Báo cáo Tiếp xúc nghề quản trị nhà hàng khách sạn Tonwer

Hà Nội Tonwer là một Khách sạn lớn được thành lập trên nguồn vốn của Ngân sách nhà nước với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ nhân viên dưới sự lãnh đạo sáng suốt củ ban lãnh đạo Khách sạn Khách sạn luôn luôn đạt thành tích kinh doanh tốt trong nhều năm liền, có hiệu quả kinh tế cao. Hà Nội Tonwer luôn luôn hoạt động theo chỉ tiêu Khách hàng là thượng đế Khách hàng luôn luôn đúng Sản phẩm của ngành du lịch cũng như của Hà Nội Tonwer là dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng của Khách sạn Khách sạn có nhà hàng, quầy bar thương gia, các đoàn làm việc trong và ngoài nước. Hà Nội Tonwer là một trong những Khách sạn lớn có uy tín ở thành phố Hà Nội. Nằm ở gần Hồ Gươm một trong những hồ lớn nhất ở Hà Nội nằm ở quận Hoàn Kiếm là quận trung tâm. Những điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho du khách trong việc đi lại đến các trung tâm văn hoá chính trị kinh tế thương mại, ngân hàng , ngoại giao công sở tham quan du lịch. Hà Nội Tonwer có 28 phòng ngủ đầy đủ tiện nghi , 4 tầng mỗi tầng có 7 phòng, tầng trệt là nhà hàng và quầy bar.

doc21 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Tiếp xúc nghề quản trị nhà hàng khách sạn Tonwer, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Chương I Tổng quát về Hà Nội Tonwer Chương II Mô hình kinh doanh của Hà Nội Tonwer Chương IIi Đặc điểm nguồn nhân lực Chương IV Kết quả thực trạng kD của khách sạn thời gian qua Chương V Công việc phục vụ bàn tại Khách sạn Chương VI Nội dung và kết quả thực tập tại Khách sạn và kết luận Lời mở đầu Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô Trường cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành bản báo cáo này cũng như những hướng dẫn của thầy cô trong quá trình tôi học tại trường trong thời gian vừa qua. Như các bạn biết du lịch học là ngành đa dạng và phong phú, du lịch học đã góp phần tạo dựng nên nhhững tài năng trong ngành du lịch cho đất nước. Như các doanh nhân tài năng trong lĩnh vực kinh doanh du lịch , các hướng dẫn viên – người giới thiệu về phòng tục tập quán truyền thống của đất nước ta do các du khách trong và ngoài nước trên thế giới hay những đầu bếp tài năng trong nền văn hoá ẩm thực Việt Nam. Giúp cho bạn bè thế giới có thể hiểu hơn về đất nước ta qua những món ăn thức uống Việt Nam và xã hội càng phát triển thì nhu cầu đấp ứng về giải trí càng cao do đó mà du lịch ra đời phát triển. Ngày nay người ta đi du lịch không chỉ là hưởng thụ mà còn là cơ hội để tìm hiểu học hỏi giao lưu giữa các nền văn hoá phong tục của các dân tộc với nhau. Việt Nam là một trong những nước đang phát triẻn về ngành du lịch. Nhưng kết quả mà Việt Nam đã đạt được thể hiện rõ rệ một sự tiến bộ lớn trong nhận thức về tầm quan trọng của du lịch ngày nay. Du lịch thành công bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như các địa danh thắng cảnh, dịch vụ giải trí, nhà hàng khách sạn. Trong đó nhà hàng khách sạn đóng vai trò không thể thiếu trong việc quyết định du lịch thành công. Trong bản báo cáo này tôi xin được thu gọn lại trong lĩnh vực tôi đang nghiên cứu và học tập đó là ngành Quản trị nhà hàng Khách sạn mà cụ thể trong bài giới thệu về “Hà Nội Tonwer” Chương I Tổng quát về Hà Nội Tonwer Hà Nội Tonwer là một Khách sạn lớn được thành lập trên nguồn vốn của