Vốn đầu tư công là một trong những nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội,
đặc biệt đối với tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong năm tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung, đang tập trung huy động nguồn lực cho phát triển để trở thành một trong
những tỉnh, thành phát triển của cả nước. Bài viết sẽ tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng,
đánh giá thực trạng vốn đầu tư công giai đoạn 2000-2009 và dự báo nhu cầu vốn đầu tư công
giai đoạn 2011-2020.
Đầu tư công là các khoản chi của Chính phủ để cung ứng hàng hóa, dịch vụ
công cộng. Theo kết quả nghiên cứu của một số chuyên gia trên thế giới về ảnh hưởng
của đầu tư công đến đầu tư tư nhân tại các nước đang phát triển cho thấy trung bình
tăng 10% đầu tư công sẽ tác động tăng trưởng 2% đầu tư tư nhân.
Vốn đầu tư công trong bài viết này bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn của
doanh nghiệp nhà nước, tín dụng đầu tư phát triển của Chính phủ và nguồn vốn viện trợ
nước ngoài cho đầu tư phát triển (ODA và NGO) do Chính phủ quản lý.
12 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1997 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực trạng vốn đầu tư công tỉnh thừa thiên huế và một số dự báo nhu cầu giai đoạn 2011-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
123
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62A, 2010
THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
VÀ MỘT SỐ DỰ BÁO NHU CẦU GIAI ĐOẠN 2011-2020
Trần Viết Nguyên
Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
TÓM TẮT
Vốn đầu tư công là một trong những nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội,
đặc biệt đối với tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong năm tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung, đang tập trung huy động nguồn lực cho phát triển để trở thành một trong
những tỉnh, thành phát triển của cả nước. Bài viết sẽ tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng,
đánh giá thực trạng vốn đầu tư công giai đoạn 2000-2009 và dự báo nhu cầu vốn đầu tư công
giai đoạn 2011-2020.
Đầu tư công là các khoản chi của Chính phủ để cung ứng hàng hóa, dịch vụ
công cộng. Theo kết quả nghiên cứu của một số chuyên gia trên thế giới về ảnh hưởng
của đầu tư công đến đầu tư tư nhân tại các nước đang phát triển cho thấy trung bình
tăng 10% đầu tư công sẽ tác động tăng trưởng 2% đầu tư tư nhân.
Vốn đầu tư công trong bài viết này bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn của
doanh nghiệp nhà nước, tín dụng đầu tư phát triển của Chính phủ và nguồn vốn viện trợ
nước ngoài cho đầu tư phát triển (ODA và NGO) do Chính phủ quản lý.
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư công tỉnh Thừa Thiên Huế
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 của Đảng Cộng sản Việt Nam
xác định mục tiêu về kết cấu hạ tầng phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội,
quốc phòng, an ninh và có bước đi trước. Kinh tế nhà nước phải được đổi mới và phát
triển để thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng,
là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Tập trung đầu tư cho
kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và một số cơ sở công nghiệp quan trọng. Doanh nghiệp
nhà nước giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học, công
nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế-xã hội, chấp hành pháp luật.
Nhà nước đã tập trung huy động nhiều nguồn vốn khác nhau đầu tư kết cấu hạ
tầng và tăng cường phân cấp, uỷ quyền cho các ngành, địa phương, chủ đầu tư chủ động
hơn trong thực hiện đầu tư công. Tuy nhiên, việc quy định rải rác ở nhiều văn bản luật
khác nhau, nội dung quy định về đầu tư công chưa đầy đủ đã gây khó khăn trong thực hiện.
124
- Vốn đầu tư công của Việt Nam không ngừng tăng nhanh, nhờ vậy vốn đầu tư
công Trung ương đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế tăng theo. Nguồn vốn đầu tư công
tăng nhanh, đặt ra vấn đề lớn là hiệu quả sử dụng vốn, tỷ lệ huy động vốn đầu tư so với
GDP đã tăng ở mức cao làm tăng tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước.
