Báo cáo Tình hình hoạt động và cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng Hàng Hải

Một nền kinh tế phát triển là mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của đất nước. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang hôị nhập một cách nhanh chóng trên mọi phương diện, nền kinh tế nước ta còn nhiều yếu kém chúng ta cần thiết phải xây dựng những ngành mang tính chất chiến lược như thông tin, năng lượng, ngân hàng Ngân hàng là ngành đòi hỏi phải có sự phát triển nhanh hơn một bước so với các ngành kinh tế khác. Hoạt động ngân hàng là một trong những mắt xích quan trọng cấu thành sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Bởi vì, ngân hàng là một ngành kinh doanh tiền tệ mà tiền tệ là một “ hàng hoá “ đặc biệt cho nên một sự biến động nhỏ trên thị trường cũng tác động đến nền kinh tế. Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của đất nước, hệ thống ngân hàng cũng có những bước chuyển mình cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế mới. Trải qua hơn mười năm đổi mới ngân hàng Hàng Hải Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần tích cực trong việc đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế với mức độ cao liên tiếp ở nước ta. Sau một thời gian thực tế tại Ngân hàng Hàng Hải cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn và các cán bộ hướng dẫn thực tập, em đã từng bước hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này. Đây là bản báo cáo tổng quan về tình hình hoạt động và cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng Hàng Hải. Bản báo cáo thực tập gồm ba phần: Chương 1: Lịch sử hình thành và sơ đồ tổ chức bộ máy của Ngân hàng Hàng Hải và chi nhánh Long Biên Chương 2: Tình hình hoạt động của Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam. Chương 3: Đánh giá kết quả hoạt động và một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Ngân hàng trong thời gian tới.

doc40 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1938 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình hoạt động và cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng Hàng Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Một nền kinh tế phát triển là mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của đất nước. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang hôị nhập một cách nhanh chóng trên mọi phương diện, nền kinh tế nước ta còn nhiều yếu kém chúng ta cần thiết phải xây dựng những ngành mang tính chất chiến lược như thông tin, năng lượng, ngân hàng… Ngân hàng là ngành đòi hỏi phải có sự phát triển nhanh hơn một bước so với các ngành kinh tế khác. Hoạt động ngân hàng là một trong những mắt xích quan trọng cấu thành sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Bởi vì, ngân hàng là một ngành kinh doanh tiền tệ mà tiền tệ là một “ hàng hoá “ đặc biệt cho nên một sự biến động nhỏ trên thị trường cũng tác động đến nền kinh tế. Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của đất nước, hệ thống ngân hàng cũng có những bước chuyển mình cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế mới. Trải qua hơn mười năm đổi mới ngân hàng Hàng Hải Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần tích cực trong việc đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế với mức độ cao liên tiếp ở nước ta. Sau một thời gian thực tế tại Ngân hàng Hàng Hải cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn và các cán bộ hướng dẫn thực tập, em đã từng bước hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này. Đây là bản báo cáo tổng quan về tình hình hoạt động và cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng Hàng Hải. Bản báo cáo thực tập gồm ba phần: Chương 1: Lịch sử hình thành và sơ đồ tổ chức bộ máy của Ngân hàng Hàng Hải và chi nhánh Long Biên Chương 2: Tình hình hoạt động của Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam. Chương 3: Đánh giá kết quả hoạt động và một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Ngân hàng trong thời gian tới. Chương 1: Lịch sử hình thành và sơ đồ tổ chức bộ máy của Ngân hàng Hàng Hải và chi nhánh Long Biên Quá trình hình thành ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam và chi nhánh Long Biên. 1.1. Quá trình hình thành và tổng quan về ngân hàng TMCP Hàng Hải. Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam gọi tắt là Ngân hàng TMCP Hàng Hải, tên giao dịch quốc tế là : Maritime Commercial Stock Bank ( viết tắt là Maritime Bank – MSB ) Được thành lập theo giấy phép số 0001/ NH – GP ngày 08 tháng 06 năm 1991 theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, giấy phép số 45/ GB – UB do Uỷ ban Nhân dân TP Hải Phòng cấp ngày 24 / 12 / 1991. Ngày 12 tháng 7 năm 1991, Ngân hàng chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Ngân hàng Hàng Hải được biết đến như là Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam với Vốn điều lệ ban đầu là 40 tỷ và thời gian hoạt động là 25 năm. Đến tháng 07 năm 2003, theo quyết định số 719/QĐ - NHNN ngày 07 tháng 07 năm 2003 của Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam, thời gian hoạt động của Ngân hàng Hàng Hải tăng lên 99 năm. Được sự chấp thuận của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước TP Hải Phòng tại văn bản số 673/ NHNN – HAP7 ngày 27 tháng 12 năm 2004, đến tháng 12 năm 2004, vốn điều lệ của Ngân hàng Hàng Hải đã được Ngân hàng Nhà Nước chấp thuận cho tăng từ 700 tỷ lên 1500 tỷ. Dự kiến theo lộ trình tăng vốn đến thời điểm cuối năm 2007 vốn điều lệ của Ngân hàng sẽ tăng lên 2000 tỷ. Cổ đông hiện nay khoảng : 1.500 Maritime Bank có những cổ đông lớn là những tổ chức và tập đoàn kinh tế lớn, có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh hàng đầu của Việt Nam: Tập đoànm Bưu chính viễn thông Việt Nam ( VNPT ), Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam ( VINALINES), Tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt ), Cục Hàng Không Việt Nam, tập đoàn Dệt – may Việt Nam (VINATEX ), Công ty Vận tải biển Việt Nam ( VOSCO) Trải qua 16 năm xây dựng và phát triển, Maritime Bank đã khẳng định được vị thế là một trong những ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực cấp tín dụng trên thị trường Việt Nam. Hiện nay, mạng lưới hoạt động cuỏa Maritime Bank trên khắp cả nước, tập trung tại các tỉnh và các thành phố lớn đó là Trung tâm kinh tế trọng điểm trên cả 3 miền: Miền Bắc ( Hà Nội, Hải Phòng ), Miền Trung( Đà Nẵng , Nha Trang ) và Miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu )…. và mạng lưới Ngân hàng đại lí trên toàn cầu. Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ mang tính truyền thống và không ngừng phát triển các sản phẩm dịch vụ, có nhiều kinh nghiệm, có thế mạnh trong lĩnh vực tài trợ thương mại và thành toán quốc tế, tín dụng chứng từ. Sớm có quan hệ giao dịch ngân hàng với các Ngân hàng nước ngoài. Thiết lập quan hệ đại lý với hơn 200 Ngân hàng và chi nhánh ngâ hàng ở nhiều nước trên thế giới, nhắm thúc đẩy tốc độ của hoạt động thanh toán quốc tế. Chính vì vậy,MSB hoàn toàn tự tin trong vai trò là người bạn đồng hành tin cậy của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Hiện nay ngân hàng đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức liên ngân hàng trong nước và thế giới như Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Châu á, Tổ chức thanh toán toàn cầu SWIFT, Đại lý chuyển tiền nhanh toàn cầu Money Gram… với mục đích nâng cao vị thế của MSB trong thị trường tài chính Việt Nam và hội nhập kinh tế thế giới. Hiện nay Maritime Bank đang tiếp tục thực hiện tin học hoá Ngân hàng, hoàn thiện nghiệp vụ Ngân Hàng điện tử ( đã xong giai đoạn 1, đang triển khai thực hiện giai đoạn 2 ). Với chiến lược đưa Maritime Bank trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, phát triểm hệ thống rộng khắp, củng cố và phát triển nghiệp vụ Ngân hàng, tăng quy mô vốn hoạt động ( năm 2010 là 2.000 – 3.500 tỷ VNĐ ) . Với Slogan là “ tạo lập giá