Ngân sách nhà nước với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ nhân viên dưới sự lãnh đạo sáng suốt củ ban lãnh đạo Khách sạn Khách sạn luôn luôn đạt thành tích kinh doanh tốt trong nhều năm liền, có hiệu quả kinh tế cao. Hà Nội Tonwer luôn luôn hoạt động theo chỉ tiêu Khách hàng là thượng đế Khách hàng luôn luôn đúng Sản phẩm của ngành du lịch cũng như của Hà Nội Tonwer là dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng của Khách sạn Khách sạn có nhà hàng, quầy bar thương gia, các đoàn làm việc trong và ngoài nước. Hà Nội Tonwer là một trong những Khách sạn lớn có uy tín ở thành phố Hà Nội. Nằm ở gần Hồ Gươm một trong những hồ lớn nhất ở Hà Nội nằm ở quận Hoàn Kiếm là quận trung tâm. Những điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho du khách trong việc đi lại đến các trung tâm văn hoá chính trị kinh tế thương mại, ngân hàng , ngoại giao công sở tham quan du lịch. Hà Nội Tonwer có 28 phòng ngủ đầy đủ tiện nghi , 4 tầng mỗi tầng có 7 phòng, tầng trệt là nhà hàng và quầy bar. Do đặc điểm nên hệ thống của khách sạn được phân ra khá rõ ràng. Mối quan hệ giữa các vị trí công việc được mô tả qua cơ cấu quản lý mang tính năng động, có hiệu quả nhàm đảm bảo về nguyên tắc trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng ở tất cả các phòng ban. Nhằm tránh mâu thuẫn trong tổ chức đạt được mục tiêu đề ra khách sạn đã xây dựng một hệ thống quản lý gọn nhẹ đảm bảo tính năng động hiệu quả cao. Bao gồm: Giám đốc Phó giám đốc Bộ phận kế toán, kiểm soát tài chính Bộ phận nhà hàng, nhà bếp Bộ phận lễ tân Bộ phận buồng Bộ phận An ninh bảo vệ Chương II Mô hình kinh doanh của Hà Nội Tonwer Mô hình kinh doanh của Hà Nội Tonwer Do đặng trưng của nhành kinh doanh khách sạn là cung cấp các dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu cần thiết của cuộc sống như nơi lưu trú, nghỉ ngoai, ăn uống và nhu cầu cần bổ sung khác của khách sạn du lịch. Do vậy, mô hình kinh doanh quyết định phương hướng và nội dung phục vụ. Đồng thời nó còn là tiêu chuẩn để xếp hạng trong khách sạn là yếu tố để đánh giá khả năng cạnh tranh trên thị trường. 1. Khối buồng: Khách sạn có 28 buồng ngủ đầu đủ tiện ngi với diện tích mỗi phòng là 24m2 với các trang thiết bị như: Điều hoà trung tâm Hệ thống nước nóng trung tâm cung cấp toàn bộ cho các phòng Tivi 21 inch với hệ thống truyền hình cáp Bồn tắm hiện đại Két sắt điện tử Nhìn chúng các trang thiết bị đều hiện đại đồng bộ và đạt tiêu chuẩn . Màu sắc trang thiết bị hài hoà có tính thẩm mỹ. Có cả phòng Doubleroom và Singler room đặc biệt có phìng Viproom thiết kế buồng, phòng có nét đặc trưng của á đông rất độc đáo vì thế lý giải tại sao Khách sạn luôn có số lượng châu á lớn. 2. Khối ăn uống: Hà Nội Tonwer có một phòng âu ở tầng trệt phục vụ khách hàng có nhu cầu ăn uống cả ngày lẫn đêm. Buổi sáng từ 6h sáng đến 9 h cho khách đặc ăn Buffet. Bán các loại bánh ngọt, bánh mỳ, bán đồ ăn sáng như phỏ, bún, cơm ràng, mỳ xào,.các loại, hoa quả,khách được ăn tự chọn cũng như các loại đồ uống, trà, nươc hoa quả, cà fê.. Buổi trưa, tối phục vụ khách ăn theo yêu cầu mà khách goị, đã đặt từ trước. Toàn bộ quầy bar nhà hàng đều có hệ thống điều hoà trung tâm đảm bảo cung cấp nhiệt độ nóng – lạnh theo yêu cầu. Các món ăn được đầu bếp thể hiện gây được nhiều ấn tượng với khách, với thực đơn là các món ăn rất đơn giản, dân dã mang đậm hương vị thôn quê Việt. 3. Các khối khác: Hà Nội Tonwer có thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu của khách là thương gia cũng như khách du lịch. Với các loại dịch vụ như phiên dịch. Fax, Email, truy cập Internet , mua vé máy bay. Phòng giặt đầy đủ máy móc, trang thiết bị hiện đại đáp ứng đầu đủ nhu cầu của khách không để xảy ra một sai sót nhỏ. Chương III Đặc điểm về nguồn nhân lực Nếu mô hình kinh doanh của các bộ phận trong Khách sạn được ví như phần cứng thì nhuồn nhân lực được ví như phần mền nó quyết định sự thành bại trong kinh doanh hệ đến hồ hiện nay. Tổng số nhân viên trong nhà khách 20 người toàn bộ nhân viên đã tốt nghiệp THPT, đối với một số bộ phận 100% nhân viên đều tốt nghiệp đại học (Lễ tân, Kế toán), 1. Bộ phận bảo vệ: Là bộ phận thực hiện nhiệm vụ trông coi các trang thiết bị tiện nghi trang khách sạn đảm bảo sự an toàn cho khách hàng trong thời gian khách lưu trú tại khách sạn và an toàn kho khách sạn. 2. Bộ phận lễ tân: Đây là mộ mặt của Khách sạn có nhiệm vụ đón tiếp khách hàng lầm thủ tục nhận và trả phòng cho khách. Bộ phận này còn giải quyết mọi phàn nàn, ý khen, hay chê của khách hàng đối với nhà hàng. Ngoài ra còn là bộ phận trong giữa hành lý tiền bạc cho khách (nếu khách có yêu cầu ) và các loại dịch vụ giao thông đi lại. 3. Bộ phận buồng: Là bộ phận cung cấp phòng cho khách hàng, đmả bảo vệ sinh của phòng quản lý moịi tài sản ở trong phòng. Ngoài ra còn phục vụ nước uống và các loại khách , bộ phận này đòi hỏi sự trung thựuc cao, tránh để sảy ra tình trạng ăn cắp đồ của khách hay không khai báo những đồ mà khách để quên. Nếu không thì sẽ gây một hình ảnh không tốt cho Khách sạn 4. Bộ phận bàn: Có nhiệm vụ đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khu vực bàn ăn của khách, quầy bar cũng như mọi dụng cụ đồ dùng trong nhà ăn. Có đảm bảo về sinh sạch sẽ thì mới thu hút được khách sạn đảm bảo vệ sinh ngon miệng.. Bộ phận này nhận đặt bàn ăn của khách, phối hợp chặt chẽ với bộ phận lễ tân và bếp, kế toán để phục vụ du khách ăn uống, báo cáo doanh thu tình hình ăn uống hàng ngày vào cuối tháng tránh sự nhầm lẫn và sai sót trong bán hàng và rất quan trọng trong bộ phận này. 5. Bộ phận bếp: Khi nhận được thông báo của lễ tân và số bàn đặt trước, số người đã thông báo nhà bếp nhận thực đơn để dự tính chi phí hạch toán nhằm khớp với bộ phận kế toán mua hàng. Bộ phận này rất quan trọng vì thế phải đảm bảo sạch sẽ an toang thực phẩm một cách tuyệt đối, vệ sinh sạch sẽ khu vực nấu ăn, tránh không để mất vệ sinh. Tất cả các bộ phận trên phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm đem lại hiệu quả cao trong khi phục vụ khách. Mối quan hệ giữa các bộ phận phải mật thiết, đoàn kết tránh mất đoàn kết không hiểu nhau. Bộ phận này có phát triển thì tất sẽ kéo theo bộ phận khác phát triển cùng. Tất cả các bộ phận trong khách sạn đều có chức năng và nhiệm vụ riêng không phân biệt bộ phận nào quan trọng hơn bộ phận nào nhưng nhất thiết phải có sự kết hợp hài hào chặt chẽ giữa các bộ phận thì việc kinh doanh mới đạt kết quả cao. Chương IV Kết quả thực trạng kinh doanh của nhà khách thời gian qua I – Tầm quan trọng của nghiệp vụ bàn trong Khách sạn Ngay từ khi sinh ra mới tồn tại và phát tiênr con người cần phải có nhu cầu ăn uống. Trong kinh doanh di lịch khách sạn dịch vụ lưu trú và ăn uống là sự kết hợp tất yếu để thảo mãn