Báo cáo Thực trạng hoạt động tín dụng đối với dnv&n tại ngân hàng tmcp quốc tế chi nhánh tp. Hồ Chí Minh
Từ “tín dụng” có gốc la tinh từ chữ “creditium” có nghĩa là lòng tin, sự tín nhiệm; vì tín dụng thực chất chủ yếu dựa trên cơ sở của sự tín nhiệm. Người chủ sở hữu khi cho vay luôn tin tưởng rằng người đi vay sẽ hoàn trả đầy đủ khi đến hạn. Tín dụng là một phạm trù kinh tế khách quan nhằm phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên chủ thể sở hữu giao mộtlượng giá trị bằng tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng và chủ thể sử dụng có nhiệm vụ hoàn trả với một lượng giátrị lớn hơn lượng giá trị ban đầu sau một thời gian xác định. Cùng với nền kinh tế hàng hóa, tín dụng phát triển lâu đời qua các hình thái kinh tế xã hội khác nhau với những hình thức tồn tại khác nhau. Ban đầu là quan hệ tín dụng chủ yếu bằng hiện vật và dưới hình thức cho vay nặng lãi trên cơ sở của nền sản xuất hàng hóa nhỏ kém phát triển. Sang các thời kỳ Chiếm hữu nô lệ và chế độ Phong kiến, quan hệ tín dụng phát triển chậm trên cơ sở nền sản xuất hàng hóa nhỏ. Chỉ khi phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa ra đời với nền sản xuất hàng hóa lớn, nền sản xuất Đại công nghiệp thì quan hệ tín dụng mới thật sự phát triển mạnh mẽ; tín dụng bằng hiện vật nhường chỗ cho tín dụng hiện kim, cho vay nặng lãi nhưỡng chỗ cho các hình thức tín dụng tiến bộ hơn như: tín dụng ngân hàng, tín dụng chính phủ 2 Quan hệ tín dụng có thể diễn tả theo mô hình sau: Giá trị tín dụng Giá trị tín dụng + Lãi Như vậy, hiểu theo nghĩa hẹp, tín dụng là quan hệvay mượn và sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay trong một thời gian nhất định trên nguyên tắc có hoàn trả cả vốn lẫn lãi. Hiểu theo nghĩa rộng, tín dụng là sự vận động vốn, điều tiết vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.