Quảng cáo đã có lịch sử phát triển từ rất lâu. Từ cả ngàn năm trước con người đã biết cách làm quảng cáo. Mục đích của quảng cáo là để bán hàng, hoặc để tác động vào đám đông, tạo ra các lợi thế về uy tín của cá nhân, các mục đích chính trị hoặc quân sự. Thực tế quảng cáo là một từ ngoại lai. Quảng cáo có nguồn gốc từ chữ La Tinh Adverture. Từ này có nghĩa là thu hút lòng người hoặc theo một số sách nói rằng nó có nghĩa là gây chú ý và gợi dẫn. Vào khoảng 1300- 1475 từ này được dịch sang tiếng Anh là Advertise. Nó có nghĩa là một người chú ý đến một sự kiện nào đó. Sau này được các dịch giả dịch giả dịch là gây ra sự chú ý ở người khác, thông báo cho một người khác một sự kiện gì đó. Do tác dụng của quảng cáo là rất lớn đối với nhiều hoạt động của con người nên quảng cáo đã được sử dụng càng ngày càng phổ biến ở khắp mọi nọi trên thế giới. Cho tới cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII khi tiếng Anh trở thành ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trong thương mại thì từ “ Advertise” chính thức được sử dụng rộng rãi. Vào thời kỳ này quảng cáo đã phát triển thành một hoạt động, thành một nghề. Quảng cáo giúp các doanh nghiệp quảng bá được hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp mình trên toàn thế giới. Giúp thông tin sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mình đến với mọi người tiêu dùng. Bên cạnh đó quảng cáo còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và đạt được mục tiêu kinh doanh đặt ra. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Với rất nhiều lợi ích của hoạt động quảng cáo nên cho đến nay hầu như không một doanh nghiệp nào đang hoạt động kinh doanh trên thị trường lại không sử dụng quảng cáo để quảng bá cho sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp mình. Với lịch sử phát triển lâu dài của quảng cáo nên định nghĩa về hoạt động quảng cáo cũng được hoàn thiện theo thời gian. Hiện nay có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về quảng cáo, cũng như các cách hiểu khác nhau về quảng cáo, tuỳ theo cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu và lĩnh vực kinh doanh
87 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng hiệu quả quảng cáo của công ty VMS- Mobifone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp
I. Khái quát về quảng cáo và hiệu quả của hoạt động quảng cáo đối với các doanh nghiệp
1. Khái quát về quảng cáo
Quảng cáo đã có lịch sử phát triển từ rất lâu. Từ cả ngàn năm trước con người đã biết cách làm quảng cáo. Mục đích của quảng cáo là để bán hàng, hoặc để tác động vào đám đông, tạo ra các lợi thế về uy tín của cá nhân, các mục đích chính trị hoặc quân sự. Thực tế quảng cáo là một từ ngoại lai. Quảng cáo có nguồn gốc từ chữ La Tinh Adverture. Từ này có nghĩa là thu hút lòng người hoặc theo một số sách nói rằng nó có nghĩa là gây chú ý và gợi dẫn. Vào khoảng 1300- 1475 từ này được dịch sang tiếng Anh là Advertise. Nó có nghĩa là một người chú ý đến một sự kiện nào đó. Sau này được các dịch giả dịch giả dịch là gây ra sự chú ý ở người khác, thông báo cho một người khác một sự kiện gì đó. Do tác dụng của quảng cáo là rất lớn đối với nhiều hoạt động của con người nên quảng cáo đã được sử dụng càng ngày càng phổ biến ở khắp mọi nọi trên thế giới. Cho tới cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII khi tiếng Anh trở thành ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trong thương mại thì từ “ Advertise” chính thức được sử dụng rộng rãi. Vào thời kỳ này quảng cáo đã phát triển thành một hoạt động, thành một nghề. Quảng cáo giúp các doanh nghiệp quảng bá được hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp mình trên toàn thế giới. Giúp thông tin sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mình đến với mọi người tiêu dùng. Bên cạnh đó quảng cáo còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và đạt được mục tiêu kinh doanh đặt ra. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Với rất nhiều lợi ích của hoạt động quảng cáo nên cho đến nay hầu như không một doanh nghiệp nào đang hoạt động kinh doanh trên thị trường lại không sử dụng quảng cáo để quảng bá cho sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp mình. Với lịch sử phát triển lâu dài của quảng cáo nên định nghĩa về hoạt động quảng cáo cũng được hoàn thiện theo thời gian. Hiện nay có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về quảng cáo, cũng như các cách hiểu khác nhau về quảng cáo, tuỳ theo cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu và lĩnh vực kinh doanh.
1.1. Khái niệm về quảng cáo
Quảng cáo có rất nhiều các khái niệm khác nhau, mỗi một nhà nghiên cứu lại có một cách hiểu và đưa ra các khái niệm khác nhau. Các khái niệm này cũng có sự khác nhau nhất định ở mỗi quốc gia. Theo bộ luật thương mại Việt Nam thì “ Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình”.
1.1.1. Quảng cáo hiểu theo nghĩa rộng
Theo nghĩa rộng, các nhà nghiên cứu khác nhau cũng đưa ra nhiều cách hiểu khác nhau
Quảng cáo là phương tiện biểu hiện trong đó dùng sách báo, lời nói, hay hình vẽ do chủ quảng cáo chi tiền để công khai tuyên truyền cho cá nhân, sản phẩm, dịch vụ nhận được phiếu bầu hoặc sự tán thành
Quảng cáo là giới thiệu sản phẩm, sự việc và nhân vật theo hình thức không tiếp xúc cá nhân, được pháp luật cho phép, do cá nhân hoặc tổ chức chi tiền quảng cáo nhằm tác động vào công chúng để phát triển sự nghiệp cụ thể
Quảng cáo là một hình thức tuyên truyền nhằm giới thiệu sản phẩm, thông báo nội dung phục vụ và tiết mục văn nghệ với công chúng bằng hình thức đăng tin trên báo chí, phát tin trên đài phát thanh, trên đài truyền hình, trên điện ảnh
Các định nghĩa về quảng cáo theo nghĩa rộng nói chung đều cho rằng quảng cáo không những được sử dụng nhằm mục đích kinh doanh mà nó còn sử dụng cho cả hoạt động tuyên truyền cho các hoạt động xã hội khác
1.1.2. Quảng cáo hiểu theo nghĩa hẹp
Theo cách hiểu quảng cáo về nghĩa hẹp thì quảng cáo được hiểu là quảng cáo kinh tế, quảng cáo thương mại. Quảng cáo thương mại cũng có rất nhiều các định nghĩa và các cách hiểu khác nhau
Quảng cáo thương mại là mọi sự tuyên truyền công khai bằng phương thức thuyết phục để tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ
Quảng cáo thương mại là hình thức truyền thông không trực tiếp được thực hiện qua những phương tiện truyền tin phải trả tiền và xác định rõ nguồn kinh phí
Quảng cáo thương mại là một loại thông tin phải trả tiền có tính đơn phương, không giành riêng cho ai, có vận dụng mọi biện pháp và phương tiện thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ một sản phẩm, một nhãn hiệu, một doanh nghiệp…được nêu danh trong quảng cáo
Quảng cáo thương mại có rất nhiều các định nghĩa và các cách hiểu khác nhau, tuỳ theo cách tiếp cận và cách nghiên cứu của mỗi nhà nghiên cứu. Tuy nhiên nói chung thì các định nghĩa về quảng cáo thương mại đều thống nhất với nhau ở các điểm đó là: “Quảng cáo thương mại là biện pháp truyền bá thông tin của các doanh nghiệp, là hoạt động sáng tạo của mỗi doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu truyền bá thông tin đến người nhân tin. Đối tương quảng cáo thương mại là người tiêu dùng cuối cùng, khách hàng công nghiệp, khách hàng là người mua để bán lại…. Quảng cáo thương mại không phải là sự truyền bá cá nhân với cá nhân, Nội dung của quảng cáo thương mại là thông tin về hàng hoá, dịch vụ, doanh nghiệp kinh doanh. Mục đích của quảng cáo thương mại là tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ qua đó thu lợi nhuận”.
