Báo cáo Thực trạng và định hướng xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.

Qua 15 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đánh dấu và khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định (hơn 7%/năm), đời sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt, đưa đất nước từng bước thoát khỏi nghèo nàn kém phát triển, giảm dần nợ nước ngoài, giảm thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế, đã bắt đầu có dự trữ ngoại tệ. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam còn đang đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức lớn: nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ bị diễn biến hoà bình của các thế lực phản động; thất nghiệp ngày càng gia tăng; tình trạng nghèo nàn và lạc hậu vẫn đang đè nặng lên vai mỗi người dân; môi trường bắt đầu bị ô nhiễm nặng; nạn lũ lụt và thiên tai vẫn đang diễn ra thường xuyên . Trước thực trạng đó ngoài việc phát huy có hiệu quả các nguồn nội lực, lợi thế trong nước, cần phải biết khai thác các nguồn lực từ bên ngoài và sử dụng có hiệu quả nhất chúng như: vốn đầu tư, vốn viện trợ ưu đãi, viện trợ không hoàn lại, tiếp nhận công nghệ tiên tiến hiện đại, các kinh nghiệm bổ ích của đối tác,. cho phát triển kinh tế; vốn đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp thông qua thị trường chứng khoán. Các biện pháp cần phải được thực hiện để ổn định môi trường kinh doanh, trong đó có sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, hệ thống ngân hàng, hệ thống luật pháp, đẩy mạnh vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước. Thị trường chứng khoán mặc dù đã được phát triển từ lâu nhưng mới được biết đến ở Việt Nam, vì vậy, cần phải được nghiên cứu một cách đầy đủ, có tính hệ thống, kết hợp với kinh nghiệm hoạt động của các nước để áp dụng trong điều kiện của Việt Nam. Thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển năng động và hiệu quả hơn, các doanh nghiệp có vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, các nhà đầu tư thu được cổ tức. Từ đó phát huy tối đa nguồn lực trong nước của các tổ chức và cá nhân. và huy động vốn đầu tư nước ngoài cho công cuộc công nghiệp hoá nền kinh tế đất nước, là cầu nối cho Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới. Ngày 20/07/2000 Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh chính thức được đưa vào họat động đã đánh dấu một bước ngoặt to lớn trong sự phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam. Mặc dù quy mô hoạt động của thị trường còn hạn chế, nhưng cũng đã gây được nhiều sự chú ý của các công ty, công chúng trong và ngoài nước. Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của báo cáo tổng hợp được trình bày gồm ba phần: Phần I: Một số vấn đề chung về tổ chức thị trường Chứng khoán Việt nam. Phần II: Thực trạng hoạt động của Thị trường chứng khoán Việt Nam. Phần III: Định hướng xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Do thời gian, tài liệu, và trình độ hiểu biết có hạn bài viết không thể tránh khỏi những hạn chế thiếu sót, rất mong sự đòng góp nhiệt tình của các thầy cô, đặc biệt là cô hướng dẫn TS: Nguyễn Phương Luyến, các Anh Chị trong Vụ Quan hệ Quốc tế, nhất là TS Nguyễn Vũ Quang Trung trực tiếp hướng dẫn tại UBCKNN và các bạn đọc để báo cáo tổng hợp được hoàn thiện hơn.

doc24 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng và định hướng xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan