Báo cáo Tìm hiểu tình hình lao động và việc làm tại xã hòa sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Chủ nghĩa xã hội trư¬ớc hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi ng¬ười có công ăn việc làm, được ấm no và được sống một đời hạnh phúc”. Tư¬ tư¬ởng của Người luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các chủ trư¬ơng, chính sách của Đảng và Nhà nư¬ớc ta về giải quyết việc làm cho ng¬ười lao động. Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn. Vì vậy, vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, lao động của nước ta chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ thấp, tính cạnh tranh thấp. Theo kết quả khảo sát của Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội) và Manpower Group (Tập đoàn đa quốc gia cung ứng dịch vụ nhân lực) công bố ngày 8.11năm nào tại Hà Nội, Việt nam thiếu trầm trọng lao động có kỹ năng. Theo các chuyên gia, sự thiếu hụt lao động kỹ năng sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam trong tương lai. Đây là một thách thức lớn đối với nguồn lao động nước nhà. Xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk là một xã có dân số đông, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nhưng diện tích đất cho nông nghiệp lại nhỏ nên tình trạng thiếu việc làm còn cao, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của xã. Vấn đề đặt ra là phải đánh giá phân bổ lao động, việc làm trên địa bàn để có những biện pháp khắc phục tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cải thiện mức sống và phát triển kinh tế. Cần phải nói thêm vai trò của lao động việc làm nói chung đặc biệt tropng giai đoạn hiện nay khi mà sự cạnh tranh không những giữa lao động trong nước mà với cả lao động nước ngoài  để thấy được đề tài của mình có ý nghĩa Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu tình hình lao động và việc làm tại xã Hòa Sơn, Huyện Krông Bông, Tỉnh Đăk Lăk” để tìm hiểu trong đợt thực tập tổng hợp của mình.

doc30 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tìm hiểu tình hình lao động và việc làm tại xã hòa sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ ---------------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP Tên đề tài: Tìm hiểu tình hình lao động và việc làm tại xã hòa sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk Người hướng dẫn: Bùi Ngọc Tân Người thực hiện: Thái Thị Y Nguyện Ngành: Kinh tế nông lâm Khóa: 2008 - 2012 Đăk Lăk, tháng 11/2011 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Kinh tế đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức căn bản trong suốt những năm học qua. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn tới Thầy Bùi Ngọc Tân và Cô Tuyết Hoa Niêkdăm đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực tập tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk. Tôi xin cám ơn các cô, các chú, các anh chị ở xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk đã giúp đỡ nhiệt tình cho tôi trong thời gian thực tập tại địa phương. Và tôi cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành đề tài. Vì thời gian có hạn, kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo mà tôi thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn! Buôn Ma Thuột, tháng 11 năm 2011 Sinh viên thực hiện Thái Thị Y Nguyện DANH MỤC BẢNG BIỂU MỤC LỤC Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 5 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 5 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 6 1.3 Phạm vi nghiên cứu 6 1.3.1 Phạm vi về nội dung 6 1.3.2 Phạm vi về thời gian 6 1.3.3 Phạm vi về không gian 6 PHẦN II: CÁC KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7 2.1 Các khái niệm và lý thuyết cơ bản 7 2.1.1 Khái niệm lao động 7 2.1.2 Khái niệm việc làm 7 2.1.3 Đặc điểm lao động nông thôn 8 2.1.4 Đặc điểm việc làm ở nông thôn 8 2.2 Phương pháp nghiên cứu 10 2.2.