1.2. Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động quảng cáo
Quảng cáo có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, do vậy tất cả các doanh nghiệp đều hết sức chú ý đến hoạt động quảng cáo, các doanh nghiệp đếu dành một chí phí không nhỏ để quảng cáo cho sản phẩm, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên mọi hoạt để hoạt động quảng cáo thât sự có hiệu quả thì quảng cáo phải đạt được các yêu cầu sau
* Chất lượng thông tin quảng cáo phải cao. Đây là yếu tố rất quan trọng đối với tất cả các hình thức quảng cáo bởi quảng cáo là thông tin về sản phẩm, nhưng đây là thông tin khái quát. Bên cạnh đó kinh phí dành cho quảng cáo có giới hạn nên thông tin quảng cáo phải có chất lượng cao. Các thông tin mà chương trình quảng cáo đưa ra phải thật ngắn gọn, rõ ràng, tập trung có như vậy thì thông tin quảng cáo của doanh nghiệp đến với khách hàng mới đạt hiệu quả cao. Nếu thông tin quảng cáo của daonh nghiệp không cao thì không những doanh nghiệp bị tốn chi phí dành cho quảng cáo mà bên cạnh đó thì mục tiêu quảng cáo của doanh nghiệp không thực hiện được bởi thông tin quảng cáo đến với khách hàng không phải là thông tin tốt nhất làm cho khách hàng có những sự hiểu biết khác nhau về sản phẩm, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.
* Quảng cáo phải hợp lý. Mỗi một chương trình quảng cáo của doanh nghiệp sẽ được doanh nghiệp sử dụng rất nhiều các hình thức quảng cáo khác nhau. Việc này sẽ giúp thông tin quảng cáo của doanh nghiệp sẽ đến mọi khách hàng khác nhau. Bởi mỗi một khách hàng lại có các thức tiếp cận các hình thức quảng cáo khác nhau. Chính vì yếu tố này mà mỗi một chương trình quảng cáo của doanh nghiệp phải đảm bảo tính hợp lý của chương trình quảng cáo. Nếu không đảm bảo được yếu tố này thì mỗi một hình thức quảng cáo của doanh nghiệp sử dụng lại đưa ra các thông tin khác nhau điều này sẽ làm cho khách hàng hiểu sai, hiểu nhầm về chương trình quảng cáo của doanh nghiệp. Yếu tố này sẽ không tốt đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hiệu quả quảng cáo sẽ không được thực hiện
* Quảng cáo phải đảm bảo tính pháp lý. Người chủ tiến hành quảng cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tin tức quảng cáo mà mình đưa ra. Luật thương mại Việt Nam cũng đã quy định rất rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của người quảng cáo. Do vậy khi tiến hành đưa ra thông tin quảng cáo thì người tiến hành quảng cáo phải tiến hành kiểm tra các thông tin quảng cáo mà mình sẽ đưa ra đảm bảo cho thông tin quảng cáo phải có tính xác thực. Điều này không những giúp cho người chủ tiến hành quảng cáo đảm bảo đúng quyền lợi và nghĩa vụ của mình trước pháp luật mà còn giúp cho thông tin quảng cáo của doanh nghiệp đến với khách hàng đạt hiệu quả cao. Giúp doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu quảng cáo đề ra
* Quảng cáo phải đảm bảo tính nghệ thuật. Nếu một quảng cáo chỉ có thông tin chất lượng cao, đảm bảo tính pháp lý, tính hợp lý mà chương trình quảng cáo mà doanh nghiệp đưa ra không phù hợp với thuần phong mỹ tục, không phù hợp với sự phát triển của xã hội cũng như không đảm bảo tính nghệ thuật thì thông tin quảng cáo cũng sẽ không thể đạt hiệu quả cao khi đến với khách hàng. Do vậy thông tin quảng cáo phải đảm bảo được tính thẩm mỹ, tính nghệ thuật có như vậy thì mới thu hút được sự quan tâm, chú ý của khách hàng, giúp cho mục tiêu quảng cáo của doanh nghiệp được thực hiện
* Quảng cáo phải đảm bảo tính đồng bộ và đa dạng. Để quảng cáo đạt được hiệu quả cao nhất thì một chương trình quảng cáo của doanh nghiệp phải được thực hiện từ khâu sản xuất, lưu thông cho đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, bên cạnh đó thì chương trình quảng cáo phải được thựuc hiện bằng nhiều hình thức quảng cáo khác nhau co như vậy thì khách hàng mới có thể biết đến sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh của mình
* Quảng cáo phải phù hợp với chi phí dành cho quảng cáo. Để thực hiện một chương trình quảng cáo thì doanh nghiệp phải chuẩn bị rất nhiều và tốn rất nhiều các chi phí. Do vậy nếu như doanh nghiệp không tính toán đến chi phí dành cho quảng cáo thì quảng cáo sẽ không mang lại một hiệu quả nào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng bởi chi phí dành cho quảng cáo là rất lớn nên khi thực hiện chi phí dành cho quảng cáo thì doanh nghiệp phải lựa chọn xem nên sử dụng hình thức quảng cáo nào sao cho đạt hiệu quả nhất mà chi phí là thấp nhất để có thể làm được điều này thì doanh nghiệp phải sử dụng các kiến thức về quảng cáo, cũng như các kiến thức Marketing để giúp quảng cáo đạt hiệu quả cao nhất
* Quảng cáo phải đảm bảo tính chân thực. Luật thương mại Việt Nam đã quy địnhc các hành vi bị cấm trong quảng cáo, trong đó có hành vi là quảng cáo sai sự thật. Do vậy người chủ thực hiện tiến hành quảng cáo sẽ chịu trách nhiệm về thông tin quảng cáo đưa ra. Thông tin quảng cáo đưa ra phải đúng sự thật, không được có sự xuyên tạc hoặc tâng bốc trong hoạt động quảng cáo. Để đảm bảo thông tin quảng cáo có được tính chân thực thì người chủ tiến hành quảng cáo phải tiến hành kiểm tra thông tin quảng cáo trước khi đưa quảng cao ra thị trường.
