Bước sang kỳ học cuối của bốn năm học Đại học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, nằm trong kế hoạch thực tập tốt nghiệp của Trường và của Khoa Kinh tế đối với sinh viên lớp các lớp Quản trị kinh doanh khóa 5 của Trường, thời gian thực tập tại công ty là 5 tuần, với Công ty là do mỗi sinh viên tự liên hệ. Cùng với sự định hướng của Trường về việc lựa chọn công ty thực tập, em đã tìm hiểu và lựa chọn Công ty cổ phần Trúc Thôn để làm đơn vị thực tập cho mình.
Trong quá trình thực tập tại Công ty, dưới sự hướng dẫn làm báo cáo thực tập của Cô Nguyễn Thị Mơ và Giáo viên hướng dẫn thực tập tại Công ty- Anh Đào Văn Thường, em đã có hướng làm và tìm hiểu được các hoạt động của công ty. Sau quá trình thực tập em thấy rằng Công ty cổ phần Trúc Thôn là một đơn vị hoạt động có hiệu quả kể từ sau khi cổ phần hóa. Trong những năm gần đây, mặc dù phải đối mặt với không ít những khó khăn thách thức như giá cả vật tư tăng cao, cạnh tranh gay gắt trên thị trường, ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng công ty vẫn duy trì được các hoạt động của mình, hạn chế tối đa ảnh hưởng từ thị trường. Doanh thu và lợi nhuận của công ty không ngừng tăng lên đáp ứng mục tiêu hoạt động của công ty và đảm bảo mức thu nhập ổn định cho người lao động.
Để thấy rõ được Công ty cổ phần Trúc Thôn đã hoạt động hiệu quả như thế nào, bài báo cáo thực tập dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn. Bài báo cáo của em gồm có ba phần chính sau:
Phần 1.Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Trúc Thôn.
Phần 2. Tìm hiểu đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty.
Phần 3. Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp
61 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tìm hiểu đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Trúc Thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Nội dung
Phần 1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Trúc Thôn
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Trúc Thôn
1.1.1. Tên và địa chỉ của Công ty
1.1.2. Biểu tượng (Logo) của Công ty
1.1.3. Quy tắc ứng xử của Cán bộ công nhân viên trong Công ty cổ phần Trúc Thôn
1.1.4. Văn hoá Công ty
1.1.5. Vốn kinh doanh
1.1.6. Lịch sử hình thành của Công ty cổ phần Trúc Thôn
1.1.7. Các Công ty liên kết
1.1.8. Những giải thưởng chủ yếu công ty đã đạt được
1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
1.2.2. Mô tả chức năng nhiệm vụ
1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ của Công ty cổ phần Trúc Thôn
1.3.1. Quy trình sản xuất gạch men- Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ
1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất đất sét- Mỏ đất sét chịu lửa
1.4. Định hướng phát triển Công ty
1.4.1. Mục tiêu chung của công ty
1.4.2. Định hướng phát triển công ty
Phần 2. Tìm hiểu đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
2.1. Phân tích hoạt động tiêu thụ và hoạt động Marketing của Công ty
2.1.1. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty cổ phần Trúc Thôn
2.1.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty
2.1.3. Hoạt động Marketing của Công ty cổ phần Trúc Thôn
2.1.3.1. Lập kế hoạch marketing
2.1.3.2. Phê duyệt kế hoạch
2.1.3.3. Giao nhiệm vụ thực hiện
2.1.3.4. Triển khai kế hoạch
2.1.3.5. Đánh giá việc thực hiện
2.1.4. Một số đối thủ cạnh tranh của Công ty cổ phần Trúc Thôn
