Báo cáo Thực trạng triển khai bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

1. Lịch sử BHXH thế giới Các chế độ của bảo hiểm xã hội đã hình thành khá lâu truớc khi xuất hiện thuật ngữ an sinh xã hội. Hệ thống bảo hiểm xã hội đầu tiên được thiết lập tại nước Phổ (nay là Cộng hòa Liên bang Đức) dưới thời của Thủ tướng Bismarck (1850) và sau đó được hoàn thiện (1883-1889) với chế độ bảo hiểm ốm đau; bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp; bảo hiểm tuổi già, tàn tật và sự hiện diện của cả ba thành viên xã hội: người lao động; người sử dụng lao động và Nhà nước. Kinh nghiệm về bảo hiểm xã hội ở Đức, sau đó, được lan dần sang nhiều nước trên thế giới, đầu tiên là các nước châu Âu (Ý: 1919, Pháp: từ 1918 .), tiếp đến là các nước châu Mỹ Latinh, Hoa Kỳ, Canada (từ sau 1930) và cuối cùng là các nước châu Phi, châu Á (giành độc lập sau chiến tranh thế giới lần thứ 2). 2. Lịch sử phát triển BHXHVN BHXH được thực hiện ở Việt Nam từ năm 1945 và đã trải qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi đặc biệt trong các năm 1961, 1985 và 1995. Từ năm 1975 thì chính sách BHXH được thực hiện thống nhất trong cả nước. Chế độ BHXH bao gồm: trợ cấp hưu trí, mất sức lao động và tử tuất, cùng với các chế độ ốm đau, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp đóng góp. Giai đoạn 1: Thời kỳ trước khi có Điều lệ tạm thời về bảo hiểm xã hội (trước 1961) Nhìn chung giai đoạn này các chế độ bảo hiểm xã hội chưa được quy định một cách toàn diện, quỹ bảo hiểm xã hội chưa được hình thành. Tuy nhiên, các chế độ trợ cấp, phụ cấp mang tính chất bảo hiểm xã hội trong giai đoạn đầu thành lập nước, trong kháng chiến và những năm đầu hoà bình lập lại đã có tác dụng rất to lớn, giải quyết một phần những khó khăn trong sinh hoạt của công nhân viên chức Nhà nước và gia đình họ, củng cố thêm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Chính phủ và làm cho mọi người an tâm, phấn khởi đẩy mạnh công tác, sản xuất, thu hút lực lượng lao động vào khu vực kinh tế Nhà nước. Giai đoạn 2: Thời kỳ thực hiện điều lệ bảo hiểm xã hội tạm thời (từ 1961 đến 12/1994): Trong giai đoạn này tuy qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung nhưng xét về bản chất thì bảo hiểm xã hội vẫn giữ nguyên những đặc trưng cơ bản Năm 1961, một Nghị định của Chính phủ được ban hành để cung cấp các dịch vụ phúc lợi xã hội cho tất cả các cán bộ, viên chức làm việc trong ngành nội chính, giáo dục, y tế, các doanh nghiệp Nhà nước, nội vụ. Hệ thống này chỉ chịu trách nhiệm bảo hiểm cho khoảng 600.000 - 700.000 người trên tổng số dân là 17 triệu người của miền Bắc Việt Nam (theo số liệu năm 1962). Năm 1964 Nghị định 218 thực hiện BHXH cho quân nhân. Từ năm 1975 thì chính sách BHXH được thực hiện thống nhất trong cả nước. Chế độ BHXH bao gồm: trợ cấp hưu trí, mất sức lao động và tử tuất, cùng với các chế độ ốm đau, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp đóng góp. Tóm lại: Trong suốt thời kỳ lịch sử của đất nước từ khi Nhà nước Cộng hoà dân chủ Việt Nam ra đời đến hết năm 1994, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng giai đoạn, Về cơ bản, chính sách bảo hiểm xã hội trong thời kỳ này đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ và sứ mệnh của mình trong một thời kỳ dài, nó đã góp phần ổn định cuộc sống, đảm bảo thu nhập cho hàng triệu cán bộ công nhân viên chức đang làm việc được yên tâm công tác, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc; hàng 1 triệu người lao động khi già yếu được đảm bảo về vật chất và tinh thần, cũng như gia đình họ bằng trợ cấp bảo hiểm xã hội hoặc lương hưu, đồng thời góp phần to lớn trong việc đảm bảo ổn định xã hội và an toàn xã hội. Giai đoạn 3: Thời kỳ từ 