Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng đã có những bước đột phá ấn tượng trong những năm gần đây. Trong đó không thể không nhắc đến vai trò của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đóng vai trò là trung gian tài chính, ngân hàng đã phát huy rất tốt vai trò của mình, thực sự là “bà đỡ” của nền kinh tế. Cho dù hiện nay, khi thị trường chứng khoán đã hình thành ở nước ta, nhưng hệ thống ngân hàng vẫn là nguồn điều chuyển vốn chính được tín nhiệm trên thị trường tài chính. Ngoài ra, ngân hàng còn cung cấp nhiều dịch vụ như: bảo lãnh, tài trợ, thanh toán quốc tế, thanh toán điện tử, thẻ ATM,
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (viết tắt là NHNo&PTNT) Việt Nam nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Quảng Ninh nói riêng, mà cụ thể ở đây là Chi nhánh NHNo&PTNT Thị xã Cẩm Phả trong những năm qua đã có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, góp phần xây dựng địa phương, nâng cao đời sống nhân dân.
Báo cáo thực tập của em gồm có 3 phần:
Phần I: Tổng quan về chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Cẩm Phả
Phần II: Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cẩm Phả
Phần III: Nhận xét và kết luận
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong chi nhánh NHNo&PTNT Thị xã Cẩm Phả cùng các thầy cô trong Bộ môn Kinh tế trường Đại học Thăng Long đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập này.
31 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cẩm Phả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHẤM
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng đã có những bước đột phá ấn tượng trong những năm gần đây. Trong đó không thể không nhắc đến vai trò của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đóng vai trò là trung gian tài chính, ngân hàng đã phát huy rất tốt vai trò của mình, thực sự là “bà đỡ” của nền kinh tế. Cho dù hiện nay, khi thị trường chứng khoán đã hình thành ở nước ta, nhưng hệ thống ngân hàng vẫn là nguồn điều chuyển vốn chính được tín nhiệm trên thị trường tài chính. Ngoài ra, ngân hàng còn cung cấp nhiều dịch vụ như: bảo lãnh, tài trợ, thanh toán quốc tế, thanh toán điện tử, thẻ ATM,…
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (viết tắt là NHNo&PTNT) Việt Nam nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Quảng Ninh nói riêng, mà cụ thể ở đây là Chi nhánh NHNo&PTNT Thị xã Cẩm Phả trong những năm qua đã có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, góp phần xây dựng địa phương, nâng cao đời sống nhân dân.
Báo cáo thực tập của em gồm có 3 phần:
Phần I: Tổng quan về chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Cẩm Phả
Phần II: Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cẩm Phả
Phần III: Nhận xét và kết luận
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong chi nhánh NHNo&PTNT Thị xã Cẩm Phả cùng các thầy cô trong Bộ môn Kinh tế trường Đại học Thăng Long đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập này.
Cẩm Phả, ngày 05 tháng 06 năm 2010
Sinh viên
Vũ Thị Thùy Dương
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỊ XÃ CẨM PHẢ
1. Khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT thị xã Cẩm Phả
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Thị xã Cẩm Phả được thành lập theo Quyết
định số 88/QĐ-NHNoVN ngày 23/03/1995 của Tổng giám đốc NHNNo&PTNT Việt Nam. Và đi vào khai trương, hoạt động từ ngày 25/04/1995 đến nay.
Ngân hàng Nông nghiệp Cẩm Phả được thành lập muộn sau thời gian rất xa so với hai Ngân hàng Công thương và Ngân hàng đầu tư phát triển. Hoạt động trên mảnh đất một thị xã có đại công nghiệp than, bên cạnh thuận lợi được sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới của đất nước, hơn 20 năm đổi mới của ngành, song còn gặp nhiều khó khăn và phức tạp. Ngoài ra Ngân hàng còn phải chịu sự cạnh tranh lớn bởi các Ngân hàng cùng đóng trên địa bàn thị xã (gần hai chục Ngân hàng).
