Trong những năm gần đây, khi đất nước ta ngày càng hội nhập sâu và rộng với thế giới thì hoạt động thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các nước khác càng diễn ra sôi động. Khi hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối phó với rất nhiều khó khăn, một mặt thì thiếu vốn mặt khác lại chưa có uy tín lớn do thời gian tham gia chưa lâu. Chính vì vậy mà việc các hoạt động tài trợ thương mại trong thời gian gần đây phát triển rất mạnh cũng là một điều tất yếu. Tài trợ thương mại quốc tế được coi là bà đỡ cho hoạt động thương mại quốc tế, nó có thể giải quyết hầu hết các khó khăn, vướng mắc của các bên trong giao dịch thương mại quốc tế. Ngân hàng Công thương Việt Nam là một trong số các ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam có uy tín với các hoạt động tài trợ thương mại. Trong thời gian kiến tập tại Ngân hàng Công thương Đống Đa, tôi đặc biệt ấn tượng với hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng bởi sự phát triển ngày càng đa dạng, phong phú về loại hình cũng như tỉ trọng rất đáng kể của thu nhập từ hoạt động này trong tổng thu của ngân hàng. Vì vậy tôi đã dành thời gian để nghiên cứu và thực hiện báo cáo kiến tập với đề tài: “Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Công thương Đống Đa”. Nội dung báo cáo gồm có hai phần:
Phần I: Giới thiệu chung về Ngân hàng Công thương Việt Nam
Phần II: Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Công thương Đống Đa
Phần III: Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng Công thương Đống Đa
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo ThS. Hoàng Trung Dũng, giáo viên hướng dẫn của tôi, đã cho tôi những định hướng và nhận xét vô cùng quý báu trong khi thực hiện đề tài này. Tôi cũng rất biết ơn các chị tại Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công thương Đống Đa, những người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong thời gian tôi kiến tập tại ngân hàng
22 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1552 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Công thương Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, khi đất nước ta ngày càng hội nhập sâu và rộng với thế giới thì hoạt động thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các nước khác càng diễn ra sôi động. Khi hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối phó với rất nhiều khó khăn, một mặt thì thiếu vốn mặt khác lại chưa có uy tín lớn do thời gian tham gia chưa lâu. Chính vì vậy mà việc các hoạt động tài trợ thương mại trong thời gian gần đây phát triển rất mạnh cũng là một điều tất yếu. Tài trợ thương mại quốc tế được coi là bà đỡ cho hoạt động thương mại quốc tế, nó có thể giải quyết hầu hết các khó khăn, vướng mắc của các bên trong giao dịch thương mại quốc tế. Ngân hàng Công thương Việt Nam là một trong số các ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam có uy tín với các hoạt động tài trợ thương mại. Trong thời gian kiến tập tại Ngân hàng Công thương Đống Đa, tôi đặc biệt ấn tượng với hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng bởi sự phát triển ngày càng đa dạng, phong phú về loại hình cũng như tỉ trọng rất đáng kể của thu nhập từ hoạt động này trong tổng thu của ngân hàng. Vì vậy tôi đã dành thời gian để nghiên cứu và thực hiện báo cáo kiến tập với đề tài: “Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Công thương Đống Đa”. Nội dung báo cáo gồm có hai phần:
Phần I: Giới thiệu chung về Ngân hàng Công thương Việt Nam
Phần II: Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Công thương Đống Đa
Phần III: Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng Công thương Đống Đa
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo ThS. Hoàng Trung Dũng, giáo viên hướng dẫn của tôi, đã cho tôi những định hướng và nhận xét vô cùng quý báu trong khi thực hiện đề tài này. Tôi cũng rất biết ơn các chị tại Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công thương Đống Đa, những người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong thời gian tôi kiến tập tại ngân hàng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA
Vài nét về Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)
Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Công thương Việt Nam là một trong số các ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất tại Việt Nam sau khi được tách ra từ ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Vietinbank hiện có quan hệ đại lý với 735 ngân hàng lớn của 60 quốc gia trên khắp các châu lục và cũng là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam.
