ợc sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của thầyPhạm Viết Nguyên và lãnh đạo chuyên viên Sở trong quá trình viết báo cáo thực tập tổng hơp này, nhằm mục đích tìm hiểu tình hình tổ chức ngành du lịch của tỉnh Hà Tây, kết quả kinh doanh những năm gần đây, đồng thời nêu lên tổng quan về những tiềm năng của tỉnh Hà Tây trong sự phát triển du lịch nói chung và phát triển khu vui chơi giải trí nói riêng vừa hiện đại hấp dẫn nhưng vẫn giữ được những nét đẹp của văn háo truyền thống.
Nội dung báo cáo gồm 3 phần:
I Tình hình chung Sở du lịch tỉnh Hà Tây.
II Tình hình hoạt động du lịch Hà Tây các năm 1997, 1998, 1999
III Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên.
24 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình hoạt động du lịch Hà Tây các năm 1997, 1998, 1999, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong những năm gần đây, tỉnh Hà Tây đã ý thức được rằng ngành du lịch là một ngành quan trọng để phát triển kinh tế nói chung của đất nước nói chung và của tỉnh. Trên thực tế cho thấy, tỉnh Hà Tây rất có tiềm năng triển vọng phát triển ngành công nghiệp không khói này, đặc biệt là các loại hình du lịch văn hoá, sinh thái và một số loại hình du lịch: vui chơi giải trí, kỳ nghỉ cuối tuần, thể thao...
Là một sinh viên ngành du lịch, lại được thực tập tại Sở du lịch tỉnh Hà Tây. Hơn nữa được sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của thầyPhạm Viết Nguyên và lãnh đạo chuyên viên Sở trong quá trình viết báo cáo thực tập tổng hơp này, nhằm mục đích tìm hiểu tình hình tổ chức ngành du lịch của tỉnh Hà Tây, kết quả kinh doanh những năm gần đây, đồng thời nêu lên tổng quan về những tiềm năng của tỉnh Hà Tây trong sự phát triển du lịch nói chung và phát triển khu vui chơi giải trí nói riêng vừa hiện đại hấp dẫn nhưng vẫn giữ được những nét đẹp của văn háo truyền thống.
Nội dung báo cáo gồm 3 phần:
Tình hình chung Sở du lịch tỉnh Hà Tây.
Tình hình hoạt động du lịch Hà Tây các năm 1997, 1998, 1999
Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên.
mục lục
Lời mở đầu
1
I. Tình hình chung của Sở du lịch Hà Tây
3
1. Cơ cấu tổ chức của Sở
4
2. Tổng số doanh nghiệp du lịch và khách sạn của tỉnh Hà Tây
6
II. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở du lịch Hà Tây các năm 1997, 1998, 1999.
11
1. Kết quả một số công tác du lịch năm 1999
13
a. Về công tác quy hoạch
13
b. Về công tác kế hoạch
14
2. Phương án nhiệm vụ năm 2000
15
III. Tiềm năng phát triển du lịch và hiện trạng khai thác tàI nguyên ở Hà Tây
16
1. Tiềm năng
16
2.Hiện trạng khai thác tàI nguyên du lịch ở Hà Tây
25
Tình hình chung của Sở du lịch Hà Tây
Tỉnh Hà Tây cũng như một số các tỉnh thành khác trong cả nước, là một tỉnh rất giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch văn hoá và du lịch sinh thái cùng với một số loại hình du lịch vui chơi giải trí, thể thao, kỳ nghỉ cuối tuần...Nắm rõ được thế mạnh này của tỉnh nhà, ngày 11/7/1994 Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây đã ra quyết định sô s275/QĐUB thành lập Sở du lịch Hà Tây.
Từ khi ra đời đến nay, Sở du lịch Hà Tây đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Sở đã chỉ đạo và định hướng về đầu tư khai thác cũng như việc bảo tồn, tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch phong phú của tỉnh, biến nguồn tài nguyên đó thành những sản phẩm du lịch hoàn thiện, hấp dẫn, thu hút ngày càng đông đảo du khách đến với du lịch của tỉnh nhà. Từ đó doanh thu về du lịch của tỉnh đã không ngừng được tăng nhanh, giải quyết lượng lớn về việc làm, tăng nguồn thu cho Nhà Nước và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động trong ngành, giữ gìn được bản sắc dân tộc.