Đứng trước khó khăn và thách thức, trong 15 năm qua Ngân hàng luôn đổi mới và không ngừng phát triển vững bước đi lên, được khách hàng, nhân dân, các Cấp ủy và chính quyền địa phương tín nhiệm giúp đỡ, vị thế của Ngân hàng được củng cố và phát triển. Tuy nhiên cũng có lúc thăng lúc trầm, song 15 năm qua đã đạt được nhiều kết quả khích lệ.
1.2. Mô hình tổ chức và quản lý của Chi nhánh NHNNo&PTNT Cẩm Phả
1.2.1. Mô hình tổ chức
Hiện nay, Ngân hàng gồm có 01 trụ sở chính xây dựng rộng rãi khang trang sạch đẹp. Có 03 phòng giúp việc: Tín dụng, Kế toán ngân quỹ, Hành chính nhân sự và dưới cơ sở có 03 phòng giao dịch, trong đó 02 phòng giao dịch đã được xây dựng trụ sở là ở Quang Hanh và Cửa Ông.
Ban Giám Đốc
Phòng Kế toán- ngân quỹ
Phòng hành chính nhân sự
Phòng Tín dụng
PGD Quang Hanh
PGD Cẩm Trung
PGD Cửa Ông
H1-Mô hình tổ chức
1.2.2. Chức năng của từng phòng ban
Ban giám đốc
Hiện nay, ban giám đốc gồm 01 giám đốc, 01 phó giám đốc phụ trách chuyên môn. Thực hiện công việc chỉ đạo hoạt động, xây dựng các chiến lược kinh doanh, đề ra những quy định nhằm hoàn thiện văn hoá kinh doanh của ngân hàng. Trực tiếp nhận các chỉ thị của Đảng và Nhà Nước để phổ biến cho nhân viên.
Giám đốc ngân hàng là người đứng đầu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của Pháp luật và Ngân hàng cấp trên. Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động điều hành kinh doanh của ngân hàng chi nhánh. Giám đốc là người có quyền hạn cao nhất trong chi nhánh.
Giám đốc phân công, uỷ quyền cho các Phó giám đốc giải quyết và ký một số văn bản về những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình.
Phó giám đốc là người giúp việc Giám đốc, phụ trách điều hành một số nghiệp vụ hoạt động kinh doanh của đơn vị và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước Pháp luật về việc thực hiện các nghiệp vụ được phân công. Chịu trách nhiệm điều hành chi nhánh khi giám đốc vắng mặt.
Ban giám đốc điều hành công việc theo chương trình, kế hoạch theo tháng, quý, năm theo quy chế của Ngân hàng cấp trên.
Phòng tín dụng
Là nơi hoàn tất các công việc chính trong quy trình cấp tín dụng cho khách hàng dưới các hình thức cho vay, chiết khấu và các hình thức khác theo quy định của NHNo & PTNT .
Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách đối với từng nhóm khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đem lại hiệu quả đầu tư tín dụng.
Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền.
Trực tiếp làm nhiệm vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ, ngành và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
Ngoài ra, còn phải tham mưu cho ban giám đốc trong điều hành và sử dụng vốn, tái thẩm định các dự án đầu tư vượt quyền phán quyết cuả các ngân hàng và các phòng giao dịch trực thuộc. Trước đây công việc này thuộc tổ thẩm định nhưng nay gộp phòng tín dụng và tổ thẩm định thành phòng kế hoạch kinh doanh.
Kế toán ngân quỹ
Phòng kế toán:
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của ngân hàng nhà nuớc, NHNo & PTNT cấp tỉnh.
Xây dựng các chính sách, chỉ tiêu, kế hoạch tài chính.
Thực hiện các công việc kế toán, thanh toán qua quản lý tiền gửi, tiền vay của khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức kinh tế.
Thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng khác thông qua hình thức: chuyển tiền, séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, nhận tiền từ nước ngoài chuyển về…
Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và các báo cáo tài chính khác theo luật định.
Thực hiện các khoản nộp ngân sách theo luật định.
Quản lý sử dụng các thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh. Đảm bảo mọi hoạt động của phòng hoạt động liên tục và an toàn.
Quản lý các quỹ chuyên dụng trên địa bàn theo quy định.
Tổ chức báo cáo, kiểm tra và thực hiện một số công việc khác do ban giám đốc chỉ thị.