2.1.5. Nhận xét chung
2.2. Phân tích công tác lao động tiền lương tại Công ty
2.2.1. Cơ cấu lao động
2.2.2. Hình thức tuyển dụng của doanh nghiệp
2.2.3. Công tác trả lương của Công ty
2.2.3.1. Phân phối tiền lương cho lao động trực tiếp
2.2.3.2. Phân phối tiền lương cho lao động gián tiếp
2.2.4. Nhận xét chung
2.2.4.1. Hiệu quả đạt được trong công tác trả lương của công ty
2.2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác trả lương của công ty
2.2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
2.2.4.4. Đề xuất giải pháp
2.3. Quản lý vật tư và tài sản cố định
2.3.1. Các loại nguyên vật liệu dùng trong công ty
2.3.2. Tình hình sử dụng vật liệu của Công ty cổ phần Trúc Thôn
2.3.2.1.H¹ch to¸n ban ®Çu
2.3.2.2. §¸nh gi¸ vËt liÖu
2.3.3. Nhận xét chung
2.3.3.1. C«ng t¸c kÕ to¸n vËt liÖu ë Má cã nh÷ng u ®iÓm sau
2.3.3.2. Mét sè kiÕn nghÞ gãp phÇn nh»m hoµn thiÖn c«ng t¸c kÕ to¸n nguyªn vËt liÖu cña C«ng ty cæ phÇn Tróc Th«n
2.4. Phân tích tình hình tài chính của công ty
2.4.1. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.4.2. Phân tích bảng cân đối kế toán
2.4.3. Phân tích một số chỉ số tài chính
Phần 3. Đánh giá chung và định hướng đề tài
3.1. Đánh giá chung về các mặt quản trị của Công ty cổ phần Trúc Thôn
3.1.1. Hoạt động quản trị nhân lực
3.1.1.1. Ưu điểm
3.1.1.2. Nhược điểm
3.1.1.3. Một số giải pháp hoàn thiện
3.1.2. Tình hình quản trị chiến lược của Công ty
3.1.2.1. Nội dung chiến lược kinh doanh
3.1.2.2. Kế hoạch hóa các hoạt động kinh doanh
3.1.3. Hoạt động quản trị sản xuất kinh doanh
3.1.4. Công tác quản lý chất lượng
3.2. Định hướng đề tài tốt nghiệp
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Lời nhận xét
LỜI NÓI ĐẦU
Bước sang kỳ học cuối của bốn năm học Đại học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, nằm trong kế hoạch thực tập tốt nghiệp của Trường và của Khoa Kinh tế đối với sinh viên lớp các lớp Quản trị kinh doanh khóa 5 của Trường, thời gian thực tập tại công ty là 5 tuần, với Công ty là do mỗi sinh viên tự liên hệ. Cùng với sự định hướng của Trường về việc lựa chọn công ty thực tập, em đã tìm hiểu và lựa chọn Công ty cổ phần Trúc Thôn để làm đơn vị thực tập cho mình.
Trong quá trình thực tập tại Công ty, dưới sự hướng dẫn làm báo cáo thực tập của Cô Nguyễn Thị Mơ và Giáo viên hướng dẫn thực tập tại Công ty- Anh Đào Văn Thường, em đã có hướng làm và tìm hiểu được các hoạt động của công ty. Sau quá trình thực tập em thấy rằng Công ty cổ phần Trúc Thôn là một đơn vị hoạt động có hiệu quả kể từ sau khi cổ phần hóa. Trong những năm gần đây, mặc dù phải đối mặt với không ít những khó khăn thách thức như giá cả vật tư tăng cao, cạnh tranh gay gắt trên thị trường, ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu,…nhưng công ty vẫn duy trì được các hoạt động của mình, hạn chế tối đa ảnh hưởng từ thị trường. Doanh thu và lợi nhuận của công ty không ngừng tăng lên đáp ứng mục tiêu hoạt động của công ty và đảm bảo mức thu nhập ổn định cho người lao động.
Để thấy rõ được Công ty cổ phần Trúc Thôn đã hoạt động hiệu quả như thế nào, bài báo cáo thực tập dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn. Bài báo cáo của em gồm có ba phần chính sau:
Phần 1.Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Trúc Thôn.
Phần 2. Tìm hiểu đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty.