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra 10 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 10 2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 11 2.2.4 Phương pháp phân tích 11 2.2.5 Hệ thống chỉ tiêu phân tích 11 PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12 3.1 Đặc điểm địa bàn 12 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 12 3.1.1.1 Vị trí địa lý 12 3.1.1.2 Địa hình 12 3.1.1.3 Điều kiện khí hậu 12 3.1.2 Các nguồn tài nguyên 13 3.1.2.1. Tài nguyên đất 13 3.1.2.2 Nguồn nước, thuỷ văn 14 3.1.2.3. Tài nguyên rừng 14 3.1.3. Kinh tế - xã hội 14 3.1.3.1 Tình hình dân số, dân tộc và tôn giáo 14 3.1.3.2 Tình hình phân bổ và sử dụng đất trên địa bàn 15 3.1.3.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 16 3.1.3.4. Cơ sở hạ tầng 17 3.2 Kết quả nghiên cứu 18 3.2.1 Tình hình phát triển kinh tế của xã 18 3.2.1.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp 18 a) Về trồng trọt 18 b) Về chăn nuôi 19 c) Về lâm nghiệp 19 d) Về thủy sản 19 3.2.1.2 Về tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và xây dựng cơ bản 19 3.2.2 Thực trạng lao động phân theo nhóm tuổi 20 3.2.3 Thực trạng về trình độ của lao động 20 3.2.4 Tình hình phân bổ lao động theo ngành nghề 22 3.2.5 Thực trạng công tác giải quyết việc làm cho người lao động 23 3.2.6 Thực trạng thiếu việc làm trong nhóm hộ được điều tra 23 3.2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho người lao động của xã 24 3.2.7.1 Chất lượng lao động và năng suất lao động thấp 24 3.2.7.2 Cung lao động nhiều hơn cầu lao động 25 3.2.8 Mô hình phân tích SWOT về lao động và việc làm của xã 25 3.2.9 Các biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động xã Hòa Sơn 26 3.3 Kiến nghị 28 3.3.1 Đối với chính quyền địa phương 28 3.3.2 Đối với người lao động 28 PHẦN IV: KẾT LUẬN 29 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và được sống một đời hạnh phúc”. Tư tưởng của Người luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết việc làm cho người lao động. Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn. Vì vậy, vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, lao động của nước ta chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ thấp, tính cạnh tranh thấp. Theo kết quả khảo sát của Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội) và Manpower Group (Tập đoàn đa quốc gia cung ứng dịch vụ nhân lực) công bố ngày 8.11năm nào tại Hà Nội, Việt nam thiếu trầm trọng lao động có kỹ năng. Theo các chuyên gia, sự thiếu hụt lao động kỹ năng sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam trong tương lai. Đây là một thách thức lớn đối với nguồn lao động nước nhà. Xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk là một xã có dân số đông, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nhưng diện tích đất cho nông nghiệp lại nhỏ nên tình trạng thiếu việc làm còn cao, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của xã. Vấn đề đặt ra là phải đánh giá phân bổ lao động, việc làm trên địa bàn để có những biện pháp khắc phục tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cải thiện mức sống và phát triển kinh tế. Cần phải nói thêm vai trò của lao động việc làm nói chung đặc biệt tropng giai đoạn hiện nay khi mà sự cạnh tranh không những giữa lao động trong nước mà với cả lao động nước ngoài è để thấy được đề tài của mình có ý nghĩa Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu tình hình lao động và việc làm tại xã Hòa Sơn, Huyện Krông Bông, Tỉnh Đăk Lăk” để tìm hiểu trong đợt