Xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu đã trở thành xu thế thời đại, nó đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, tạo ra mối liên hệ chặt chẽ và làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
Để bắt nhịp với xu thế đó, Việt Nam đã chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế: gia nhập khối ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đồng thời tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế quốc tế cũng như các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương mại song phương khác.
Trong bối cảnh chung đó của cả nền kinh tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình, xác định được mục tiêu của hội nhập quốc tế ngành Ngân hàng là tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý, mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác tiền tệ Ngân hàng nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, một hệ thống Ngân hàng Việt Nam có sức cạnh tranh hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Qua thời gian thực tập tại chi nhánh Long Biên, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn với sự giúp đỡ, chỉ bảo trực tiếp của các Phòng ban trong quá trình thực tập tại Ngân hàng kết hợp với những kiến thức đã được trang bị trong trường và bên ngoài, em đã hoàn thành báo cáo thực tập với nội dung sau:
- Phần 1: Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (AGRIBANK)
- Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của AGRIBANK Long Biên
- Phần 3: Nhận xét và kết luận
Do thời gian thực tập và trình độ hạn chế nên bản báo cáo thực tập của em không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức trình bày. Em kính mong nhận được sự nhận xét và đóng góp của thầy cô để bản báo cáo thực tập được hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo chi nhánh AGRIBANK Long Biên, các anh chị tại phòng Dịch vụ và Marketing đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo tổng hợp này.
26 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1976 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng hoạt động kinh doanh của AGRIBANK Long Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu đã trở thành xu thế thời đại, nó đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, tạo ra mối liên hệ chặt chẽ và làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
Để bắt nhịp với xu thế đó, Việt Nam đã chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế: gia nhập khối ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đồng thời tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế quốc tế cũng như các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương mại song phương khác.
Trong bối cảnh chung đó của cả nền kinh tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình, xác định được mục tiêu của hội nhập quốc tế ngành Ngân hàng là tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý, mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác tiền tệ Ngân hàng nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, một hệ thống Ngân hàng Việt Nam có sức cạnh tranh hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Qua thời gian thực tập tại chi nhánh Long Biên, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn với sự giúp đỡ, chỉ bảo trực tiếp của các Phòng ban trong quá trình thực tập tại Ngân hàng kết hợp với những kiến thức đã được trang bị trong trường và bên ngoài, em đã hoàn thành báo cáo thực tập với nội dung sau:
- Phần 1: Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (AGRIBANK)
- Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của AGRIBANK Long Biên
- Phần 3: Nhận xét và kết luận
Do thời gian thực tập và trình độ hạn chế nên bản báo cáo thực tập của em không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức trình bày. Em kính mong nhận được sự nhận xét và đóng góp của thầy cô để bản báo cáo thực tập được hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo chi nhánh AGRIBANK Long Biên, các anh chị tại phòng Dịch vụ và Marketing đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo tổng hợp này.
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1.1. Thành lập và hoạt động chính của AGRIBANK
1.1.1 Giới thiệu chung
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Tên tiếng Anh: Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development
Tên viết tắt: AGRIBANK
Hội sở chính: 24 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
ĐT : +84 (4) 37 760 118
Fax: +84 (4) 38 312 250
Trang web:
1.1.2 Sự hình thành và phát triển
Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngày 14/11/1990, thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
Ngày 01/03/1991, thành lập Văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh và ngày 24/6/1994, chấp thuận cho Ngân hàng nông nghiệp được thành lập văn phòng miền Trung .
Ngày 22/12/1992, thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao dịch 3 tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh.
Năm 1993, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ban hành quy chế thi đua khen thưởng tạo ra những chuẩn mực cho các cá nhân và tập thể phấn đấu trên mọi cương vị và nhiệm vụ công tác. Tổ chức được hội nghị tổng kết toàn quốc có các giám độc chi nhánh huyện suất sắc nhất của tỉnh thành phố.
Ngày 30/7/1994, đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp tham mưu và Cấp trực tiếp kinh doanh. Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam hoạt động heo mô hình Tổng công ty Nhà nước với cơ cấu tổ chức bao gồm Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc bao gồm bộ máy kiểm soát nội bộ, các đơn vị thành viên bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc, hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp, phân biệt rõ chức năng quản lý và chức năng điều hành, Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng Giám đốc.
