tiền quỹ ở mõi thời điểm. Riêng đối với các khoản vàng bạc, đá quý, kim khí quý ký quỹ thì phải theo dõi riêng một sổ hay một phần sổ. Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý.
Hằng ngày thủ quỹ thường xuyên kiểm kê số tiền mặt thực tế tồn quỹ và tiến hành đối chiếu với số hiệu của quỹ tiền mặt, sổ kế toán quỹ. Nếu có chênh lệch thì kế toán và thủ quỹ phải tiến hành kiểm tra để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp để xử lý số chênh lệch, đồng thời thủ quỹ phải báo cáo quỹ về các khoản thu, chi trong ngày. Sang đầu ngày hôm sau báo cáo quỹ kèm với các chứng từ thu, chi được chuyển sang cho bộ phận kế toán quỹ. Kế toán quỹ kiểm tra lại tính hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành định khoản và ghi sổ kế toán.
b/ Kế toán chi tiết tiền mặt
Kế toán căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi tiền mặt của các nghiệp vụ phát sinh trong tháng, kèm theo chứng từ gốc có liên quan để tiến hành theo trên sổ quỹ tiền mặt (đầu tháng khi mở sổ kế toán, căn cứ vào số đư của cuối tháng trước của TK 111 để ghi vào số dư tháng này. Cuối tháng khoá sổ và xác định tổng số phát sinh bên nợ, có TK 111). Từ sổ quỹ tiền mặt, kế toán tiến hành lập bảng kê thu chi hằng ngày. Căn cứ từ các bảng kê của tiền mặt được tập hợp hằng ngày để lên chứng từ ghi sổ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ để vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Sau đó tiến hành ghi vào sổ cái, số liệu ghi trên sổ cái dùng để kiểm tra, đối chiếu với số hiệu trên chứng từ ghi sổ, các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. Đến cuối tháng kế toán phải khoá sổ, cộng tổng sổ phát sinh bên nợ vào bên có, tính ra số dư của từng TK để làm căn cứ lập bảng cân đối số phát sinh và báo cáo tài chính.
c/ Kế toán tổng hợp tiền mặt
* TK sử dụng 111 “tiền mặt ”
+ Nội dung kinh tế: TK 111 dùng để phản ánh tình hình thu chi và tồn quỹ tiền mặt tại đơn vị bao gồm: tiền Việt Nam (kể cả ngan phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý )
+ Nội dung kết cấu:
Bên nợ: Phản ánh các khoản tiền mặt tăng do:
Nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý
Số tiền mặt phát hiện thừa khi kiểm kê quỹ
Giá trị ngoại tệ giảm khi đánh giá lại ngoại tệ (trường hợp tỷ giá tăng)
+ Bên có: Phản ánh các khoản tiền mặt giảm do:
Xuất quỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý
Số tiền mặt phát hiện thiếu khi kiểm kê quỹ
Giá trị ngoại tệ giảm khi đánh giá lại ngoại tệ (trường hợp tỷ giá giảm )
Số dư nợ: Phản ánh số thực tế tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý đến quỹ cuối kỳ.
+ TK111 có 3 tài khoản cấp 2
TK 111 “tiền Việt Nam ”: phản ánh tình hình thu chi tồn quỹ ngoại tệ tiền Việt Nam và ngân phiếu tại quỹ
TK 1112: “Ngoại tệ “: Phản ánh tình hình thu chi tiền quỹ ngoại tệ tại quỹ (theo giá trị đã quy, đổi ra tiền Việt Nam )
TK 1113 “vàng bạc, đá quý, kim khí quý ” phản ánh giá trị vàng bạc, đá quý, kim khí quý đã nhập xuất tồn quỹ theo giá mua thực tế
* Trình tự kế toán
Sơ đồ hạch toán qũy tiền mặt
TK 511
TK 112,113
TK 642
Doanh thu bán hàng
Thu bằng tiền mặt
TK 711,712
Thu nhập tài chính và
Thu nhập bất thường
TK 112
Rút TGNH về nhập
quỹ tiền mặt
TK 136,138,131,141
Thu hồi các khoản nợ
Bằng tiền mặt
TK 121,128,221
Thu hồi các khoản
đầu tư ngắn hạn
TK 334,338
Phát hiện quỹ tiền mặt
thừa trong kiểm kê
Xuất quỹ tiền mặt
Gởi vào Ngân hàng
TK 144,244
Thu hồi các khoản ký cược
Ký quỹ ngắn hạn, dài hạn
TK 431
Chênh lệch tỷ giá
ngoại tệ tăng
TK441
Nhập vốn đầu tư XDCB
TK 144,244
TK 141
TK 211,213,241
