Hoạt động trao đổi hàng hóa dịch vụ và các giao dịch khác trong nền kinh tế cuối cùng được kết thúc bằng khâu thanh toán, để quá trình thanh toán được thuận lợi, tiết kiệm các tác nhân thường không thanh toán trực tiếp với nhau mà thông qua ngân hàng, từ thực tế khách quan này và trong thời kỳ nền kinh tế chuyển sang giai đoạn phát triển mạnh mẽ tiền mặt không thể đáp ứng nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế đòi hỏi phải có những hình thức thanh toán mới ra đời tiên tiến hơn, hiện đại hơn phù hợp đáp ứng nhu cầu sản xuất lưu thông hàng hoá hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ra đời. Đó là vấn đề cấp thiết của nghành ngân hàng, nhận thức được vấn đề này và tình hình thực tế tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn nên em đã chọn đề tài: “Thực trạng và các giải pháp hạn chế thanh toán bằng tiền mặt” để nghiên cứu.
48 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1494 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng và các giải pháp hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ-CÔNG NGHỆ VIỆT NHẬT
KHOA: QUẢN TRỊ - TÀI CHÍNH
------------------ ³ ----------------------
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THANH TOÁN BẰNG TIỀN MẶT TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN BẮC SƠN
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Ngọc Thúy
Sinh viên : Nông Minh Nguyệt
Khoa : Quản Trị - Tài chính Lớp CĐ TCNH02 – k3
Mã số ID : 0810090099
Niên khóa : 2008 - 2011
Bắc Ninh, tháng 5 năm 2011
TRƯỜNG CAO ĐẲNG
NGOẠI NGỮ - CÔNG NGHỆ VIỆT NHẬT
Khoa: Quản trị - Tài chính
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Bắc Ninh, ngày 22 tháng 05 năm 2011
BẢN CAM KẾT
Kính gửi:
- Ban Giám Hiệu Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật
- Phòng Đào tạo; Hội đồng Khoa học và Ban giám khảo Chấm Đề cương
Báo cáo thực tập Tốt nghiệp và Khóa luận Tốt nghiệp
Họ và tên sinh viên:
Nông Minh Nguyệt
Giới tính:
Nữ
Số CMND số:
082107493
Sinh ngày:
14/03/1989
Cấp ngày:
24/01/2007
Quê quán:
Lạng Sơn
Nơi cấp:
CATP Lạng Sơn
Điện thoại:
01653049948
Nguyên quán:
Đồng ý – Bắc Sơn - Lạng Sơn
Tên đề tài:
Thực trạng và các giải pháp hạn chế thanh toán bằng tiền mặt tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn
Tôi xin cam kết đây là Báo cáo do tôi tự thực hiện, không sao chép copy của người khác. Danh mục những tài liệu tham khảo phục vụ cho việc hoàn thành nội dung và hình thức được ghi rõ cuối văn bản.
Kính mong nhà trường và các ban liên quan tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Người cam kết
Sinh viên
Nguyệt
Nông Minh Nguyệt
LỜI CẢM ƠN
Để báo cáo đạt kết quả tốt đẹp em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Quản Trị - Tài chính, các bạn trong lớp CĐ TCNH02_k3 đã quan tâm, chỉ bảo tận tình chu đáo trong quá trình thực hiện đề báo cáo.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Ngọc Thúy đã quan tâm, dạy bảo tận tình, vạch kế hoạch hướng dẫn em hoàn thành báo cáo thực tập đạt kết quả cao nhất.
Để có được kết quả này không thể không nhắc đến sự nhiệt tình giúp đỡ của các cô, chú, anh chị trong Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn đã giúp đỡ tạo điều kiện tốt, thuận lợi trong quá trình thực tập.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song vốn kiến thức còn hạn chế nên báo cáo tốt nghiệp sẽ không tránh khỏi nhiều khuyết điểm. Vậy rất mong được sự quan tâm chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các bạn, các thầy cô giáo, ban giám hiệu trường CĐ Ngoại ngữ Công nghệ Việt Nhật, giúp em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp với kết quả tốt đẹp và mong được góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển của ngành ngân hàng.
Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 1 : Tỷ trọng thanh toán tiền mặt giai đoạn 2007 – 2010 ..........Trang 17
Bảng 2 : Báo cáo thống kê các loại tiền thuộc Ngân quỹ giai đoạn 2008 – 2010 ...................................................................................................Trang 19
Bảng 3 : Bảng huy động tiền gửi tiết kiệm giai đoạn 2008 – 2010....Trang 25
Bảng 4 : Bảng kết quả sử dụng vốn giai đoạn 2008 – 2010 ..............Trang 26
Bảng 5 : Bảng báo cáo thu, chi tiền mặt giai đoạn 2008 – 2010 .......Trang 28
Bảng 6 : Bảng số liệu chuyển tiền nội tỉnh tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn ...................................................................................Trang 29
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động trao đổi hàng hóa dịch vụ và các giao dịch khác trong nền kinh tế cuối cùng được kết thúc bằng khâu thanh toán, để quá trình thanh toán được thuận lợi, tiết kiệm các tác nhân thường không thanh toán trực tiếp với nhau mà thông qua ngân hàng, từ thực tế khách quan này và trong thời kỳ nền kinh tế chuyển sang giai đoạn phát triển mạnh mẽ tiền mặt không thể đáp ứng nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế đòi hỏi phải có những hình thức thanh toán mới ra đời tiên tiến hơn, hiện đại hơn phù hợp đáp ứng nhu cầu sản xuất lưu thông hàng hoá hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ra đời. Đó là vấn đề cấp thiết của nghành ngân hàng, nhận thức được vấn đề này và tình hình thực tế tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn nên em đã chọn đề tài: “Thực trạng và các giải pháp hạn chế thanh toán bằng tiền mặt” để nghiên cứu.
2. Giới hạn nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thanh toán dùng tiền mặt tại Phòng giao dịch NHCS huyện Bắc Sơn.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng và các giải pháp hạn chế thanh toán dùng tiền mặt tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính xã hội huyện Bắc Sơn từ ngày 7/3/2011 đến 14/5/2011.
3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ thực trạng thanh toán dùng tiền mặt trong hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn nói riêng, em chọn đề tài này nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào xu thế phát triển chất lượng dịch vụ nghành ngân hàng.
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của em khi chọn đề tài “Thực trạng và các giải pháp hạn chế thanh toán bằng tiền mặt” nhằm:
Hệ thống được những thành tựu và hạn chế về thanh toán bằng tiền mặt ở Việt Nam.
Phân tích và đánh giá thực trạng thanh toán bằng tiền mặt tại Phòng giao dich Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn.
Đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế thanh toán bằng tiền mặt tại Phòng giao dich Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp trực quan
Là phương pháp tri giác đối tượng một cách có hệ thống, để thu thập thông tin về đối tượng. Đây là một hình thức quan trọng của nhận thức thông tin, nhờ quan sát mà ta có thông tin về đối tượng, trên cơ sở đó mà tiến hành các bước tìm tòi và khám phá tiếp theo.
4.2 Phương pháp lý luận
Là phương pháp thu thập phân tích thông tin khoa học dựa trên tình hình thực tê để từ đó rút ra các kết luận khoa học.
4.3 Phương pháp thu thập số liệu thực tế
Là phương pháp nhằm thu thập những số liệu từ thực tê khách quan để phân tích đánh giá đối tượng đang được điều tra.
5. Tóm tắt nội dung, bố cục của bài
Kết cấu của đề tài bao gồm 3 phần và 5 chương như sau :
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Chương I : Đặt vấn đề
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương II : Tổng quan về thanh toán dùng tiền mặt
Chương III : Phương pháp nghiên cứu
Chương IV : Thực trạng và các giải pháp hạn chế thanh toán dùng tiền mặt tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn
Như vậy với bố cục 3 phần, 5 chương đã phần nào giúp cho người đọc biết được thực trạng sử dụng tiền mặt trong thanh toán và các giải pháp nhằm hạn chế thanh toán dùng tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng nói chung, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Sơn nói riêng.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN DÙNG TIỀN MẶT
1. Sơ lược về thanh toán dùng tiền mặt trong hệ thống ngân hàng
1.1 Khái niệm về thanh toán dùng tiền mặt
Thanh toán bằng tiền mặt là tổng thể các chu chuyển tiền mặt trong nền kinh tế quốc dân thông qua các chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán.
Hình thức thanh toán bằng tiền mặt thường được sử dụng trong quan hệ chi trả thông thường giữa nhân dân với nhau hoặc những khoản giao dịch giá trị tiền nhỏ giữa các đơn vị kinh tế với nhau.