Phần 3. Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp
NỘI DUNG
PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG
VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRÚC THÔN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Trúc Thôn
1.1.1. Tên và địa chỉ của Công ty
Tên đơn vị: Công ty cổ phần Trúc Thôn
Trụ sở chính: Cộng Hòa – Chí Linh – Hải Dương
Địa chỉ: Cộng Hòa – Chí Linh – Hải Dương
Điện thoại: 03203.882.243
Fax: 03203.883.163
Email: ttg@ttg.com.vn
Website: www.ttg.com.vn
1.1.2. Biểu tượng (Logo) của Công ty
Logo Công ty được cấu tạo bởi 2 phần:
+ Phần hình: Mầu đỏ tượng trưng cho Dương (trong quan niệm triết học phương đông) tượng trưng cho sinh khí, sức phấn đấu vươn lên của Công ty. Xuất phát điểm từ ý tưởng lấy hình ảnh những vòm lửa trong các lò nung, một hình ảnh rất đặc trưng và quen thuộc đối với các dòng sản phẩm của Công ty như gạch chịu lửa, đất đèn, gạch ốp lát…vốn xuất phát từ quặng, tài nguyên từ lòng đất và được nung đốt, nấu luyện qua lửa để trở thành sản phẩm truyền thống của Công ty
+ Phần chữ: TrúcThôn JSC là tên viết tắt của Công ty cổ phần Trúc Thôn. Mầu đen tượng trưng cho Âm, cho lòng đất mẹ nơi sinh ra các loại tài nguyên quý. Phần chữ được tạo bởi hệ thống Font chữ chắc khoẻ, vững chãi với ý tưởng tạo một nền móng vững chắc cho sự nghiệp phát triển trường tồn của Công ty.
1.1.3. Quy tắc ứng xử của Cán bộ công nhân viên trong Công ty cổ phần Trúc Thôn
+ Phục tùng lệnh cấp trên
+ Nghiêm túc với cấp dưới
+ Chân thành với đồng nghiệp
+ Tận tình với khách hàng
+ Chu đáo với đối tác
1.1.4. Văn hoá Công ty
“Đoàn kết - Kỷ luật - Sáng tạo - Phát triển bền vững”
1.1.5. Vốn kinh doanh
Về nguồn vốn: Năm 1999 tách ra từ Công ty gang thép Thái Nguyên số vốn ban đầu là 2,5 tỷ đồng, nhưng cho đến năm 2007 tăng lên 133 tỷ và đến năm 2009 là 175 tỷ đồng.
Về tài sản: Đầu năm 1999 với tổng tài sản là hơn 50 tỷ đồng, và cho đến năm 2007 tổng tài sản là 100,543 tỷ đồng. Cuối năm 2008 tổng tài sản lên tới 113,165 tỷ đồng. Như vậy tổng tài sản năm 2008 tăng 12,622 tỷ đồng so với năm 2007, điều đó chứng tỏ Công ty ngày càng phát triển và có quy mô sản xuất tương đối lớn.
1.1.6. Lịch sử hình thành của Công ty cổ phần Trúc Thôn
Công ty cổ phần Trúc Thôn, tiền thân là Mỏ đất chịu lửa Trúc Thôn thuộc Công ty Gang thép Thái Nguyên, được thành lập ngày 25/11/1964 theo Quyết định của Bộ Công nghiệp nặng và ngày 25/11 hàng năm được chọn là ngày Truyền thống của Công ty.
Từ 1964 - 1968 Mỏ tiến hành khai thác đất chịu lửa chủ yếu phục vụ Công ty Gang thép Thái Nguyên.
Từ năm 1968 - 1970 do chiến tranh phá hoại ác liệt của đế quốc Mỹ ở Miền Bắc, Mỏ phải ngừng sản xuất bàn giao cơ sở vật chất cho quân đội để làm nhiệm vụ trực chiến.
Năm 1971, Mỏ trở lại sản xuất. Đến năm 1975, tiếp nhận phân xưởng khai thác quặng sét trắng thuộc Mỏ cao lanh Kinh Môn thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ và Mỏ Bô xít Lỗ Sơn thuộc Bộ Công nghiệp nặng.