- Vị trí, địa hình Thừa Thiên Huế bị chia cắt mạnh, mùa mưa trùng với mùa bão
lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa lớn thường gây ra lũ lụt và ngập úng, làm
thiệt hại kết cấu hạ tầng, hạn chế thời gian thi công công trình và suất đầu tư xây dựng
hạ tầng cao. Tuy vậy, với lợi thế ở vị trí trung độ trên trục giao thông quan trọng của cả
nước, trong hành lang kinh tế Đông – Tây, có thành phố Huế là cố đô, thành phố festival,
đô thị loại I, trong tương lai là đô thị hạt nhân của thành phố Thừa Thiên Huế trực thuộc
Trung ương nên có cơ hội lớn thu hút, huy động vốn đầu tư.
- Sự phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế những năm qua đã tăng nguồn
huy động vốn đầu tư công và các nguồn khác, đồng thời làm tăng nhu cầu vốn đầu tư xã
hội.
- Các nhà thầu trên địa bàn vừa đóng góp nguồn thu ngân sách nhà nước vừa
tham gia thực hiện các dự án đầu tư công, giữ vai trò quan trọng đến chất lượng, tiến độ
thực hiện và hiệu quả đầu tư công trên địa bàn. Mặt khác, đầu tư công lại kích thích,
thúc đẩy các nhà thầu trên địa bàn tỉnh phát triển. Tuy nhiên, lực lượng này chủ yếu vẫn
là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực quản lý, thiết bị, công nghệ còn thiếu và yếu.
2. Thực trạng đầu tư công ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000 - 2009
2.1. Công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư công
- Các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công đã có nhiều tiến bộ về tổ chức bộ
máy, quản lý, trình độ chuyên môn và sự phối hợp đặc biệt là từ khi thực hiện chương
trình cải cách hành chính. Song vẫn chưa đáp ứng so với yêu cầu phát triển.
- Tỉnh đã ban hành danh mục các chương trình, dự án trọng điểm kế hoạch 5
năm đã tạo điều kiện chủ động trong huy động, bố trí vốn và thực hiện các chương trình,
dự án. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
lập trong năm 2008 kèm danh mục dự án là cơ sở định hướng đầu tư trên địa bàn tỉnh.
- Công tác kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư đã được tập trung thực hiện nên
ngày càng tiến bộ, số lượng dự án đầu tư thực hiện công tác báo cáo đánh giá, giám sát
đầu tư tăng nhanh, qua đó đã phát hiện, khắc phục những yếu kém, thiếu sót trong quản
lý, nhưng vẫn còn khoảng 20% số lượng dự án chưa thực hiện theo quy định.
* Theo giá thực tế, số vốn đầu tư công cả nước tăng nhanh giá trị từ 30.447 tỷ đồng năm 1995 lên 89.417
tỷ đồng năm 2000 và 175.435 tỷ đồng năm 2008 nhưng lại giảm mạnh về tỷ trọng từ 51,9% năm 2000
xuống còn 22,7% năm 2009 trong tổng vốn đầu tư do sự phát triển mạnh mẽ các các thành phần kinh tế
khác. (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
125
2.2. Về huy động vốn đầu tư công tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000-2009
Biểu đồ 1. Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP tỉnh Thừa Thiên Huế
TỶ LỆ % VỐN ĐẦU TƯ/GDP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-
10,00
20,00
30,00
40,00
50,00
60,00
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Nguồn: Tính toán từ nguồn số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục Thống kê tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2000-2009 là 36.975 tỷ đồng, tăng từ 1.288 tỷ đồng
năm 2000 lên 7.243 tỷ đồng năm 2009, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 22,99% (theo
giá thực tế), trong đó vốn đầu tư công tăng bình quân 14,33%, vốn đầu tư ngoài nhà
nước tăng bình quân 52,3% do vậy tỷ trọng vốn đầu tư công giảm nhanh.
Tình hình huy động một số nguồn vốn đầu tư công như sau:
- Thu ngân sách nhà nước tỉnh theo giá thực tế tăng nhanh từ 1.264 tỷ đồng năm
2000 lên 3.915 tỷ đồng năm 2009, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 17,98%. Thu ngân
sách nhà nước địa phương tăng từ 306 tỷ đồng năm 2000 lên 2.570 tỷ đồng vào năm
2009, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 26,48% (theo giá thực tế). Tỷ lệ huy động
nguồn ngân sách nhà nước nội địa từ GDP tỉnh đạt 12,99% (thấp hơn nhiều so với bình
quân cả nước) tăng dần từ 8,84% năm 2000 lên 15,72% năm 2009. Chi ngân sách địa
phương tăng bình quân giai đoạn này là 11,2%, trong đó chi đầu tư phát triển (chiếm
19,88%) giảm bình quân hàng năm 4,85%.