thực tập tổng hợp của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu tình hình Thực trạng lao động và việc làm tại xã Hòa Sơn - Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm tại xã Hòa Sơn - Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo công ăn việc làm, sử dụng lao động theo hướng có hiệu quả hơn tại địa phương 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Phạm vi về nội dung - Tổng quan về đặc điểm địa bàn, điều kiện kinh tế xã hội. - Thực trạng lao động và việc làm phân theo nhóm tuổi, trình độ học vấn, ngành nghề, thực trạng thiếu việc làm. 1.3.2 Phạm vi về thời gian - Thời gian thực tập: từ 17/10/2011 đến 12/11/2011. - Số liêu được sử dụng và tổng hợp trong 3 năm 2008, 2009 và năm 2010 1.3.3 Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện tại địa bàn xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk PHẦN II CÁC KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Các khái niệm và lý thuyết cơ bản 2.1.1 Khái niệm lao động - Lao động là hoạt động có mục đích của con người, thông qua lao động đó con người tác động vào tự nhiên, cải biến chúng thành những vật có ích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người. - Nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động (theo quy định của Nhà nước Việt Nam: Nam có tuổi từ 16-60; nữ có tuổi từ 16-55). - Lực lượng lao động là một bộ phận của nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động đang có việc làm trong nền kinh tế quốc dân và người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc. 2.1.2 Khái niệm việc làm - Theo luật lao động: Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm - Theo ILO: Việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật - Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ, …) để sử dụng sức lao động đó Cần có các cách phân loại như thế nào để đến khi minh tìm hiểu mình phân loại chứ 2.1.3 Đặc điểm lao động nông thôn Cơ cấu lao động làm nông nghiệp chiếm đến 90% lao động nông thôn do đó mà đặc điểm của nguồn lao động nông thôn cũng tương đồng với đặc điểm của lao động trong sản xuất nông nghiệp. Đặc điểm của lao động nông thôn: Thứ nhất: Là mang tính chất thời vụ cao và không thể xóa bỏ được tính chất này. Sản xuất nông nghiệp luôn chịu tác động và bị chi phối mạnh mẽ bởi các qui luật sinh học và điều kiện tự nhiên của từng vùng (khí hậu, đất đai…). Do đó, quá trình sản xuất mang tính thời vụ cao, thu hút lao động không đồng đều. Chính vì tính chất này đã làm cho việc sử dụng lao động ở các vùng nông thôn trở nên phức tạp hơn. Thứ hai: Lao động nông thôn rất dồi dào và đa dạng về độ tuổi và có thích ứng lớn. Do đó việc huy động và sử dụng đầy đủ nguồn lao động có ý nghĩa rất quan trọng và phức tạp, đòi hỏi phải có biện pháp tổ chức quản lý lao động tốt để tăng cường lực lượng lao động cho sản xuất nông nghiệp. Thứ ba: Lao động nông thôn đa dạng, ít chuyên sâu, trình độ thấp. Sản xuất nông nghiệp có nhiều việc gồm các khâu với các tính chất khác nhau. Hơn nữa mức độ áp dụng máy móc thiết bị vào sản xuất còn thấp vì thế mà sản xuất nông nghiệp chỉ đòi hỏi về sức khỏe, sự lành nghề và kinh nghiệm. Mỗi lao động có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau nên lao động nông thôn ít chuyên sâu hơn lao động trong các ngành công nghiệp và một số ngành khác: Thể hiện tính thích ứng rộng. Bên cạnh đó, phần lớn lao động nông nghiệp mang tính phổ thông, ít được đào tạo, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệp và sức khỏe, tổ chức lao động đơn giản, công cụ lao động cũng thô sơ mang tính tự chế cao. Lực lượng chuyên sâu, lành nghề, lao động đòi hỏi hàm lượng khoa học, chất xám chất xám không đáng kể, phân bố lao động không đồng đều, vì