Báo cáo Thực trạng về thị trường của công ty thuốc lá Thăng Long

Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, một mặt đã tạo cơ hội cho sản phẩm và hàng công nghiệp Việt Nam được tiếp cận, mở rộng thị trường song cũng tạo ra nhiều khó khăn, thách thức. Sắp tới, khi hội nhập WTO, Việt Nam sẻ phải mở cửa thị trường cho sản phẩm thuốc lá theo cam kết, cho phép nhập khẩu thuốc láđiếu và dần dần dỡ bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan, thuốc lá nội sẽ phải cạnh tranh với thuốc lá nhập khẩu, nhập lậu, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm trong nước. Bên cạnh đó, trào lưu hội nhập kinh tế và khu vực đang diễn ra như một xu thế khách quan. Nó vừa mang lại những cơ hội to lớn, vừa đem lại những thách thức gay gắt cho tiến trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Là nước có nền kinh tếđang phát triển ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam không thểđứng ngoài tiến trình chung đang diễn ra trên toàn cầu. Đảng và Chính phủđã chủ trương đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, chuẩn bị mọi điều kiện để sớm gia nhập WTO, nhằm tạo dựng được thế và lực mới cho đất nước trong thương mại quốc tế, nâng cao vị thế của nước ta trên thương trường quốc tế. Khi trở thành thành viên của WTO, Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường thuốc lá theo cam kết, cho phép nhập khẩu thuốc láđiếu và dần dần dỡ bỏ các rào cản về thuế quan và phi thuế quan. Các tập đoàn thuốc láđa quốc gia với tiềm lực tài chính mạnh, có nhiều kinh nghiệm thâm nhập thị trường, với hệ thống sản phẩm mẫu mãđẹp, đa dạng, đa chủng loại, đa dạng về mức giá và có chất lượng cao là những thách thức lớn đối với thuốc lá Việt Nam khi mở của thị trường. Trong bối cảnh đó, đểđảm bảo ổn định và phát triển bền vững, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm thuốc láđiếu, Công ty thuốc lá Thăng Long cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc lá khác, buộc phải tìm ra cho mình những giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy sản xuát vàtiêu thụ sản phẩm.Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty thuốc lá Thăng Long, Nội dung báo cáo thực tập của em gồm 2 phần: Phần I. Giới thiệu chung về công ty thuốc là Thăng Long Phần II. Thực trạng về thị trường của công ty thuốc lá Thăng Long

doc31 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng về thị trường của công ty thuốc lá Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mởđầu Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, một mặt đã tạo cơ hội cho sản phẩm và hàng công nghiệp Việt Nam được tiếp cận, mở rộng thị trường…song cũng tạo ra nhiều khó khăn, thách thức. Sắp tới, khi hội nhập WTO, Việt Nam sẻ phải mở cửa thị trường cho sản phẩm thuốc lá theo cam kết, cho phép nhập khẩu thuốc láđiếu và dần dần dỡ bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan, thuốc lá nội sẽ phải cạnh tranh với thuốc lá nhập khẩu, nhập lậu, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm trong nước. Bên cạnh đó, trào lưu hội nhập kinh tế và khu vực đang diễn ra như một xu thế khách quan. Nó vừa mang lại những cơ hội to lớn, vừa đem lại những thách thức gay gắt cho tiến trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Là nước có nền kinh tếđang phát triển ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam không thểđứng ngoài tiến trình chung đang diễn ra trên toàn cầu. Đảng và Chính phủđã chủ trương đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, chuẩn bị mọi điều kiện để sớm gia nhập WTO, nhằm tạo dựng được thế và lực mới cho đất nước trong thương mại quốc tế, nâng cao vị thế của nước ta trên thương trường quốc tế. Khi trở thành thành viên của WTO, Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường thuốc lá theo cam kết, cho phép