trị bền vững”, với phương châm hoạt động “là người bạn đồng hành của quý khách hàng”, Maritime Bank luôn sát cánh cùng khách hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh đến tiêu dùng, sẵn sàng cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất của Ngân hàng Triển khai thành công Dự án Hiện địa hoá ngân hàng và Hệ thống thanh toán MSB do Ngân hàng Thế giới tài trợ. MSB đang không ngừng đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ trên cơ sở sử dụng hệ thống Công nghệ thông tin hiện đại, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Thực hiện chính sách giao dịch mở cửa ( uni-teller ), đảm bảo sự nhanh chóng, thuận lợi tối đa cho khách hàng. 1.2 Quá trình hình thành Chi nhánh Long Biên Chi nhánh Long Biên của Ngân hàng Hàng Hải là chi nhánh mới nhất được thành lập cho tới thời điểm này, sau chi nhánh tại phố Vọng. Trụ sở :tại số 217 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Chi nhánh ra đời trong sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung, và của Ngân hàng Hàng Hải nói riêng, sự cần thiết quảng bá thương hiệu Ngân hàng, cũng như mở rộng địa bàn hoạt động, đáp ứng nhu cầu vay và cho vay của khách hàng tại Gia Lâm. 1. 2.1. Ngày 06 – 08- 2007 : quyết định về việc mở chi nhánh Long Biên của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam. Quyết định số 1833 /QĐ – NHNN. Điều 1: Chấp thuận việc Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam mở chi nhánh tại thành phố Hà Nội, với tên gọi và địa chỉ như sau Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Long Biên. Địa chỉ: số 217 đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, thành phố Hà Nội Điều 2: Trách nhiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam: 1. Trước khi khai trương hoạt động chi nhánh có tên tại Điều 1 Quyết định này, Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam phải: 1.1. Bố trí địa điểm đặt chi nhánh thuận tiện giao dịch với khách hàng và phải đảm bảo an toàn, đặc biệt là an toàn về kho quỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định khác của Pháp luật có liên quan; chi nhánh phải giao dịch trực tuyến (online) với trụ sở chính. 1.2. Thiết lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo quy định tại Quyết định số 36/2006/QĐ- NHNN ngày 01/08/2006 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước; 1.3. Bổ nhiệm nhân sự chủ chốt ( gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng các phòng nghiệp vụ) đầy đủ và đảm bảo đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý hoạt động chi nhánh 1.4. Thực hiện việc đăng ký kinh doanh; đăng báo theo quy định của pháp luật. 2. Việc mở, quản lý bộ máy tổ chức và hoạt động chi nhánh có tên tại Điều 1 Quyết định này phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam. Điều 3: Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra giám sát việc Ngân hàng Thương Mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam thực hiện các yêu cầu nêu tại Điều 2 Quyết định này trước khi khai trương hoạt động và giám sát hoạt động chi nhánh theo các quy định của pháp luật hiện hành. Điều 4: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 5: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên Ban Kiểm Soát, Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. 1.2.2. Ngày 09- 08 – 2007 : quyết định về việc thành lập Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chi nhánh Long Biên: số 97/QĐ – NHNN 1.2.3. Ngày 09- 08 – 2007: quyết định bổ nhiệm ông Bùi Quyết Thắng giữ chức vụ Giám đốc Maritime Bank Long Biên : số 98 / QĐ – NHNN. 2. Cơ cấu tổ chức – Chức năng nhiệm vụ của các Phòng nghiệp vụ trong hệ thống Ngân hàng Hàng Hải và của chi nhánh . 