Phòng ngân quỹ:
Quản lý an toàn kho quỹ theo quy định, thực hiện đúng các chế độ về quản lý kho quỹ, đảm bảo an toàn kho quỹ và đối chiếu tồn quỹ mỗi ngày.
Quản lý tiền tệ, nghiệp vụ thu chi tiền mặt, các giấy tờ có giá, ngoại tệ…đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Thực hiện đúng theo chế độ kế toán ngân quỹ, chuẩn mực kế toán hiện hành của ngân hàng nhà nứơc đề ra.
Cuối tháng, cuối năm thực hiện tổng kết và lập báo cáo và bảng cân đối.
Phòng hành chính nhân sự:
Thực hiện các công việc quản lý hành chính: thi đua khen thưởng, tiếp đoàn kiểm tra, các chính sách cán bộ về lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…
Quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu của công việc.
Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy của ngân hàng cấp trên.
Lưu trữ các băn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và các văn bản hành chính của ngân hàng cấp trên.
Đảm bảo hoạt động của ngân hàng và phối hợp với phòng kế toán để mua sắm các thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động của ngân hàng, phục vụ các công tác hội nghị trong chi nhánh.
Các phòng giao dịch:
Các phòng giao dịch chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng cá nhân
Mở tài khoản tiền gửi, tiền vay cho khách hàng trước mắt chỉ tiến hành cho vay cầm cố giấy tờ có giá, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản.
Thực hiện các giao dịch thu đổi ngoại tệ bằng tiền mặt theo thâm quyền được giám đốc giao.
Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bán thẻ ATM, thẻ tín dụng... tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng.
Duy trì và kiểm soát các giao dịch.
Thực hiện công tác tiếp thị cho các sản phẩm dịch vụ.
Thực hiện lưu trữ sổ sách, chứng từ, các loại báo cáo liên quan đến hoạt động các phòng Giao dịch.
Tham mưu cho giám đốc về chính sách khách hàng.
PHẦN II
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG NÔNG NHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỊ XÃ CẨM PHẢ
1. Các hoạt động chính của Ngân hàng
Chi nhánh Ngân hàng NHNo&PTNT Cẩm Phả thực hiện nhiệm vụ kinh doanh đa năng, tổng hợp về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng bao gồm các nghiệp vụ chủ yếu sau:
Các hình thức huy động vốn như: tiết kiệm gửi góp, lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, khuyến mãi, tiết kiệm học đường, tiết kiệm bảo đảm bằng vàng, kỳ phiếu, trái phiếu vv…
Ngân hàng cho vay bằng nhiều hình thức: Thế chấp, cầm cố, hình thành bằng vốn vay, tín chấp thông qua các tổ chức chính trị, cho vay phục vụ đời sống, cho vay theo quyết định số 67/CP của Chính phủ, cho vay đầu tư cơ sở hạ tầng, phục vụ Nông nghiệp Nông thôn, trong đó vốn trung và dài hạn chiếm từ 55%-56%.
Ngoài ra còn có khác dịch vụ khác như: thanh toán điện tử, chi trả kiều hối, bảo lãnh, cho các thần phần kinh tế.