Ngày 31/08/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/TTg thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo.
Ngày 15/11/1996, đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (AGRIBANK).
Trong năm 1998, AGRIBANK đã tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý nợ tồn đọng cũ và quản lý chặt chẽ hơn công tác thẩm định, xét duyệt các khoản cho vay mới, tiến hành các biện pháp phù hợp để giảm nợ thấp quá hạn.
Năm 1999, Đẩy mạnh huy động vốn trong và ngoài nước, cho vay các chương tình dự án lớn có hiệu quả đồng thời mở rộng cho vay hộ sản xuất hợp tác sản xuất được coi là những biện pháp chú trọng của AGRIBANK .Tập trung thanh toán quốc tế về Sở Giao dịch AGRIBANK Việt nam, Sở Giao dịch II không làm đầu mối thanh toán quốc tế. Tài khoản NOSTRO tập trung về Sở giao dịch. Tất cả các chi nhánh đều nối mạng SWIFT trực tiếp với Sở giao dịch. Các chi nhánh tỉnh thành phố đều được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại.
Năm 2000 cùng với việc mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, AGRIBANK tích cực mở rộng quan hệ quốc tế và kinh doanh đối ngoại, nhân được sự tài trợ của các tố chức tài chính tín dụng quốc tế như WB, ADB, IFAD, ngân hàng tái thiết Đức… đổi mới công nghệ, đào tạo nhân viên. Ngoài hệ thống thanh toán quốc tế qua mang SWIFT, AGRIBANK đã thiết lập được hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử, máy rút tiền tự động ATM trong toàn hệ thống.
Tiến hành đổi mới toàn diện mô hình tổ chức, mang lưới kinh doanh theo hướng tinh giảm trung gian, tăng năng lực cho các đơn vị trực tiếp kinh doanh. Tập trung mọi nguồn lực đào tạo cán bộ nhân viên theo hướng chuyên môn hoá, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hoá công nghệ.
Năm 2001 là năm đầu tiên AGRIBANK triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với các nội dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài chính, nâng cao chất lượng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế đôi mới sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình NHTM hiện đại tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiện đại.
Ngày 04/10/2002, thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở Ngân hàng Phục vụ Người nghèo - Từ 01/01/2003 Ngân hàng Phục vụ Người nghèo đã chuyển thành NH Chính sách xã hội. Ngân hàng Nông nghiệp chính là người đề xuất thành lập, thực hiện và bảo trợ Ngân hàng phục vụ người nghèo tiền thân của Ngân hàng chính sách xã hội - Đây là một niềm tự hào to lớn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
Bên cạnh mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, năm 2002, AGRIBANK tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế. Đến cuối năm 2002 AGRIBANK là thành viên của APRACA, CICA và ABA, trong đó Tổng Giám đốc AGRIBANK là thành viên chính thức Ban điều hành của APRACA và CICA
Tính đến năm 2004, sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2001-2010, tình hình tài chính đã được lành mạnh hơn qua việc cơ cấu lại nợ và tăng vốn điều lệ, xử lý trên 90% nợ tồn động. Mô hình tổ chức từng bước được hoàn thiện nhằm tăng cường năng lực quản trị điều hành. Bộ máy lãnh đạo từ trung ương đến chi nhánh được củng cố, hoàn thiện, quyền tự chủ trong kinh doanh được mở rộng hơn.
Đến cuối năm 2005, vốn tự có đạt 7.702tỷ VND, tổng tài sản có trên 190 ngàn tỷ , hơn 2000 chi nhánh trên toàn quốc và 29.492 cán bộ nhân viên (chiếm 40% tổng số CBCNV toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam), ứng dụng công nghệ hiện đại, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo….. AGRIBANK đã có quan hệ đại lý với 932 ngân hàng đại lý tại 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ chức, hiệp hội tín dụng có uy tín lớn.