Cơ cấu tổ chức của Sở du lịch Hà Tây
Sau khi được thành lập thì tổng số cán bộ của Sở chỉ có 9 người, đến nay số cán bộ của Sở là 17 người bao gồm:
Giám đốc Sở: Phụ trách chung về công việc của Sở
Hai phó giám đốc:
Phó giám đốc phụ trách về kế hoạch quy hoạch và nghiệp vụ.
Phó giám đốc phụ trách về tổ chức hành chính, nội chính.
Phòng kế hoạch, quy hoạch và tổng hợp.
Phòng nghiệp vụ kỹ thuật - thanh tra.
Phòng tổ chức hành chính.
Lãnh đạo của Sở bao gồm:
Giám đốc Sở: Là người điều hành công việc theo chế độ một thủ trưởng, do đó giám đốc Sở chịu trách nhiệm hoàn toàn các hoạt động của Sở du lịch Hà Tây trước cơ quan chủ quản của mình là Uỷ ban nhân dân tỉnh và Tổng cục du lịch.
Hai phó giám đốc: Giúp việc cho giám đốc, được giám đốc phân công trong một số lĩnh vực quản lý chuyên môn. Một phó giám đốc được uỷ nhiệm chịu trách nhiệm về kế hoạch, quy hoạch và nghiệp vụ, còn một phó giám đốc chịu trách nhiệm về tổ chức cán bộ, nội chính. Khi thực hiện các công việc của giám đốc giao cho, phó giám đốc sử dụng quyền hạn của giám đốc để giải quyết công việc và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc được giao
Các phòng ban của Sở bao gồm:
Phòng kế hoạch, quy hoạch và tổng hợp phụ trách các công việc:
Xây dựng kế hoạch và quy hoạch phát triển du lịch trên phạm vi tỉnh; Khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì giám đốc Sở quản lý và hướng dẫn theo dõi việc kiểm tra thực hiện.
Làm công tác thẩm định các dự án đầu tư, các phương án hoạt động du lịch của các thành phần kinh tế, đồng thời hướng dẫn soạn thảo hoàn tất các thủ tục trình duyệt theo quy định hiện hành.
Tổng hợp kết quả hoạt động của ngành, công tác thông tin tư liệu, công tác thống kê, báo cáo định kỳ về sơ kết tổng kết của ngành.
Phòng nghiệp vụ kỹ thuật có chức năng nhiệm vụ sau:
Quản lý nghiệp vụ kỹ thuật du lịch và hướng dẫn công tác thông tin, quảng cáo theo định hướng của ngành cùng việc thực hiện các chế độ chính sách quy định theo luật pháp của Nhà Nước về hoạt động du lịch trên phạm vi, lĩnh vực nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, đưa đón, vận chuyển, vui chơi giải trí... thuộc các thành phần kinh tế có liên quan đến hoạt động nói trên nằm trên địa bàn tỉnh.
Làm công tác thông tin tuyên truyền, khai thác và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động du lịch ở địa phương.
Phòng tổ chức hành chính có chức năng nhiệm vụ sau:
Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo kế hoạch được duyệt, đồng thời làm nhiệm vụ quản lý các công tác tổ chức, công chức viên chức của ngành du lịch thu cấp quản lý của tỉnh, theo dõi công tác thi đua khen thưởng của ngành.
Lập chương trình công tác của Sở:
Khi được giám đốc thông qua thì thông báo chương trình, lịch công tác và giữ quan hệ chặt chẽ với các phòng để phối hợp thực hiện.
Tiếp nhận, cấp phát công văn, lưu trữ các loại tài liệu, quản lý con dấu theo đúng quy định hiện hành.
Quản lý tài sản, kinh phí, tài vụ theo đúng chế độ và pháp lệnh kế toán thống kê; Sắp xếp và bố trí các điều kiện cần thiết và phương tiện làm việc, tiếp khách của cơ quan.
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nguyên tắc, chế độ quy định của Nhà Nước về công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ an ninh quốc phòng và an toàn trật tự xã hội, công tác phòng cháy chữa cháy và các mặt công tác khác nhằm đảm bảo an toàn cho cơ quan.
Ngoài những nhiệm vụ chính trên đây, các phòng còn có nhiệm vụ khác được giám đốc Sở giao cho.