Với mạng lưới kinh doanh trải rộng trên toàn quốc, gồm 2 sở giao dịch, 130 chi nhánh và trên 700 điểm giao dịch, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đi tiên phong trong cơ chế thị trường, phục vụ và góp phần tích cực thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; không ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định đựơc vị trí là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam, có bước phát triển và tăng trưởng nhanh, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt hoạt động kinh doanh-dịch vụ ngân hàng; phát triển đồng đều cả kinh doanh đối nội và kinh doanh đối ngoại, công nghệ ngân hàng tiên tiến,có uy tín với khách hàng trong nước và quốc tế. Ngân hàng Công thương Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng qua các năm đạt bình quân trên 20%/năm và hiện tại có tổng tài sản chiếm trên 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Một số điểm mốc đáng nhớ trong quá trình thành lập Ngân hàng Công thương Việt Nam:
Ngày 26/03/1988 : Thành lập các Ngân hàng Chuyên doanh (theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng).
Ngày 14/11/1990: Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Công thương Việt Nam (Theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng).
Ngày 27/03/1993: Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công thương Việt Nam (Theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam).
Ngày 21/09/1996: Thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam).
Thành lập các đơn vị thành viên:
Ngày 08/02/1991: Thành lập mới 69 chi nhánh NHCT (Theo Quyết định số 12/NHCT của Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam).
Ngày 20/04/1991: Thành lập Sở giao dịch II NHCT VN (theo Quyết định số 48/NH-QĐ của Thống đốc NHNN Việt Nam).
Ngày 29/10/19911: Thành lập Ngân hàng liên doanh INDOVINA (theo giấy phép số 08/NH-GP VN).
Ngày 27/03/1993: Thành lập và thành lập lại 77 chi nhánh NHCT trên cả nước (theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam).
Ngày 30/03/1995:Thành lập Sở giao dịch NHCT Việt Nam (theo Quyết định số 83/NHCT-QĐ của Chủ tịch Hội đồng Quản trị).
Ngày 28/10/1996: Thành lập Công ty Cho thuê Tài chính Quốc tế Việt Nam (theo giấy phép số 01/GP-CTCTTC của Thống đốc NHNN Việt Nam).
Ngày 01/07/1997: Thành lập Trung tâm BDNV (theo Quyết định số 37/QĐ-NHCT1 của Tổng Giám đốc) và đến ngày 30/10/2001 đổi tên thành Trung tâm Đào tạo và Phát triển Công nghệ thông tin (theo Quyết định số 089/QĐ-HĐQT-NHCT1).
Hệ thống tổ chức
Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công thương Việt Nam hơi khác nhau ở trụ sở chính và các chi nhánh.
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công thương
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của trụ sở chính
Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp 1, Chi nhánh cấp 2
Các nghiệp vụ chính
Huy động vốn
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...
Cho vay, đầu tư
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ - Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. - Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài.
- Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung.
- Thấu chi, cho vay tiêu dùng.
- Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế.
- Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.
Bảo lãnh
- Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.
Thanh toán và Tài trợ thương mại
- Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.
- Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).
- Chuyển tiền trong nước và quốc tế, chuyển tiền nhanh Western Union.
- Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.
- Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM.
- Chi trả Kiều hối…
Ngân quỹ
- Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…) và các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…).
- Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...
- Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.
Thẻ và ngân hàng điện tử
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…), dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card).
- Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking.
Hoạt động khác
- Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ.
- Tư vấn đầu tư và cho thuê tài chính.
- Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán.
- Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.
Ngân hàng Công thương Đống Đa
Sơ lược về lịch sử của Ngân hàng Công thương Đống Đa
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa được thành lập vào năm 1955 với tiền thân ban đầu là một Phòng Thương nghiệp thuộc khu vực Đống Đa. Đến năm 1957 được đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Nhà nước khu vực Đống Đa, sau đó đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Đống Đa 1987.
Sự cố gắng làm việc và phấn đấu của Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên trong thời gian qua đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, được công nhận danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh trong 16 năm liên tục, Ngân hàng Công thương Việt Nam khen ngợi, nhiều năm đạt danh hiệu kinh doanh giỏi toàn diện. Vinh dự hơn, năm 1995 đã được Chủ tịch nước tặng thường Huân chương lao động hạng Ba về thành tích kinh doanh tiền tệ ngân hàng, năm 1998, Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhì. Năm 2002, Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Nhất và đặc biệt năm 2003, Chi nhánh được nhận danh hiệu "Đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới". Vinh dự to lớn này là sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa trong sự nghiệp đổi mới hoạt động ngân hàng, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới kinh tế đất nước. Tuy nhiên, không tự bằng lòng với kết quả đạt được, Ngân hàng Công thương Đống Đa sẽ tiếp tục phát huy phấn đấu cao hơn nữa chất lượng kinh doanh góp phần xây dựng, phát triển kinh tế thủ đô nói riêng và đất nước nói chung với mục tiêu: "Kinh tế phát triển, an toàn vốn, thực hiện đúng pháp luật".
Chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức
Về tư cách pháp nhân
Ngân hàng Công thương Đống Đa là một đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam (theo mô hình tổng công ty Nhà nước hạng đặc biệt). Có tư cách pháp nhân phụ thuộc thực hiện theo sự uỷ quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam trong tất cả các hoạt động kinh doanh – dịch vụ, có con dấu và tài khoản riêng, thực hiện chế độ hạch toán kế toán đầy đủ chi phí và thu nhập. Hoạt động phụ thuộc vào Ngân hàng Công thương Việt Nam về phân phối thu nhập và tất cả các cơ chế quản lý, cơ chế nghiệp vụ.
Về mô hình tổ chức
Ngân hàng Công thương Đống Đa thực hiện theo mô hình tổ chức là Chi nhánh cấp I của Ngân hàng Công thương Việt Nam, gồm: Ban Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về hoạt động kinh doanh và tổ chức cán bộ tại Chi nhánh. Hoạt động nghiệp vụ chính của ngân hàng được tổ chức theo các Phòng, ban chuyên môn là: Phòng Kinh doanh, Phòng Kế toán tài chính, Phòng kiểm tra kiếm toán nội bộ, Phòng tiền tệ kho - quỹ, Phòng Hành chính - tổ chức, Phòng Quản lý rủi ro, Phòng nợ có vấn đề các Phòng Giao dịch, các Quỹ tiết kiệm.
Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu
Huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư
Đầu tư cho vay các thành phần kinh tế
Tổ chức dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước
Dịch vụ ngân quỹ
Chi trả kiều hối
Các khách hàng chủ yếu
Khách hàng truyền thống của Ngân hàng Công thương Đống Đa chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu. Ngoài ra, còn có các hộ sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp.
Mô tả nhiệm vụ thực tập
Tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu
Hàng ngày sinh viên được ưu tiên dành thời gian nghiên cứu tài liệu của phòng như lịch sử hình thành của Ngân hàng Công thương Việt Nam và các chi nhánh, các qui định của ngân hàng về qui trình nghiệp vụ, tìm hiểu các hồ sơ L/C, nhờ thu, bảo lãnh, nghiên cứu các tài liệu tổng hợp về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong các năm, tự thống kê và tổng hợp các số liệu mới nhất sáu tháng đầu năm 2007. Nếu có thắc mắc về qui trình nghiệp vụ có thể hỏi các nhân viên trong phòng. Các số liệu thống kê hoặc tài liệu liên quan có thể liên hệ trực tiếp với phòng thông tin thống kê để được cung cấp đầy đủ.
Trợ giúp các thanh toán viên và kiểm soát viên
Trong quá trình quan sát các thanh toán viên và kiểm soát viên thực hiện nghiệp vụ, sinh viên có thể tham gia trợ giúp các thanh toán viên nhập hồ sơ khách hàng vào hệ thống máy tính, in các chứng từ, sắp xếp và lưu hồ sơ L/C, kiểm tra sự phù hợp giữa các điều kiện, điều khoản của L/C và bộ hồ sơ thanh toán. Các sinh viên phân chia nhau học hỏi ở các bộ phận khác nhau và luân phiên thay đổi, từ đó mỗi sinh viên sẽ nắm được những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ tài trợ thương mại của phòng.
Các nhiệm vụ khác
Ngoài các công việc trên thì sinh viên cũng được giao các công việc khác như trực điện thoại của khách hàng, liên hệ với các chi nhánh con và các phòng giao dịch để thông báo về tỉ giá mua bán ngoại tệ vào đầu giờ làm việc sáng hàng ngày, có thể thông báo bằng điện thoại hoặc fax, sắp xếp bảng thông tin tỉ giá ngoại tệ, photo lưu trữ các loại tài liệu…
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
ĐỐNG ĐA
Vài nét về hoạt động tài trợ thương mại quốc tế
Khái niệm tài trợ thương mại quốc tế
Tài trợ thương mại quốc tế có thể được hiểu là tài trợ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho những giao dịch thương mại quốc tế cụ thể. Dịch vụ tài trợ thương mại dựa chủ yếu trên cơ sở thu phí chứ không phải là lãi vay như hoạt động cho vay. Chính vì thế mà hoạt động này được các doanh nghiệp rất quan tâm, đặc biệt là các những doanh nghiệp có giao dịch lớn nhưng lại có nguồn vốn hạn hẹp.
