Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Quang Định

Từ cuối năm 2010 đặc biệt là quý 1 năm 2011, lạm phát cao trở thành vấn đề đáng lo ngại của nền kinh tế, ngày 24/02/2011 thủ tướng chính phủ đã kí nghị quyết về những giải pháp chủ yếu kềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, trong đó nêu rõ phải tập trung thúc đẩy sản xuất. Theo đó Ngân hàng nhà nước cũng đã có chỉ thị 01/CT – NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng phải xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2011 phù hợp với mục tiêu tốc độ tăng tín dụng dưới 20%, đồng thời thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán; đến 30 tháng 6 năm 2011, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 22% và đến 31 tháng 12 năm 2011, tỷ trọng này tối đa là 16%. Nhận thấy tầm quan trọng của lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh trong hoạt động ngân hàng năm 2011, đồng thời được phân bổ thực tập ở vị trí chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân (PFC) tại phòng giao dịch Lê Quang Định của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu nên tôi đã chọn đề tài “Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Quang Định” là đề tài báo cáo thực tập của mình. Do thời gian và số liệu hạn chế nên đề tài chỉ tập trung phân tích hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - phòng giao dịch Lê Quang Định trong hai năm 2009 và 2010. Ngoài phần mở đầu và kết luận thì bài báo cáo được chia làm ba chương: Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Quang Định. Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Quang Định. Chương 3: Những kiến nghị nâng cao chất lượng, hạn chế rủi ro khoản vay SXKD nói chung và dành cho khách hàng cá nhân nói riêng.

doc54 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3414 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Quang Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN — { – Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Tài chính ngân hàng - trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tâm giảng dạy trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến toàn thể các anh chị nhân viên của ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - phòng giao dịch Lê Quang Đinh, địa chỉ: 342-344 Lê Quang Định Đặc biệt là anh Tô Văn Thụy - giám đốc phòng giao dịch, các PFC: anh Nguyễn Thọ Sơn và anh Nguyễn Nhược Bảo, CA: chị Trần Hồ Ngọc Hân và các anh chị phòng tín dụng đã tạo điều kiện tốt và nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành đợt thực tập này. TP.Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2011 Sinh viên Ngô Văn Lãm Nhận xét của đơn vị thực tập Tp. HCM, ngày…. tháng…. năm 2011 Nhận xét của khoa Tín dụng trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Tp. HCM, ngày…. tháng…. năm 2011 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ACB: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. CSR-VH: Nhân viên dịch vụ khách hàng vận hành. CA: nhân viên phân tích tín dụng. CBTD: Cán bộ tín dụng. ĐHĐCĐ: Đại hội đồng cổ đông. GD: Giao dịch. HĐQT: Hội đồng quản trị. HĐ: hợp đồng. KH: khách hàng. KHCN: khách hàng cá nhân. KHDN: khách hàng doanh nghiệp. KQKD: Kết quả kinh doanh. KSVTD: Kiểm soát viên tín dụng. NV: nhân viên. NHNN: Ngân hàng nhà nước. NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần. TSĐB: Tài sản đảm bảo. TCTD: Tổ chức tín dụng. TCBS_The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện. PFC: chuyên viên tư vấn khách hàng cá nhân. RA: nhân viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp. SXKD: sản xuất kinh doanh. VLĐ: vốn lưu động. VND/ VNĐ: Việt Nam đồng. USD: Đô la Mỹ. MỞ ĐẦU Từ cuối năm 2010 đặc biệt là quý 1 năm 2011, lạm phát cao trở thành vấn đề đáng lo ngại của nền kinh tế, ngày 24/02/2011 thủ tướng chính phủ đã kí nghị quyết về những giải pháp chủ yếu kềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, trong đó nêu rõ phải tập trung thúc đẩy sản xuất. Theo đó Ngân hàng nhà nước cũng đã có chỉ thị 01/CT – NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng phải xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2011 phù hợp với mục tiêu tốc độ tăng tín dụng dưới 20%, đồng thời thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán; đến 30 tháng 6 năm 2011, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 22% và đến 31 tháng 12 năm 2011, tỷ trọng này tối đa là 16%. Nhận thấy tầm quan trọng của lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh trong hoạt động ngân hàng năm 2011, đồng thời được phân bổ thực tập ở vị trí chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân (PFC) tại phòng giao dịch Lê Quang Định của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu nên tôi đã chọn đề tài “Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Quang Định” là đề tài báo cáo thực tập của mình. Do thời gian và số liệu hạn chế nên đề tài chỉ tập trung phân tích hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - phòng giao dịch Lê Quang Định trong hai năm 2009 và 2010. Ngoài phần mở đầu và kết luận thì bài báo cáo được chia làm ba chương: Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Quang Định. Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Quang Định. Chương 3: Những kiến nghị nâng cao chất lượng, hạn chế rủi ro khoản vay SXKD nói chung và dành cho khách hàng cá nhân nói riêng. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU PHÒNG GIAO DỊCH LÊ QUANG ĐỊNH. 1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB): - Tên tổ chức NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU. - Tên giao dịch quốc tế ASIA COMMERCIAL BANK - Trụ sở chính 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh - Điện thoại (84.8) 3929 0999 - Website www.acb.com.vn - Logo - Vốn điều lệ 9.376.965.060.000 đồng (Chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu không trăm sáu mươi nghìn đồng)  - Mạng lưới kênh phân phối: Gồm 285 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc: ▪ Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 30 chi nhánh và 103 phòng giao dịch ▪ Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc): 15 chi nhánh và 59 phòng giao dịch ▪ Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Đà Nẵng, Daklak, Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Hội An, Huế, Nghệ An, Lâm Đồng): 12 chi nhánh và 23 phòng giao dịch ▪ Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau): 8 chi nhánh, 10 phòng giao dịch (Ninh Kiều, Thốt Nốt, An Thới) ▪ Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Vũng Tàu): 4 chi nhánh và 20 phòng giao dịch. ▪ Trên 1.800 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động ▪ 1003 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: Tháng 5 năm 1990, Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về Ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành, tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam, từ đó tạo điều kiện cho việc thành lập và phát triển các NHTMCP. Trong bối cảnh đó, ACB được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993 cùng Giấy phép số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993, đến ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. Qua hơn 17 năm hoạt động, ACB đã khẳng định là một trong những NHTMCP phát triển hàng đầu của Việt Nam, tạo dựng được hình ảnh, thương hiệu vững mạnh, có vị thế cao trong ngành ngân hàng và vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước, đặc biệt ngân hàng luôn đi đầu trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đáp ứng nhu cầu thiết thực của khách hàng. Các cột móc đáng nhớ: Giai đoạn 1993 - 1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Ngày 04/06/1993: ACB chính thức đi vào hoạt động. Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong khu vực tư, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng). Giai đoạn 1996 - 2000: Ngày 27/04/1996: ACB trở thành ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trình đào tạo toàn diện kéo dài hai năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện. Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch. Năm 2000, ACB thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Ngoài các khối, còn có một số phòng ban do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (Tp. HCM). Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro. Giai đoạn 2001 – 2005: Cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùngchung cơ sở dữ liệu tập trung. Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực huy động vốn, cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, thanh toán quốc tế và cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần nâng cấp máy chủ, thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện có, và lắp đặt hệ thống máy ATM. Giai đoạn 2006 đến 2009: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào tháng11/2006. Năm 2007, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB, hợp tác với các đối tác như Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi, hợp tác với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợp tác với SCB về phát hành trái phiếu. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng. Năm 2008, ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác với American Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB. Cũng trong năm này, ACB tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng. ACB đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008” do Tạp chí Euromoney trao tặng tại Hong Kong. - Riêng trong năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực, tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình chi nhánh theo định hướng bán hàng. Tăng thêm 51 chi nhánh và phòng giao dịch. Hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cũng đã hoàn thành và áp dụng chính thức, hệ thống bàn trợ giúp (help desk) bắt đầu được triển khai. Và lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có ACB nhận được 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt nam năm 2009 ” do 6 tạp chí tài chính ngân hàng danh tiếng quốc tế bình chọn (Asiamoney, FinanceAsia, Global Finance, Euromoney, The Asset và The Banker). - Tính đến ngày 09/10/2010, ACB nhận được 4 giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010, từ các tạp chí tài chính danh tiếng là Asiamoney, FinanceAsia, The Asian Banker và Global Finance. Bảng 1.1 Thành tích của ngân hàng Á Châu từ 1997-2010 Năm Giải thưởng Cơ quan cấp 1997 Chứng nhận “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” Tạp chí Euromoney 1999 Chứng nhận “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” Tạp chí Global Finance Magazine (USA) 2001 Một trong 500 ngân hàng hàng đầu Châu Á Tạp chí Asiaweek 2002 - Giải thưởng Chất lượng Việt Nam - Bằng khen về thành tích nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ Hội đồng xét duyệt Quốc gia Thủ tướng Chính phủ 2005 Ngân hàng tốt nhất Việt nam Tạp chí The Banker, thuộc tập đoàn Financial Times, Anh quốc 2006 - Bằng khen trong việc đẩy mạnh ứng dụng phát triển công nghệ thông tin, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc - Huân chương lao động hạng III Thủ tướng Chính phủ Chủ tịch Nước 2007 - Cúp thủy tinh về Thành tựu về lãnh đạo trong ngành ngân hàng Việt Nam năm 2006 The Asian Banker 2008 Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007 Tạp chí Euromoney 2009 - Huân chương lao động hạng Nhì - Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009 Chủ tịch nước Tạp chí Global Finance, Tạp chí Euromoney, Tạp chí Asiamoney, Tạp chí FinanceAsia 2010 - Ngân Hàng có dịch vụ thanh toán vượt trội năm 2010 - Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam 2010 - Ông Lý Xuân Hải - Tổng Giám đốc ACB nhận giải thưởng "Lãnh đạo Ngân hàng xuất sắc nhất Việt Nam 2010" - Ngân Hàng tốt nhất Việt Nam năm 2010 - Ngân Hàng nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2010 - Ngân Hàng tốt nhất Việt Nam năm 2010 Tạp chí The Asset Tạp chí The Asian Banker Tạp chí The Asian Banker Tạp chí Global Finance Tạp chí AsiaMoney Tạp chí FinanceAsia (Nguồn: Bảng cáo bạch năm 2010 của ngân hàng Á Châu) 1.1.2 Cơ cấu tổ chức của ACB: Sơ đồ tổ chức ngân hàng Á Châu: 1.1.3. Nhiệm vụ và chức năng của ngân hàng: Là một ngân hàng thương mại, Á Châu là cầu nối giữa cung vốn và cầu vốn trên thị trường tài