Qua việc tìm hiểu cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở du lịch Hà Tây có thể thấy rõ bộ máy của Sở được hoạt động theo chế độ một thủ trưởng. Theo đó, phó giám đốc giữ vai trò giúp việc tham mưu cho giám đốc. Các phòng ban chịu sự quản lý cũng như chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc về công việc được giám đốc giao cho. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở có thể được mô hình hoá như sau:
sơ đồ 1: sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy qủan lý của sở du lịch hà tây
Giám đốc
Phó giám đốc phụ trách về tổ chức hành chính, nội chính
Phó giám đốc phụ trách về kế hoạch quy hoạch và ngiệp vụ
Phòng kế hoạch, quy hoạch và tổng hợp
Phòng nghiệp vụ kỹ thuật - thanh tra
Phòng tổ chức hành chính
Tổng số doanh nghiệp du lịch và khách sạn của Hà Tây
Các doanh nghiệp hoạt động dưới sự quản lý về mặt Nhà Nước của Sở du lịch Hà Tây, bao gồm:
7 doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp.
1 doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài
4 doanh nghiệp TNHH.
15 doanh nghiệp thuộc các lọai hình kinh tế khác.
Xuất phát từ tiềm năng vô cùng to lớn của Hà Tây về du lịch, cũng như do đặc thù của loại hình dịch vụ này nên các công ty lữ hành và khách sạn của Hà Tây được phân bố đồng đều hầu như khắp toàn tỉnh, tạo điều kiện cho khách hàng nắm bắt được thông tin cần thiết về việc tiêu dùng sản phẩm một cách dễ dàng và thuận tiện, làm rút ngắn khoảng cách về không gian giữa khách với các công ty lữ hành và khách sạn. Đây cũng là điều mà các doanh nghiệp phải hết sức quan tâm, bởi lẽ nó là một trong những yếu tố hình thành cầu về du lịch.
Hiện nay trong toàn tỉnh Hà Tây bao gồm các doanh nghiệp được phân theo huyện, thị như sau:
Tại Hà Đông bao gồm :
Công ty du lịch Hà Tây.
Công ty dịch vụ du lịch thương mại công đoàn bao gồm các đơn vị trực thuộc: Tại trụ sở liên đoàn lao động; Nhà nghỉ công đoàn số 2; Nhà nghỉ công đoàn Chùa Hương.
Công ty TNHH Phú Thọ
Doanh nghiệp khách sạn Sông Nhuệ.
Nhà hàng ăn uống Cầu An.
Tại Mỹ Đức bao gồm :
Công ty du lịch thắng cảnh Hương Sơn.
Nhà nghỉ Hoàng Long.
Công ty thuỷ sản và dịch vụ du lịch Mỹ Đức.
Tại Sơn Tây bao gồm :
Nông trường Đồng Mô.
Nhà nghỉ Đồi Thông.
Nhà nghỉ Tản Đà.
Công ty TNHH Thái Thịnh.
Công ty du lịch cổ phần Đồng Mô.
Công ty TNHH Thung Lũng Vua (liên doanh với Thái Lan)
Công ty du lịch Sơn Tây bao gồm các đơn vị trực thuộc sau: Tại hồ Đồng Mô; Khách sạn Tây Đô; Công ty TNHH thương mại Cường Thịnh; Nhà nghỉ Xuân Khanh; Tổ hợp du lịch Đảo Xanh.
Tại Ba Vì bao gồm :
Công ty TNHH Khoang Xanh,
Công ty du lịch cổ phần Ao Vua,
Công ty TNHH du lịch Suối Mơ,
Công ty thuỷ sản và dịch vụ du lịch Suối Hai,
Vườn quốc gia Ba Vì,
Công ty xây dựng Bình Minh.
Những doanh nghiệp trên đây có doanh nghiệp được thành lập theo quyết định 317(*) TTg ngày 29/06/1993 của Thủ tướng Chính phủ. Cũng như các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, Hà Tây cũng có các nhà khách, nhà nghỉ của các Bộ, Ngành, Đoàn thể và Uỷ ban nhân dân tỉnh phục vụ nhu cầu lưu trú trong quá trình công tác của các cán bộ. Tuy nhiên, để sử dụng tốt hơn cơ sở vật chất của các nhà khách, nhà nghỉ cho việc đón tiếp và phục vụ khách du lịch; Thống nhất về quản lý nghiệp vụ du lịch và thiết lập lại trật tự trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn và du lịch, tạo sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp; Nâng cao chất lượng phục vụ, hiệu quả sử dụng vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của các nhà khách, nhà nghỉ. Xuất phát từ yêu cầu khách quan đó, sau khi quyết định 317 ra đời thì các nhà khách, nhà nghỉ đó của Hà Tây cũng được chuyển sang kinh doanh khách sạn du lịch. Theo đó, các nhà khách, nhà nghỉ đều phải đảm bảo được các điều kiện như:
Phải có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ cán bộ, công nhân viên theo đúng quy định của quyết định trên.