1.2 Tài khoản thường sử dụng
1.2.1 Tài khoản tiền mặt tại đơn vị (1011)
Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền mặt tại quỹ nghiệp vụ của các tổ chức tín dụng.
Bên Nợ ghi: Số tiền mặt thu vào quỹ nghiệp vụ.
Bên Có ghi: Số tiền mặt chi ra từ quỹ nghiệp vụ.
Số dư Nợ: Số tiền mặt hiện có tại quỹ.
1.2.2 Tài khoản tiền mặt đang vận chuyển (1019)
Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền mặt xuất từ quỹ tiền mặt tại đơn vị chuyển cho các đơn vị khác đang trên đường đi.
Bên Nợ ghi: Số tiền xuất quỹ để vận chuyển đến đơn vị nhận tiền.
Bên Có ghi: Số tiền đã vận chuyển đến đơn vị nhận.
Số dư Nợ: Số tiền mặt thuộc quỹ nghiệp vụ ở đơn vị đang đi đường vận chuyển.
1.2.3 Tài khoản tiền mặt ngoại tệ tại đơn vị (1031)
Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị ngoại tệ tại quỹ của tổ chức tín dụng.
Bên Nợ ghi: Giá trị ngoại tệ nhập quỹ.
Bên Có ghi: Giá trị ngoại tệ xuất quỹ.
Số dư Nợ: Phản ánh giá trị ngoại tệ hiện có tại quỹ của tổ chức tín dụng.
Hạch toán chi tiết: Mở một tài khoản chi tiết.
1.2.4 Tài khoản “Tham ô, thiếu mất tiền, tài sản cần sử lý” (3614)
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu phát sinh trong hoạt động nội bộ của tổ chức tín dụng.
Bên Nợ ghi: Số tiền tổ chức tín dụng phải thu.
Bên Có ghi: Số tiền được xử lý chuyển vào các tài khoản thích hợp khác.
Số dư Nợ: Phản ánh số tiền tổ chức tín dụng phải thu.
1.3 Cách hạch toán
1.3.1 Kế toán thu tiền mặt
Nghiệp vụ thu tiền mặt của Ngân hàng phát sinh khi:
Khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi; hoặc trả nợ, trả lãi vay, nộp lệ phí cho Ngân hàng bằng tiền mặt.
Ngân hàng nhận tiền mặt từ các Ngân hàng khác điều chuyển tới.
Nhận từ Ngân hàng nhà nước thông qua vay Ngân hàng nhà nước hay rút từ tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước.
Quy trình luân chuyển chứng tù thu tiền mặt được thực hiện đúng nguyên tắc: Thu trước – Ghi sổ sau.
Căn cứ vào giấy nộp tiền đã được xác nhận thu đủ tiền của thủ quỹ kế toán hạch toán:
Nếu nộp vào tài khoản tiền gửi hay trả nợ ngân hàng, ghi:
Nợ TK tiền mặt tại đơn vị (1011)
Có TK tiền gửi (nếu nộp vào tài khoản tiền gửi)
Có TK cho vay (nếu nộp tiền mặt để trả nợ ngân hàng)
Nếu nộp tiền mặt để trả nợ ngân hàng khác
Nợ TK 1011
Có TK thanh toán vốn giữa các Ngân hàng.
1.3.2 Kế toán chi tiền mặt
Tiền mặt chi từ quỹ nghiệp vụ ngân hàng theo các nội dung sau:
Chi trả tiền gửi và trả lãi cho khách hàng bằng tiền mặt.
Cho khách hàng vay bằng tiền mặt.
Điều chuyển tiền mặt đi Ngân hàng khác cùng hệ thống.
Nộp vào Ngân hàng nhà nước.
Chi trong nội bộ ngân hàng như chi lương cán bộ, chi khác…
Đối với nghiệp vụ chi tiền mặt thì ngoài việc kiểm soát chặt chẽ tính hợp pháp, hợp lệ các chứng từ kế toán phải kiểm tra số dư tiền gửi, hạn mức tín dụng, sau đó chuyển chứng từ cho thủ quỹ cho tiền cho khách hàng đảm bảo đúng nguyên tắc: Ghi sổ trước – Chi sau.