nhập khẩu thuốc láđiếu và dần dần dỡ bỏ các rào cản về thuế quan và phi thuế quan. Các tập đoàn thuốc láđa quốc gia với tiềm lực tài chính mạnh, có nhiều kinh nghiệm thâm nhập thị trường, với hệ thống sản phẩm mẫu mãđẹp, đa dạng, đa chủng loại, đa dạng về mức giá và có chất lượng cao là những thách thức lớn đối với thuốc lá Việt Nam khi mở của thị trường. Trong bối cảnh đó, đểđảm bảo ổn định và phát triển bền vững, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm thuốc láđiếu, Công ty thuốc lá Thăng Long cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc lá khác, buộc phải tìm ra cho mình những giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy sản xuát vàtiêu thụ sản phẩm.Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty thuốc lá Thăng Long, Nội dung báo cáo thực tập của em gồm 2 phần: Phần I. Giới thiệu chung về công ty thuốc là Thăng Long Phần II. Thực trạng về thị trường của công ty thuốc lá Thăng Long Phần I GIỚITHIỆUVỀCÔNGTYTHUỐCLÁTHĂNGLONG I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Công ty thuốc lá Thăng Long là doanh nghiệp Nhà nước, thành viên thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam. Là một đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập, công ty cóđầy đủ tư cách pháp nhân theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Tên doanh nghiệp : Công ty thuốc lá Thăng Long. Trụ sở : 235 – Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội. Điện thoại : 04.8584342 – 8584441 Fax : 844 8584344 Tài khoản số : 300 – 033 Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam. Diện tích mặt bằng : 66171 m2 Tổng số cán bộ : 1298 người. Năng lực sản xuất : 451 triệu bao/ năm. Tổng vốn kinh doanh : 114.950.320.522 đồng. Trong đó : Vốn cốđịnh : 82.758.192.746 đồng. Vốn lưu động : 32.192.127.776 đồng. Nộp ngân sách hàng năm : trên 200 tỷđồng. Nhà máy thuốc lá Thăng Long, tên gọi trước đây của Công ty thuốc lá Thăng Long, đã ra đời và chính thức đi vào hoạt động ngày 6 tháng 1 năm 1957 theo quyết định sản xuất thuốc lá số 978-CN/P2 ngày 18 tháng 6 năm 1956 của Cục Công nghiệp nhẹ thuộc BộCông nghiệp. Sau hơn một năm vừa khảo sát tình hình, vừa chuẩn bị, qua ba lần di chuyển địa điểm sản xuất, vượt qua muôn ngàn khó khăn, nhà máy thuốc lá quốc doanh có quy mô lớn đầu tiên đãđược xây dựng, đáp ứng yêu cầu xây dựng CNXH ở miền Bắc, giải quyết những vấn đề cấp thiết của đời sống nhân dân và chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Thời kỳ 1955-1957 được coi là thời kỳ khôi phục kinh tế sau chiến tranh, việc trồng và sản xuất thuốc láở miền Bắc chủ yếu diễn ra một cách tự phát, tồn tại trong thế khép kín, hạn hẹp, không đủ cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ ngày càng gia tăng của nhân dân. Mặt khác, một số hãng thuốc lá tư nhân lại nắm độc quyền sản xuất - kinh doanh, tựý thao túng thị trường, gây không ít khó khăn. Trong gian khổ và thiếu thốn, phương tiện sản xuất lạc hậu, toàn thể cán bộcông nhân viên đã phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, sáng kiến, quyết tâm để những điếu thuốc đầu tiên ra đời. Đây chính là nền móng cho sự hình thành kỹ thuật thuốc lá cũng như sự hình thành một ngành công nghiệp thuốc lá của Việt Nam. Nhà máy chính thức bước vào sản xuất khi đất nước ta đang trong những ngày đầu khôi phục kinh tế, xây dựng CNXH ở miền Bắc, thiếu thốn tri thức kỹ thuật, cơ sở vật chất cũng như lúng túng trước những bí quyết nghề nghiệp của một ngành công nghiệp vừa mới mẻ, vừa phức tạp này. Sau gần một năm lao động khẩn trương và sáng tạo, tháng 9 năm 1959, nhà máy đã hoàn thành khâu thiết kế cơ bản. Công nghiệp thuốc lá XHCN đã ra đời từ sự nỗ lực phi thường của cán bộ công nhân viên nhà máy. Thuốc lá không chỉđáp ứng nhu cầu tiêu dùng của quần chúng lao động mà dần dần trở thành