vậy mà hiệu suất lao động thấp, khó khăn trong việc tiếp thu công nghiệp hiện đại vào sản xuất. 2.1.4 Đặc điểm việc làm ở nông thôn Ở nông thôn các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ) thường bắt nguồn từ kinh tế hộ gia đình. Các thành viên trong hộ gia đình có thể tự chuyển đổi, thay thế để thực hiện công viêc của nhau. Vì thế mà việc chú trọng thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế khác nhau của kinh tế hộ gia đình là một trong những biện pháp tạo việc làm hiệu quả. Khả năng thu hút lao động trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi với các cây trồng vật nuôi khác nhau sẽ khác nhau, đồng thời kéo theo thu nhập lúc đó cũng có sự khác nhau rõ rệt, vì thế mà việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thu hút nhiều lao động cũng là biện pháp tạo thêm việc làm ngay bên trong sản xuất nông nghiệp. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn là một hoạt động phi nông nghiệp với một số nghề thủ công mỹ nghệ được lưu truyền từ đời này sang đời khác trong từng hộ gia đình, dòng họ, làng, xã dần dần hình thành những làng nghề truyền thống tạo ra những sản phẩm hàng hóa tiêu dùng dộc đáo vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị văn hóa nghệ thuật đặc trưng cho từng cộng đồng, vùng miền trên đất nước. Việc sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có: Đất đai, cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, các hoạt dộng cung ứng giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh…). Hoạt động dịch vụ nông thôn bao gồm các hoạt động đầu vào cho hoạt động sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp – ngư nghiệp và các mặt hàng nhu yếu phẩm cho đời sống dân cư nông thôn, là khu thu hút đáng kể lao động nông thôn và tạo ra thu nhập cao cho lao động. Ở nông thôn, có một lượng lớn công việc không định trước được thời gian như: Trông nhà, trông con, cháu, nội trợ, làm vườn… có tác dụng hỗ trợ tích cực trong việc tăng thêm thu nhập cho gia đình. Thực chất đây cũng là việc làm có khả năng tạo thu nhập và lợi ích đáng kể cho người lao động. Tóm lại, sản xuất nông nghiệp là lình vực tạo việc làm truyền thống và thu hút nhiều lao động của nông dân tại các vùng nông thôn, nhưng diện tích đất đai canh tác giảm đã hạn chế khả năng giải quyết việc làm trong nông thôn. Hiện nay, những việc làm trong nông thôn chủ yếu là những công việc đơn giản, thủ công, ít đòi hỏi tay nghề cao với tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai và công cụ cầm tay, dễ dàng sử dụng, học hỏi và chia sẻ. Vì thế mà khả năng thu hút lao động cao, tuy nhiều sản phẩm được làm ra với chất lượng thấp, mẫu mã không mát mắt người tiêu dùng, năng suất lao động thấp từ đó đã làm cho thu nhập bình quân của lao động tại các vùng nông thôn thấp, dẫn đến tỷ lệ đói nghèo cao so với khu vực thành thị. Trong mục tiêu nghiên cứu, có đề cập đến đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến lao động, việc làm: lý thuyết cần xác định nó là vấn đề, yếu tố nào để phần phân tích còn giải quyết được 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra - Chọn điểm nghiên cứu: Xã Hòa Sơn là một xã thuần nông, xã bao gồm 14 thôn và 1 buôn, dân số đông (khoảng 2.044 hộ, 9.867 khẩu - theo báo cáo của Ủy ban xã Hòa Sơn năm 2010), tình trạng thiếu việc làm còn cao tuy nhiên xã chưa tổ chức được ngành nghề gì để thu hút. Từ những lý do trên nên tôi chọn xã Hòa Sơn làm địa điểm nghiên cứu để hoàn thành bài báo cáo của mình. - Phương pháp chọn mẫu: Quá trình điều tra và thu thập số liệu được tiến hành trong 4 thôn, buôn trên tổng số 15 thôn, buôn tại xã. Những thôn được điều tra là: thôn 1, thôn 8, thôn 10 và buôn Ja. Đây là những thôn tiêu