nhu cầu của du khách xã hội ngày càng phát triển , đời sống con người ngày càng nâng cao thì nhu cầu ngày càng tăng. Khách du lịch không chỉ đi thăm quan giải trí mà còn được thưởng thức các món ăn lạ, các đặc sản của mỗi dân tộc. Tâm lý khách không chỉ là thưởng thức món ăn mà còn muốn được phục vụ tận tình đúng qui trình kỹ thuật. Vì thế nghiệp vụ kỹ thhuật bàn giữ vai trò quan trọng trong kinh doanh khách sạn nhà hàng thông qua nghiệp vụ bàn có thể nắm được thị hiếu tâm lý sở thích của khách từ đó nâng cao chất lượng phục vụ cũng như uy tín của nhà hàng đồng thời góp phần giới thiệu quảng cáo các món ăn dân tộc mình. II – Nội dung công việc cụ thể và những quy định đối với nhân viên: 1. Nội dung công việc hàng ngày: Căn cứ vào quy mô của Khách sạn số lượng nhân viên và số lượng khách đúng như yêu cầu của khách để bố trí ca làm việc hợp lý, đảm bảo chất lượng và nâng công suất công việc và sức khoẻ của nhân viên. * Công việc của nhân viên chia làm 2 ca: + Ca 1 từ 6h đến 14h + Ca 2 từ 14h đến 22h 2. Công việc buổi sáng từ 6h đến 14h Căn cứ vào quy mô số lượng và nhu cầu của khách mà mỗi nhân viên trực từ 1 đến 2 h tuỳ theo bộ phận. Buổi sáng khách thường được ăn Buffet thực đơn gồm có món ăn: trà, cafee, phở, bún, trứng rán, nước cam, hoa quả, khách tự phục vụ bữa ăn cho mình. Vì thế nhân viên phải đến sớm để chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ cho khách, thhu dọn vệ sinh, chuẩn bị đồ cho khách ăn trưa. * Công việc buổi chiều từ 14h đến 22h Sau khi khách ăn xong, thu dọn đồ dùng cho sạch sẽ chuẩn bị đồ để khách ăn tối. Buổi tối và buổi trưa khách ăn alacas theo thực đơn gồm nhiều loại như thịt, cá, rau,.đồ uống được miễn phí. ăn sáng thường từ 20.000 đến 25.000 đồng một suất ăn, còn trưa và tối thì tuỳ theo yêu cầu khách. 3. Cơ cấu tổ chức: Sơ đồ bộ phận bàn gồm: Quản lý Khách sạn Giám sát Khách sạn Tổ trưởng Nhân viên K/ăn tại buồng Chạy bàn Phục vụ bàn Đón tiếp Thu ngân Nhiệm vụ của các chức danh: * Quản lý Khách sạn: Là người chụi trách nhiệm điều khiển toàn bộ hoạt động phục vụ ăn uống của nhà hàng đặt ra tiêu chuẩn phục vụ thiết kế thực thu trình tự và đánh giá việc thực hiện của các nhân viên điều hành chi phí, phục vụ dự trữ vật tư hàng hoá, đảm bảo phục vụ khách có chất lượng. Hàng ngày người quản lý tham gia vào việc xây dựng thực đơn và dự kiến bán giá sản phẩm luôn có mặt trong giờ chính để quan sát nắm bắt tín hiệu từ khách về chất lượng phục vụ và phản ánh với giám đốc, bếp trưởng để cải tiến thực đơn và cách chế biến hợp khẩu vị với khách hàng. Thường xuyên đôn đốc hướng dẫn nhân viên phục vụ chu đáo kiểm tra hoá đơn trước khi đưa ra thanh toán. * Giám sát bán hàng: Là người thừa lệnh của giám đốc để chụi trách nhiệm quản lý chung và quan hệ với khách hàng nhằm điều khiển mọi hoạt động phục vụ khách tại nhà hàng có biện pháp kiểm tra quản lý theo dõi việc sử dụng cũng như dự trù bổ sung các loại vật tư tài sản như các loại đồ dùng, đồ uống hoa quả chất tẩy rửa cũ theo định kỳ đảm bảo yêu cầu phục vụ. * Nhân viên đón tiếp: Là người chào đón và xếp chỗ cho từng khách hay đoàn khách thích hợp. - Nhân viên phục vụ bàn trực tiếp phục vụ khách ăn uống theo sự phân ca của người quản lý, thhực hiện bàn giao kiểm tra số bàn ăn để biết số lượng khách và dối tượng khách ăn để chuẩn bị phục vụ khách đặt bàn ăn các bữa trong ngày phục vụ tận tình chu