Được hoạt động theo giấy phép thành lập doanh nghiệp được quy định tại nghị định 388/HĐBT/ ngày 20/11/1991.
Trong danh sách quản lý của Sở du lịch Hà Tây có một doanh nghiệp liên doanh với Thái Lan là công ty TNHH Thung Lũng Vua (Sơn Tây). Đây là kết qủa tất yếu của cơ chế mở cửa của nước ta hiện nay nhằm thu hút vốn đầu tư của nước ngoài và Việt Nam để khai thác một cách có hiệu quả các tiềm năng du lịch của nước ta, góp phần tích cực vào phát triền nền kinh tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng,
đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá hiện nay của Đảng và Nhà Nước ta.
Tình hình hoạt động của toàn ngành du lịch Hà Tây các năm 1997, 1998, 1999 .
bảng 1: tình hình phát triển du lịch của hà tây qua các năm 1997, 1998, 1999.
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Kế hoạch
Thực hiện
TH so với KH (%)
Kế hoạch
Thực hiện
TH so với KH (%)
Kế hoạch
Thực
hiện
TH so với KH (%)
1
Tổng số khách
Lượt
766.812
870.300
113,5
885.000
771.742
87,2
999.900
1.002.440
100,3
Trong đó:
Khách quốc tế
Lượt
27.350
45.400
166,0
46.000
38.450
83,6
50.000
51.140
102,3
Khách nội địa
Lượt
739.462
824.900
111,6
839.000
733.286
87,4
949.900
951.300
100,2
2
Tổng doanh thu
Triệu
85.000
89.136
104,9
106.000
102.464
96,7
120.000
123.000
102,5
Trong đó:
Khu vực NN
Triệu
7.000
9.000
128,6
10.000
8.000
80,0
12.000
13.200
110,0
Các thành phần kinh tế khác
Triệu
78.000
80.136
102,7
96.000
94.464
98,4
108.000
109.800
102,0
3
Nộp ngân sách
Triệu
2.971
3.900
131,3
5.000
4.150
89,0
6.000
7.540
125,7
Qua 3 năm thực hiện kế hoạch gần đây, kết quả thực hiện kế hoạch toàn ngành du lịch Hà Tây đã đạt được kết quả sau đây:
Về lượng khách: Đây là chỉ têu quyết định sự sống còn của toàn bộ ngànnh du lịch. Năm 1997 đạt 113,5% vượt chỉ tiêu kế hoạch là 13,5%. Trong đó khách quốc tế đạt 166% kế hoạch, vượt kế hoạch đề ra là 66%; Khách nội địa đạt 111,6% vượt chỉ tiêu kế hạoch là 11,6%. Nhìn chung, năm 1997 toàn ngành đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho lượng khách. Điều này cho thấy sự nỗ lực phấn đấu cho phát triểndu lịch của tỉnh. Năm 1998, đây là năm thực hiện chỉ tiêu lượng khách không tốt, cụ thể là tổng lượng khách chỉ đạt được 87,2% kế hoạch. Đây là năm thực hiện không tốt của chỉ tiêu này, trong các năm sau cần phảI quản lý tốt hơn nữa để hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra. Năm 1999, tổng lượt khách đạt 100,3% kế hoạch, trong đó khách quốc tế đạt 102,3% và khách nội địa đạt 106.2%. Sau một năm không hoàn thành kế hoạch thì năm 1999 lại có dấu hiệu khả quan hơn.
Về tổng doanh thu: Đây lầ chỉ tiêu phản ánh phần nào kết quả kinh doanh.Năm 1997, doanh thu của ngành đạt 104,9% so với kế hoạch. Trong đó doanh thu của khu vực Nhà Nước đạt 128,6% tăng cao so với kế hoạch là 28,6%. Đây là dấu hiệu đáng mừng bởi lẽ doanh nghiệp Nhà Nước đã dần dần chiếm được vị trí của mình để thực hiện vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế quốc dân. Doanh thu của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đạt 102,7%. Năm 1998, do không hoàn thành kế hoạch về lượng khách nên tổng doanh thu chỉ đạt 98,4%. Năm 1999, tổng doanh thu của toàn ngành đạt 102,5%; Trong đó, doanh thu của các doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà Nước đạt 110% vượt kế hoạch 10%. Như vậy, sau một năm thực hiện chưa tốt chỉ tiêu này, ngành du lịch Hà Tây đã thực hiện tốt hơn và doanh thu các doanh nghiệp Nhà Nước tăng 2 tỷ và doanh thu của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác thì tăng 5,2 tỷ đồng.
