Báo cáo Thực trạng và một số biện pháp khắc phục ngoại vi tiêu cực của việc xả thải ở thành phố Hồ Chí Minh

Trong quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước các ngành công nghiệp sản xuất luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các ngành công nghiệp gắn liền với các khu công nghiệp và khu chế xuất công nghệ cao, ở đó tập hợp nhiều doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ gần như khép kín, làm cho chi phí vận chuyển cũng như lợi thế sản xuất quy mô và vị trí. Đi liền với những thuận lợi và thành tựu đó, vấn nạn ô nhiễm do việc xả thải quá mức không qua xử lý, cũng như các hành vi xử lý chất thải không đến nơi đến chốn của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp nói chung và khu vực thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có những tác động ngoại vi rất tiêu cực đến môi trường xung quanh cũng như chất lượng môi trường bị giảm đi nghiêm trọng. Với thực trạng đang diễn ra ngày một phức tạp thì nhóm đã lấy đề tài này để nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp góp phần cải thiện tình trạng hiện nay

doc22 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2217 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng và một số biện pháp khắc phục ngoại vi tiêu cực của việc xả thải ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN .. LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước các ngành công nghiệp sản xuất luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các ngành công nghiệp gắn liền với các khu công nghiệp và khu chế xuất công nghệ cao, ở đó tập hợp nhiều doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ gần như khép kín, làm cho chi phí vận chuyển cũng như lợi thế sản xuất quy mô và vị trí. Đi liền với những thuận lợi và thành tựu đó, vấn nạn ô nhiễm do việc xả thải quá mức không qua xử lý, cũng như các hành vi xử lý chất thải không đến nơi đến chốn của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp nói chung và khu vực thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có những tác động ngoại vi rất tiêu cực đến môi trường xung quanh cũng như chất lượng môi trường bị giảm đi nghiêm trọng. Với thực trạng đang diễn ra ngày một phức tạp thì nhóm đã lấy đề tài này để nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp góp phần cải thiện tình trạng hiện nay. Chương một: CƠ SỞ LÝ THUYẾT I. Khái niệm yếu tố ngoại vi: Yếu tố ngoại vi được hiểu như là những hoạt động của một chủ thể nhất định nào đó gây tác động đến các đối tượng này không được đền bù hoặc không phải bị đền bù. Các chủ thể và đối tượng ở đây có thể là cá nhân hoặc các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự tác động của các chủ thể này là sự tác động tốt hoặc tác động xấu. Các chủ thể này không chịu bất cứ một trách nhiệm kinh tế nào về sự tác động của họ, cũng như họ không đòi hỏi một sự đền bù nào. Như vậy, yếu tố ngoại vi là một sự thể hiện mối quan hệ sản xuất – sản xuất, sản xuất – tiêu dùng và tiêu dùng – tiêu dùng. Hoạt động của người này tác động ảnh hưởng đến hoạt động của người khác. Kết quả hoạt động của người này chịu ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động của người khác. Tóm lại, khi có sự tương tác với nhau giữa các hoạt động của các chủ thể và đối tượng khác nhau trong nền kinh tế, có thể tạo ra sự khác biệt giữa giá trị xã hội và giá trị thị trường, lợi ích và chi phí xã hội khác biệt với lợi ích và chi phí tư nhân. Trong trường hợp này chúng ta nói rằng đã có sự tác động của các yếu tố ngoại vi. II. Phân loại yếu tố ngoại vi: Trên giác độ hiệu quả