2. Quy trình nghiệp vụ tín dụng
Nghiệp vụ tín dụng không chỉ là một trong những hoạt động chính của ngân hàng thương mại, đem lại thu nhập và lợi nhuận cho ngân hàng, mà còn là một hoạt động rất phức tạp và ẩn chứa nhiều rủi ro. Vì vậy NHNo&PTNT Cẩm Phả đã rất chú trọng tới việc cải tiến quy trình, thủ tục, luôn tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy trình tín dụng, đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng, phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Trong thời gian thực tập, em đã tham gia vào quy trình với vai trò một thực tập sinh. Hiện nay, ngân hàng đang áp dụng quy trình nghiệp vụ tín dụng như sau:
Khách hàng
Cán bộ tín dụng
Lập hồ sơ
Thu thập thụng tin qua phỏng vấn, viếng thăm, trao đổi
Tổ chức phân tích và thẩm định
Kết quả ghi nhận
Cập nhật thụng tin thị trường, chính sách, cung pháp lý
Quyết định tín dụng
Từ chối
Báo lý do
Chấp nhận
Hợp đồng tín dụng
Giải ngân
Tổ chức giám sát
Giám sát
Vi phạm hợp đồng
Không đủ và đúng hạn
Thu nợ cả gốc và lãi
Đầy đủ và đúng hạn
Thanh lý HĐTD
Biện pháp: cảnh cáo, tăng cường kiểm soát, ngừng giải ngân,…
Không đủ, không đúng hạn
Thanh lý hợp đồng tín dụng bắt buộc
Xử lý: cơ quan có thẩm quyền
H2-Sơ đồ mô tả quy trình tín dụng
Các giai đoạn của quy trình
Nguồn và nơi cung cấp thông tin
Nhiệm vụ của NH ở mỗi giai đoạn
Kết quả của mỗi
giai đoạn
1. Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
- Khách hàng đi vay cung cấp thông tin
- Tiếp xúc, phổ biến và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
- Hoàn thành bộ hồ sơ để chuyển sang giai đoạn sau
2. Phân tích
tín dụng
- Hồ sơ đề nghị vay từ giai đoạn trước chuyển sang.
- Các thông tin bổ sung từ phỏng vấn, hồ sơ lưu trữ,...
- Tổ chức thẩm định về các mặt tài chính và phi tài chính do các cá nhân hoặc bộ phận thẩm định thực hiện
- Báo cáo kết quả thẩm định để chuyển sang bộ phận có thẩm quyền để quyết định cho vay
3. Quyết định
tín dụng
- Các tài liệu, thông tin từ giai đoạn trước chuyển sang và báo cáo kết quả thẩm định.
- Các thông tin bổ sung
- Quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay dựa vào kết quả phân tích
- Quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay tuỳ theo kết quả thẩm định
- Tiến hành các thủ tục pháp lý như ký kết hợp đồng tín dụng, Hợp đồng công chứng và các loại hợp đồng khác.
4. Giải
ngân
- Quyết định cho vay và các hợp đồng liên quan.
- Các chứng từ làm cơ sở giải ngân
- Thẩm định các chứng từ theo các điều kiện của hợp đồng tín dụng trước khi phát tiền vay
- Chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của khách hàng hoặc chuyển trả cho nhà cung cấp theo yêu cầu của khách hàng
5. Giám sát và thanh lý
- Các thông tin từ nội bộ ngân hàng
- Các báo cáo tài chính theo định kỳ của khách hàng.
- Các thông tin khác
- Phân tích hoạt động tài khoản, báo cáo tài chính, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay
- Tái xét và xếp hạng tín dụng
- Thanh lý hợp đồng
- Báo cáo kết quả giám sát và đưa ra các giải pháp xử lý.
- Lập các thủ tục để thanh lý tín dụng
3. Tình hình kinh doanh tại Chi nhánh NHNo&PTNT Cẩm Phả
3.1. Tình hình huy động vốn
Trong những năm qua Chi nhánh NHNo&PTNT Cẩm Phả luôn chú trọng tới công tác khai thác, huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phương, đảm bảo nguồn vốn tăng trưởng ổn định, bền vững, làm cơ sở vững đáp ứng yêu cầu vốn cho khách hàng nhanh chóng, đầy đủ với thời gian và lãi suất thích hợp, đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả của ngân hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nguồn vốn tăng trưởng mạnh thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng kết quả nguồn vốn huy động
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
KH
NĂM 2009