một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế năng động và hiệu quả. Hàng xuất khẩu của Thăng Long đãđược các bạn hàng tín nhiệm, tạo ra vốn ngoại tệ mạnh cho nhà máy, góp phần tháo gỡ những khó khăn về ngân sách do chiến tranh đưa lại. Những thành tích đóđãđưa Thăng Long trở thành đơn vị tiên tiến của Bộ Công nghiệp nhẹ trong nhiều năm liên tục. Sang những năm đầu thập kỷ 80, nét nổi bật của Thăng Long là kết hợp một cách chặt chẽ giữa sản xuất và khoa học kỹ thuật nhằm đạt được hai mục tiêu cơ bản : nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường khối lượng sản phẩm xuất khẩu. Nghiên cứu khoa học đã trở thành một hoạt động quan trọng hàng đầu và không thể thiếu được của nhà máy. Dây chuyền sản xuất được hoàn thiện, năng suất lao động được nâng cao, trình độ kỹ thuật của người lao động được cải thiện đáng kể. Sản phẩm của Thăng Long vừa đa dạng về chủng loại, vừa tin cậy về chất lượng, trong đó các mặt hàng cóđầu lọc xuất hiện ngày càng nhiều. Năm 1984, thuốc Sapa xuất khẩu được xếp hạng A1 trong Hội tuổi trẻ sáng tạo Thủđô, tại Hội chợ triển lãm kinh tế toàn quốc, Du lịch đầu lọc vàĐiện Biên không đầu lọc đạt huy chương bạc. Đây thực sự là những thành quảđáng tự hào của người thợ Thăng Long. Tháng 12 năm 2005, nhà máy thuốc lá Thăng Long đổi tên thành “Công ty thuốc lá Thăng Long”, một loại hình doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán kinh tếđộc lập và làđơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty thuốc láViệt Nam. Sản xuất và kinh doanh trên địa bàn thành phố, Công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng nhưhệ thống các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm đem lại an toàn và lợi ích cho người tiêu dùng. Đánh giá cao thành tích xuất sắc của cán bộcông nhân viên Công ty, Đảng và Nhà nước đã quyết định trao tặng Thăng Long phần thưởng cao quý: Huân chương lao động hạng nhất trong công cuộc xây dựng CNXH vàđổi mới đất nước. Ngày nay, đứng trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu, đểổn định và lớn mạnh, đạt mục tiêu kinh tế do Đảng và Nhà nước đề ra, Công ty thuốc lá Thăng Long đã vàđang từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đem lại lợi ích tối đa cho người tiêu dùng. 2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty thuốc lá Thăng Long Là doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành viên của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam, chức năng quan trọng, chủ yếu của Công ty thuốc lá Thăng Long là sản xuất và kinh doanh thuốc láđiếu trên phạm vi cả nước cũng như các ngành nghề có liên quan theo đúng kế hoạch của Tổng công ty và quy định của Pháp luật. Đây là chức năng cơ bản của một doanh nghiệp sản xuất, đựoc cụ thể hoá thành các nhiêm vụ sau : Thứ nhất,Công ty có nghĩa vụ nhận vốn, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực do Tổng công ty giao, thực hiện các quyết định của Tổng công ty vềđiều chỉnh vốn và các nguồn lực đầu vào, đầu ra phù hợp với các hoạt động của công ty trong từng giai đoạn phát triển cụ thể. Thứ hai, tiến hành thu mua nguyên liệu đầu vào theo chỉ tiêu, quy định, kế hoạch của Tổng Công ty về số lượng, chất lượng, cách thức mua. Tiếp nhận và bảo quản nguyên vật liệu theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo vệ tốt nguyên vật liệu, đảm bảo dự trữđể sản xuất diễn ra bình thường, liên tục. Thứ ba, tổ chức sản xuất theo đúng quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá, thực hiện đầy đủ các quy định về chất lượng sản phẩm, các biện pháp an toàn lao động cũng như các giải pháp bảo vệ môi trường. Thiết lập một hệ thống kho hàng nhằm giữ gìn nguyên vẹn thành phẩm. Thứ tư, thiết lập một mạng lưới kênh phân phối rộng khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước để tiêu thụ sản phẩm