Tất cả những yêu cầu trên là những yêu cầu bắt buộc với mỗi một chương trình quảng cáo. Một chương trình quảng cáo chỉ có thể đạt được hiệu quả cáo khi những yêu cầu đó cùng được thực hiện trong chương trình quảng cáo đó. Các doanh nghiệp muốn quảng bá hình ảnh về sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp mình trên thị trường, mong muốn cho cho hoạt động quảng bá đó đem lại hiệu quả cao nhất giúp doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu kinh doanh đề ra cũng như giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường và tái mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động quảng cáo thì khi thực hiện một chươncg trình quảng cáo thì doanh nghiệp phải hết sức chú ý đến các yêu cầu trên.
1.3. Các hình thức quảng cáo, ưu và nhược điểm của các hình thức quảng cáo
Một chương trình quảng cáo của doanh nghiệp có thể được thực hiện bằng rất nhiều các hình thức khác nhau. Mỗi một hình thức quảng cáo khác nhau lại đem lại các lợi ích khác nhau cho doanh nghiệp. Do vậy mỗi một chương trình quảng cáo doanh nghiệp có thể sử dụng một hoặc nhiều hình thức quảng cáo khác nhau, mỗi một hình thức lại có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau nên khi doanh nghiệp sử dụng nhiều hình thức quảng cáo khác nhau thì ưu điểm của hình thức này sẽ khắc phục nhược điểm của hình thức kia. Điều này sẽ giúp cho quảng cáo của doanh nghiệp đạt được hiệu qủa cao nhất. Các hình thức quảng cáo mà doanh nghiệp thường hay áp dụng đó là:
* Báo và tạp chí. Báo và tạp chí là phương tiện thông tin đại chúng. Báo có nhiều loại như báo hàng ngày, báo hàng tuần… Tạp chí cũng có nhiều loại khác nhau như tạp chí cho dành riêng cho giới tính, tạp chí dành riêng cho lứa tuổi. Báo và tạp chí được rất nhiều người đọc và tìm thông tin trên đó. Bên cạnh đó báo và tạp chí lại được ra thường xuyên và liên tục và được đưa đến mọi vùng miền của tổ quốc nên việc thực hiện quảng cáo trên báo và tạp chí có nhiều ưu điểm như là. Quảng cáo được nhiều người biết đến, quảng cáo có thể được thực hiện một cách thường xuyên liên tục đồng thời quảng cáo trên báo và tạp chí có thể khai thác tốt chữ, hình ảnh, màu sắc giúp quảng cáo gây được ấn tượng tốt với khách hàng, đặc biệt là tính lâu bền của quảng cáo trên báo và tạp chí được duy trì…Tuy nhiên thì quảng cáo trên báo và tạp chí cũng có nhược điểm là đó là có nhiều loại báo và tạp chí không ra một cách thường xuyên làm cho quảng cáo sẽ bị gián đoạn, đồng thời do quảng cáo trên bao và tạp chí không được thực hiện ở các trang đầu thì quảng cáo sẽ rất dễ bị khách hàng lãng quên, đồng thời do nhu cầu và sở thích của khách hàng là rất khác nhau do vậy mà mỗi khách hàng sẽ chỉ đọc một hoặc hai loại báo nếu quảng cáo chỉ được thực hiện trên một hoặc hai loại báo thì sẽ không thu hút được hết các khách hàng của công ty.