Năm 1980, Mỏ được đầu tư công nghệ sản xuất gạch chịu lửa bằng lò nung sa mốt liên hoàn (lò vòng) gồm 98 khoang và xây dựng một lò nấu luyện đất đèn (CaC2).
Năm 1999, Mỏ đất sét chịu lửa Trúc Thôn chính thức trở thành đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam và đổi tên là Công ty Vật liệu chịu lửa và khai thác đất sét Trúc Thôn.
Năm 2000 Công ty đầu tư Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ công suất 2 triệu m2/ năm với tổng mức đầu tư gần 80 tỷ. Tháng 7/2003 Nhà máy cho ra đời sản phẩm gạch men mang thương hiệu RedStar nâng doanh thu của Công ty từ 12 tỷ lên trên 100 tỷ.
Năm 2005, thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, Tổng Công ty Thép Việt Nam chỉ đạo Công ty vật liệu chịu lửa Trúc Thôn chuyển đổi mô hình hoạt động từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần.
Tháng 1/2006, Công ty cổ phần Trúc Thôn được thành lập trên cơ sở cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước,theo quyết định số 3008/QĐ- BCN ngày 26/9/2005 của Bộ Công nghiệp, Giấy đăng ký kinh doanh số 0403000366 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương cấp ngày 30/12/2005.
Hiện nay, công ty có 3 đơn vị thành viên trực thuộc là: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vật liệu chịu lửa, Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ và Mỏ đất sét chịu lửa. Trong đó công ty trực tiếp quản lý điều hành Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ và Mỏ đất sét chịu lửa. Còn công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vật liệu chịu lửa thì hoạt động như một đơn vị độc lập, chỉ chịu sự quản lý chung từ công ty.
1.1.7. Các Công ty liên kết
+ Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Côn Sơn: Cộng Hoà, Chí Linh, Hải Dương;
+ Công ty cổ phần Khoáng sản Thành Công: Khu công nghiệp Đầm Hồng, Thành phố Yên Bái;
+ Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ VINDAS: Cộng Hoà, Chí Linh, Hải Dương;
+ Công ty cổ phần Đôlômít Việt Nam: Đường Mật Sơn, Phường Đông Vệ, Thành phố Thanh Hoá.
1.1.8. Những giải thưởng chủ yếu công ty đã đạt được
+ Năm 1978 Huân chương Lao động hạng Ba;
+ Năm 1980 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
+ Năm 1981 Huân chương Lao động hạng Ba;
+ Năm 1987 Huân chương Lao động hạng Nhì;
+ Năm 1993 Bằng khen của Bộ Công nghiệp;
+ Năm 1995 Cờ thi đua của Đảng bộ tỉnh Hải Dương;
+ Năm 1997 Huân chương lao động hạng Nhì;
+ Năm 2000 Bằng khen của Bộ Công An;
+ Năm 2001 Cờ thi đua của Bộ Công nghiệp; Cờ thi đua của Công đoàn Công nghiệp Việt Nam; Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương;
+ Năm 2002 Bằng khen của Bộ Công nghiệp; Bằng khen của Bộ Tài chính; Bằng khen của Tổng Công ty thép Việt Nam;
+ Năm 2003 Bằng khen của Bộ Tài chính; Bằng khen của Bộ Khoa học và Công nghệ;
+ Năm 2004 Bằng khen của Bộ Y tế;
+Năm 2006 Bằng khen của Bộ Tài chính;
+ Năm 2007 Bằng khen của Bảo hiểm Việt Nam; Bằng khen của Bộ Y tế; Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương tặng Doanh nghiệp tiêu biểu; Bằng khen của Tỉnh đoàn Hải Dương; Bằng khen của Tổng Công ty thép Việt Nam; Bằng khen của Công đoàn Tổng Công ty thép Việt Nam;
+ Năm 2008: Cờ thi đua của Bộ Công Thương; Cờ thi đua của Công đoàn Công Thương; Bằng khen của Bộ Công Thương cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vật liệu chịu lửa, Bằng khen của Công đoàn Tổng Công ty thép Việt Nam cho Công đoàn Cơ quan Công ty; được đề nghị xét tặng Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ.