nhanh, đáp ứng có hiệu quả nhu cầu người tiêu dùng. Xây dựng hệ thống các đại lý, văn phòng đại diện nhằm đẩy mạnh tiêu thụ. Thứ năm, trực tiếp thực hiện việc điều tra nghiên cứu thị trường, phát triển những thị trường mới đi đ”i với việc nghiên cứu chế tạo những sản phẩm mới đểđáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, Công ty cũng có nhiệm vụ theo dõi việc phân phối, sử dụng thuốc lá, phát hiện những nhược điểm, thiếu sót cũng như những tiêu cực để có những đề nghị cải tiến, khắc phục kịp thời. Thứ sáu,thực hiện công tác hậu cần vật tư phục vụ cho sản xuất : trực tiếp đến các địa phương khảo sát, xem xét, tìm hiểu khả năng thực tế trong việc khoanh vùng sản xuất nguyên liệu cho Công ty, lên kế hoạch đầu tư vốn, kỹ thuật để có thể chủđộng nguồn đầu vào cho sản xuất. Mặt khác, Công ty tham gia đóng góp tích cực trong việc tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Thứ bảy, xây dựng và vận dụng một hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO, hệ thống tiêu chuẩn an toàn đối với môi trường. Đào tạo, nâng cao trình độ kỹ thuật nghiệp vụ, năng lực quản lý cho cán bộcông nhân viên Công ty phù hợp với tình hình mới. Thứ tám, tham gia hoạt động xuất khẩu thuốc lá sang thị trường khu vực và quốc tế theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. Thứ chín,Công ty có nhiệm vụ trích nộp để hình thành các quỹ tập trung của Tổng công ty theo quy định của điều lệ và quy chế tài chính của Tổng Công ty. 3. Tổ chức bộ máy của Công ty thuốc lá Thăng Long Kể từ khi thành lập cho đến nay, bộ máy tổ chức của Công ty đã có nhiều thay đổi để phù hợp với sự phát triển cũng như những biến động to lớn của nền kinh tế. Từ chỗ là một bộ máy quản lýđơn giản, mức độ chuyên môn hóa chưa cao trong nền kinh tế bao cấp, bước sang kinh tế thị trường cạnh tranh mạnh mẽ, Công ty đã có một cơ cấu quản lýđa dạng và thống nhất. Bộ máy tổ chức hiện nay của Công ty gồm : 1 Giám đốc, 2 Phó Giám đốc và các phòng ban chức năng : Phòng kỹ thuật cơđiện Phòng nguyên liệu Phòng KCS Phòng kỹ thuật công nghệ Phòng kế toán – tài chính Phòng hành chính Phòng tiêu thụ Phòng thị trường Phòng kế hoạch Phòng tổ chức Các phân xưởng hoạt động và chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc Công ty : Phân xưởng sợi Phân xưởng bao mềm Phân xưởng bao cứng Phân xưởng Dunhill Phân xưởng cơđiện Phân xưởng chuẩn bị sản xuất Đội xe Đội bốc xếp Đội bảo vệ Sơđồ cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của công ty Đội bảo vệ Đội bốc xếp Đội xe Phân xưởng chuẩn bị SX Phân Xưởng Cơ điện Phân xưởng Dunhil Phân xưởng bao cứng Phân xưởng bao mềm Phân xưởng sợi Phó giám đốc kỹ thuật Phòng kỹ thuật cơđiện Phòng nguyên liệu KCS Phòng kỹ thuật CN Phòng kế toán tài chính Phòng hành chính Phòng tiêu thụ Phòng thị trường Phòng kế hoạch Phòng tổ chức Phó Giám đốc kinh doanh Giám đốc 4. Các nguồn lực của doanh nghiệp 4.1 Tài chính Tài chính doanh nghiệp là một khâu quan trọng của hệ thống tài chính trong nền kinh tế quốc dân, thể hiện các quan hệ tài chính của Công ty: quan hệ giữa Công ty với Nhà nước, với Tổng Công ty, với các thành viên khác trong và ngoài Tổng Công ty và quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp cũng như việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của Công ty. Đứng trước những khó khăn về thị trường cũng như hạn chế của Nhà nước trong những năm gần đây, Công ty thuốc lá Thăng Long vẫn duy trì một mức độổn định và tự chủ tài chính, sản xuất – kinh doanh có hiệu quả. Công ty Thuốc lá Thăng Long hay còn gọi là Công ty TNHH 1 thành viên là 1 doanh nghiệp Nhà nước. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty luôn chiếm trên 60% trong những năm qua. Qua bảng số liệu trên cho thấy quy mô lớn vốn của công ty trong 3 năm qua với nhịp độ tăng đều đặn, năm sau tăng hơn năm trước. Năm 2005, tăng 3,162 tỷđồng tương ứng tăng 2,828% so với năm 2004. Năm 2006, tăng 2,802 tỷđồng, tương ứng 2,44% so với năm 2005. Công ty luôn giữ cơ cấu vốn ở mức ổn định, TSLĐ/TSCĐ là 30%/70%. Đây là kết cấu vốn tương đối hợp lý và an toàn đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc lá trong tình hình hiện nay. Bảng số liệu trên cho thấy qui mô vốn của Công ty trong 3 năm qua tăng với nhịp độđều đặn, năm sau tăng hơn năm trước : năm 2005, vốn cốđịnh là 82,758 tỷđồng, tăng 4,15% so với năm 2003 và tăng 3,32% so với năm 2004. Qui mô vốn lưu động tăng chậm hơn so với vốn cốđịnh, năm 2005 chỉ tăng 2,55% so với năm 2003 và 1,58% so với năm 2004. Vốn tự bổ sung tăng lên qua các năm thể hiện hoạt động kinh doanh của Công ty là có hiệu quả. Công ty đã chủđộng được nguồn vốn cho kinh doanh và mở rộng sản xuất, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, giảm được chi phí và sự phụ thuộc vào bên ngoài. Công ty khai thác nguồn vốn bằng cách chủ yếu là sử dụng vốn chủ sở hữu, tăng các khoản phải trả, phải nộp…Trong tổng số nguồn vốn năm 2005 là 114,950 tỷđồng, vốn chủ sở hữu là 77,282 tỷđồng, chiếm 67,23%. tỷ lệnày cho thấy Công ty có khả năng tài chính ổn định, độc lập tự chủ về vốn cao, ít lệ thuộc vào Tổng Công ty và các đơn vị khác. Bảng 1: Cơ cấu vốn của Công ty qua 3 năm 2004 - 2006 Đơn vị: triệu đồng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh tăng, giảm 2005/2004 So sánh tăng, giảm 2006/2005 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Tổng vốn 111,8 100 114,96 100 117,76 100 3,16 2,83 2,8 2,44 Chia theo sở hữu - Vốn chủ sở hữu 62,17 55,61 77,28 67,22 78,49 66,65 15,11 24,30 1,21 1,56 - Vốn vay 49,63 44,39 37,68 32,78 39,27 33,35 -11,95 -24,08 1,59 4,21 Chia theo tính chất - Vốn cốđịnh 31,7 28,36 32,2 28 33,8 28,7 0,5 1,58 1,6 4,97 - Vốn lưu động 80,1 71,64 82,76 72 83,96 71,3 2,66 3,32 1,2 1,45 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán 4.2 Tình hình nhân lực Trong quá trình phát triển, công ty thuốc lá Thăng Long luôn coi trọng yếu tố con người. Con người lao động có tri thức, được chăm lo chu đáo sẽ quyết định sự thành bại trong sản xuất, trong dt dm công nghệ. Trong công tác quy hoạch và xây dựng đội ngũ cán bộ, lãnh đạo công ty luôn chú trọng tới tiêu chí trình độ. Đây chính là tầm nhìn về sự phát triển lâu dài và bền vững cảu công ty. Hiện nay, tổng số lao động của công ty là 1244 người được chia làm 2 bộ phận: - Công nhân trực tiếp sản xuất có 852 người, chiếm 68,5%. - Cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ có 392 người, chiếm khoảng 31,5%. Nhận xét: nhìn chung, Công ty Thuốc lá Thăng Long là một công ty cóđội ngũ cán bộ có trình độ cao, năng động, sáng tạo. Hằng năm, toàn công ty c ó hàng nghìn sáng kiến để giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong đó khoảng một phần năm ý kiến được áp dụng đã giúp công ty tiết kiệm được hàng tỷđồng. Tuy nhiên, do hoạt động xuất khẩu của công ty mới được quay lại hoạt động trong 5 năm gần đây nên cán bộ nghiên cứu tt, đặc biệt là tt xuất khẩu còn thiếu cả về số lượng và chất lượng. Bảng 2: Cơ cấu nhân lực của Công ty qua 3 năm 2004 - 2006 Đơn vị: người Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh tăng, giảm 2005/2004 So sánh tăng, giảm 2006/2005 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Tổng số lao động 1097 100 1169 100 1244 100 72 6,56 75 6,42 Phân theo giới tính - Nam 380 34,64 438 37,47 468 37,62 58 15,26 30 6,85 - Nữ 717 65,36 731 62,53 776 62,38 14 1,95 45 6,16 Phân theo trình độ - Đại học và trên đại học 119 10,86 122 9,59 132 10,6 3 2,52 10 8,19 - Cao đẳng và trung cấp 281 25,61 297 25,40 327 26,28 16 5,69 30 10,10 - PTTH hoặc trung học cơ sở 697 63,53 750 65,01 858 63,12 53 7,6 108 14,4 Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự 4.3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm những máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho tang, văn phòng... trong công ty. Trong nhiều năm qua công tác đầu tư khoa học công nghệ của Công ty Thuốc lá Thăng Long tiếp tục được đẩy mạnh. Hàng chục các loại các loại máy móc mới được bổ sung. Ta có thể qua bảng thống kê sau: Bảng 3: Thống kê máy móc thiết bị của công ty Năm đưa vào sản xuất Tên máy móc thiết bị và các hoạt động đầu tư Số lượng (cái) Công suất thiết kê Đơn vị 1993 Hệ thống điều hoà: Máy DAIKIN FR40J 5 Là hơi Tây Đức 2 4,6 Tấn/giờ Máy nén khí 2 10 cm2/phút Hệ thống điện Dây chuyền sợi Trung Quốc 1 3000 Kg sợi/giờ Dây chuyền sản xuất thuốc lá Dunhill 1994 Máy đóng tút bao cứng Lắp đặt hệ thống nồi hơi Lắp đặt hệ thống điều hoá cho kho thành phẩm 2001 Máy nén khí Máy ép sợi 1 6 2002 Trung tu, đại tu lại tất cả các máy chế biến sợi Chế tạo máy cắt, in logo 2003 Lắp đặt thiết bị nén khí Thi công mới đường dây điện cho phân xưởng cơđiện 2004 Dây truyền đóng bao 10 điếu đồng bộ Máy cắt bong kính Hệ thống băng tải rung cho phân xưởng sợi Máy biến áp công suất lớn Dây chuyền máy đóng túi bóng kính 1 1 2005 Sửa chữa bảo dưỡng 105 hạng mục tại các xưởng sản xuất chính Dây chuyền đóng bao 10 điếu đồng bộ 2 Chiến lược đầu tư chiều sâu được thực hiện với phương châm: Đầu tưđúng hướng, có trọng điểm, đạt được hiệu quả, phù hợp với nhu cầu thịtrường và phương hướng phát triển, khả năng tài chính như trình độ quản lý của đơn vị. Đầu tưđi đôi với việc quản lý, bảo dưỡng sửa chữa, chế tạo thiết bị theo kế hoạch phục vụ tốt nhất yêu cầu của sản xuất. Nhận xét: Công ty Thuốc lá Thăng Long đã xác định hướng đi đúng đắn trong công tác đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật. Xác định được chính xác các yêu cầu, vấn đề quan trọng của 1 công ty sản xuất thuốc lá làđi vào nâng cao chất lượng thuốc bằng việc cải tiến, đầu tư vào dây chuyền sản xuất sợi - một yếu tố then chốt. Việc đầu tư có sự học hỏi, tính toán ở các quốc gia có nền khoa học cao và bằng tinh thần sáng tạo của chính những cán bộ màđã có thể cải tiến, tiết kiệm hàng trục triệu USD cho công ty. Đặc biệt, trong những năm gần đây những máy móc được đưa vào hoạt động đều là những máy móc hiện đại để sản xuất thuốc lá phục vụ xuất khẩu. Đây là bước đi mạnh dạn vàđúng đắn. Tuy nhiên, hạn chế có thể thấy làđó là việc đưa ra và thay đổi nhiều mẫu mã của các thuốc làm việc cải tiến và thay thế máy móc phức tạp tốn kém. Ngoài ra, việc đưa những máy móc thiết bị mới vào để sản xuất phục vụ cho công tác xuất khẩu chủ yếu là sản xuất thuốc bao 10 điếu nên giá trị công nghiệp chưa cao. 4. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty những năm gần đây Mặc dù kinh tế thị trường có nhiều biến động khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nhưng nhờ sự phấn đấu nỗ lực hết mình của Ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộcông nhân viên, nên trong 5 năm gần đây Công ty luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu của Công ty và Tổng Công ty giao cho, thực hiện đầy đủ các mục tiêu kinh tế – xã hội. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện một cách khái quát trong bảng sau : Bảng 4: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2004 - 2006 STT Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh tăng, giảm 2005/2004 So sánh tăng, giảm 2006/2005 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % 1 Giá trị tổng sản lượng Triệu đồng 756.565 937.677 992.236 181112 23,94 54.559 5,81 2 Doanh thu tiêu thụ triệu đồng 778.030 909.520 953.030 131499 16,90 43510 4,78 3 Tổng số lao động người 1097 1169 1244 72 6,56 75 6,42 4 Tổng vốn kinh doanh bình quân 4a. Vốn cốđịnh bình quân 4b. Vốn lưu động bình quân triệu đồng 111.800 80.100 31.7
Tài liệu liên quan