Thu ngân sách nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2000 xếp thứ 20 so với 61
tỉnh, thành phố cả nước, xếp thứ 4 so với 14 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung. Đến
năm 2007, xếp thứ 19 so với 64 tỉnh, thành phố cả nước và thứ 5 khu vực miền Trung,
so với năm 2000, năm 2007 thu ngân sách nhà nước tỉnh tăng vị trí so với cả nước
nhưng giảm so với khu vực. Dự toán thu ngân sách nhà nước tỉnh năm 2009 là 1.945 tỷ
đồng xếp thứ 19 so cả nước và thứ 8 trong khu vực miền Trung, dự toán thu năm 2010
là 2.301 tỷ đồng xếp thứ 22 cả nước và xếp thứ 8 khu vực miền Trung.
Mức bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương trong thời kỳ ổn định ngân sách
2007-2010 của tỉnh là 311,193 tỷ đồng xếp thứ 49 so với các tỉnh, thành phố trong cả
nước. Bổ sung có mục tiêu của Trung ương theo dự toán năm 2009 là 738,034 tỷ đồng
xếp vị trí thứ 14, bổ sung năm 2010 là 893,126 tỷ đồng xếp thứ 24 cả nước.
Nhìn chung, thu ngân sách nhà nước tỉnh tuy đã tăng qua các năm nhưng vẫn ở
mức thấp so với các tỉnh, thành trong cả nước, chưa đáp ứng nhu cầu chi đầu tư phát
126
triển. Tỷ trọng vốn đầu tư trong nguồn ngân sách nhà nước tỉnh giảm nhanh qua các
năm, mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương còn thấp.
- Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện các dự án quan trọng về giao
thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục và đào tạo, được bố trí từ năm 2003 đến nay đã góp phần
quan trọng vào phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh. Nguồn vnày thường được bổ sung
chậm gây khó khăn cho thực hiện trong điều kiện tỉnh thường hay bị mưa, lũ kéo dài.
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức phi
chính phủ được bố trí tăng và sử dụng tương đối ổn định từ năm 2000 đến nay góp phần
quan trọng vào đầu tư cơ sở hạ tầng. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi được bố trí từ năm
2000 đến nay, tăng nhanh kể từ năm 2006 và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư
công của tỉnh. Nguồn vốn đầu tư tự có của doanh nghiệp nhà nước huy động từ 435 tỷ
đồng (2005) lên 550 tỷ đồng (2008), tốc độ tăng chậm (4,14% năm 2006, 17,22% năm
2007 và 3,58% năm 2008). Nguồn này tuy nhỏ song là cơ sở quan trọng để doanh
nghiệp huy động nhiều nguồn khác tăng đầu tư phát triển trong thời gian qua.
2.3. Về sử dụng vốn đầu tư công tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000-2009
2.3.1. Giá trị vốn đầu tư công sử dụng qua các năm
Vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh thực hiện giai đoạn 2000-2009 là 19.802 tỷ
đồng chiếm 53,55% tổng vốn đầu tư, trong đó địa phương quản lý là 12.732 tỷ đồng
chiếm tỷ lệ 64,4%, Trung ương quản lý chiếm 35,6%. Tốc độ tăng bình quân hàng năm
là 14,33% tăng, giảm không ổn định, trong đó vốn địa phương quản lý tăng bình quân
16,75%; vốn Trung ương quản lý tăng bình quân 13,27%. Cụ thể như sau:
Nguồn ngân sách nhà nước đầu tư là 13.054 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm
17,98%, tăng giảm không ổn định, bao gồm: nguồn ngân sách Chính phủ giao là 3.335
tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 20,8%; nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc
gia là 726 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 18,86%, nguồn này rất quan trọng trong an
sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo; nguồn vốn trái phiếu Chính phủ là 537,9 tỷ đồng, tăng
bình quân hàng năm 88,74%.