+ Đảng bộ Công ty từ năm 1992 đến năm 2008 liên tục được tặng Bằng khen Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty Cổ phần Trúc Thôn là một đơn vị mới chuyển đổi, hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Tuy nhiên, cách bố trí sắp xếp cơ cấu tổ chức đã khá phù hợp với nhiệm vụ của công ty, đảm bảo tính gọn nhẹ và chặt chẽ.
ĐẠI DIỆN VỐN TẠI CTY LIÊN KẾT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
PHÓ TGĐ THƯỜNG TRỰC
GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ
PHÒNG KỸ THUẬT
PHÒNG KH- KD
PHÒNG TÀI CHÍNH
PHÒNG TC - HC
CTY CP
VLXD CÔN SƠN
CTY CP
KHOÁNG SẢN THÀNH CÔNG (PROMINE)
CTY CP
ĐÔLÔMIT VIỆT NAM
(VIDOMI)
CTY CP THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VINDAS
MỎ
ĐẤT SÉT CHỊU LỬA
NHÀ MÁY GẠCH
ỐP LÁT SAO ĐỎ
CTY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
VLCL SAO ĐỎ
GIÁM ĐỐC KINH DOANH
PHÒNG TIÊU THỤ
CHỦ TỊCH CÔNG TY
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
1.2.2. Mô tả chức năng nhiệm vụ
1. Tổng giám đốc
Phụ trách chung các mặt hoạt động của công ty và trực tiếp điều hành các lĩnh vực công tác sau:
+ Tài chính - Kế toán - Thống kê;
+ Tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo, khen thưởng;
+ Đầu tư, xây dựng cơ bản;
+ Vật tư;
+ Giá cả;
+ Quản lý vốn và người đại diện tại các doanh nghiệp khác;
+ Công tác đối ngoại.
2. Phó tổng giám đốc thường trực
Chỉ đạo, điều hành theo phân cấp và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị, pháp luật về các lĩnh vực được phân công phụ trách, bao gồm:
+ Công tác hành chính văn phòng, y tế
+ Công tác chính trị tư tưởng;
+ An ninh quốc phòng, bảo vệ, tự vệ;
+ Công tác phòng chống lụt bão;
+ Văn hóa, xã hội, đời sống;
+ Thi đua, kỷ luật;
+ Công tác đoàn thể;
+ Công tác đối nội;
+ Các nhiệm vụ khác khi được TGĐ ủy quyền.
3. Giám đốc nhân sự
+ Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị về công tác tuyển dụng, quản lý, đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty;
+ Kiêm trưởng phòng Tổ chức- Hành chính;
+ Các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao.
4. Giám đốc kinh doanh
Chỉ đạo, điều hành và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị, pháp luật về các lĩnh vực được phân công phụ trách, bao gồm:
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh;
+ Công tác tiêu thụ sản phẩm, kinh doanh thương mại;
+ Các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc ủy quyền
+ Kiêm trưởng phòng kế hoạch kinh doanh công ty.
5. Giám đốc sản xuất
Chỉ đạo, điều hành và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị, pháp luật về các lĩnh vực được phân công phụ trách, bao gồm:
+ Điều hành sản xuất toàn công ty;
+ Khoa học kỹ thuật;
+ Sáng kiến, tiết kiệm;
+ An toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh công nghiệp;
+ Các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc ủy quyền.
6. Phòng Tổ chức- hành chính
+ Tổ chức nhân sự, lao động, tiền lương;
+ Đào tạo phát triển nguồn nhân lực;
+ Chế độ chính sách đối với người lao động;
+ Hành chính, văn phòng, bảo vệ, Y tế;
+ Công tác Đảng, Đoàn;
+ Thanh tra, pháp chế;
+ Thi đua, khen thưởng, kỷ luật;
+ Thư ký Công ty;
+ Các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.