1/1995 đến nay: Trong quá trình thực hiện theo những quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội từ năm 1995 đến nay, chính sách bảo hiểm xã hội đã có những sửa đổi, bổ sung, chính sách bảo hiểm xã hội cũng được xem xét, nghiên cứu thay đổi sao cho phù hợp không những so với tình hình đổi mới kinh tế của đất nước mà dần hoà nhập với những quy định, những nguyên tắc của bảo hiểm xã hội thế giới và nhất là các nước trong nền kinh tế chuyển đổi. Trước năm 1995, BHXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm quản lý thực hiện về các chế độ trợ cấp dài hạn (hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người nghỉ việc), Tổng Liên đoàn Lao động chịu trách nhiệm quản lý thực hiện các khoản chi trả trợ cấp ngắn hạn (trợ cấp đau ốm, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người đang làm việc). Từ tháng 01/1995, Bộ Luật Lao động có hiệu lực, trong đó có chương XII về BHXH. Để hướng dẫn thực hiện Bộ Luật Lao động, ngày 16/02/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP của Chính phủ thành lập hệ thống BHXH Việt Nam để giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ về BHXH, BHYT và quản lý quỹ BHXH. Ngày 26/01/1995 Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 12/CP về điều lệ BHXH đối với dân sự với 5 chế độ BHXH: chế độ trợ cấp ốm đau; trợ cấp thai sản; trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí và chế độ trợ cấp tử tuất. Và ngày 15/07/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 45 quy định về BHXH đối với quân sự (quân đội, công an). Trong 2 nghị định của Chính phủ có quy định về hình thành quỹ BHXH trên cơ sở thu BHXH bao gồm người sử dụng lao động đóng 15% quỹ tiền lương và người lao động đóng 5% tiền lương hàng tháng. Quỹ này được sử dụng để chi cho 5 chế độ trên. Quỹ BHXH được bảo tồn, tăng trưởng và được Nhà nước bảo hộ. Ngày 24/01/2002, Chính phủ có Quyết định số 20/2002/QĐTTg chuyển hệ thống BHYT trực thuộc Bộ Y tế sang BHXH Việt Nam và ngày 06/12, Chính phủ ra Nghị định 100/NĐCP quyết định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của BHXH (bao gồm cả BHYT). BẢO HIỂM XÃ HỘI I. Bản chất và chức năng của bảo hiểm xã hội.

doc43 trang | Chia sẻ: ngatran | Lượt xem: 1963 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng triển khai bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập lớn nhóm 1 Đề bài: “Thực trạng triển khai bảo hiểm xã hội ở Việt Nam” Thành viên nhóm: 41 bạn đầu trong danh sách Phần I: Cơ sở lý thuyết Lịch sử BHXH 1. Lịch sử BHXH thế giới Các chế độ của bảo hiểm xã hội đã hình thành khá lâu truớc khi xuất hiện thuật ngữ an sinh xã hội. Hệ thống bảo hiểm xã hội đầu tiên được thiết lập tại nước Phổ (nay là Cộng hòa Liên bang Đức) dưới thời của Thủ tướng Bismarck (1850) và sau đó được hoàn thiện (1883-1889) với chế độ bảo hiểm ốm đau; bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp; bảo hiểm tuổi già, tàn tật và sự hiện diện của cả ba thành viên xã hội: người lao động; người sử dụng lao động và Nhà nước. Kinh nghiệm về bảo hiểm xã hội ở Đức, sau đó, được lan dần sang nhiều nước trên thế giới, đầu tiên là các nước châu Âu (Ý: 1919, Pháp: từ 1918 ...), tiếp đến là các nước châu Mỹ Latinh, Hoa Kỳ, Canada (từ sau 1930) và cuối cùng là các nước châu Phi, châu Á (giành độc lập sau chiến tranh thế giới lần thứ 2). 