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là 3.545 tỷ đồng, tăng bình quân
hàng năm 17,48%. Nguồn vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO) là 523 tỷ đồng,
tăng bình quân hàng năm 29,24%, nguồn này không lớn nhưng góp phần quan trọng
trong hỗ trợ dân sinh, tập trung trong lĩnh vực y tế, phát triển nông thôn, rà phá bom
mìn, biến đổi khí hậu, hỗ trợ trẻ em.
Nguồn vốn đầu tư tín dụng ưu đãi là 2.680 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng
năm là 85,14%, đạt mức cao nhưng biến động mạnh qua các năm.
Các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn đã thể hiện vai trò chủ đạo trong đầu
tư phát triển trên địa bàn tỉnh như các doanh nghiệp về bưu chính, viễn thông (VNPT,
Vinaphone, Viettel), điện, giao thông đường bộ, đường sắt, đường không, cấp và thoát
nước, lâm nghiệp…là lực lượng nòng cốt trong xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn
tỉnh như bưu chính viễn thông, điện, nước, giao thông, quản lý tài nguyên rừng…
127
2.3.2. Kết quả đầu tư qua một số chương trình, dự án quan trọng và hiệu quả
đầu tư công của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000-2009.
- Kết quả đầu tư công qua một số chương trình, dự án quan trọng:
Công trình hầm đường bộ qua đèo Hải Vân một trong mười hầm đường bộ lớn
nhất châu Á, cùng với các công trình đã và đang xây dựng như nâng cấp Quốc lộ 1A,
đường tránh thành phố Huế, đường La Sơn – Nam Đông, đường 74, đường 71, Quốc lộ
49A, Quốc lộ 49B, cầu đường bộ qua sông Hương, hình thành những tuyến giao thông
huyết mạch, rút ngắn khoảng cách, giảm thiểu chi phí đi lại, vận chuyển giữa các vùng,
miền trên địa bàn tỉnh và cả nước. Hồ Tả Trạch là công trình có quy mô lớn giữ vai trò
quan trọng trong điều hoà nguồn nước ngọt và chống hạn, giảm lũ phục vụ sản xuất và
sinh hoạt nhân dân.
Các dự án xây dựng, nâng cấp cảng hàng không Phú Bài, Đại học Huế, Bệnh
viện Trung ương Huế, ký túc xá sinh viên, nhà ở cho người có thu nhập thấp, bệnh viện
đa khoa huyện, liên huyện, kiên cố hoá trường học,..khi hoàn thành góp phần quan
trọng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và phát triển
kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh.
Trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến nay, tỉnh đã đầu tư xây dựng 2 khu
kinh tế, 4 khu công nghiệp, 3 cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, 3 khu đô thị
mới, 4 khu chung cư, 8 khu dân cư, 52 khu tái định cư,...tạo điều kiện huy động, thu hút
đầu tư trên địa bàn tỉnh. Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô theo quy hoạch sẽ được xây
dựng thành thành phố phía nam, là động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh, sau 4 năm
hoạt động đã thu hút được 34 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 32.791 tỷ đồng
(2,05 tỷ đô la Mỹ), vốn thực hiện 2.065 tỷ đồng. Để Khu kinh tế này phát triển theo quy
hoạch, nhu cầu đầu tư công rất lớn (tổng mức đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng được phê
duyệt đến nay là 2.085 tỷ đồng nhưng đến cuối năm 2009 mới bố trí 964 tỷ đồng), hiệu
quả đầu tư có thể thấy rõ nhưng vốn đầu tư công bố trí chưa đáp ứng nhu cầu.
Kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, điện, nước, các cơ sở giáo dục đào tạo, y tế
phát triển nhanh, mật độ hạ tầng giao thông toàn tỉnh đạt 0,66km/km2, 68% xã bê tông
hoá và nhựa hoá đường liên thôn trên 50%, tỷ lệ kiên cố hoá kênh mương đạt trên 51%,
100% xã có đường đến trung tâm xã, 98% hộ sử dụng điện, 85% hộ sử dụng nước hợp
vệ sinh trong đó 59% số hộ sử dụng nước sạch, 100% xã có trạm y tế với tỷ lệ kiên cố
hoá 44%, 69,5% xã có chợ nông thôn, 100% xã có trường mầm non tỷ lệ kiên cố hoá
92%, 100% xã có trường tiểu học tỷ lệ kiên cố hoá 99%, 67% xã có trường trung học cơ
sở tỷ lệ kiên cố hoá 80%, 13% xã có trường trung học phổ thông tỷ lệ kiên cố hoá 100%,
sóng phát thanh truyền hình, hạ tầng viễn thông phủ đến 100% thôn, xã; hạ tầng các đô
thị, khu dân cư tập trung được đầu tư, xây dựng góp phần sắp xếp, ổn định cho các hộ
dân ở những vùng phải di dời, giải toả, vùng sạt lở, thiên tai.
Việc đầu tư các dự án nêu trên làm thay đổi nhanh kết cấu hạ tầng đô thị và nông
thôn trên địa bàn, đảm bảo an sinh xã hội, thu hút đầu tư, góp phần phát triển kinh tế-xã
128
hội trên địa bàn. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng dàn trải trong đầu tư, nhiều dự án trọng
điểm triển khai thực hiện chậm, kéo dài, việc đền bù giải phóng mặt bằng còn chậm.
CHỈ SỐ ICOR TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-
0,37
3,33
3,57
4,04
3,50
2,74
3,42
3,08
1,90
3,34
-
0,50
1,00
1,50
2,00
2,50
3,00
3,50
4,00
4,50
19
99
20
00
20
01
20
02
20
03
20
04
20
05
20
06
20
07
20
08
20
09
Năm
CHỈ SỐ ICOR
Biểu đồ 2. Chỉ số ICOR tỉnh Thừa Thiên Huế
Nguồn số liệu: Tính toán từ số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục Thống kê tỉnh
Thừa Thiên Huế.
- Hiệu quả đầu tư công: mặc dù tỷ trọng vốn đầu tư đạt ở mức cao so với tổng
sản phẩm nội địa (giai đoạn 2000-2009 đạt 47,58%), nhưng chỉ số ICOR - hệ số gia
tăng giữa vốn và tổng sản phẩm quốc nội tỉnh đạt ở mức thấp (biểu đồ 2), phản ánh
đúng thực trạng thiếu vốn đầu tư phát triển, việc sử dụng vốn đầu tư của tỉnh đạt được
hiệu quả cao, nhu cầu vốn đầu tư cho tăng trưởng còn rất lớn, tốc độ tăng trưởng GDP
cao hơn nhiều tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư (biểu đồ 3).
TĂNG TRƯỞNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ GDP
-
2.000
4.000
6.000
8.000
10.000
12.000
14.000
16.000
18.000
20
00
20
01
20
02
20
03
20
04
20
05
20
06
20
07
20
08
20
09
Năm
G
iá
t
rị GDP theo giá thực tế
Tổng vốn đầu tư
Biểu đồ 3. Tăng trưởng vốn đầu tư và GDP tỉnh Thừa Thiên Huế
Nguồn số liệu: Tính toán từ số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục Thống kê tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Vốn đầu tư công đã góp phần quan trọng trong khuyến khích, thúc đẩy các thành
phần kinh tế khác đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội.
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Những kết quả đạt được
- Vốn đầu tư công huy động và sử dụng qua các năm đạt mức tăng trưởng khá,
nhờ vậy đã đầu tư cho nhiều dự án, giá trị đầu tư mỗi dự án, công trình ngày càng lớn,
hiệu quả sử dụng vốn ngày càng cao; chất lượng dự án, công trình ngày càng được nâng
129
cao. Việc đầu tư xây dựng trong giai đoạn qua vừa tương đối toàn diện, rộng khắp qua
nhiều ngành, lĩnh vực, địa phương vừa tập trung có trọng tâm, trọng điểm vào một số
ngành, vùng động lực, điểm nhấn quan trọng cho sự phát triển. Các chương trình, dự án
trọng điểm, nhất là các dự án phát triển kết cấu hạ tầng đã được thực hiện có kết quả.