TK 152,153,156
TK 331,315,333,311,334,336
TK 614,642,142,881,882,672
TK 413
TK414,415,431
Ký cược, ký quỹ ngắn hạn,
dài hạn
Chi tạm ứng
Mua TSCĐ trực tiếp
hoặc thông qua đầu tư
Nua vật tư hàng hoá
nhập kho
Thanh toán các khoản
nợ phải trả
CPSXKD và các khoản
Chi phí khác bằng tiền mặt
Chênh lệch tỷ giá
ngoại tệ giảm
Chi các quỹ TK 531 trả lại
Người mau về số hàng trả lại
2/ Kế toán tiền gởi Ngân hàng
a/ Nguyên tắc hạch toán “tiền gởi Ngân hàng”
Khi hạch toán tiền gởi Ngân hàng cần ton trọng những nguyên tắc sau đây:
Tất cả các đơn vị , các tổ chức kinh tế hoặc tư nhân đều được mở và phải mở TK tại Ngân hàng . mọi khoản thanh toán giữa các đơn vị , các tổ chức kinh tế phải thực hiện bằng hình thức chuyển khoản qua Ngân hàng. Nếu đơn vị có qh thanh toán đối với cá nhân hoặc các tổ chức kinh tế không có TK “tiền gởi Ngân hàng” trên cơ sở các chứng từ hợp lý như: giấy báo có, giáy báo nợ, bản sao, kê của Ngân hàng kèm theo với các chứng từ gốc như: uỷ nhiệm thu chi, séc chuyển khoản, séc báo chi, có chữ ký của kế toán trưởng và thủ quỹ đơn vị
Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gởi đến, kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị , số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì đơn vị phải thông báo cho Ngân hàng cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Nếu đến cuối tháng vẫn chưa xác định nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số hiệu trên giấy báo hay bản sao kê của Ngân hàng . số chênh lệch được ghi vào bên nợ của TK 138 “phải thu khác” hoặc ghi vào TK 338 “phải trả, phải nộp khác” (nếu số hiệu kế toán nhỏ hơn số hiệu Ngân hàng ). Sang tháng sau phải liên tục kiểm tra đối chiếu tìm nguyên nhân chênh lệch để tiện cho việc kiểm tra đối chiếu
b/ Kế toán chi tiết “tiền gởi Ngân hàng ”
Kế toán căn cứ vào uỷ nhiệm thu chi và giấy báo nợ, báo cáo của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng, kèm theo các chứng từ gốc có liên quan để lật sổ quỹ tiền gởi Ngân hàng theo dõi số thu chi của tiền gởi Ngân hàng, căn cứ vào số dư của mỗi tháng trước của TK 112 để ghi vào số dư đầu tháng này, cuối tháng khoá sổ và cộng số phát sinh bên nợ, bên có của TK112
Rồi tiến hành lên bảng kê của TK112, từ tháng kê kế toán tiến hành lên chứng từ ghi sổ, chứng từ ghi sổ được lập vào cuối tháng. Sau đó kế toán tiếp tục căn cứ vào các chứng từ ghi sổ, các sổ hoặc thẻ chi tiết Cuối tháng, kế toán phải khoá sổ cộng số phát sinh bên nợ và bên có, tính ra số dư của từng tài khoản để làm căn cứ lập bảng cân đối số phát sinh và báo cáo tài chính.
c/ Kế toán tổng hợp “Tiền gởi Ngân hàng ”
* Tài khoản sử dụng : TK 112
Nội dung kinh tế :
TK 112 “tiền gởi Ngân hàng ” dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản tiền gởi Ngân hàng của doanh nghiệp tại Ngân hàng, tại kho bạc Nhà nước hoặc Công ty tài chính (nếu có)
* Nội dung kết cấu
Bên nợ: phản ánh các khoản tiền gởi Ngân hàng hoặc kho bạc
Bên có: phản ánh các khoản tiền rút từ Ngân hàng để chi tiêu
Số dư nợ: phản ánh số tiền hiện có ở Ngân hàng
* TK 112 có 3 tài khoản cấp 2
TK 1121 “tiền Việt Nam ” phản ánh các khoản tìen Việt Nam gởi tại Ngân hàng
TK 1122 “tiền ngoại tệ ” : Phản ánh giá trị của ngoại tệ đang gởi tại Ngân hàng đã qui đổi ra tiền Việt Nam
TK 1123 “vàng bạc, đá quý, kim khí quý ”: phản ánh giá trị vàng bạc, đá quý, kim khí quý đang gởi tại Ngân hàng
Trinh tự kế toán “tiền gởi Ngân hàng ”
Sơ đồ hạch toán tiền gởi Ngân hàng
TK 331,315,333,311,334,336
Phát hiện quỹ tiền mặt
thừa trong kiểm kê
TK 334,338
Thanh toán các khoản
nợ phải trả
Nua vật tư hàng hoá