2. Lịch sử phát triển BHXHVN      BHXH được thực hiện ở Việt Nam từ năm 1945 và đã trải qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi đặc biệt trong các năm 1961, 1985 và 1995. Từ năm 1975 thì chính sách BHXH được thực hiện thống nhất trong cả nước. Chế độ BHXH bao gồm: trợ cấp hưu trí, mất sức lao động và tử tuất, cùng với các chế độ ốm đau, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp đóng góp. Giai đoạn 1: Thời kỳ trước khi có Điều lệ tạm thời về bảo hiểm xã hội (trước 1961) Nhìn chung giai đoạn này các chế độ bảo hiểm xã hội chưa được quy định một cách toàn diện, quỹ bảo hiểm xã hội chưa được hình thành. Tuy nhiên, các chế độ trợ cấp, phụ cấp mang tính chất bảo hiểm xã hội trong giai đoạn đầu thành lập nước, trong kháng chiến và những năm đầu hoà bình lập lại đã có tác dụng rất to lớn, giải quyết một phần những khó khăn trong sinh hoạt của công nhân viên chức Nhà nước và gia đình họ, củng cố thêm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Chính phủ và làm cho mọi người an tâm, phấn khởi đẩy mạnh công tác, sản xuất, thu hút lực lượng lao động vào khu vực kinh tế Nhà nước. Giai đoạn 2: Thời kỳ thực hiện điều lệ bảo hiểm xã hội tạm thời (từ 1961 đến 12/1994): Trong giai đoạn này tuy qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung nhưng xét về bản chất thì bảo hiểm xã hội vẫn giữ nguyên những đặc trưng cơ bản Năm 1961, một Nghị định của Chính phủ được ban hành để cung cấp các dịch vụ phúc lợi xã hội cho tất cả các cán bộ, viên chức làm việc trong ngành nội chính, giáo dục, y tế, các doanh nghiệp Nhà nước, nội vụ. Hệ thống này chỉ chịu trách nhiệm bảo hiểm cho khoảng 600.000 - 700.000 người trên tổng số dân là 17 triệu người của miền Bắc Việt Nam (theo số liệu năm 1962). Năm 1964 Nghị định 218 thực hiện BHXH cho quân nhân. Từ năm 1975 thì chính sách BHXH được thực hiện thống nhất trong cả nước. Chế độ BHXH bao gồm: trợ cấp hưu trí, mất sức lao động và tử tuất, cùng với các chế độ ốm đau, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp đóng góp. Tóm lại: Trong suốt thời kỳ lịch sử của đất nước từ khi Nhà nước Cộng hoà dân chủ Việt Nam ra đời đến hết năm 1994, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng giai đoạn, Về cơ bản, chính sách bảo hiểm xã hội trong thời kỳ này đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ và sứ mệnh của mình trong một thời kỳ dài, nó đã góp phần ổn định cuộc sống, đảm bảo thu nhập cho hàng triệu cán bộ công nhân viên chức đang làm việc được yên tâm công tác, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc; hàng 1 triệu người lao động khi già yếu được đảm bảo về vật chất và tinh thần, cũng như gia đình họ bằng trợ cấp bảo hiểm xã hội hoặc lương hưu, đồng thời góp phần to lớn trong việc đảm bảo ổn định xã hội và an toàn xã hội. Giai đoạn 3: Thời kỳ từ 1/1995 đến nay: Trong quá trình thực hiện theo những quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội từ năm 1995 đến nay, chính sách bảo hiểm xã hội đã có những sửa đổi, bổ sung, chính sách bảo hiểm xã hội cũng được xem xét, nghiên cứu thay đổi sao cho phù hợp không những so với tình hình đổi mới kinh tế của đất nước mà dần hoà nhập với những quy định, những nguyên tắc của bảo hiểm xã hội thế giới và nhất là các nước trong nền kinh tế chuyển đổi. Trước năm 1995, BHXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm quản lý thực hiện về các chế độ trợ cấp dài hạn (hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người nghỉ việc), Tổng Liên đoàn Lao động chịu trách nhiệm quản lý thực hiện các khoản chi trả trợ cấp ngắn hạn (trợ cấp đau ốm, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người đang làm việc). Từ tháng 01/1995, Bộ Luật Lao động có hiệu lực, trong đó có chương XII về BHXH. Để hướng dẫn thực hiện Bộ Luật Lao động, ngày 16/02/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP của Chính phủ thành lập hệ thống BHXH Việt Nam để giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ về BHXH, BHYT và quản lý quỹ BHXH. Ngày 26/01/1995 Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 12/CP về điều lệ BHXH đối với dân sự với 