Chi từ tài khoản tiền gửi, ghi:
Nợ TK tiền gửi của khách hàng.
Có TK tiền mặt tại đơn vị (1011).
Cho vay bằng tiền mặt, ghi:
Nợ TK cho vay của khách hàng.
Có TK 1011.
1.3.3 Kế toán điều chuyển tiền mặt
Điều chuyển vốn tiền mặt giữa các chi nhánh ngân hàng với Hội sở chính, hoặc giữa các chi nhánh với nhau thuộc nghiệp vụ điều hòa vốn nên chỉ điều chuyển tiền mặt trong cùng một hệ thống ngân hàng. Đơn vị điều chuyển tiền mặt được nhận phí và đơn vị nhận tiền mặt phải trả phí. Việc điều chuyển này chỉ được thực hiện khi có lệnh của ngân hàng cấp chủ quản.
Có hai cách điều chuyển tiền mặt như sau:
Cách 1: Ngân hàng nhận vốn tiền mặt cử người và phương tiện đến nhận trực tiếp tại ngân hàng điều chuyển tiền mặt đi. Việc xử lý chứng từ và hạch toán được thực hiện như sau:
Tại ngân hàng điều chuyển tiền mặt đi:
Lập biên bản giao nhận tiền, kế toán lập phiếu chi và chứng từ thanh toán vốn ghi:
Nợ TK thanh toán vốn giữa các ngân hàng thích hợp.
Có TK 1011 (tiền mặt tại đơn vị)
Tại ngân hàng nhận vốn tiền mặt
Sau khi làm thủ tục nhận tiền mặt nhập kho; kế toán lập phiếu thu và căn cứ vào chúng từ thanh toán vốn của ngân hàng điều vốn đi gửi kèm tiền mặt, kế toán ghi:
Nợ TK 1011 (tiền mặt tại đơn vị)
Có TK thanh toán vốn giữa các ngân hàng thích hợp.
Cách 2: Ngân hàng điều chuyển tiền mặt đi cử người đại diện mang tiền mặt giao tại ngân hàng nhận vốn tiền mặt điều đến. Việc xử lý chúng từ và hạch toán được thực hiện như sau:
Tại ngân hàng điều vốn tiền mặt đi:
Kế toán lập phiếu chi để chi tiền mặt khỏi quỹ nghiệp vụ giao cho người đại diện. Căn cứ phiếu chi ghi:
Nợ TK 1019 tiền mặt đang vận chuyển/tên người đại diện
Có TK 1011 tiền mặt tại đơn vị
Tại ngân hàng nhận vốn tiền mặt
Sau khi nhận đủ tiền mặt và nhập kho, két, thủ quỹ ký vào biên bản giao nhận tiền, kế toán căn cứ biên bản giao nhận tiền lập phiếu thu và chứng từ thanh toán vốn. Căn cứ chúng từ hạch toán:
Nợ TK 1011 tiền mặt tại đơn vị
Có TK chuyển tiền đi, hay TK điều chuyển vốn
1.3.4 Kế toán nghiệp vụ đối chiếu, kiểm quỹ tiền mặt cuối ngày
Theo quy định, hàng ngày kết thúc giờ giao dịch với khách hàng, bộ phận quỹ tiến hành khóa sổ quỹ, bộ phận kế toán khóa sổ nhật ký quỹ, cộng số phát sinh và rút số dư trên sổ kế toán chi tiết tiền mặt rồi đối chiếu số liệu tiền mặt với nhau để đảm bảo:
Tổng thu = tổng chi, tồn quỹ trên sổ quỹ của bộ phận quỹ phải bằng tổng số phát sinh bên Nợ, tổng số phát sinh bên Có và dư Nợ trên sổ nhật ký quỹ của bộ phận kế toán.
Tồn quỹ tiền mặt trên sổ sách phải bằng tồn quỹ tiền mặt thực tế trong kho, két.
Việc đối chiếu được thực hiện theo nguyên tắc: thủ quỹ công bố số liệu cho trước để kiểm soát tiền mặt (thuộc phòng kế toán) đối chiếu theo. Khi đối chiếu khớp đúng theo các tiêu thức trên thủ quỹ, kế toán trưởng (hoặc kiểm soát tiền mặt), Giám đốc Ngân hàng cùng ký trên sổ quỹ và nhật ký quỹ. Trường hợp thực hiện giao dịch một tiền mặt do nhiều lý do khác nhau có thể xảy ra thừa, thiếu tiền mặt (phát hiện khi đối chiếu số liệu tiền mặt cuối ngày cửa thì nhân viên giao dịch tự cân đối sổ sách và tiền mặt tồn quỹ của mình trước khi nộp lại tiền mặt cho quỹ chính. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ), phải xử lý theo đúng chế độ.