Nguồn vốn đầu tư công góp phần kích thích thúc đẩy đầu tư của các thành phần
kinh tế khác, đóng góp quan trọng vào thay đổi nhanh chóng bộ mặt đô thị, cơ sở hạ
tầng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội tỉnh.
- Việc phân giao kế hoạch vốn đầu tư công được triển khai ngay càng đồng bộ,
nhanh hơn, vốn bố trí đã tập trung hơn cho các dự án hoàn thành, quan trọng, cấp bách.
- Các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công đã có nhiều tiến bộ về tổ chức bộ
máy, trình độ quản lý, chuyên môn và sự phối hợp.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2020 kèm danh mục
dự án đầu tư ưu tiên nghiên cứu đầu tư đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 là văn
bản quan trọng trong định hướng đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh.
- Nợ tồn đọng đối với các dự án đã được tập trung xử lý.
Nguyên nhân của kết quả đạt được:
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã định
hướng, tạo thuận lợi cho huy động và sử dụng vốn đầu tư công. Các văn bản pháp luật
về đầu tư xây dựng được ban hành, sửa đổi liên tục đã tạo khung pháp lý quan trọng
trong thực hiện và hoạch định chính sách quản lý, huy động và sử dụng vốn đầu tư công.
- Việc tăng cường phân cấp, uỷ quyền đã tạo điều kiện cho các ngành, địa
phương, chủ đầu tư chủ động trong thực hiện, cùng với chương trình cải cách thủ tục
hành chính của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2001-2010 thực sự đẩy nhanh tiến độ
thực hiện, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư công.
- Nguồn vốn huy động và sử dụng đầu tư công của nước ta trong thời gian qua
tăng nhanh, Trung ương đầu tư xây dựng nhiều công trình trên địa bàn và hỗ trợ vốn đầu
tư công ngày càng cao.
- Tình hình kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, tỷ lệ nguồn thu ngân sách nhà
nước trong GDP ngày càng tăng là cơ sở quan trọng tăng nguồn huy động vốn đầu tư
công và huy động vốn xã hội tham gia đầu tư phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
- Công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng của tỉnh có nhiều tiến bộ. Tổ
chức, bộ máy các cơ quan quản lý ngày càng được kiện toàn, nâng cao năng lực, đội
ngủ cán bộ quản lý nhà nước tại các sở, ngành ngày càng được tăng cường, các chủ đầu
tư được thành lập, kiện toàn theo hướng chuyên nghiệp hoá.
- Sự tập trung thực hiện, đúc rút kinh nghiệm và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
kịp thời của các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ đầu tư, sự phát triển của lực lượng
nhà thầu trên địa bàn là những nguyên nhân quan trọng góp phần vào kết quả đạt được.
2.4.2. Những tồn tại, yếu kém
- Thu ngân sách hàng năm tăng cao nhưng chưa đáp ứng nhu cầu chi, chi đầu tư
130
phát triển còn dựa chủ yếu vào sự hỗ trợ của Trung ương.
- Nhiều công trình nhà thầu không bố trí đủ nhân lực, thiết bị nên thi công chậm.
Chủ đầu tư chưa có biện pháp hữu hiệu và cương quyết trong xử lý vi phạm, một số chủ
đầu tư năng lực yếu kém (nhất là các chủ đầu tư nhỏ, lẻ).
- Tình trạng vi phạm quy định về đầu tư công vẫn ở mức khá cao, chưa được xử
lý nghiêm và những bất cập trong công tác lựa chọn nhà thầu, năng lực yếu kém của các
nhà thầu làm chậm tiến độ thực hiện, giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.
Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém:
- Việc quy định rãi rác ở nhiều văn bản luật khác nhau, nội dung chưa đầy đủ lại
điều chỉnh nhiều lần, thiếu ổn định gây khó khăn cho việc thực hiện. Thủ tục đầu tư xây
dựng còn phức tạp trong khi nhiều chủ đầu tư thiếu chuyên nghiệp và năng lực nhà thầu
còn hạn chế. Các định mức, đơn giá chậm được ban hành, điều chỉnh giá không theo kịp
với biến động thị trường làm kéo dài thời gian điều chỉnh dự án.
- Công tác quy hoạch, đầu tư cho phát triển, nhất là đô thị Huế chưa được quan
tâm đúng m