đáo, thanh toán chính xác, phản ánh ý kiến của khách với trưởng ca. - Nhân viên phục vụ ăn uống tại phòng là người phục vụ khách ăn tại phòng khi họ yêu cầu. - Nhân viên thu ngân có nhiệm vụ lên hoá đơn và thu tiền của khách, nhận dữ liệu máy tính hoặc chuyển hoá đơn khách lưu trú nộp tiền và báo cáo thu ăn uống. * Mối quan hệ của các bộ phận bàn với bộ phận khách trong khách sạn. Để nâng cao uy tín chất lượng phục vụ cũng như tạo niềm tin với khách một cách tốt nhất đúng quy trình kỹ thuật chất lượng món ăn, đồ uống sự nhiệt tình của nhân viên. Có được điều đó hay không là phụ thuộc một phần không nhỏ vào mối quan hệ giữa bộ phận bàn và các bộ phận khác. Bộ phận bàn phải có được nhiệt tình ủng hộ của các bộ phận lễ tân, buồng, bếp, bộ phận giặt là và tất cả các bộ phận khác nữa. Chương V Công việc phục vụ bàn tại khách sạn 1. Quy trình phục vụ khách : Chủ động chào đón khách là nguyên tắc trong giao tiếp tạo ấn tượng tốt đối với khách ngay từ đầu có tác dụng tâm lý cao. Nhân viên đón tiếp phải đi bên trái phía trước khách với khoảng cách 3 bước chân không đột ngột thay đổi tốc độ đi. Khách đến với Hà Nội Tonwer ngoài việc được đón nhận nụ cười hiếu khách của nhân viên phục vụ còn được nghe họ tư vấn chỗ ngồi phù hợp với số lượng người , sở thích nhu cầu công việc,. Các công việc chia làm 2 ca Ca sáng từ 6h đến 14 h Ca chiều 12h đến 22h - Quy trình làm việc * Ca sáng: - 5h50’ lấy chìa khoá ở lễ tân, mở của setup dao , thìa, dĩa, bình sữa, đặt báo mới. + 6h bắt đầu phục vụ: - Bật đèn, bật điều hoà, tivi, nhạc và mays coffee. - Làm sạch gọn gàng quầy Buffet kiểm tra bữa sáng. - Làm hỗn hợp nước uống, chuẩn bị ly, cốc, + 6h30; mở cửa nhà ăn - Mời khách ngồi - Mời khách tự chọn món ăn trứng, phỏ, hoa quả, đồ uống ,. - Kiểm tra các bàn món ăn và gọi bếp để làm đầy bàn buffet. - Chú ý quan sátdọn đồ bẩn Dùng khay đồ bể đồ bẩn, khăn lau sạch bàn cũ + 9h30’ Kiểm tra các thiết bị để chuẩn bị buổi chiều, khách ăn trưa + 9h45’ thông báo đóng cửa + 10h : - Chuẩn bị bàn ăn cho khách - Mang đồ uống ra quầy - Đặt Menu ra bàn - Chuẩn bị đồ cho bữa ăn của khách - Phục vụ khách ăn trưa + 13h45 chiều: kiểm tra lại hoá đơn xem khách đã dùng đồ uống như thế nào. Ca chiều: Thu dọn đồ dùng và dụng cụ trong phòng ăn Chuẩn bị dụng cụ cho khách ăn tối Phục vụ khách ăn tối Thu dọn chuẩn bị cho bữa sáng hôm sau Tất cả đồ dùng phải được vệ sinh sạch sẽ. Mọi công việc phải làm đúng trình tự quy trình cẩn thận chính xác. Kiểm tra hàng tồn cùng nhân viên bán hàng Tập hợp hoá đơn chứng từ Thu dọn dụng cụ vào bộ phận rửa, lao khô và phân loại sau khi rửa song. Thay khăn bàn , gạc khô khi giao ca cho bộ phận gặt là ChươngVI Nội dung và kết quả thực tập tại khách sạn và kết luận Sau một thời gian học lý thuyết tại trường Cao đẳng thương mại và du lịch Hà Nội em được các thầy cô dạy bảo tận tình chu đáo để thực hiện “học đi đôi với hành” em được phân công thực tập tại Hà Nội Tonwer. Tại đây em được mọi người rất quan tâm giúp đỡ dạy bảo về chuyên môn bàn, bar. Tuy thời gian không nhiều và kiến thức của bản thân có hạn nhưng em cũng đã hoàn thành tốt đợt thực tập này em đã hiểu biết được phần nào về cách phục vụ các món ăn đồ uống. Được sự quan tâm giúp đỡ của các anh , các chị và các cô chú trong Khách sạn đã giúp đỡ cho em thêm hiểu về ngành nghề của mình cho em thêm sức mạnh yêu quý nghề này hơn. Bên cạnh