kinh tế - xã hội của các yếu tố ngoại vi đến các đối tượng tác động, người ta chia làm 2 loại: 1. Yếu tố ngoại vi tích cực: Là yếu tố ngoại vi có tác động tốt đến các đối tượng chịu tác động. Ví dụ: người nuôi ong tạo ra yếu tố ngoại vi tích cực đến người trồng táo. 2. Yếu tố ngoại vi tiêu cực: Là yếu tố ngoại vi có tác động xấu đến đối tượng chịu tác động. Ví dụ: Người hút thuốc tạo ra yếu tố ngoại vi tiêu cực đối với những người xung quanh. Ngoài ra còn có các loại yếu tố ngoại vi liên quan đến việc phân bổ nguồn lực chung. Người ta gọi đó là yếu tố ngoại vi tiêu cực tác động lẫn nhau, trong đó hoạt động của mỗi người có tác động xấu đến người khác. Ví dụ: những người cùng đánh cá chung trong một cái ao. III. Sự tác động của yếu tố ngoại vi tiêu cực: Hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp đã gây ra một ngoại ứng tiêu cực như gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới môi trường sống và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân. Để phân tích tác động tiêu cực của ngoại ứng tiêu cực, ta có thể lấy một ví dụ như sau: Giả sử khu công nghiệp A sản xuất ra mặt hàng B. Trong thị trường cạnh tranh đường cầu về sản phẩm B được minh họa như hình sau là đường D. Đường cung của sản phẩm B là đường S. Khi đó giá của sản phẩm B là PE tại giao điểm giữa đường cung và đường cầu. Khi đó sản lượng tối ưu là tại QE. Tuy nhiên việc sản xuất của các nhà máy cũng tạo ra một ngoại ứng tiêu cực là gây ô nhiễm môi trường. Giả sử việc ô nhiễm sẽ thay đổi phụ thuộc vào sản lượng B được sản xuất ra. Dự kiến chi phí để khắc phục ô nhiễm là MEC PA Q QE’ QE P MSC MEC D E A B E’ PE’ PE O S=MC Khi đó, chi phí xã hội biên (MSC) của việc sản xuất B bao gồm: Chi phí biên sản xuất sản phẩm B: MC Chi phí biên ngoại ứng của việc sản xuất sản phẩm B: MEC MSC= MC + MEC Như vậy trong trường hợp này sản lượng hiệu quả phải là QE’ tại giao điểm giữa đường cầu và đường chi phí xã hội biên. So sánh với sản lượng B được sản xuất ra trong thị trường cạnh tranh thì rõ ràng mức sản lượng được sản xuất ra là cao hơn mức sản lượng hiệu quả. Khi đó, nền kinh tế không đạt được hiệu quả, phần sản lượng vượt quá : QE-QE’ sẽ gây nên một tổn thất kinh tế vì ở đó chi phí xã hội để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm B lớn hơn lợi ích tiêu dung do 1 sản phầm B mang lại. Tổn thất kinh tế này được biểu thị bằng diện tích EE’B. IV. Định lý Ronal Coase và sự thất bại của thị trường tư nhân Khi quyền sở hữu được xác định một cách rõ ràng (bất kể thuộc về ai) thì kết quả thương lượng giữa các chủ thể và đối tượng sẽ thành công, cả hai bên đều có lợi. Nền kinh tế ( bao gồm chủ thể và đối tượng) sẽ đạt trạng thái hiệu quả. Xuất phát từ quyền sở hữu tài sản được thừa nhận hoặc có các quy định của chính phủ, chỉ có các cá nhân, tập thể sở hữu tài sản mới có quyền hạn duy nhất đối với tài sản của họ. Do đó, họ sẽ kiểm soát và duy trì tính hiệu quả của việc khai thác, sử dụng tài sản dưới sự hướng dẫn tác động của thị trường. Sự tác động của các yếu tố ngoại vi bị ngăn chặn hoàn toàn, (bị hạn chế) hoặc được kích thích đến mức tối đa. Nói cách khác, trong những trường hợp đó, yếu tố ngoại vi có thể tự nội hóa , và đạt được hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên,việc nội hóa tác động ngoại vi sẽ thất bại trong những trường hợp sau: - Yếu tố ngoại vi tác động đến việc cung cấp và hưởng thụ một loại hàng hóa công thuần túy mà việc loại trừ một người nào đó sẽ là không thực hiện dược hay rất tốn kém - Những yếu tố ngoại vi xuất phát từ hệ thống các quyền về tài sản. Và khi đó, chính phủ cần phải có những biện pháp can thiệp. Sự can thiệp này sẽ tiết kiệm được chi phí giao dịch của các cá nhân, tổ chức của nền kinh tế, xử lý một cách có hiệu quả các mâu thuẫn về quyền lợi giữa các cá nhân, tổ chức khi có sự tác động của yếu tố ngoại vi. V. Hệ thống các biện pháp 1. Hệ thống các biện pháp kinh tế a.Phạt tiền: Là biện pháp kinh tế được chính phủ áp dụng đối với các chủ thể gây ra tác động ngoại vi tiêu cực. Có 2 chế độ phạt tiền được áp dụng: Chế độ phạt tiền cố định là chế độ phạt tiền mà chính phủ áp dụng khoản tiền phạt cố định trên một đơn vị sản lượng. Khoản tiền phạt này bằng chênh lệch giữa chi phí xã hội và chi phí tư nhân biên và đúng bằng chi phí ngoại ứng tại mỗi đơn vị sản lượng. Chế độ phạt tiền này thường được chính phủ áp dụng với trường hợp tác động ngoại vi tiêu cực không được gọi là nghiêm trọng và mức độ tiêu cực thường tỷ lệ thuận với sản lượng, còn chi phí biên ngoại ứng được coi là như nhau với mỗi đơn vị. Cụ thể: - Phạt tiền trên đơn vị sản phẩm f = (MSC - MC) tại QE’ = MEC tại QE’ (PE’ - PA) Cách 2 Cách 1 -Tổng tiền phạt: F = f.QE’ = dt(PAPEE’A) Chế độ phạt tiền có ảnh hưởng đến người tiêu dùng, người sản xuất: Khoản tiền phạt mà người tiêu dùng chịu: Ftd = PE’ - PE và Ftd = ftd.QE’ = dt(PEPE’E’C) Khoản tiền phạt mà người sản xuất chịu: Cách 1: fsx = PE - PA và Fsx = fsx.QE’ = dt(PAPECA) Cách 2: fsx = f - ftd và Fsx = F - Ftd = dt(PAPE’E’A) - dt(PEPE’E’C) = dt(PAPECA) b. Chế độ phạt tiền phi tuyến: Là chế độ phạt tiền mà chính phủ áp dụng khoản tiền phạt dựa vào mức độ nghiêm trọng hoặc tính chất của tác động tiêu cực. Có 2 khoản tiền phạt: Khoản tiền phạt rất thấp (hoặc bằng không) nếu mức độ tác động tiêu cực dưới mức cho phép. Khoản tiền phạt rất cao nếu mức độ tác động tiêu cực trên mức cho phép. c.Trợ cấp: Đối với trường hợp các yếu tố ngoại vi có tác động tiêu cực nhưng để hạn chế sự tác động đó chính phủ cũng có thể dùng chính sách trợ cấp (thường thông qua thuế hoặc giá thu mua). Bằng việc trợ cấp đúng bằng sự chênh lệch giữa lợi ích biên xã hội và lợi ích biên cá nhân, chính phủ đã điều chỉnh mức độ hạn chế tác động tiêu cực đến mức hiệu quả. 2. Hệ thống biện pháp về hành chính và pháp luật: a.Biện pháp hành chính: Biện pháp hành chính đòi hỏi chính phủ phải xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia, ban hành các văn bản pháp luật, các quy định cụ thể buộc các cá nhân phải tuân thủ triệt để và sẽ xử lý hành chánh theo quy định khi có sự vi phạm. Thường có 2 loại: Hệ thống pháp quy về nguyên nhân: bao gồm tất cả các quy định, các tiêu chuẩn bắt buộc các cá nhân phải tuân thủ để hạn chế các nguyên nhân gây ra tác động tiêu cực. Hệ thống pháp quy về hậu quả: bao gồm tất cả các quy định, các tiêu chuẩn buộc các cá nhân phải tuân thủ để hạn chế các hậu quả các tác động tiêu cực. b. Biện pháp về luật pháp: Biện pháp về pháp luật thường giải quyết mâu thuẫn giữa chủ thể gây ra tác động và đối tượng bị tác động một cách trực diện bằng một hệ thống pháp luật tỏ ra có ưu thế. Cơ sở để giải quyết các mâu thuẫn về mặt pháp luật đòi hỏi chính phủ phải công nhận và thiết lập về quyền tài sản của các cá nhân cũng như của cộng đồng. Chương hai: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC XẢ THẢI Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: I. Thực trạng của việc xả thải: Trong quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước các ngành công nghiệp sản xuất luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các ngành công nghiệp gắn liền với các khu công nghiệp và khu chế xuất công nghệ cao, ở đó tập hợp nhiều doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ gần như khép kín, làm cho chi phí vận chuyển cũng như lợi thế sản xuất quy mô và vị trí. Đi liền với những thuận lợi và thành tựu đó, vấn nạn ô nhiễm do việc xả thải quá mức không qua xử lý, cũng như các hành vi xử lý chất thải không đến nơi đến chốn của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp nói chung và khu vực thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có những tác động ngoại vi rất tiêu cực đến môi trường xung quanh cũng như chất lượng môi trường bị giảm đi nghiêm trọng. Thực trạng này chúng tôi xin đề cập ở 11 khu công nghiệp đang hoạt động và sản xuất tại thành phố hoa lệ này. Trong những năm gần đây thành phố Hồ Chí Minh, các khu công nghiệp được cấp phép hoạt động khoảng 11 khu công nghiệp, đây là bảng thống kê các khu công nghiệp. Tại thành phố Hồ Chí Minh có 11 khu công nghiệp tập trung hoạt động với tổng số 611 nhà máy trên diện tích 1717 ha đất. Theo kết quả tính toán, hoạt động của các khu công nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm bên ngoài khu công nghiệp, thì mỗi ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng 1.740.000 m3 nước thải công nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1.130 tấn BOD5 (làm giảm nhu cầu ôxy sinh hoá), 1789 tấn COD (làm giảm nhu cầu ôxy hoá học), 104 tấn Nitơ, 15 tấn photpho và kim loại nặng. Lượng chất thải này gây ô nhiễm cho môi trường nước của các con sông vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho một nội địa bàn dân cư rộng lớn, làm ảnh hưởng đến các vi sinh vật và hệ sinh thái vốn là tác nhân thực hiện quá trình phân huỷ và làm sạch các dòng sông. TT Khu Vực Lượng nước thải (m3/ngày) Tổng lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày) TSS BOD COD Tổng N Tổng P 1 TP. HCM 57.700 12.694 7.905 18.406 3.347 4.616 2 Đồng Nai 179.066 39.395 24.532 57.122 10.386 14.325 3 BR-VT 93.550 20.581 12.816 29.842 5.426 7.484 4 Bình Dương 45.900 10.098 6.288 14.642 2.662 3.672 5 Tây Ninh 11.700 2.574 1.603 3.732 679 936 6 Bình Phước 100 22 14 32 6 8 7 Long An 25.384 5.585 3.478 8.098 1.472 2.031 Ước tính tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ các khu côngnghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam năm 2009 (Nguồn : Tổng hợp từ Trung Tâm Công Nghệ Môi Trường tháng 5/2009) Kết quả thanh tra mức độ ô nhiễm ở 7 khu công nghiệp trên địa bàn thành phố năm 2008 của chi cục bảo vệ môi trường khu vực Đông Nam Bộ, tổng cục môi trường. Đối với các cơ sở thuộc 12 tỉnh thành thuộc lưu vực sông Đồng Nai-Sài Gòn, trong đó có 6 khu công nghiệp: Bình Chiểu, Các Lái 2, Tân Phú Trung, Lê Minh Xuân,VĨnh Lộc,Tân Thới Hiệp trên địa bàn thành phố từ tháng 8/2008 đến 11/2008 cho thấy tất cả các khu công nghiệp kiểm tra đều chưa thu gom triệt để lượng chất thải phát sinh từ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, kết quả kiểm tra nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép, trong đó đáng kể là một số doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Tân Thới Hiệp có nồng độ ô nhiễm cao như công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Nam Northern Viking Technologies như lượng COD vượt mức cho phép 20 lần, Coliform vượt 18600 lần, công ty cổ phần bia Sai Gòn – Bình Tây tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc với nồng độ BOD5 vượt mức cho phép 145 lần ,COD vượt 165 lần, Coliform vượt 1000 lần (nguồn : kiểm tra thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở , khu sản xuất , kinh doanh, dịch vụ và làng nghề trên lưu vực song Đồng Nai- Sài Gòn năm 