5 chế độ BHXH: chế độ trợ cấp ốm đau; trợ cấp thai sản; trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí và chế độ trợ cấp tử tuất. Và ngày 15/07/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 45 quy định về BHXH đối với quân sự (quân đội, công an). Trong 2 nghị định của Chính phủ có quy định về hình thành quỹ BHXH trên cơ sở thu BHXH bao gồm người sử dụng lao động đóng 15% quỹ tiền lương và người lao động đóng 5% tiền lương hàng tháng. Quỹ này được sử dụng để chi cho 5 chế độ trên. Quỹ BHXH được bảo tồn, tăng trưởng và được Nhà nước bảo hộ. Ngày 24/01/2002, Chính phủ có Quyết định số 20/2002/QĐTTg chuyển hệ thống BHYT trực thuộc Bộ Y tế sang BHXH Việt Nam và ngày 06/12, Chính phủ ra Nghị định 100/NĐCP quyết định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của BHXH (bao gồm cả BHYT). BẢO HIỂM XÃ HỘI Bản chất và chức năng của bảo hiểm xã hội. Bản chất. Bảo hiểm là nhu cầu khách quan, đa dạng và phong phú của xã hội: BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Kinh tế là nền tảng của BHXH hay BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước. Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ cở quan hệ lao động và diễn ra giữa ba bên : bên tham gia bảo hiểm, bên bảo hiểm xã hội và bên được bảo hiểm xã hội. Những rủi ro có thể xảy ra trong và ngoài quá trình lao động: có thể là rủi ro ngẫu nhiên và rủi ro không ngẫu nhiên. Phần thu nhập của người lao động bị giảm sút hoặc mất đi khi gặp phải rủi ro và được bù đắp bằng một nguồn quỹ do bên tham gia BHXH đóng góp là chủ yếu, ngoài ra còn được sự hỗ trợ của Nhà nước. Mục tiêu của BHXH là nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động khi gặp rủi ro. => BHXH đã trở thành một trong những quyền con người và được LHQ thừa nhận và ghi vào Tuyên ngôn Nhân quyền ngày 10/12/1948. Ở nước ta, BHXH là một bộ phận quan trọng trong chính sách an sinh xã hội. Chức năng Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia bảo hiểm khi họ gặp rủi ro. Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Gắn bó lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động giữa người lao động với xã hội. Nguyên tắc và tính chất của bảo hiểm xã hội. Nguyên tắc. Mọi người lao động đều có quyền tham gia và hưởng trợ cấp BHXH. Mức hưởng trợ cấp BHXH phải tương quan với mức đóng góp. Nguyên tắc số đông bù số ít. Nhà nước thống nhất quản lí BHXH. Kết hợp hài hòa các lợi ích các mục tiêu và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội củ đất nước . Tính chất. Tất yếu khách quan trong đời sống xã hội. Tính kinh tế, xã hội và dịch vụ. Tính ngẫu nhiên phát sinh không đồng đều theo thời gian và không gian. Đối tượng và đối tượng tham gia BHXH. Phân biệt đối tượng và đối tượng tham gia bảo hiểm. Đối tượng tham gia BHXH là người lao động và người sử dụng lao động. Nhưng tùy thuộc vào từng nước mà đối tượng này có thể là tất cả hay một phần những người lao động nào đó. Đối tượng của BHXH chính là thu nhập của người lao động bị biến động giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động mất việc làm của những người tham gia BHXH. Mối quan hệ ba bên: Người lao động cung cấp sức lao động cho người sử dụng lao động Người sử dụng LĐ trả lương và trợ cấp cho NLĐ. Cà NLĐ và người sử dụng LĐ đều đóng phí BHXH và có thể nhận trợ cấp từ cơ quan BHXH Những quan điểm cơ bản về BHXH. Chính sách BHXH là một bộ phận cấu thành và là bộ phận quan trọng nhất trong chính sách xã hội. Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Người lao động được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi đối với BHXH. Mức trợ cấp BHXH phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhà nước quản lí thống nhất chính sách BHXH và tổ chức bộ máy thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội. Hệ thống các chế độ BHXH. Chính sách bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất của mỗi quốc gia. Nó là những quy định chung khái quát cả về đối tượng phạm vi các mối quan hệ và những giải pháp lớn nhằm đạt được mục tiêu chung. Chính sách này có thể biểu hiện dưới dạng các văn bản pháp luật, hiến pháp…song lại rất khó thực hiện nếu không được cụ thể hóa và không thong qua các chế độ BHXH. Chế độ BHXH là sự cụ thể hóa chính sách BHXH, là hệ thống các quy định cụ thể và chi tiết, là sự bố trí sắp xếp các phương tiện để thực hiện BHXH đối với người lao động. Chế độ BHXH thường dưới dạng văn bản pháp luật dưới luật, các thông tư, điều lệ,...Khi thực hiện mỗi chế độ thường phải nắm giữ vững những vấn đề mang tính cốt lõi của chính sách BHXH, để đảm bảo tính đúng đắn và nhất quán trong toàn bộ hệ thống các chế độ BHXH. BHXH bao gồm 9 chế độ (Theo khuyến nghị của ILO ) 1.Chăm sóc y tế 2.Trợ cấp ốm đau 3. Trợ cấp thất nghiệp 4.Trợ cấp tuổi già 5.Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 6.Trợ cấp gia đình 7.Trợ cấp sinh đẻ 8.Trợ cấp khi tàn phế 9.Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp mất người nuôi dưỡng). Tùy điều kiện mỗi nước tham gia công ước Giơ-ne-vơ thực hiện nhưng phải có ít nhất 3 chế độ, trong đó ít nhất phải có một trong 5 chế độ: Trợ cấp thất nghiệp Trợ cấp tuổi già Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Trợ cấp khi tàn phế Trợ cấp mất người thân Quỹ bảo hiểm xã hội. Khái niệm và đặc điểm. Khái niệm: Quỹ BHXH là qũy tài chính độc lập tập trung nằm ngoài ngân sách nhà nước. Quỹ có mục đích và chủ thể riêng. Mục đích tạo lập quỹ là dùng để chi trả cho người lao động, giúp họ ổn định cuộc sống khi gặp các biến cố hoặc rủi ro. Chủ thể của quỹ BHXH chính là những người tham gia đóng góp để hình thành nên quỹ, do đó có thể bao gồm cả: người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. Đặc điểm: - Quỹ ra đời tồn tại và phát triền gắn với mục đích đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi họ gặp rủi ro. Nguyên tắc quản lí quỹ BHXH: cân bằng thu- chi. - Phân phối quỹ BHXH vừa mang tính chất hoàn trả vừa mang tính chất không hoàn trả. - Quá trình tích lũy để bảo tồn giá trị và bảo đảm an toàn về tài chính đối với quỹ BHXH là một vấn đề mang tính nguyên tắc. Bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH đã trở thành yêu cầu mang tính nguyên tắc trong quá trình hoạt động của BHXH. - Quỹ BHXH là hạt nhân là nội dung vật chất của tài chính BHXH. Tài chính BHXH, Ngân sách Nhà nước và tài chính doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với nhau và đều chịu sự chi phối của pháp luật Nhà nước. - Sự ra đời tồn tại và phát triển quỹ BHXH phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội và điều kiện lịch sử trong từng thời kì nhất định. 2. Nguồn hình thành quỹ BHXH Quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn: - Người sử dụng lao động đóng góp - Người lao động đóng góp - Nhà nước đóng góp và hỗ trợ thêm - Các nguồn khác ( cá nhân, tổ chức từ thiện, lãi do đầu tư quỹ nhàn rỗi ) So sánh quỹ BHXH và ngân sách nhà nước: Quỹ bảo hiểm xã hội  Ngân sách nhà nước   Ra đời , tồn tại và phát triển gắn với kinh tế hàng hóa, với mối quan hệ thuê mướn nhân công  Ra đời , tồn tại và phát triển gắn với Nhà nước, thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước   Quan hệ phân phối có tính pháp lý thấp hơn ngân sách nhà nước.  Quan hệ phân phối có tính pháp lý cao, dựa vào quyền lực của nhà nước.   