Xử lý thừa quỹ cuối ngày
Trường hợp thừa quỹ do thu, chi
Nợ TK 1011 – Tiền mặt tại đơn vị
Có TK 79 – Thu nhập khác
Trường hợp thừa quỹ chưa xác định được nguyên nhân hoặc chưa xử lý được
Nợ TK 1011 – Tiền mặt tại đơn vị
Có TK 461 – Thừa quỹ, tài sản chờ xử lý
Xử lý thiếu quỹ cuối ngày
Trường hợp thiếu quỹ do thu, chi
Nợ TK 89 – Chi phí khác
Có TK 1011 – Tiền mặt tại đơn vị
Trường hợp thiếu quỹ do chưa xử lý được hoặc chưa xác định được nguyên nhân
Nợ TK 3614 – Tham ô, thiếu mất tiền, tài sản chờ xử lý
Có TK 1011 – Tiền mặt tại đơn vị
1.4 Những ảnh hưởng hạn chế thanh toán dùng tiền mặt ở Việt Nam
1.4.1 Đối với xã hội
Một xã hội phát triển tất yếu phải có hệ thống thanh toán phát triển đáp ứng nhu cầu cuộc sống cần có nhiều dịch vụ ra đời như khi đi siêu thị, mua sắm, du lịch trong nước, nước ngoài khách hàng không cần mang lượng tiền lớn trong ví, gây cồng kềnh không an toàn, khách hàng sẽ được thanh toán trực tiếp bằng thẻ hoặc hệ thống thanh toán liên Ngân hàng, đó là hạn chế lớn của nghành Ngân hàng gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển xã hội. Có thể nói rằng tỷ lệ thanh toán bảng tiền mặt không những phụ thuộc vào nền kinh tế nước đó, đồng thời phụ thuộc vào dân trí nước đó. Ỏ một số nước phát triển thì chỉ chiếm 10% nhưng ở Việt Nam chiếm từ 30 – 40% trở lên. Đó là trở ngại lớn đối với nền kinh tế hiện nay cần sớm được khắc phục.
1.4.2 Đối với nền kinh tế
Thanh toán dùng tiền mặt có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nền kinh tế hàng hóa dịch vụ, sở dĩ hàng hóa dịch vụ đều được kết thúc bằng khâu thanh toán, nhưng nền kinh tế càng phát triển đòi hỏi phương thức thanh toán càng tân tiến, hiện đại hơn. Chính vì vậy phương thức thanh toán không dùng tiền mặt ra đời nhằm khắc phục tình trạng giảm chi phí lưu thông, chi phí in tiền, chi phí vận chuyển, bảo quản cho nền kinh tế, hơn nữa tiền mặt trong lưu thông tăng cao dẫn tới tội phạm kinh tế, rửa tiền, tham nhũng... Hàng năm Nhà nước tiêu tốn hàng tỷ đồng với chi phí trên, nếu thanh toán bằng tiền mặt giảm đến mức có thể thì nhà nước tiết kiệm được một khoản lớn dùng cho công ích xã hội.
1.4.3 Đối với nghành Ngân hàng
Có nhiều nguyên nhân hạn chế do thanh toán bằng tiền mặt tạo nên nhưng không thể không nhắc đến vai trò, trách nhiệm của nghành ngân hàng. Do đặc thù của ngành luôn phải đối mặt với số lượng tiền nhiều, nhất là các Ngân hàng thương mại, vì vậy thanh toán bằng tiền mặt có nhiều bất cập với ngân hàng như số lượng lớn, cồng kềnh, gây khó khăn trong việc kiểm đếm, vận chuyển, hàng năm Nhà nước bỏ ra khoản chi phí rất lớn để in, kiểm tiền, bảo quản tiền … Mặc dù ngân hàng hiện nay có nhiều dịch vụ nhưng chưa tác động tích cực đến việc thanh toán không dùng tiền mặt, cơ sở vật chất thiếu đồng bộ, phần mềm ứng dụng của các Ngân hàng không tương thích nhau, hoặc các cơ sở doanh nghiệp chưa chấp nhận với Ngân hàng về thanh toán thẻ, do vậy Ngân hàng cần có hệ thống phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên khắp cả nước.