Đến cuối năm 2007, tổng tài sản đạt 325.802 tỷ đồng tương đương với 20 tỷ USD gấp gần 220 lần so với ngày đầu thành lập. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 242.102 tỷ đồng trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm trên 70% với trên 10 triệu hộ gia đình, cho vay doanh nghiệp nhỏ, vừa chiếm trên 36% với gần 3 vạn doanh nghiệp dư nợ. Tổng nguồn vốn 295.048 tỷ đồng và gần như hoàn toàn là vốn huy động.
Trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và nhận thức rõ vai trò của các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng truyền thống, năm 2009 AGRIBANK chú trọng giới thiệu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích tiên tiến, điển hình là các dịch vụ Mobile Banking như: SMS Banking, VnTopup, ATransfer, Apaybill, VnMart; kết nối thanh toán với Kho bạc, Hải quan trong việc phối hợp thu ngân sách; phát hành được trên 4 triệu thẻ các loại.
AGRIBANK ưu tiên và chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của cạnh tranh và hội nhập. Triển khai thành công mô hình đào tạo trực tuyến; Tuyển thêm trên 2000 cán bộ trẻ, được đào tạo căn bản, có ngoại ngữ và tin học nhằm chuẩn bị nguồn lực cho các năm tiếp theo.
Năm 2009, AGRIBANK vinh dự được đón Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tới thăm , vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng các bằng khen cùng nhiều phần thưởng cao quý: TOP 10 giải SAO VÀNG ĐẤT VIỆT, TOP 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” do Bộ Công thương công nhận, TOP 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của VNR500.
Năm 2010 và những năm tiếp theo, AGRIBANK xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “tam nông”. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70%/tổng dư nợ.
Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, AGRIBANK không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa. Năm 2010, AGRIBANK phấn đấu đạt được các mục tiêu tăng trưởng cụ thể, đó là: so với năm 2009, nguồn vốn tăng từ 22%-25%; tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 70%/tổng dư nợ; nợ xấu dưới 5%; tỷ lệ thu ngoài tín dụng tăng 20%; lợi nhuận tăng 10%; hệ số an toàn vốn (CAR) theo chuẩn quốc tế.
1.2 Giới thiệu về AGRIBANK Long Biên
1.2.1 Giới thiệu chung
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (AGRIBANK) – Chi nhánh Long Biên (AGRIBANK Long Biên) là chi nhánh có quy mô hoạt động tương đương chi nhánh cấp I.
Địa chỉ: 309 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên - Hà Nội.
AGRIBANK Long Biên được thành lập theo quyết định số 351/QĐ/HĐQ ngày 30/11/2004 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam Hoạt động theo quy chế về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
AGRIBANK Long Biên hiện nay đang cung cấp những dịch vụ ngân hàng với nhiều tiện ích như: huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với các hình thức tiền gửi có kì hạn, không kì hạn; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, các dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc theo tiêu chuẩn ở thị trường trong nước: thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế; cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Luôn nhạy bén nắm bắt đựơc những khó khăn và thuận lợi trong thời buổi kinh tế thị trường, ban lãnh đạo AGRIBANK Long Biên đã đưa ra những phương hướng cụ thể, hợp lý, bắt kịp với xu hướng phát triển chung của ngành ngân hàng. Bên cạnh đó AGRIBANK Long Biên thường xuyên tổ chức tiếp thị và định hướng cho khách hàng sử dụng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng với lợi ích cao thuộc về khách hàng nên đã thu hút được đông đảo khách hàng, tạo tâm lý gắn kết lâu dài với Ngân hàng.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của AGRIBANK Long Biên
Khi mới thành lập (tháng 11/2004), AGRIBANK Long Biên có cơ cấu tổ chức gồm 7 phòng nghiệp vụ với 48 Cán bộ nhân viên. Đến nay cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh Long Biên có 86 người, bao gồm Giám đốc và các phó Giám đốc, 8 phòng (tổ) nghiệp vụ và 5 phòng giao dịch (sơ đồ 1.2.2)
Sơ đồ 1.2.2: Tổ chức bộ máy của Agribank Long Biên
(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự)
1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:
Ban giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm và giữ vai trò chỉ đạo trong Ngân hàng; giúp việc cho giám đốc là Phó giám đốc
Giám đốc: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Ngân hàng, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình và là người đại diện của Ngân hàng theo pháp luật.