biểu đại diện cho toàn xã, trong đó có 2 thôn phát triển nhất là thôn 1 và 8, thôn 10 được xếp là thôn trung bình của xã, buôn Ja là buôn chậm phát triển nhất (theo tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo chính thức của xã Hòa sơn năm 2010, theo chuẩn nghèo 2011-2015). Theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, chọn đại diện: xem lại cách thức, đã ngẫu nhiên lại còn chọn đại diện là như thế nào???? 135 hộ, hộ nào cũng có thể được điều tra. Cách lựa chọn hộ điều tra là đi điều tra từng hộ trong thôn, hộ nào có người ở nhà thì tiến hành điều tra hộ đó. Đây là hình thức thu thập số liệu một cách ngẫu nhiên, các hộ trong thôn có xác suất chọn mẫu như nhau. 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: + Các báo cáo tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hòa Sơn + Báo cáo về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội + Các báo cáo về tình hình lao động, việc làm và phương hướng giải quyết việc làm của xã. - Số liệu sơ cấp: được thu thập qua quá trình điều tra thực tế các hộ tại địa bàn nghiên cứu. 2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu - Đối với số liệu thứ cấp: + Lựa chọn, loại bỏ những số liệu kém giá trị, so sánh các nguồn số liệu với nhau + Tính toán lại số liệu trên cơ sở tôn trọng số liệu gốc + Tính toán các chỉ tiêu, xây dựng các bảng thống kê, các biểu đồ hay đồ thị cần thiết - Đối với số liệu sơ cấp: Tổng hợp, hệ thống hóa lại số liệu điều tra thống kê để sử dụng trong phân tích. - Số liệu sau khi kiểm tra được xử lý qua chương trình Excel sử dụng để tính toán các chỉ tiêu và sắp xếp thành các bản theo mục đích phân tích. 2.2.4 Phương pháp phân tích Báo cáo tập trung phân tích những chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến việc làm của lao động nhằm phản ánh đúng thực trạng lao động, việc làm ở xã Hòa Sơn Các chỉ tiêu phân tích tập trung vào lao động, chất lượng lao động, việc làm và những yếu tố ảnh hưởng đến lao động, việc làm trong xã. Phương pháp thống kê so sánh: So sánh các biến động về lao động, việc làm giữa các nhóm hộ. Phân tích SWOT để thấy điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức đối với lao động tại xã. 2.2.5 Hệ thống chỉ tiêu phân tích Em thực hiện về lao động việc làm, không thấy có chỉ tiêu nào đánh giá về lao động, việc làm???? - Thu nhập bình quân/hộ = Tổng thu nhập của các hộ/Số hộ điều tra - Thủ tướng vừa ký quyết định ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2011. Bảng 1: Chuẩn nghèo 2011-2015 ĐVT:VNĐ Chỉ tiêu Nghèo Cận nghèo Khá TNBQ/tháng <401.000 401.000 - 520.000 >520.000 PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý Xã Hòa Sơn nằm trên tỉnh lộ 12 và thuộc huyện Krông Bông cách trung tâm huyện Krông Bông khoảng 4 km về phía Đông. - Phía Đông: giáp thị trấn Krông Kmar. - Phía Tây: giáp xã Ea Trul. - Phía Nam: giáp dãy núi Cư Yang Sin - Phía Bắc: giáp xã Khuê Ngọc Điền, Xã Hòa Tân. Tổng diện tích toàn xã là 5.369 ha (số liệu kiểm kê Đất đai 2010) 3.1.1.2 Địa hình Xã có địa hình bị chia cắt thành 2 vùng tương đối rõ rệt, phía nam là vùng núi cao, phía Bắc là vùng trũng tương đối thấp, độ cao trung bình 650 – 690m. Đất đai khá bằng phẳng ở khu vực trung tâm, phía đông nam của xã là dãy núi Cư Yang Sin chiếm 51,54 % diện tích tự nhiên. Khu vực có địa hình thấp hơi có lượn sóng, phân bổ ở phía tây bắc. Độ cao trung bình 450 – 470m, chiếm 48,46% diện tích tự nhiên. Nhìn chung địa hình thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp. 3.1.1.3 Điều kiện khí hậu Xã Hòa Sơn có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do sự nâng lên của địa hình ở độ cao trung bình từ 245 - 260 mét (so với mặt nước biển) nên có đặc điểm rất đặc