TH
31/12/2008
TH
31/12/2009
SO SÁNH %
SO KH
+;-
SO CÙNG KỲ
Tổng nguồn vốn huy động tại ĐP
396.000
323.637
382.434
97
+18
1- Nội tệ
370.000
298.121
361.777
98
+23
TĐ Tiền gửi dân cư
363.000
286.592
338.000
93
+18
2- Ngoại tệ (Ngàn USD)
1.460
1460
1.133
77,6
- 22,4
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009)
Ngân hàng chủ yếu huy động nguồn vốn là nguồn gửi tiết kiệm trong dân cư, không có vốn Kho bạc và hầu như không có tiền gửi của các doanh nghiệp. Bên cạnh mặt bằng lãi suất năm nay tuy có xu hướng tăng nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với thời điểm năm trước. Số rút đi thì nhiều xong gửi thêm vào thì ít. Đến ngày 31/12/2009 nguồn vốn huy động là 382.434 triệu đồng đạt 97% kế hoạch, tăng 18% so với năm 2008. Bình quân nguồn vốn/ CBCNV là 13.658 triệu đồng, trong đó nguồn vốn huy động nội tệ là 361.777 triệu đồng, đạt 98% kế hoạch, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nguồn vốn nội tệ huy động từ dân cư là 338.000 triệu đồng, đạt 98% kế hoạch, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 88% tổng nguồn vốn huy động. Cơ cấu nguồn vốn cụ thể ở bảng sau:
Bảng cơ cấu nguồn vốn huy động tại địa phương
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
TH 31/12/2008
TH 31/12/2009
SO SÁNH CÙNG KỲ
+;-
SỐ TIỀN
TỈ TRỌNG %
SỐ TIỀN
TỈ TRỌNG %
Tổng vốn huy động
323.637
100
382.434
100
+58.797
1. TG của các TCTD
130
0,04
335
0,09
+205
2.TGKH
307.385
95
366.522
95,8
+59.137
- Tiền gửi không kỳ hạn
20.387
6,6
23.402
6,3
+3.015
- Tiền gửi tiết kiệm
286.692
93,2
343.081
93,6
+56.389
- Tiền ký quỹ
306
0,2
37
0,1
-269
3. Phát hành giấy tờ có giá
16.122
4,96
15.576
4,11
-546
(Nguồn:Bảng CĐKT)
Năm 2008:
Tiền gửi của các TCTD là 130 triệu đồng chiếm tỉ trọng là 0,04%.
Tiền gửi khách hàng là 307.385 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 95%, trong đó: tiền gửi không kỳ hạn 20.387 triệu đồng, chiếm 6,6%; Tiền gửi tiết kiệm 286.692 triệu đồng, chiếm 93,2%; Tiền ký quỹ 306, chiếm tỉ trọng 0,2%.
Phát hành giấy tờ có giá là 16.122, chiếm tỉ trọng 4,96% trên tổng nguồn vốn huy động.
Năm 2009:
Tiền gửi của các TCTD là 335 triệu đồng chiếm tỉ trọng là 0,09%.
Tiền gửi khách hàng là 366.522 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 95,8%, trong đó: tiền gửi không kỳ hạn 23.402 triệu đồng, chiếm 6,3%; Tiền gửi tiết kiệm 343.081 triệu đồng, chiếm 93,6%; Tiền ký quỹ 37, chiếm tỉ trọng 0,1%.
Phát hành giấy tờ có giá là 15.576, giảm 546 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỉ trọng 4,11% trên tổng nguồn vốn huy động.
Có thể thấy tình hình huy động vốn năm 2009 đã khởi sắc hơn so với năm 2008. Sở dĩ được như vậy vì ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế trong năm 2008 đã phần nào được khắc phục, nền kinh tế đang dần hồi phục, khách hàng dần có niềm tin trở lại. Cho dù ở thời điểm nào, nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư vẫn luôn là chủ yếu, luôn cao hơn 90% trên tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn huy động
3.2. Tình hình sử dụng vốn
Hoạt động cho vay là hoạt động sinh lời chủ yếu của các ngân hàng thương mại hiện nay. Tình hình sử dụng vốn được thể hiện qua các bảng số liệu sau:
3.2.1. Cơ cấu dư nợ theo loại cho vay
Bảng cơ cấu dư nợ theo loại cho vay
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
KH
NĂM 2009
TH
31/12/2008
TH
31/12/2009
SO SÁNH %
SO KH
+;-
SO CÙNG KỲ
Tổng dư nợ
679.781
543.639
678.153
99,7
+24,7
- Ngắn hạn
217.781
195.865
266.307
122
+35,9
- Trung hạn
442.000
313.273
392.665
89
+25,3
- Dài hạn
20.000
30.960
19.181
96
-38
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2009)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng dư nợ thực hiện đến 31/12/2009 là 678.153 triệu đồng, đạt