Vai trò của tài trợ thương mại quốc tế trong hoạt động thương mại quốc tế
Có thể nói sự ra đời của tài trợ thương mại là một yêu cầu tất yếu khách quan, gắn liền với các quan hệ thương mại giữa các nước với nhau. Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội hơn để tham gia buôn bán quốc tế. Hoạt động này khắc phục được phần nào những khó khăn về vốn của doanh nghiệp. Trong hoạt động mua bán chịu, doanh nghiệp mua không phải chuẩn bị ngay một số tiền lớn bằng giá trị hàng hoá để trả cho bên bán mà có thể trả dần, trả sau khi bán được hàng…
Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế còn làm cho các bên tham gia giao dịch yên tâm hơn về khả năng thanh toán cũng như thực hiện hợp đồng của đối tác như tín dụng chứng từ, bảo lãnh .v..v.
Tài trợ thương mại quốc tế làm tăng hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng: thông qua tài trợ của ngân hàng, doanh nghiệp nhận được vốn để thực hiện thương vụ. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, vốn tài trợ giúp doanh nghiệp thu mua hàng đúng thời điểm. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, vốn tài trợ giúp doanh nghiệp mua được những lô hàng lớn, giá hạ.
Tài trợ thương mại quốc tế góp phần vào công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước, góp phần thay đổi dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển được quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm
Các loại hình tài trợ thương mại quốc tế
Hiện nay có ba loại hình tài trợ thương mại quốc tế chính đó là: tài trợ thương mại quốc tế của các tổ chức ngân hàng, tài trợ thương mại quốc tế của các doanh nghiệp phi ngân hàng và tài trợ thương mại quốc tế của các tổ chức chính phủ. Trong đó, tài trợ thương mại quốc tế của các tổ chức ngân hàng là phổ biến và chiếm tỉ trọng lớn nhất. Trong các loại hình này bao gồm các dịch vụ được thể hiện dưới đây
H1: Các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế của các tổ chức ngân hàng
H2: Các hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của các doanh nghiệp phi ngân hàng
H3: Các hoạt động tài trợ thương mại của các tổ chức chính phủ
Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng Công thương Đống Đa
Các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế chủ yếu được thực hiện tại Ngân hàng Công thương Đống Đa
Hoạt động bảo lãnh trong tài trợ xuất nhập khẩu
Trong tình hình xuất nhập khẩu hiện nay, khi mà nhu cầu ngoại tệ của nước ta rất lớn, chúng ta luôn ở trong tình trạng thiếu hụt ngoại tệ, nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng đã tiết kiệm được một lượng ngoại tệ khá lớn và sử dụng lượng ngoại tệ này cho các nhu cầu khác cần thiết hơn. Trong nghiệp vụ này ngân hàng không phải xuất vốn như nghiệp vụ cho vay mà chỉ cam kết bằng uy tín. Tuy nhiên thận trọng là điều rất cần thiết khi thực hiện nghiệp vụ này vì nếu không nghiên cứu kĩ khách hàng mà đưa ra quyết định bảo lãnh không chính xác thì ngân hàng sẽ phải gánh lấy hậu quả khi mà khách hàng không có khả năng thanh toán hay thực hiện hợp đồng.
Ngân hàng Công thương Đống Đa hiện đang thực hiện bảo lãnh phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu dưới những hình thức sau:
Phát hành L/C trả chậm
Phát hành bảo lãnh thanh toán cho khách hàng nhập thiết bị máy móc
Bảo lãnh nhận hàng
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Bảo lãnh dự thầu
Và một số hình thức bảo lãnh khác liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài và xuất nhập khẩu…
Hoạt động nhờ thu D/A, D/P, tín dụng chứng từ
Đây là hình thức tài trợ thương mại quốc tế được Ngân hàng Công thương đặc biệt quan tâm, chú ý tạo điều kiện cho nghiệp vụ này phát triển và đây cũng là một nghiệp vụ phát triển mạnh từ trước đến nay. Nghiệp vụ tín dụng chứng từ, nhờ thu D/A, D/P được coi là hoạt động chủ yếu trong hoạt động tào trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng Công thương Đống Đa, nó chiếm tới hơn 70% về doanh số hoạt động và doanh thu trong nghiệp vụ tài trợ thương mại của Ngân hàng Công thương Đống Đa.