Kết quả một số công tác du lịch năm 1999.
Năm 1999 là năm thứ 6 kể từ khi Sở du lịch Hà Tây bẵt đầu chính thức đi vào hoạt động. Sau 6 năm hoạt động, đặc biệt từ khi chuyển về trụ sở chính thức từ năm 1996 thì nhìn chung các chỉ tiêu của ngành đều tăng theo các năm. Điều này cho thấy sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực quản lý du lịch về mặt Nhà Nước của Sở trong những năm qua.
Về công tác quy hoạch.
Trong những năm qua, Sở du lịch Hà Tây đã kết hợp với Sở kế hoạch và Đầu tư, các Sở, Ban, Ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thi xã tiến hành hoàn chỉnh các quy hoạch chi tiết phát triển du lịch tại các vùng, các địa phương trong tỉnh; Đôn đốc các huyện, thị xã và các doanh nghiệp khẩn trương xây dựng các dự án khả thi làm hạt nhân cho việc khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch của mỗi địa phương.
Khu vực Ba Vì : Đã hoàn thành quy hoạch phát triển du lịch huyện Ba Vì mà trung tâm là hồ Suối Hai; Đề nghị tỉnh phê duyệt quy hoạch du lịch huyện Ba Vì và tham gia ý kliến xây dựng quy hoạch khu du lịch sinh thái Suối Mơ, Thiên Sơn Thác Ngà, vườn quốc gia Ba Vì.
Khu vực thị xã Sơn Tây : Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển thị xã Sơn Tây; Xây dựng dự án phát triển khu du lịch Đồng Mô đến năm 2010; Dự án khả thi trùng tu thành cổ, làng Việt cổ, Đường Lâm - đền Phùng Hưng, lăng Ngô Quyền.
Thị xã Hà Đông : Hoàn chỉnh khách sạn Sông Nhuệ đưa vào hoạt động tháng 12/1999, đề nghị Uỷ ban nhân dân thị xã xây dựng tuyến du lịch Sông Nhuệ và khu nghỉ dưỡng hồ Văn Quán.
Huyện Quốc Oai : Đã xây dựng xong quy hoạch tổng thể khu du lịch chùa Thầy thời kỳ năm 2000 - 2010 trình tỉnh phê duyệt; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án sân golf (Phú Mãn).
Huyện Chương Mỹ : Đã xây dựng xong quy hoạch khu du lịch Núi Trầm, chùa Trăm Gian.
Ngoài các dự án quy hoạch trên đây, Sở du lịch Hà Tây còn tiến hành rà soát và bổ sung điều chỉnh quy hoạch của ngành đến năm 2010 theo sự hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hà Tây từng bước nâng cao chất lượng công tác quy hoạchvà đưa công tác quy hoạch rà soát quy hoạch vào nề nếp.
Về công tác kế hoạch :
Sở du lịch Hà Tây đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thống kê tỉnh hoàn chỉnh xây dựng các chỉ tiêu chính của năm 1999 và năm 2000; Xây dựng kế hoạch 5 năm từ năm 2000 đến năm 2005; Kế hoạch xây dựng cơ bản năm 2000 và kế hoạch sử dụng 10 năm - 2000 đến 2010. Các kế hoạch đó đã được báo với Uỷ ban nhân dân tỉnh và các ngành có liên quan.
Công tác thống kê dần dần được đưa vào nề nếp, trong năm 1999 đã nhắc nhở các đơn vị, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh thực hiện pháp lệnh thống kê. Kết quả là một số đơn vị làm tốt công tác thống kê và đảm bảo chất lượng như công ty du lịch Hà Tây, công ty TNHH Thung lũng Vua, công ty du lịch Sơn Tây. .. Tuy nhiên còn một số đơn vị thực hiện việc báo cáo không đúng biểu mẫu và thời gian quy định.
Phương hướng, nhiệm vụ năm 2000
Các chỉ tiêu kế hoạch: Trong năm 2000, Sở du lịch Hà Tây đề ra các chỉ tiêu kế hoạch sau đây:
Tổng doanh thu: 138.000.000.000đ. Trong đó:
Quốc doanh: 14.000.000.000đ.