lợi thế tuy vọng em cũng gặp một số khó khăn các thao tác làm việc còn chậm xử lý tình huống chưa nhanh nên cũng gặp nhiều hạn chế khó khăn. Sau đây là một số công việc mà em đã làm trong đợt thực tập tại Hà Nội Tonwer và khâu phục vụ bàn. - Vệ sinh trong nhà hàng Khâu này dựa trên lý thuyết và thực tế tương đối giống nhau - Sau khi mọi bàn ăn được thu dọn sạch khăn bẩn được mang đi giặt các thiết bị và đồ dùng được vệ sinh sạch sẽ. + Dựng chổi và khăn lau bàn ghế, xe đẩy, gỗ ván chân tường lớp sơn cửa kính, dụng cụ hút bụi trên thảm sau khi vệ sinh xong phải kiểm tra lịa và cất giữ đồ sành sứ, thuỷ tinh dao dĩa một cách an toàn ngăn nắp và vệ sinh hiệu quả, ly cốc lau khô để gọn gàng và khay, kệ. + Đặt bàn: bày bàn cũng như ý thuyết kiểm tra đặt tiêu, muối, gạt tàn vào giữa bàn, đặt khăn ăn, cốc, đĩa chén, dao đĩa lọ hoa + Chuẩn bị phục vụ ăn bữa tối Đặt bàn phụ trang bữa ăn trên thực tế và lý thuyết giống nhau, trải khăn, đặt ly, đặt cốc. Qua kết quả thực tế thì cũng có một số điểm khác nhau trong ăn Âu cũng như ăn á. Sau khi thức ăn được chế biến xong mang ra phục vụ khách được đặt lên bàn súp được cho vào bát riêng không phải múc. Đặt bàn không nhất thiết phải theo đúng như lý thuyết mà tuỳ từng điều kiện mô hình khác nhau mà đặt cho phù hợp đẹp mắt. Em cũng biết thêm được một số yêu cầu về phục vụ các loại đồ uống, thức ăn. Ví dụ: Phục vụ rượu vang cầm chai chắc chắn đặt dụng cụ phải mở đúng chỗ vặn nút chai, kiểm tra nhiệt độ rượu trước khi phục vụ _ Vang đỏ: 180 - 210 _ Vang trắng 100 – 130c _ Samphanh và vang khác (1số), 60 – 90c Rót rượu giữ đúng khoảng cách giữa miệng ly và miệng chai rót 2/3 xoay cốc chai để chánh nhỏ giọt , phục vụ nữ trước nam sau, chọn loại ly phù hợp. Ví dụ: Phục vụ trà và loại đồ uống thông dụng ở châu á nên khi phục vụ phải đảm bảo sạch sẽ. Do đợt thực tập này trong thời gian ngắn nên học hỏi chưa nhiều chỉ biết đến các loại rượu thường dùng trong Khách sạn tất cả các loại nước ngọt, nước khoáng được đế trong kho giữ sạch phục vụ các loại nước hoa quả, nước sinh tố, cam, xoài, đu đủ.. được cho vào máy vắt, máy sinh tố để làm, để chế biến. Để nâng cao chất lượng phục vụ và thảo mãn nhu cầu của khách hàng thì 1 khâu vô cùng quan trọng đó là vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường trong vấn đề vệ sinh mọi thao tác phục vụ ăn uống có vai trò quan trọng không kém so với kiến thức và khả năng chuyên môn trong mọi quy trình và công việc thường xuyên vệ sinh lau chùi sạch sẽ. Kết luận Trong thời gian tìm hiểu và đi thhực tế tại Hà Nội Tonwer em đã nắm được một số kinh nghiệm về bàn bar, về nghiệp vụ chuyên môn của mình để đưa vào kiến thức của mình thêm nhiều hiểu biết rèn luyện bản thân, tác phong linh hoạt, vững vàng hơn trong khâu phục vụ. Lần đi thực tế thứ 2 này em đã vận dụgn được giữa lý thuyết bài giảng ở trên lớp và thực hành tại cơ sở. Đó là nhờ công dạy bảo của thầy cô giáo tại trường Cao đẳng du lịch Hà Nội . Bởi đây là nơi đào tạo học sinh từ khi bỡ ngỡ bước chân vào trường đến khi học được một nghề để bước vào đời. Đợt thực tập này tuy chưa dài nhưng em đã học được một số kinh nghiệm bổ ích củng cố kiến thức thêm vững vàng hơn để đạt được những điều này là nhờ sự giúp đỡ của Hà Nội Tonwer, các cô chú, anh chị đã tận tình giúp đỡ em. Em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập này.
Tài liệu liên quan