nhập kho
TK 614,642,142,881,882,672
TK 152,153,156
Thu hồi các khoản ký cược
Ký quỹ ngắn hạn, dài hạn
TK 144,244
Thu hồi các khoản
đầu tư ngắn hạn
TK 121,128,221
CPSXKD và các khoản
Chi phí khác bằng tiền mặt
Mua TSCĐ trực tiếp
hoặc thông qua đầu tư
TK 211,213,241
Thu hồi các khoản nợ
Bằng tiền mặt
TK 136,138,131,141
Chi tạm ứng
TK 141
Rút TGNH về nhập
quỹ tiền mặt
TK 112
Chi các quỹ TK 531 trả lại
Người mau về số hàng trả lại
Chênh lệch tỷ giá
ngoại tệ giảm
TK414,415,431
TK 413
Nhập vốn đầu tư XDCB
TK441
Chênh lệch tỷ giá
ngoại tệ tăng
TK 431
Xuất quỹ tiền mặt
Gởi vào Ngân hàng
Doanh thu bán hàng
Thu bằng tiền mặt
TK 642
TK 112,113
TK 511
3/ Tài khoản “tiền đang chuyển” 113
Tiền đang chuyển là khoản tiền đang chuyển của doanh nghiệp đã nộp vào Ngân hàng, kho bạc Nhà nước hoặc gửi bưu điện để chuyển cho Ngân hàng hay làm thủ tục chuyển tiền từ TK tại Ngân hàng , đã trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo nợ hay bản sao kê của Ngân hàng
Tiền đang chuyển bao gồm:
Tiền Việt Nam, ngoại tệ đang chuyển trong những trường hợp sau:
Thu tiền mặt hoặc tiền séc nọp thẳng vào Ngân hàng
Thu tiền qua bưu điện để trả cho đơn vị khác
Thu tiền bán hàng và nộp thuế cho kho bạc (trường hợp giao tiền tay 3 giữa doanh nghiệp người mua và kho bạc)
Kế toán tổng hợp tiền đang chuyển:
Nội dung kinh tế: tài khoản nnày dùng để phát sinh các khoản tiền đang chuyển của doanh nghiệp.
Nội dung kết cấu
+ Bên nợ: Phản ánh các khoản tiền Việt Nam , ngoại tệ séc đã nộp vào Ngân hàng hay đã chuyển vào bưu điện để chuyển đến Ngân hàng khác nhưng chưa nhận được giấy váo có của Ngân hàng
+ Bên có: phản ánh số kết chuyển vào TK 112 “tiền gởi Ngân hàng ” hoặc các TK liên quan khác thì nhận được giấy báo có hoặc giấy nợ của Ngân hàng
+ Số dư nợ:” Phản ánh các khoản tiền đang chuyển TK cấp 2 của TK 113 “Tiền đang chuyển” có 2 TK cấp 2
TK 1131 “ngoại tệ ”phản ánh số tiền đang chuyển bằng ngoại tệ
Trình tự hạch toán tiền đang chuyển
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VỐN BẰNG TIỀN TẠI XÍ NGHIỆP PHÚ ĐIỀN
I/ Giới thiệu tổng quát về xí nghiệp Phú Điền
1/ Sự hình thành và phát triển của xí nghiệp Phú Điền
Sau khi có quyết định thành lập xí nghiệp Phú Điền tại Quảng Ngãi, là một doanh nghiệp tư nhân được hình thành năm 1997 từ một đơn vị kinh doanh, sản xuất còn nghèo nàn, lạc hậu, với đội ngũ làm việc chưa được vững vàng
Song song với công việc đổi mới của đất nước, trong thời kỳ hiện nay đã không ngừng học hỏi, sau khi xem xét về khả năng và nhu cầu sản xuất kinh doanh, xí nghiệp đã học hỏi những kinh nghiệm ở các xí nghiệp đi trước rút ra nhiều kinh nghiệm cho xí nghiệp mình, xí nghiệp đã đi lên từ đó.
Hiện nay xí nghiệp Phú Điền đã có một văn phòng đại diện tại Đà Nẵng, bước đầu xí nghiệp vẫn gặp phải một số khó khăn nhất định, nhưng nhờ tính đoàn kết, chịu khó tìm tòi những công nghệ mới, nên xí nghiệp đã vượt qua mọi khó khăn, ngày càng vững bước đi lên.
Địa chỉ : 80-82 Hoàng Văn Thụ - xã Quảng Phú - thị xã Quảng Ngãi
Điện thoại : 055 - 823837
Fax : 055 - 811747
2/ Đặc điểm và nhiệm vụ của xí nghiệp
2.1/ Đặc điểm
Xí nghiệp Phú Điền là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh vớia mục tiêu cơ bản là thu mua, khai thác than, sản xuất gạch phục vụ cho việc xây dựng nàh ở và công trình, giải quyết công ăn việc làm cho lao động tại địa phương
2.2/ Nhiệm vụ:
Ngoài công tác thu mua nguyên liệu khai thác than để sản xuất, xí nghiệp còn phải thực hiện nhiệm vụ sản xuất gạch nhằm phục vụ cho công trình nhà ở, không ngừng cải tiến về sản phẩm xí nghiệp đã làm ra.