Các thành phần kinh tế khác: 124.000.000.000đ
Tổng lượt khách : 1.150.000 lượt khách. Trong đó:
Khách quốc tế: 58.000 lượt khách.
Khách nội địa : 1.091.800 lượt khách.
Khách du lịch Việt Nam đi du lịch nước ngoài : 220 lượt khách.
Nộp NSNN : 8.000.000.000đ.
Biện pháp thực hiện:
Sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà Nước kinh doanh du lịch theo tinh thần chỉ thị 20/1998/CT-TTg ngày 21/04 của Thủ tướng chính phủ
Lập phương án, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà Nước về du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. Trước hết, cần tập trung lai các trung tâm du lịch của tỉnh là Đồng Mô - Sơn Tây, Hương Sơn - Mỹ Đức và thị xã Hà Đông đã tổ chức thành một số doanh nghiệp Nhà Nước làm nền tảng trên thương trường du lịch của tỉnh, có đầy đủ sức mạnh về tài chính, vật chất để tham gia có hiệu quả vào thị trường du lịch trong tỉnh, trong nước và trong khu vực.
Đồng thời với việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà Nước cần củng cố và giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà Nước trong ngành du lịch, đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà Nước về du lịch theo tinh thần nghị định 43 của Chính phủ.
Phối hợp với các ban ngành có liên quan và các cấp chính quyền địa phương nghiên cứu cơ chế quản lý đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh đảm bảo sự thống nhất quản lý về mặt Nhà Nước; Khai thác một cách tối đa nhân lực của các thành phần kinh tế nhằm xã hội hoá ngành du lịch; Giúp đỡ và thu hút các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vốn vào du lịch Hà Tây.
Đẩy mạnh xúc tiến du lịch, quảng bá tuyên truyền về du lịch Hà Tây.
Phối hợp với các ngành văn hoá thông tin; Báo; Đài phát thanh truyền hình tỉnh, huyện, thị xã và các cơ quan tuyên truyền nhằm quảng bá các chương trình và hoạt động về du lịch của Hà Tây .
Triển khai quy chế phối hợp liên ngành du lịch Việt Nam văn hoá thông tin.
Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ du lịch.
Phối hợp với các ngành và các địa phương trong tỉnh, có kế hoạch nâng cấp và khai thác các lễ hội, trước hết là Chùa Hương và các lễ hội khác như: Chùa Thầy, Chùa Tây Phương...
Gắn hoạt động du lịch với các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao để cho hoạt động của mỗi ngành thêm phong phú và có hiệu quả.
Khuyến khích đầu tư, tổ chức các khu vui chơi giải trí và thể dục thể thao tại các điểm du lịch; Mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch; Tập trung nghiên cứu khai thác mọi tiềm năng và nét đặc thù của từng vùng, từng địa phương trong tỉnh để đa dạng hoá loại hình sản phẩm du lịch, nhiều hình thức du lịch và dịch vụ du lịch độc đáo nhằm thiết thực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong và ngoài nước.
Tiềm năng để phát triển du lịch và hiện trạng khai thác tàI nguyên của Hà Tây.
Tiềm năng:
Tiềm năng cho phát triển du lịch chính là ở yếu tố thiên nhiên và yếu tố con người. Hà Tây là tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn dồi dào, bởi vậy tiềm năng cho phát triển du lịch của Hà Tây là rất lớn, đặc biệt mạnh cho việc phát triển du lịch sinh tháI và lễ hội. Đồng thời vị trí địa lý, đIều kiện tự nhiên của tỉnh Hà Tây cũng rất thuận lợi cho khai thác phát triển loạI hình du lịch nghỉ ngơI, vui chơI giảI trí.
Tiềm năng thiên nhiên
Hà Tây có toạ độ địa lý từ 20 độ 30 phút - 21 độ 17 phút vĩ độ Bắc và từ 105 độ 17 phút - 106 độ 00 phút kinh độ Đông, với diện tích tự nhiên khoảng 2.147 km2, là vùng chuyển tiếp giữa các dãy núi đồ sộ của vùng Tây Bắc và vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng.
Hà Tây nằm ở phía Tây Nam của thủ đô, phía Tây giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Vĩnh Phú, phía Nam giáp Nam Hà.
Khí hậu: Khí hậu của Hà Tây chịu