Kết quả hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng Công thương Đống Đa những năm qua
Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng Công thương Đống Đa đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Ngân hàng Công thương Đống Đa đã nhanh nhạy trong việc áp dụng công nghệ mới để thực hiện các nghiệp vụ của mình. Đáng chú ý nhất là việc thực hiện chương trình hiện đại hoá ngân hàng (INCAS). Nhờ đó mà doanh thu trong một số hoạt động đã có những tăng trưởng đáng kể như hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Tuy nhiên, do những khó khăn mang tính khách quan nên tình hình kinh doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa chưa đạt được kết quả như mong muốn. Những khó khăn có thể kể ra là việc thực hiện chủ trương thắt chặt tín dụng của chính phủ khiến hoạt động đầu tư tín dụng của Ngân hàng Công thương Đống Đa bị giảm sút. Bên cạnh đó, theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam, từ tháng 3/2006 các chi nhánh không được phép kinh doanh ngoại tệ mà bắt buộc phải mua, bán với trung ương. Trong tình hình tỉ giá có nhiều biến động thì trung ương bán ngoại tệ cho chi nhánh theo giá bán cho khách hàng. Chính vì vậy mà Ngân hàng Công thương Đống Đa gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh ngoại tệ. Nhìn chung, nguồn thu chính từ hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng là phí từ hai nghiệp vụ thanh toán quốc tế và bảo lãnh ngân hàng. Về thanh toán quốc tế, do khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, thường xuyên nhập khẩu nguyên liệu. Vì vậy mà nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh chủ yếu phục vụ cho mở L/C và nhờ thu nhập khẩu. Nguồn thu từ phí của hoạt động thanh toán quốc tế biến động không đều qua các năm. So với năm 2005, phí thu từ hoạt động thanh toán quốc tế năm 2006 tăng 20% . Trong khi đó năm 2007 lại ghi nhận mức giảm 4% so với năm 2006.
Biểu đồ 1: Số L/C nhập khẩu và xuất khẩu qua các năm từ 2005 đến 2007
Biểu đồ 2: Giá trị L/C nhập khẩu và xuất khẩu mở tại Ngân hàng Công thương Đống Đa
Qua biểu đồ trên ta có thể thấy mức chênh lệch rất lớn về giá trị cũng như số lượng giữa L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu mà Ngân hàng Công thương Đống Đa phát hành.
Trái với những biến động không ổn định của nguồn thu từ hoạt động thanh toán quốc tế, thời gian qua ghi nhận sự phát triển theo hướng đi lên của hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Mức phí thu được từ hoạt động này tăng đều qua các năm. So với năm 2005, thu từ hoạt động bảo lãnh ngân hàng năm 2006 tăng 12.3%, năm 2007 tăng 30% so với năm 2006.
Biểu đồ 3: Phí thu từ hoạt động bảo lãnh ngân hàng qua các năm từ 2005 đến 2007
Những tồn tại trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Công thương Đống Đa
Doanh số hoạt động và phí thu từ các hoạt động tài trợ thương mại quốc tế còn chưa tương xứng với tiềm năng của ngân hàng
Mặc dù đã có những bước phát triển dài và đáng ghi nhận nhưng đóng góp của hoạt động tài trợ thương mại quốc tế vào tổng thu của Ngân hàng Công thương Đống Đa còn khiêm tốn. Trên 70% doanh thu của ngân hàng là xuất phát từ hoạt động cho vay truyền thống và hoạt động vốn trên thị trường liên ngân hàng. Trong tình trạng tín dụng bị thắt chặt như hiện nay thì rõ ràng, doanh thu của ngân hàng đang bị giảm đáng kể
Mất cân đối trong hoạt động tài trợ, thanh toán nhập khẩu với hoạt động tài trợ, thanh to