Phải tham gia mới được hưởng quyền lợi, quan tâm tới lợi ích của các bên tham gia trước sau đó mới tới lợi ích xã hội  Phân phối lại, không mang tính hoàn trả trực tiếp, phản ánh lợi ích xã hội   Cách xác định phí BHXH: Phí BHXH được tính theo công thức: P = f1 + f2 + f3 f1: phí thuần túy trợ cấp BHXH f2: phí dự phòng f3: phí quản lý 3. Sử dụng quỹ BHXH Mục đích của quỹ - Chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH: Là mục chi lớn nhất và quan trọng nhất; thu ở chế độ nào thì chi ở chế độ đó - Chi đầu tư tăng quỹ BHXH: Điều96. Nguyên tắc đầu tư Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết.  Điều 97. Các hình thức đầu tư 1. Mua Nhà nước, của ngân hàng thương trái phiếu, tín phiếu, công trái của mại của Nhà nước. 2. Cho ngân hàng thương mại của Nhà nước vay. 3. Đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia. 4. Các hình thức đầu tư khác do Chính phủ quy định - Chi phí cho quản lý BHXH: Bao gồm : tiền lương cho những người làm việc trong hệ thống BHXH; khấu hao tài sản cố định, văn phòng phẩm, một số khoản chi khác... Quỹ BHXH được quản lý theo cơ chế cân bằng thu chi, phần quỹ nhàn rỗi phải được đầu tư tăng trưởng để đảm bảo an toàn quỹ. Phần 2 : Thực trạng, nguyên nhân, hạn chế Thực trạng triển khai BHXH ở Việt Nam Theo khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) trong công ước 102 tháng 6/1952 tại Giơnevơ, quỹ BHXH được sử dụng để trợ cấp cho: - Chăm sóc y tế - Trợ cấp ốm đau - Trợ cấp thất nghiệp - Trợ cấp tuổi già - Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp - Trợ cấp gia đình - Trợ cấp sinh đẻ - Trợ cấp khi tàn phế - Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp mất người nuôi dưỡng) Còn theo điều 2 Điều lệ BHXH Việt Nam, BHXH nước ta hiện nay bao gồm 5 chế độ: - Trợ cấp ốm đau - Trợ cấp thai sản - Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp - Trợ cấp hưu trí - Trợ cấp tử tuất 1. Khái quát chung Tính đến ngày 30/9/2011, số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là 55.125.835 người, tăng 338.345 người (tăng 0,62%) so với tháng 8/2011, trong đó số người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc là 9.847.547 người (trong đó: có 7.674.716 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp); tham gia BHXH tự nguyện là 88.966 người; chỉ tham gia BHYT: 45.189.322 người. Trong tháng 9, toàn Ngành thu được 9.707,9 tỷ đồng, đưa số thu từ đầu năm lên 65.910,4 tỷ đồng, đạt 78,87% so với kế hoạch Thủ tướng giao, đạt 75% so với kế hoạch Ngành giao (tăng 16,48% so với cùng kỳ năm 2010). Tháng 9/2011, BHXH Việt Nam đã cấp 8.048,5 tỷ đồng để chi BHXH, BHYT, đưa số kinh phí cấp từ đầu năm đến hết tháng 8/2011 lên 72.703,9 tỷ đồng. Trong tháng, toàn Ngành cũng chi 9.342 tỷ đồng, đưa số chi từ đầu năm lên 73.324,8 tỷ đồng, Tháng 9, toàn Ngành giải quyết 64.472 lượt người hưởng chế độ BHXH tăng 3,6% so với tháng 8/2011, bao gồm: 10.806  người hưởng BHXH hàng tháng, 53.666 lượt người hưởng trợ cấp 1 lần đưa số lũy kế từ đầu năm đến 30/9/2011 toàn Ngành giải quyết 521.495 lượt người Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các đơn vị vẫn còn một số hạn chế nhất định cần phải khắc phục. Một số đơn vị chưa chú trọng đến công tác kiểm tra việc thực hiện chuyên môn nghiệp vụ tại BHXH các địa phương, kịp thời phát hiện sai sót để chấn chỉnh. Việc rà soát để sửa đổi, bổ sung ban hành đồng bộ văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về công tác thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, chi, giải quyết chế độ chính sách BHXH theo Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 09/12/2010 của Chính phủ về đơn giản hoá các thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam của các đơn vị còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu. Việc thực hiện các chương trình, đề án, dự án trọng tâm và kết luận của Tổng Giám đốc chưa đảm bảo tiến độ. Hoạt