Phó giám đốc: Là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc. Phó giám đốc là người do giám đốc bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động kinh doanh, được uỷ quyền của Giám đốc để ký kết các hợp đồng uỷ thác với các đối tác của Ngân hàng.
Phòng kế hoạch tổng hợp: có chức năng tham mưu, giúp việc, soạn thảo cho Ban Giám Đốc về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh; trực tiếp quản lý và thực hiện các nghiệp vụ về kế hoạch nguồn vốn theo nhiệm vụ của phòng; tham gia một số hội đồng theo quyết định của Giám đốc
Phòng tín dụng: đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng; tổng hợp báo cáo phân tích kết quả hoạt động tín dụng; xây dựng kế hoạch tín dụng ngắn, trung và dài hạn hàng quý, năm…
Phòng Kinh doanh ngoại hối: Nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại trên địa bàn, xây dựng chiến lược phát triển các sản phẩm, dịch vụ như: kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế trong từng thời kỳ; thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế…
Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: là bộ phận chuyên trách giúp việc cho Giám đốc chi nhánh điều hành mọi hoạt động nghiệp vụ đúng Pháp luật; Trực tiếp triển khai tác nghiệp các nghiệp vụ về kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh tại đơn vị
Phòng Điện toán: tham mưu cho Giám đốc và hướng dẫn các phòng nghiệp vụ, phòng giao dịch về công tác khai thác nguồn thông tin thông qua việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin của Chi nhánh và đảm bảo an toàn dữ liệu toàn Chi nhánh; Trực tiếp quản lý và thực hiện các nghiệp vụ về công tác công nghệ thông tin trong phạm vi toàn Chi nhánh
Phòng Kế toán ngân quỹ: Tham mưu cho Giám đốc về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh; về tổ chức quản lý tài chính, kế toán, ngân quỹ trong Chi nhánh; Trực tiếp triển khai thực hiện nghiệp vụ về tài chính, kế toán, ngân quỹ cũng như công tác hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, thanh toán, ngân quỹ để quản lý, kiểm soat nguồn vốn và sử dụng vốn; quản lý tài sản; quản lý, kiểm soát thu nhập và chi phí từ đó xác định kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
Phòng Hành chính nhân sự: Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của Chi nhánh; Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng, công tác hành chính trong Chi nhánh
Phòng Dịch vụ và Marketing: Tham mưu cho Ban Giám đốc về chiến lược sản phẩm, dịch vụ mới, chiến lược Marketing; Trực tiếp quản lý và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, marketing, dịch vụ thẻ, quản lý thiết bị đầu cuối…theo nhiệm vụ của phòng
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA AGRIBANK LONG BIÊN
2.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh:
AGRIBANK có các hoạt động kinh doanh chính là:
Huy động vốn:
Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác trong nước và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp;
Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, uỷ thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp;
Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài khi được Tổng Giám đốc cho phép bằng văn bản;
Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp
Việc huy động vốn có thể bằng vàng và các công cụ khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.
Cho vay:
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn và các loại cho vay khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.
Kinh doanh ngoại hối:
Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Nông nghiệp.
Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm:
Cung ứng các phương tiện thanh toán;
Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng
Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ;
Thực hiện các dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng;
Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Nông nghiệp.
Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác:
Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng bao gồm: thu phát tiền mặt; mua bán vàng bạc, tiền tệ, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ, két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, thẻ thanh toán, nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đại lý cho thuê tài chính, chứng khoán, bảo hiểm...và các dịch vụ ngân hàng khác được Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp cho phép.
Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp.
Thực hiện dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nông nghiệp.
Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy định và thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.
Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.
Kinh doanh vàng bạc theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.
Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng.
Tư vấn khách hàng xây dựng dự án.
Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.
Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc cháp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi quản lý theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp.
Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp liên quan đến hoạt động của các Chi nhánh
Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị lưu trữ các hình ảnh làm tư liệu phục vụ cho việc trực tiếp kinh doanh của Chi nhánh cũng như việc quảng bá thương hiệu của Ngân hàng Nông nghiệp.
Quản lý nhà khách, nhà nghỉ và cơ sở đào tạo trên