7. Phòng Kỹ thuật
+ Quản lý kỹ thuật, công nghệ, thiết bị;
+ Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật như đất đai, nhà xưởng, kho tàng, bến bãi, nhà cân, ….;
+ Quản lý chất lượng;
+ Công tác an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão;
+ Sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, sáng kiến tiết kiệm;
+ Công tác đầu tư phát triển;
+ Các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.
8. Phòng Tài chính
+ Công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán, thống kê.
+ Các nghiệp vụ khác do Tổng Giám đốc giao.
+ Quản lý sử dụng có hiệu quả tài sản, nguồn nhân lực Công ty giao.
+ Chấp hành điều lệ Công ty.
+ Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
9. Phòng Kế hoạch kinh doanh
+ Tiêu thụ.
+ Công tác kế hoạch ngắn, dài hạn;
+ Điều độ sản xuất, cung ứng vật tư nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng, thiết bị phục vụ cho sản xuất theo phân cấp.
+ Tiếp thị và tiêu thụ gạch ốp lát các loại và các sản phẩm của Công ty.
+ Tạo mẫu gạch ốp lát cho Nhà máy gạch ốp lát sản xuất.
+ Kinh doanh thương mại theo giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty.
+ Thương hiệu.
+ Thu đòi công nợ.
+ Các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.
+ Quản lý sử dụng có hiệu quả tài sản nguồn nhân lực Công ty giao.
+ Chấp hành Điều lệ Công ty và pháp luật hiện hành.
+ Thực hiện chế độ báo các theo quy định.
1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ của Công ty cổ phần Trúc Thôn
Như đã nói ở trên, công ty Cổ phần Trúc Thôn có 3 đơn vị thành viên trực thuộc, mỗi đơn vị có đặc thù riêng về sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất. Trong đó sản phẩm chính của mỗi đơn vị là:
+Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ: Sản xuất gạch men
+ Mỏ đất sét chịu lửa: Sản xuất đất sét
+ Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vật liệu chịu lửa: Sản xuất gạch chịu lửa.
Dưới đây là quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chính của 2 đơn vị mà công ty trực tiếp quản lý.
1.3.1. Quy trình sản xuất gạch men- Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ
Trách nhiệm Công đoạn Yêu cầu
CNVH – Nhà máy
KTV & CNVH - Nhà máy
KTV & CNVH - Nhà máy
KTV & CNVH - Nhà máy
KTV & CNVH - Nhà máy
CNVH - Nhà máy
CNVH - Nhà máy
CNVH - Nhà máy
KCS Công ty
CNVH - Nhà máy
KCS -Công ty
Thông kê PXSX - Nhà máy
Thủ kho gạch men - Công ty
KCS - Công ty
KTV & CNVH - Nhà máy
CNVH –Nhà máy
Thủ kho - Phòng Kế hoạch kinh doanh Công ty
Nghiền ướt
Sấy phun
ép tạo hình
Sấy đứng
Tráng men
In hoa
Lưu chứa gạch mộc
Sấy modun
Nung
Phân loại , đóng gói sản phẩm
Nghiệm thu, nhập kho
Nghiền men ướt
Cân phối liệu theo đơn
Đất sét, fenspat, đôlômít, các nguyên liệu khác
Thủ kho - Phòng Kế hoạch kinh doanh Công ty
KTV & CNVH - Nhà máy
Diễn giải lưu đồ:
1. Chuẩn bị nguyên liệu
Căn cứ vào nhu cầu thực tế sản xuất tại Nhà máy, phòng KHKD lên kế hoạch và thực hiện mua vật tư, nguyên liệu. Vật tư, nguyên liệu nhập về được kiểm tra trước khi nhập kho, lưu kho và đưa vào sử dụng.
Sau khi tiếp nhận vật tư, nguyên liệu kỹ thuật viên, CNVH tiến hành cân phối liệu theo đơn và nạp vào máy nghiền bi ướt.
2. Nghiền nguyên liệu
Phối liệu sau khi được nạp vào máy nghiền, CNVH triển khai vận hành thiết bị theo hướng dẫn vận hành.