* Rađio. Là phương tiện thông tin đại chúng có khối lượng người nhận tin lớn, nhanh và sâu rộng trên toàn quốc. Tuy nhiên khi nền kinh tế phát triển thì Rađio không còn được nhiều người chú ý đến nữa. Quảng cáo trên Rađio có những ưu điểm là. Mức độ truyền tin nhanh, chính xác và rộng nên khối lượng khách hàng nhân được thông tin là rất lớn, quảng cáo trên Rađio giúp khách hàng chỉ chỉ cần nghe mà không cần đọc vẫn có được những thông tin cần thiết bên cạnh đó do quảng cáo được phát đi, phát lại làm cho khách hàng tiếp xúc được ở mọi thời điểm và ở mọi không gian làm cho quảng cáo dễ ăn sâu vào tâm trí khách hàng. Tuy nhiên thì quảng cáo trên Rađio cũng có một số nhược điểm là. Chi phí cho quảng cáo lớn nên tính lâu bền của quảng cáo không được duy trì lâu, bên cạnh đó thì khi nền kinh tế phát triển mọi người phải chú ý phải dành nhiều thời gian hơn cho cuộc sống hoặc mọi người sẽ bỏ thói quen nghe Rađio sang xem vô tuyến hay nghiên cứu Internet nên số lượng người nghe Rađio không còn nhiều nên thông tin sẽ kém đi tính hiệu quả
* Tivi. Là phương tiện quảng cáo thường mang lại hiệu quả cao nhất. Đây là phương tiện thông tin đại chúng rất phát triển cả ở thành thị lẫn nông thôn. Số lượng người xem truyền hình cũng rất lớn. Quảng cáo trên Tivi có rất nhiều các ưu điểm đó là. Quảng cáo trên Tivi thì hình ảnh, âm thanh, màu sắc được kết hợp với nhau tạo thành một chương trình có sự lôi cuốn khách hàng đặc biệt, quảng cáo trên Tivi có ưu điểm nữa là các thông tin quảng cáo dễ dàng ăn sâu vào tâm trí khách hàng làm cho khách hàng dễ nhớ và dễ hiểu về các quảng cáo đặc biệt la quảng cáo trên Tivi có thể thu hút được lượng khách hàng rất lớn ở khắp mọi miền của tổ quốc. Tuy có nhiều ưu điểm như vậy song quảng cáo trên Tivi cũng nhược điểm của nó đó là, chi phí cho quảng cáo trên Tivi thường rất lớn nên các quảng cáo chỉ quảng cáo được trong thời gian ngắn, nên việc xây dựng được các quảng cáo phù hợp là không dễ chút nào, đồng thời cũng do chi phí quảng cáo là rất lớn nên quảng cáo khó có thể duy trì được lâu làm cho các quảng cáo bị gián đoạn
* Phim quảng cáo. Là hình thức quảng cáo chuyên dùng đặc biệt đối với hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Hình thức quảng cáo này có những ưu điểm là, có thể khai thác tốt hình ảnh, âm thanh, màu sắc và trong phim quảng cáo có thể giới thiệu cả các quy trình sản xuất sản phẩm của công ty tạo được niềm tin cho khách hàng, đồng thời nếu những ai đã từng xem phim quảng cáo của công ty thì các quảng cáo này sẽ in sâu vào tâm trí của họ giúp họ dễ dàng nhớ ra các sản phẩm này khi có nhu cầu và sở thích. Tuy nhiên cũng giống như các hình thức quảng cáo khác thì phim quảng cáo cũng có những nhược điểm của nó đó là, đối tượng xem phim quảng cáo không phải là lớn thậm chí có nhiều phim quảng cáo có rất ít khách hàng biết đến, chi phí để làm phim quảng cáo cũng rất lớn nên các công ty không thể xây dựng được nhiều phim quảng cáo nên công ty chỉ có thể xây dựng một hoặc hai phim quảng cáo song để có được một phim quảng cáo hay và hấp dẫn lại là một bài toán rất khó dãi của các công ty