động của BHXH các địa phương nhiều khởi sắc BHXH các tỉnh, thành phố có nhiều cố gắng trong việc đôn đốc các đơn vị đóng BHXH, BHYT kết quả tăng so với cùng kỳ năm trước. Tính đến 30/9/2011, kết quả thu của 63/63 BHXH tỉnh, thành phố đảm bảo tiến độ theo yêu cầu của Ngành (đạt 70% trở lên) tại Bảng điểm thi đua ban hành kèm theo Quyết định số 1038/QĐ-BHXH ngày 10/10/2011 của BHXH Việt Nam. 49 địa phương có tỷ lệ thu đạt trên mức bình quân chung của toàn Ngành (75%). Tổng Giám đốc biểu dương 09 địa phương có tỷ lệ thu cao là: Hậu Giang 85,15%, Bắc Giang 85,01%, Đắk Nông 84,54%, Quảng Nam 83,58%, Tiền Giang 83,55%, Kiên Giang 83,51%, Thừa Thiên - Huế 83,01%, Phú Yên 82,93% và Lạng Sơn 82,69%. BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện cấp thẻ BHYT cho các đối tượng và cho học sinh, sinh viên tham gia BHYT năm học 2011 - 2012 đảm bảo, kịp thời, tạo thuận lợi cho người tham gia được KCB theo quy định. Ngoài việc chi trả lương hưu, trợ cấp và giải quyết chế độ BHXH đầy đủ, kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia, BHXH các tỉnh, thành phố tiếp tục giải quyết chế độ trợ cấp hàng tháng cho những người đã hết hạn hưởng chế độ mất sức lao động theo Quyết định 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Trong tháng, BHXH các tỉnh, thành phố tiếp tục phối hợp với cơ sở y tế tăng cường kiểm tra, kiểm soát chi phí KCB nhằm đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân BHYT và hạn chế tình trạng lạm dụng. Tuy nhiên, công tác in tờ rời sổ BHXH hàng năm của một số BHXH các tỉnh, thành phố còn chưa kịp thời. Năm 2009, số tờ rời sổ BHXH đã in là 3.260.701/7.813.072 tờ đạt 42% so với tổng số tờ rời cần in, trong đó có 16 địa phương hoàn thành việc in tờ rời sổ BHXH. Năm 2010, số tờ rời sổ BHXH đã in là 3.271.694/8.449.488 tờ đạt 39% tổng số tờ rời cần in, trong đó có 9 địa phương hoàn thành việc in tờ rời sổ BHXH. Đặc biệt còn một số địa phương tỷ lệ in tờ rời còn dưới 10%. thu hồi nợ đọng và khởi kiện các DN chiếm dụng tiền BHXH Tình trạng nợ đọng vẫn còn rất nghiêm trọng và việc khởi kiện chưa được tiến hành mạnh mẽ là những lo ngại của Ngành. Số nợ đến 30/9/2011 là 5.852,1 tỷ đồng, chiếm 6,66% so với số phải thu. Trong đó, nợ BHXH là 4.562,5 tỷ đồng, nợ BHYT là 1.287,6 tỷ đồng. Đặc biệt đáng lo ngại là số nợ được xếp vào dạng khó đòi, nợ BHXH từ 6 tháng trở lên là: 1.679,2 tỷ đồng, tăng 154,9 tỷ đồng so tháng 8/2011. Số nợ BHXH tăng cao hơn tháng trước, song việc khởi kiện các đơn vị có số nợ BHXH lớn và kéo dài chưa được BHXH các tỉnh, thành phố quan tâm. Trong tháng, BHXH TP Hồ Chí Minh khởi kiện 34 đơn vị sử dụng lao động, lũy kế từ đầu năm BHXH TP Hồ Chí Minh khởi kiện 117 đơn vị với tổng số nợ là 39,75 tỷ đồng, đã thu hồi được 15,27 tỷ đồng; BHXH tỉnh Yên Bái khởi kiện 4 đơn vị với tổng số nợ là 7,8 tỷ đồng. Hoạt động của Tổ Thu nợ liên ngành ở hầu hết các địa phương còn chưa thường xuyên, hiệu quả thấp. 2.Về các chế độ 2.1. Trợ cấp ốm đau Theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính Phủ về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội quy định: Người lao động nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn rủi ro mà có xác nhận của tổ chức y tế do Bộ Y tế quy định được hưởng chế độ trợ cấp ốm đau. Người lao động nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hay dùng chất ma túy thì không được hưởng trợ cấp ốm đau (điều 6). Ngoài ra, thời gian tối đa người lao động được hưởng trợ cấp ốm đau quy định tại điều 7 Hiện nay chế độ trợ cấp ốm đau vẫn còn nhiều bất cập, các doanh nghiệp vẫn lợi dụng các kẽ hở để lách luật nhằm tránh phải chi trả cho khoản trợ cấp này 2.2. Trợ cấp thai sản {Điều kiện hưởng chế độ thai sản: 1. Người lao động được