3/ Cơ cấu tổ chức bộ máy của xí nghiệp Phú Điền
Xí nghiệp Phú điền có tổ chức bộ máy cán bộ tương đối ổn định
* Tổng số cán bộ công nhân viên hiện có của xí nghiệp là 67 người
Trong đó:
+ Kỹ sư : 5 người
+ Trung cấp 10 người
+ Công nhân kỹ thuật 42 người
* Bộ máy và phòng ban
Bộ máy + 1 Giám đốc
+ 1 Kế toán trưởng
- Các phòng ban: gồm 3 phòng ban
+ Phòng kế toán tài chính
+ Phòng kế hoạch
+ Phòng tài chính hành chính
- Các phân xưởng gồm có 2 phân xưởng
+ Phân xưởng chế biến than
+ Phân xưởng sản xuất gạch
Sơ đồ tổ chức bộ máy ở xí nghiệp
Giám đốc
Phòng
kế hoạch
Phòng
TC - HC
Phòng
KT - TC
Phân xưởng chế biến than
Phân xưởng sản xuất gạch
Quan hệ phối hợp
Quan hệ chỉ đạo
Sự phân công của từng bộ phận
- Giám đốc :
Là người lớn nhất của xí nghiệp, có trách nhiệm điều hành toàn bộ ở xí nghiệp , đại diện cho mọi nghĩa vụ và quyền lợi của cán bộ CNV, chiu jtrách nhiệm trước pháp luật và các cơ quản lý về hoạt động của xí nghiệp
- Các phòng chức năng:
+ Phòng kế hoạch: xây dựng kế hoạch mua bán dự trữ bảo đảm hàng hoá cho cả năm, từng quý và từng tháng cho toàn xí nghiệp , sao cho thích hợp và đảm bảo theo tính cân đối của thị trường, thống kê theo dõi quá trình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kịp thời, có những biện pháp kế hoạch điều tiết các khâu trong việc sản xuất hợp lý để nâng cao hiệu quả cho đơn vị.
+ Phòng kế toán tài chính nắm toàn bộ kế hoạch hoạt động kinh doanh của xí nghiệp dưới hình thức tiền Việt Nam, xây dựng kế hoạch vốn và nguồn vốn, tổ chức thực hiện việc quản lý sử dụng vốn có hiệu quả cao, sắp xếp hệ thống kế toán sổ sách kế toán tại đơn vị theo đúng pháp lẹnh kế toán thống kê của Nhà nước qui định. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. Trong việc nộp ngân sách, tổ chức theo dõi công nợ một cách thường xuyên, liên tục, lập báo cáo quyết toán tháng, quý, năm kịp thời chính xác đúng theo qui định
+ Phòng tổ chức hành chính:tham mưu cho Giám đốc và thực hiện các nhiệm vụ sau:
Quản lý sắp xếp, đề bạc và đào tạo cán bộ, tổ chức thi tay nghề
Công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương
Bổ nhiệm và miễn nhiệm CBCNV ở xí nghiệp, sắp xếp lao động theo yêu cầu, giải quyết chế độ khen thưởng, động viên sản xuất kịp thời.
Công tác hành chính bao gồm: phục vụ kinh doanh, sắm sửa trang thiết bị nhà ở.
4/ Năng lực sản xuất
a/ Nguồn lực tài chính
Tài chính là mọt trong những yếu tố hết sức quan trọng đánh giá được khả năng hoạt động của xí nghiệp trên thị trường cạnh tranh, vốn kinh doanh của xí nghiệp Phú Điền
Nguồn vốn hiện có đến cuối 2002 của xí nghiệp
Tổng số vốn : 2.143.791.000đ
+ Cốn cố định : 1.460.791.000đ
+ Vốn lưu động : 683.000.000đ
- Công nợ
+ Nợ phải thu : 717.619.000đ
+ Nợ phải trả : 630.299.800đ
b/ Năng lực, thiết bị, nhà xưởng
Xí nghiệp có nhiều máy móc, thiết bị, nhà kho, nhà xưởng
- Dây chuyền, công nghệ sản xuất gạch gồm các loại máy: máy cấp lực, thùng máy cán thô, máy nhào lọc 2 trục, máy cán mịn, máy nhào đùn liên hợp HCK, máy cắt tự động, băng tải ra gạch, lò sấy nung tuynen
c/ Năng lực
Xí nghiệp mới thành lập đã có nhưng bước đầu đã có được những khả năng sẵn có
Tinh