chính, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển . ACB thực hiện các chức năng: ▪ Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; Cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; ▪ Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; ▪ Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; ▪ Thanh toán quốc tế, bao thanh toán; ▪ Môi giới và đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bào lãnh phát hành; ▪ Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác. 1.1.4. Một số kết quả hoạt động chủ yếu của ACB từ 2007 đến 2009: ACB là một trong những ngân hàng TMCP có mức vốn hoá cao và hoạt động hiệu quả, quy mô ngân hàng liên tục được mở rộng, các sản phẩm ngày càng phong phú đa dạng, chất lượng sản phẩm không ngừng được cải tiến và nâng cao, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, nhờ đó mà thương hiệu ACB ngày càng được khẳng định trên thị trường. Tình hình hoạt động của ACB trong những năm gần đây có thể đánh giá thông qua các chỉ số và chỉ tiêu tài chính của ngân hàng: Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị Tăng trưởng Giá trị Tăng trưởng Giá trị Tăng trưởng Tổng tài sản ( tỷ đồng ) 44.650 85.391 91,25% 115.241 34,96% 167.881 45,68% Vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ( tỷ đồng ) 1.287 4.822 274,67% 7.068 46,58% 8.767 24,04% Lợi nhuận trước thuế ( tỷ đồng ) 687 2.126 209,46% 2.556 20,23% 2.838 11,03% Tổng dư nợ ( tỷ đồng ) 17.365 25.010 44,03% 34.833 39,28% 62.358 79,02% Tổng huy động ( tỷ đồng ) 29.395 51.261 74,39% 75.113 46,53% 108.992 45,10% Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB 2007 – 2009 Từ năm 2007 đến 2009, tổng tài sản cũng như vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của ACB đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể tổng tài sản năm 2008 là 115.241 tỷ đồng, tăng gần 35% so với 85.391 tỷ ở năm 2007, năm 2009 tiếp tục tăng trưởng thêm xấp xỉ 45% so với năm trước. Vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của ACB giai đoạn này cũng tăng mạnh, tốc độ tăng của năm 2007 và 2008 còn nhanh hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản. Cụ thể năm 2007 vốn điều lệ và cách quỹ dự trữ của ngân hàng tăng hơn 247% ( từ 1287 tỷ năm 2006 lên 4822 tỷ ). Hình 1: Tổng tài sản của ACB giai đoạn 2007-2009 Tổng tài sản, vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của ACB đã có quy mô lớn, cộng thêm sự tăng trưởng qua các năm càng tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng quy mô, mở rộng thị phần hơn nữa đồng thời củng cố hình ảnh của mình trong hệ thống ngân hàng. Đi cùng với sự tăng trưởng về quy mô, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ACB giai đoạn này cũng tăng lên đáng kể, lợi nhuận trước thuế năm 2008 tăng hơn 20% so với năm 2007, năm 2009 tăng 11,03% so với năm 2008. Đặc biệt năm 2007 – năm thịnh vượng của ngành ngân hàng, lợi nhuận trước thuế của ACB đạt 2.126 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2006 (683 tỷ đồng), cùng với việc liên tục nâng vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo chỉ tiêu an toàn vốn và đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh, tăng trưởng tài sản có. Vốn điều lệ của ACB tăng thêm 1.530 tỷ đồng từ các nguồn: trái phiếu chuyển đổi (1.100 tỷ đồng), quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (330 tỷ đồng), và phát hành cổ phiếu phổ thông (100 tỷ đồng), điều này đã góp phần mang lại nguồn lợi nhuận tích luỹ đáng kể, nâng cao sức mạnh tài chính của ACB. Hình 2 - Biểu đồ vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, lợi nhuận trước thuế của ACB giai đoạn 2007-2009: Xét về doanh số huy động và cho vay của ACB thì hai chỉ tiêu này đều có sự tăng trưởng qua các năm từ 2006 đến nay. Năm 2007 tổng huy động đạt 51.261 tỷ đồng, đến cuối năm 2009, con số này đã tăng lên gần gấp đôi, đạt mức 108.992 tỷ đồng. Tổng dư nợ năm 2007 là 25.010 tỷ cũng đã tăng lên 34.833 tỷ năm 2008 (tăng 39,28%) và 62.358 tỷ ở năm 2009 (tăng 79,02% so với năm 2008). Hình 3 – Biểu đồ tổng dư nợ và tổng huy động của ACB giai đoạn 2007-2009 Tốc độ tăng trưởng dư nợ qua các năm không đồng