2008- tổng cục môi trường,2009) Mới gần đây ,tháng 5/2011, thanh tra sở tài nguyên và môi trường đã công bố những khu công nghiệp trên địa bàn thành phố gây ô nhiễm. Điển hình là những khu công nghiệp Cát Lái 2, Hiệp Phước, Tân Tạo, Tân Thới Hiệp, Tây Bắc Củ Chi và Bình Chiểu, với lưu lượng nước xả thải trên 1.000 m3/ngày đêm. Với số lượng 6/11 khu công nghiệp gây ô nhiễm chiếm hơn 50% trong tổng số các khu công nghiệp. Trong đó khu công nghiệp Cát Lái 2 do Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 2 làm chủ đầu tư là một điển hình. Đơn vị này đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 600m³/ngày đêm, nhưng kết quả kiểm tra vừa qua cho thấy nước thải sau xử lý chưa đạt yêu cầu. Và khu công nghệp Hiệp Phước do Công ty cổ phần KCN Hiệp Phước làm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng cũng đưa vào vận hành HTXLNTTT 3.000 m³/ngày đêm nhưng nước thải sau xử lý vẫn vượt quy chuẩn 1,8 – hơn 3 lần. Bên cạnh đó khu công nghiệp Tân Tạo (do Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo làm chủ đầu tư), khu công nghiệp Tân Thới Hiệp (do Công ty TNHH Xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng), khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi (do Công ty CP Đầu tư phát triển Công nghiệp - Thương mại Củ Chi làm chủ đầu tư) và khu công nghiệp Bình Chiểu (do Tổng Công ty Bến Thành làm chủ đầu tư) cũng liên tục bị phát hiện nước thải sau xử lý đều vượt quy chuẩn cho phép 1 - 7 lần. Điều đáng nói, các đơn vị nêu trên có lưu lượng nước xả thải rất lớn, trên 1.000 m³/ngày đêm nên nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước rất cao. Dòng nước kênh đen ngòm sau xử lý tại KCN Tân Tạo Tình trạng gây ra ô nhiễm nguồn nước tại các khu công nghiệp do các khu công nghiệp thiếu các trạm xử lý nước thải tập trung. Hiện nay tỷ lệ các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm 43%. Nhiều khu công nghiệp đã có trạm xử lý chất thải tập trung nhưng tỷ lệ đấu nối của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp còn thấp. Thực trạng trên dẫ đến việc phần lớn nước thải của các khu công nghiệp khi thải ra ngoài môi trường đều có các chất thải độc hại vượt quá giới hạn cho phép. Kết quả phân tích nước thải tại điểm xả chung của một số khu công nghiệp các tỉnh phía Nam năm 2008 (Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường Đồng Nai năm 2009). Qua những số liệu được thu nhập qua một số khu công nghiệp khu vực thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tình trạng ô nhiễm ở các khu công nghiệp đang ở mức báo động, và những ảnh hưởng của tình trạng này đối với môi trường sống của sinh vật cũng như con người là hết sức phức tạp. Cụ thể: II. Tác hại của việc xả nước thải vào nguồn nước: Việc xả nước thải chưa qua xử lý trực tiếp vào môi trường, cụ thể là đổ xuống các con sông lớn ở các khu công nghiệp tại TP.HCM đã ảnh hưởng xấu đến đời sống, đến sức khỏe của người dân trong khu vực và các khu vực lân cận, gây ra nhiều tổn thất kinh tế cho người dân và cho xã hội. Đối với người dân + Đời sống: Nước thải từ các khu công nghiệp không được xử lý gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cung cấp và thông qua chuỗi thức ăn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Theo nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của kim loại chì được thải ra từ nước thải khu công nghiệp dệt nhuộm, tẩy mạ,..trong nước kênh của TP.HCM đến chất lượng rau thủy sinh như rau muống, ngó sen, cần nước,..cho thấy hàm lượng chì có trong rau muống tương đối cao(so với các tiêu chuẩn trong Nghị định số 73/CP ngày 