* Quảng cáo bằng biển, panô, áp phích. Đây là phương tiện quảng cáo chuyên dụng ở ngoài trời khá thông dụng và linh hoạt. Quảng cáo này có những ưu điểm đó là, các quảng cáo này có thể sử dụng về lợi thế và kích cỡ , hình ảnh màu sắc, chỗ gần doanh nghiệp hoặc chỗ có đông người đi lại để đặt quảng cáo, các quảng cáo này có thể đi ngay vào tâm trí của khách hàng khi khách hàng đi qua đi lại những nơi đặt quảng cáo của doanh nghiệp. Tuy nhiên thì quảng cáo này cũng có những nhược điểm là, những người qua lại có thể là những người sống gần hoặc sống xa nơi đặt doanh nghiệp nên với những khách hàng sống ở xa thì quảng cáo trở nên hoàn toàn vô nghĩa bởi nơi họ sống không có sản phẩm mà họ được nhìn thấy, bên cạnh đó thì các quảng cáo này cũng không thể chi tiết, cụ thể nên thông tin quảng cáo sẽ không được khách hàng biết hết đến nên khách hàng muôn biết đầy đủ về thông tin lại phải tìm kiếm thêm ở phương tiên thông tin nào đó điều này sẽ làm cho khách hàng mất thời gian và khách hàng sẽ không chú ý đến các quảng cáo này nữa
được do vậy sẽ ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của quảng cáo
* Quảng cáo bằng bao bì, nhãn hiệu sản phẩm. Hiện nay quảng cáo này càng ngày càng được các doanh nghiệp chú ý bởi nó cho hiệu quả tương đối cao và chi chi cho quảng cáo không lớn. Hình thức quảng cáo này có những ưu điểm như, quảng cáo hấp dẫn khách hàng bởi màu sắc, hình ảnh của sản phẩm, quảng cáo được duy trì lâu dài cùng chu kỳ sống của sản phẩm, đặc biệt là các quảng cáo này có thể đi cùng các sản phẩm đến mọi nơi sản phẩm tồn tại. Tuy nhiên thì quảng cáo này cũng có những khó khăn đó là, đối với các bao bì sản phẩm nhỏ thì việc thiết kế nội dung hình ảnh quảng cáo cho thật hấp dẫn là một một điều không hề dễ dàng chút nào, đồng thời các quảng cáo này cũng không thể chi tiết được các thông tin mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến với khách hàng
* Quảng cáo qua bưu điện. Bưu điện là cơ quan truyền thông thông tin do vậy mà vùng phủ sóng của bưu điện là rất rộng lớn có thể đến tất cả các vùng miền của tổ quốc. Nếu thực hiện quảng cáo qua bưu điện thì sẽ có ưu điểm là các hình ảnh thông tin có thể gửi trực tiếp đến với khách hàng nên sẽ thu hút được các khách hàng nhưng các quảng cáo này cũng có những nhược điểm là thông tin quảng cáo không được chi tiết bởi phần dành cho quảng cáo là không lớn
* Quảng cáo bằng cách tài trợ cho các chương trình trên truyền hình, cho các cuộc thi người đẹp, cho thể thao, bóng đá, bóng chuyền. Đây là một trong những hình thức quảng cáo sẽ rất phát triển trong thời gian tới. Quảng cáo qua việc tài trợ cho các chương trình truyền hình có những ưu điểm là số lượng khách hàng biết đến quảng cáo là rất lớn, cách thực hiện một chương trình quảng cáo cũng không quá khó nên việc đưa ra một chương trình quảng cáo cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên thì hình thức nào cũng có ưu, nhược điểm của nó nên hình thức này cũng có những nhược điểm riêng như chi phí dành cho quảng cáo là lớn nên phải có các phương pháp xác định ngân sách cho quảng cáo một cách hợp lý
* Internet. Đây là một hình thức quảng cáo tương đối mới và là hình thức quảng cáo được kỳ vọng sẽ phát triển nhất trong tương lai. Khi mà các hình thức quảng cáo trước kia đã không còn đạt được hiệu quả cao nhất thì quảng cáo qua internet sẽ thu hút được một số lượng khách hàng lớn nhất do hiện nay số người sử dụng internet trên 15 tuổi chiếm đến 747 triệu người. Các quảng cáo qua internet cũng rất độc đáo các về nội dung và hình thức do vậy sẽ gây được sự chú ý rất lớn của khách hàng, việc thực hiện các quảng cáo cũng không khó khăn đồng thời công ty có thể liên kết với các trang Web khác mà có lượng khách hàng tra cứu lớn để đưa quảng cáo của công ty mình lên đó, song hình thức quảng cáo này sẽ không đạt hiệu quả đối với việc quảng cáo ở các vùng nông thôn bởi tỷ lệ người tiêu dùng ở đây biết thông tin và sử dụng mạng Internet là rất thấp
Mỗi một hình thức quảng cáo lại có một ưu, nhược điểm riêng của nó, sau đây l