đều, chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô chung. Cụ thể, năm 2008 - một năm đáng nhớ trong hoạt động ngân hàng với việc nhiều biến số kinh tế có những thay đổi trái chiều nhau trong cùng một năm: lạm phát đầu năm tăng rất cao, cuối năm xuất hiện hiện tượng thiểu phát, chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 cũng chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Đi cùng với quá trình này là tần suất cao của sự điều chỉnh các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, tập trung ở các lãi suất chủ chốt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá, phát hành tín phiếu bắt buộc và đặc biệt là cơ chế lãi suất trần trong hoạt động cho vay. Những biến động khó lường nêu trên của môi trường kinh doanh làm cho việc cân bằng cả ba mục tiêu lợi nhuận, an toàn và tăng trưởng của ACB nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung gặp rất nhiều khó khăn. Lãi suất huy động và cho vay liên tục được điều chỉnh, có thời điểm lãi huy động lên đến 18%/năm rồi giảm xuống còn 7,5-8%/năm, lãi suất cho vay thực tế giảm từ 21%/năm xuống còn 10-12,5%/năm trong vòng 4-6 tháng, làm cho tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ và tổng huy động năm 2008 giảm so với 2007: tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ và tổng huy động 2007 là 44,03% và 74,39%, trong khi đó số liệu này của năm 2008 là 39,28% và 46,53%. Năm 2009 kinh tế thế giới dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu 2008. Cùng với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự chuyển hướng chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng là yếu tố tạo điều kiện để ngành ngân hàng phục hồi đà tăng trưởng trong năm 2009, đặc biệt là về tín dụng. Bên cạnh đó, so với năm 2008 diễn biến chính sách tiền tệ năm 2009 cũng có phần ổn định hơn với chỉ 2 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản, quy định chấm dứt các hoạt động kinh doanh vàng tài khoản, hoạt động của các trung tâm giao dịch vàng làm cho thị trường ngân hàng năm 2009 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến lãi biên, lợi nhuận cũng như tăng trưởng quy mô của ngân hàng. Năm 2009 tuy ACB chỉ gần đạt được chỉ tiêu đề ra về tổng tài sản, tổng dư nợ tín dụng và huy động nhưng tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi khách hàng và cho vay của ACB đều cao hơn tốc độ tăng trưởng của năm 2008 và cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành. Tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ năm 2009 là 79,02%, tăng gấp 2 lần tốc độ tăng 39,28% của năm 2008. Huy động tiền gửi khách hàng của Tập đoàn năm 2009 tăng trưởng 45% bằng 1,6 lần của ngành (27%), và dư nợ cho vay khách hàng tăng trưởng 79%, gấp 2 lần của ngành (38%). Các chỉ tiêu tài chính: Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 ROE 53,80% 36,50% 38,40% ROA 3,30% 2,70% 2,10% Tỉ lệ nợ xấu ( nợ nhóm 3 trở lên) 0,08% 0,90% 0,40% Tỉ lệ an toàn vốn 16,19% 12,44% 9,73% Nguồn: báo cáo thường niên ACB 2007-2009 Những năm gần đây ngân hàng Á Châu luôn đạt được những chỉ số rất tốt về suất sinh lời trên tổng tài sản, suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỉ lệ nợ xấu và tỉ lệ an toàn vốn. Năm 2007, lợi nhuận tăng gấp 3 lần như đã trình bày ở phần trên đã cho phép chỉ số ROA bình quân tăng 1,3% so với 2006, đạt 3,3%. Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân nhờ vậy đạt 53,8%, mức cao nhất kể từ ngày thành lập đến nay. Năm 2008, những khó khăn chung của nền kinh tế và ngành tài chính ngân hàng góp phần làm cho ROA giảm 0,6% về mức 2,7%; còn ROE giảm từ 53,8% xuống 36,5%, một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho các chỉ số liên quan đến suất sinh lời của tập đoàn đều giảm so với năm trước là do vốn chủ sở hữu tăng nhanh. Tuy nhiên số liệu cuối năm 2008 cho thấy ACB vẫn có chỉ số ROA và ROE cao nhất trong ngành ngân hàng. Năm 2009 ROA có giảm nhẹ so với 2008 nhưng vẫn ở mức hợp lý. ACB là ngân hàng thực hiện tốt chính sách quản lý chất lượng tín dụng, thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ khá thấp, năm 2
Tài liệu liên quan