Hồ sau khi nghiền được CNVH kiểm tra thông số công nghệ theo hướng dẫn, đạt yêu cầu kỹ thuật thì xả hồ liệu xuống bể chứa.
3. Sấy phun
Sau khi hồ được ủ dưới bể đảm bảo thời gian từ 8h đến 12h và yêu cầu kỹ thuật hồ, CNVH mới được cho sấy phun. Bột sau sấy được đưa vào các Silô chứa.
4. Ép tạo hình và sấy mộc
Bột sau sấy phun được ủ trong các Silô chứa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật được chuyển sang công đoạn ép tạo hình và đồng thời thực hiện quá trình sấy mộc. Mộc sau ép và sau sấy được kiểm tra theo hướng dẫn.
5. Tráng men- in hoa trang trí
Sản phẩm mộc sau khi ra khỏi sấy đứng đảm bảo các thông số công nghệ tiến hành chuyển sang công đoạn tráng men (được tráng 2 lần men) và in hoa trang trí từ 1 đến 3 lần theo yêu cầu sản phẩm cần trang trí.
6. Lưu chứa gạch mộc và sấy modul
Bán sản phẩm sau tráng men xếp vào xe goòng lưu chứa gạch được đưa qua máy sấy modul. Gạch sau sấy Modul được dỡ đưa vào lò nung.
7. Nung sản phẩm
Bán sản phẩm được đưa vào lò nung với chu kỳ nung từ 40 - 50phút, nhiệt độ nung tối đa 1180o C và được CNVH lò nung giám sát, kiểm tra chặt chẽ về thời gian và nhiệt độ nung khuyết tật sản phẩm nhằm điều chỉnh sao đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
8. Phân loại sản phẩm
Sản phẩm sau khi ra khỏi lò nung được phân loại qua hệ thống máy phân loại kích thước và mặt phẳng, riêng bề mặt gạch từng viên một được kiểm soát bởi con người vạch mực đánh dấu trên từng viên.
9. Đóng hộp và nhập kho
Sản phẩm sau phân loại được công nhân đóng hộp xếp lên kệ gỗ và đóng đai kiện sản phẩm.
Sản phẩm hoàn thiện sau đai kiện được tiến hành nhập kho thành phẩm.
1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất đất sét- Mỏ đất sét chịu lửa
Yêu cầu
Công đoạn
Trách nhiệm
PX khai thác Mỏ
PX khai thác Mỏ
KTphân xưởng Mỏ
KCS Công ty
PX khai thác Mỏ
KTphân xưởng Mỏ
KCS Công ty
PX khai thác Mỏ
PX khai thác Mỏ
Thủ kho thành phẩm
KCS Công ty
KT Phân xưởng Mỏ
Thủ kho
Nhân viên nhà cân
KT phân xưởng Mỏ
Thống kê PX Mỏ
KCS Công ty
Thủ kho thành phẩm
Phòng KHKD
Phòng KT Công ty
Phòng Kỹ thuật Công ty
Mỏ đất sét chịu lửa
Khai thác thải
Làm sạch mặt quặng bằng thủ công, máy xúc
Khai thác quặng
Vận chuyển quặng bằng ôtô
Bốc quặng lên xe khách hàng
Kho bãi chứa
Cân khối lượng
Biện pháp kỹ thuật (kế hoạch) sản xuất
Kiểm tra trình Tổng Giám đốc Công ty phê duyệt
Chuản bị thực hiện
Bãi thải trong
Nghiệm thu, nhập xuất kho
Không đạt
Diễn giải lưu đồ:
1. Biện pháp kỹ thuật (kế hoạch) sản xuất, phê duyệt
Căn cứ theo kế hoạch Công ty giao, Mỏ đất sét chịu lửa triển khai lập Biện pháp Kỹ thuật sản xuất (hoặc Kế hoạch sản xuất) gửi về các phòng chức năng Công ty (thường trực là Phòng Kỹ thuật Công ty) để kiểm tra