Đối với thanh toán không dùng tiền mặt Ngân hàng sẽ có lợi rất nhiều thứ nhưng trước hết là làm hạn chế lưu thông tiền mặt trong nền kinh tế và Ngân hàng thu hút được một lượng lớn tiền gửi thanh toán của điểm bán chấp nhận thẻ mà nếu thanh toán bằng tiền mặt sẽ không có chuyện này, ngoài ra Ngân hàng thu phí thường niên hàng năm đối với từng loại thẻ tín dụng.
2. Tình hình sử dụng tiền mặt trong lưu thông từ trước đến nay
2.1 Hoạt động thanh toán dùng tiền mặt ở Việt Nam giai đoạn trước năm 2006
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm trước 2006 đã có sự gia tăng cả về số lượng cũng như chất lượng. Chính sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi hệ thống ngân hàng ngày càng có nhiều dịch vụ đa dạng và phong phú phù hợp với xu thế chung của xã hội, đặc biệt là phương thức thanh toán nhưng theo tâm lý của người Việt Nam, ưa chuộng những gì truyền thống, thói quen sử dụng tiền mặt không dễ gì thay đổi, đó là lý do giải thích tại sao tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong lưu thông.
Theo khảo sát của cơ quan chức năng vào năm 2003 cho thấy thanh toán bằng tiền mặt còn rất phổ biến trong nền kinh tế. Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và chiếm đại đa số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư. Tại 750 doanh nghiệp Việt Nam ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam thì các doanh nghiệp tư nhân có trên 500 công nhân có khoảng 63% số giao dịch của họ được tiến hành qua hệ thống ngân hàng; những doanh nghiệp có ít hơn 25 công nhân thì tỷ lệ này là 47%; với doanh nghiệp nhà nước mới chỉ hơn 80% giao dịch được thực hiện qua ngân hàng hầu hết các doanh nghiệp cả nhà nước lẫn tư nhân đều trả lương bằng tiền mặt. Tại các hộ kinh doanh thì 86.2% số hộ kinh doanh vẫn chi trả hàng hóa bằng tiền mặt; 75% số hộ kinh doanh chi trả dịch vụ bằng tiền mặt; 72% số hộ kinh doanh tư nhân nộp thuế bằng tiền mặt; số người sử dụng dịch vị ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nhân viên công sở có thu nhập cao và ổn định.
2.2 Hoạt động thanh toán dùng tiền mặt giai đoạn 2006 đến nay
Với mục tiêu tiết kiệm chi phí cho việc sử dụng tiền mặt, thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt làm cơ sở phát triển hoạt động thanh toán qua ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho nền kinh tế, góp phần hạn chế các giao dịch không hợp pháp, tăng cường sự quản lý nhà nước đối với các chi tiêu tài chính từ ngân sách và vốn nhà nước, triển khai thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí cũng như Nghị quyết của Đảng về phòng, chống tham nhũng, NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 161/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định về thanh toán bằng tiền mặt.
Trong những năm gần đây, thị trường Việt nam đã chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽ trong thanh toán không dùng tiền mặt với sự ra đời của nhiều phương tiện và dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiện ích đáp ứng được các nhu cầu của người sử dụng với phạm vi tiếp cận mở rộng tới các đối tượng cá nhân và dân cư. Từ nền tảng thanh toán hoàn toàn thủ công (mọi giao dịch thanh toán đều dựa trên cơ sở chứng từ giấy) chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động sử dụng chứng từ điện tử, đến nay các giao dịch thanh toán được xử lý điện tử chiếm tỷ trọng khá lớn. Thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn từ hàng tuần như trước đây xuống chỉ còn vài phút (đối với các khoản thanh toán khác hệ thống, khác địa bàn) và thậm chí chỉ trong vòng vài giây hoặc tức thời (đối với các khoản thanh toán trong cùng hệ thống, địa bàn).
Từ chỗ chỉ có khoảng 135.000 tài khoản vào năm 2005, đến cuối năm 2007 đã tăng gần 10 lần lên 1.297.000 tài khoản và năm 2008