trưng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. * Nhiệt độ: - Nhiệt độ trung bình trong năm 25,70 C - Nhiệt độ cao nhất trung bình năm 28,70 C - Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm 22,30 C - Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 38,50 C - Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 12,60 C * Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối ở xã Hòa Sơn nói riêng, vùng cao nguyên nói chung bình quân năm khoảng 81%. Độ ẩm tương đối trung bình có giá trị số lớn nhất vào tháng 9 khoảng (92%) và thấp nhất vào các tháng 2, 3, 4 khoảng (70% - 79%) biến trình ẩm của không khí phù hợp với biến trình mưa ở đây và ngược lại với biến trình của nhiệt độ trung bình năm. 3.1.2 Các nguồn tài nguyên 3.1.2.1. Tài nguyên đất - Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng năm 1978 của Viện qui hoạch thiết kế nông nghiệp và kết quả điều tra bổ sung chuyển đổi tên loại đất theo hệ thống phân loại của FAO – UNESCO năm 1995. Trên địa bàn xã có những nhóm đất chính với diện tích và tỷ lệ từng loại đất như sau: * Nhóm đất phù sa: Diện tích 1.465 ha, chiếm tỷ lệ 27,29% diện tích tự nhiên toàn xã, phân bổ tập trung ở khu vực thung lũng ven sông thuộc phía Bắc của xã. Đất được bồi đắp hàng năm do bị ngập lụt nên khá phì nhiêu. Hiện nay đất phù sa đang được sử dụng vào trồng lúa 2 vụ và hoa màu ,cây công nghiệp ngắn ngày. * Nhóm đất xám rẫy: Diện tích 1.215,5 ha, chiếm tỷ lệ 22,56%, phân bố ở khu vực phía Đông Bắc của xã. Hiên nay đang được khai thác để trồng cà phê, tiêu, điều, sắn.... * Nhóm đất đỏ vàng trên đất phiến sét: chiếm 14,17%, phân bố ở khu vực phía Tây của xã. * Nhóm đất vàng nhạt trên đá Granit (Fa, Ha) chiếm 18,52%; phân bổ tập trung ở khu vực nửa xã, phía Đông. Đất có tầng dày < 30 cm, thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, khả năng giữ ẩm kém, có đá lẫn. * Nhóm đất khác: Bao gồm các loại đất lầy thụt và đất dốc tụ, phân bổ dưới các khe suối hợp thủy. Loại đất này có độ phì khá cao, giàu mùn, khả năng giữ ẩm rất tốt, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ 17,46%. - Đất đai trên địa bàn xã được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau nên phân loại đất khá đa dạng, lại phân bố trên nhiều loại địa hình, nên khả năng khai thác cũng hết sức đa dạng và phong phú, là một yếu tố thuận lợi để phát triển đa dạng những loại cây trồng. 3.1.2.2 Nguồn nước, thuỷ văn + Nước mặt: Trên địa bàn xã có hệ thống hồ đập, sông suối tương đối nhiều, tạo nên nguồn nước mặt dồi dào, giúp cho việc canh tác nông nghiệp tại địa phương thuận lợi hơn. + Nước ngầm: Nguồn nước ngầm tương đối dồi dào, chủ yếu phân bố ở độ sâu trung bình từ 5-10m. Tuy nhiên mực nước lại phụ thuộc theo mùa, mùa mưa nước dồi dào nhưng chất lượng kém, ô nhiễm. Ngược lại mùa khô mực nước ngầm hạ thấp khoảng 4m đến 5m, chất lượng nước khá hơn. 3.1.2.3. Tài nguyên rừng Theo kết quả kiểm kê 01/01/2005 tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng: 2.790ha. Trong đó: - Đất rừng sản xuất: 1.598 ha - Đất rừng đặc dụng: 959 ha - Đất rừng trồng: 233 ha 3.1.3. Kinh tế - xã hội 3.1.3.1 Tình hình dân số, dân tộc và tôn giáo Theo báo cáo UBND xã Hòa Sơn toàn xã có 14 thôn, 1 buôn với 2.044 hộ, 9.867khẩu. Trong đó đồng bào dân tộc tại chỗ có 243 hộ với 1.255 khẩu chiếm 12,7% dân số toàn xã. Với 11dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn, và có 4 tôn giáo chính gồm có: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành và Cao Đài. Theo thống kê mới nhất tổng số hộ có theo tôn giáo trên địa bàn là 119 hộ chiếm tỷ lệ 5,8% tổng số hộ, và số khẩu tương ứng là 494 khẩu chiếm tỷ lệ 5,0% tổng số khẩu. Bảng 2: Tình hình dân số trên địa bàn xã Stt Thô
Tài liệu liên quan