01/11/1995 và Nghị định số 82/CP ngày 08/12/1994 thì có 16/25 mẫu rau có hàm lượng chì cao hơn qui định) Nước trong các ruộng được dẫn từ kênh vào có mức độ ô nhiễm chì cao hơn nước trong kênh rạch. Việc xả nước thải chưa qua xử lý ở các khu công nghiệp TP.HCM đã làm tăng việc nhiễm kim loại nặng, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em. (Nguồn: Báo cáo tóm tắt Hội thảo khoa học kỷ niêm 30 năm thực hiện công tác An toàn Vệ sinh lao động của Phân viên Bảo hộ Lao động tại TP.HCM ) Bên cạnh đó, nước thải từ các khu công nghiệp chứa một lượng lớn các kim loại như chì, asen,kẽm, crom, mangan, nitrat,…; các hợp chất hữu cơ như etylen diclorua, α-Naphtylamin, 4,4-Metylenbis (2 cloanilin),… đã gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm cho sức khỏe con người. Kim loại, hợp chất Nguồn thải Tác hại Mn Chất thải công nghiệp Tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương thận và bộ máy tuần hoàn, phổi As(asen) Chất thải hóa học Rất độc, gây ung thư Cr(crom) Mạ kim loại Nguyên tố cần ở dạng vết, gây ung thư Pb (chì) Công nghiệp xăng, hệ thống ống dẫn Gây thiếu máu, bệnh thận, rối loạn thần kinh, phá hủy môi trường Zn(kẽm) Chất thải công nghiệp mạ kim loại, hệ thống ống dẫn Độc ở nồng độ cao α-Naphtylamin Chất chống oxi hóa. Sản xuất phẩm màu, phim màu. Gây ung thư bàng quang 4-nirtophenyl Phân tích hóa học Gây ung thư bàng quang 3,3-Diclobenzidin, Bis(clometyl)ete, β-Naphthylamin Sản xuất phẩm màu Sản xuất nhựa trao đổi ion Sản xuất thuốc nhuộm thuốc thử Chất gây ung thư nổi tiếng Gây ung thư phổi Gây ung thư bàng quang Etylenimin Sản xuất chất dẻo Chất gây ung thư nổi tiếng Bảng giới thiệu một số chất trong nước ô nhiễm và tác hại của nó Nguồn: Giáo trình hóa học môi trường, NXB Khoa học kỹ thuật. + Sinh hoạt: Cùng với nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư, nước thải công nghiệp đã đóng góp làm cho tình trạng ô nhiễm tại các sông, kênh, rạch, hồ trở nên trầm trọng, nhiều nơi không thể sử dụng cho bất kì mục đích nào. Không những vậy, mùi hôi thối bốc lên từ nguồn nước ô nhiễm đã làm cho đời sống của người dân không được ổn định. Người dân buộc phải sống chúng với ô nhiễm, thậm chí họ phải bán nhà để đi nơi khác để bảo vệ sức khỏe của mình. Ô nhiễm nước gây thiếu hụt nước ngọt trầm trọng. Người dân trong thành phố sinh hoạt chủ yếu là từ nguồn nước máy. + Sản xuất: Nước thải ô nhiễm gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất. Tại TP.HCM có 8 tuyến kênh chính phục vụ tưới tiêu cho 8.000 ha đất sản xuất nông nghiệp thuộc năm xã của huyện Bình Chánh và Hóc Môn bị ô nhiễm trầm trọng: kiến, cá chết, cây cối đổi màu,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Nguồn nước ô nhiễm làm giảm thiếu năng suất cây trồng, có những khu đất phải bỏ trống vì ô nhiễm nặng. Trong khi ấy, các cơ quan chức năng lại bất lực đứng nhìn,chưa tìm ra phương thuốc đặc trị hữu hiệu nào để cứu đất, cứu lúa. Tóm lại, việc môi trường ô nhiễm sẽ làm người dân bỏ thêm tiền để chăm sóc sức khỏe và thời gian, năng suất lao động, năng suất nông nghiệp, thủy sản giảm, đó là chưa kể các chi phí phải bỏ ra để sửa chữa, bồi thường cho việc khôi phục môi trường bị suy thoái, bị hủy hoại… Thiệt hại kinh tế trung bình cho mỗi người dân trong một năm ở vùng chịu tác động của nhà máy cao gấp 3,5 lần so với nơi không chịu tác động. Đối với xã hội Ô nhiễm nguồn nước không chỉ làm giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân, đem lại thiệt hại kinh tế cho người dân, mà nó còn đem lại thiệt hại kinh tế cho toàn xã hội. Việc ô nhiễm nguồn nướ
Tài liệu liên quan