2.1. Hệ thống tổ chức của ngân hàng HH 2.2 Mô hình tổ chức của ngân hàng HH Theo quyết định về việc thành lập Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chi nhánh Long Biên: Tại điều 2: Maritime Bank Long Biên là Chi nhánh trực thuộc Maritime Bank, hạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng, thực hiện các nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại cổ phần bằng đồng Việt Nam (nghiệp vụ đối ngoại theo Giấy phép riêng) ; kinh doanh vàng bạc, dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật và của Maritime Bank. Cơ cấu tổ chức ban đầu của Maritime Bank Long Biên gồm có: Giám đốc, Phòng dịch vụ khách hàng, Phòng tín dụng, Tổ kế toán – tổng hợp và Tổ hành chính. 2.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Căn cứ Điều lệ Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đã được thống đốc NHNN Việt Nam chuẩn y theo Quyết định số 719/QĐ - NHNN ngày 07-7 -2003 và Quyết định số 1529/QĐ - NHNN ngày 01 – 8-2006. Ngân hàng HH có các phòng ban như sau: Phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng khách hàng cá nhân. Phòng Tài chính kế toán Maritime Bank Phòng giao dịch vốn và ngoại tệ Maritime Bank Phòng giám sát và xác nhận giao dịch Maritime Bank Trung tâm thanh toán Maritime Bank Phòng pháp chế và kiểm soát tuân thủ\ 2.3.1. Phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng khách hàng cá nhân 2.3.1.1. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Khách hàng Doanh nghiệp. Chức năng Tổ chức, quản lý và thực hiện kinh doanh đối với khách hàng doanh nghiệp ( KHDN) đảm bảo tăng trưởng và tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở an toàn và phát triển bền vững. Nhiệm vụ và quyền hạn 1.Khảo sát, thẩm định và đề xuất Giám đốc Chi nhánh về chính sách phát triển đối với khách hàng doanh nghiệp phù hợp với thị trường trên địa bàn và theo chỉ đạo của Phòng Khách hàng doanh nghiệp Maritime Bank; Tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt 2. Thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh doanh được giao đối với KHDN. 3. Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và chăm sóc & phát triển khách hàng doanh nghiệp theo quy định, quy trình của Maritime Bank 4. Quản lý các khoản tín dụng theo uỷ thác của các Chi nhánh Maritime Bank khác 5. Giới thiệu, tư vấn cho Khách hàng lựa chọn và sử dụng các sản phẩm phù hợp của Maritime Bank; 6. Phối hợp với các Phòng ( Tổ ) nghiệp vụ khác của chi nhánh để xây dựng và thực hiện phương án tiếp thị, cung cấp các sản phẩm dịch vụ của Maritime Bank cho khách hàng doanh nghiệp; phát triển khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh; 7. Thực hiện lập kế hoạch và báo cáo nghiệp vụ theo quy định của Maritime Bank; 8. Tổ chức cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của Phòng theo quy định của Pháp luật và quy định của Maritime Bank 9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Maritime Bank và yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh và Phòng Khách hàng doanh nghiệp Maritime Bank 2.3.1.2. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Khách hàng cá nhân Chức năng Tổ chức, quản lý và phát triển kinh doanh đối với khách hàng cá nhân ( KHCN ) bao gồm cả hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình, tổ hợp tác đảm bảo tăng trưởng và tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở an toàn và phát triển bền vững Nhiệm vụ và quyền hạn 1.Khảo sát, đề suất với Giám đốc Chi nhánh về chính sách phát triển đối với khách hàng cá nhân phù hợpvới thị trường trên địa bàn và theo chỉ đạo của Phòng Khách hàng Cá nhân Maritime Bank; Tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; 2. Thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh doanh được giao đối với KHCN 3. Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho khách hàng cá nhân theo quy định, quy trình của Maritime Bank 4. Giới thiệu, tư vấn cho khách hàng lựa chọn và sử dụng các sản phẩm phù hợp của Maritime Bank; 5. Phối hợp với các Phòng ( tổ ) nghiệp vụ khác của Chi nhánh để xây dựng và thực hiện phương án tiếp thị, cung cấp các sản phẩm dịch vụ của Maritime Bank cho khách hàng cá nhân tại chi nhánh 6. Thực hiện lập kế hoạch và báo cáo nghiệp vụ theo quy định của Maritime Bank; 7. Tổ chức cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của Phòng theo quy định của Pháp luật và quy định của Maritime Bank; 8. Thực hiện các nhiệm vụ khách theo quy định của Maritime Bank và yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh và Phòng Khách hàng cá nhân 2.3.2. Phòng Tài chính Kế toán Maritime Bank Chức năng 1. Quản lý có hiệu quả các nguồn lưc tài chính của ngân hàng để tham mưu cho ban lãnh đạo các vấn đề liên quan tới ổn định tài chính, lợi nhuận, cơ cấu vốn, cổ tức, nhu cầu về tái đầu tư lợi nhuận 2. Tổ chức hạch toán kế toán trong toàn hệ thống Maritime Bank Nhiệm vụ 1. Nhiệm vụ chung : - Xây dựng quy định, quy trình nghiệp vụ, quy chế chính sách tài chính kế toán và triểm khai hướng dẫn thực hiện, trong toàn hệ thống Maritime Bank - Tổ chức giải quyết các vướng mắc nghiệp vụ đối với các đơn vị Maritime Bank; - Tham gia đào tạo nghiệp vụ tài chính, kế toán cho Nhân viên Maritime Bank - Quản lý nhân sự, tài sản và tài liệu được giao; - Thực hiện các báo cáo được giao tại Trung tâm điều hành 2. Xây dựng và hướng dẫn triển khai các chính sách của nhà nước và của Maritime Bank về tài chính, kế toán và kho quỹ 3. Quản lý công tác tài chính kế toán và chế độ hạch toán kế toán theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Maritime Bank\ 4. Sử dụng các công cụ, phương pháp kỹ thuật để lập ra Hệ thống thông tin quản lý ( MIS) đáp ứng yêu cầu quản trị hiệu quả các nguồn lực tài chính của Ngân hàng 5. Tham gia lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính cho các đơn vị và toàn hệ thống Maritime Bank. Quản lý chi phí một cách hiêuị quả thông qua giám sát việc thực hiện kế hoạch tài chính đã được phê duyệt và giao tới từng chi nhánh, phòng ban Maritime Bank 6. Chịu trách nhiệm phân tích các khoản chi phí của Maritime Bank và định kỳ phân tích các hệ số tài chính của các Ngân hàng cạnh tranh làm cơ sở so sánh; Đánh giá lại các chi phí vốn nhằm đảm bảo khả năng sinh lời hợp lý trong các cơ cấu đầu tư. 7. Kiểm tra, giám sát, phân tích và báo cáo về tình hình tại chính ( tháng, quý, năm ) của Maritime Bank 8. Thực hiện theo sự uỷ quyền của Tổng giám đốc về phân cấp phê duyệt chi phí cho các cấp quản lý và kiểm soát việc thực hiện. 9. Quản lý vốn chủ sở hữu, cổ phiếu đã phát hành và các Quỹ chủ sở hữu của Maritime Bank và phân phối lợi nhuận 10. Quản lý giá trị toàn bộ Tài sản nợ và Tài sản có của Maritime Bank 11. Xây dựng và giám sát thực hiện các chỉ tiêu định mức chi tiêu trong toàn hệthống và định mức các khoản mục thu nhập, chi phí cho các Đơn vị MSB; 12. Tổ chức quyết toán trong hệ thống, thực hiện chế độ thuế, đề xuất phân phối lợi nhuận và thực hiện chi trả cổ tức theo nghị quyết của Đại hội Cổ đông 13. Tổ chức thực hiện công tác kế toán nghiệp vụ phát sinh tại trung tâm điều hành và kế toán tổng hợp của Maritime Bank. 14. Kiểm soát, chấm dứt và lưu trữ chứng từ nghiệp vụ của phòng ban Trung tâm điều hành 15. Tính toán dự trữ bắt buộc cho toàn hệ thống. Phân bổ lãi sử dụng vốn hệ thống cho Sở Giao dịch và các chi nhánh theo quy định 16. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban Điều hành Maritime Bank. 2.3.3. Phòng giao dịch vốn và ngoại tệ Maritime Bank Chức năng Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ trên thị trường liên ngân hàng và thị trường mở Quản lý vốn, cân đối, điều hoà vốn và đảm bảo khả năng thanh khoản, trạngthái ngoại hối của toàn Hệ thống Maritime Bank Nhiệm vụ 1. Nhiệm vụ chung: - Tham mưu và xây dựng các chính sách về nguồn vốn và ngoại tệ đảm bảo khả năng thanh khoản của hệ thống Maritime Bank; - Tham gia xây dựng mới và đề xuất cải tiến các quy định về sản phẩm nghiệp vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh tiền tệ; - Tham gia đào tạo nghiệp vụ; - Quản lý nhân sự, tài sản và tài liệu được giao; 2. Huy động vốn trên thị trường liên Ngân hàng 3. Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn đồng tài trợ và uỷ thác đầu tư. 4. Thực hiện kinh doanh vốn và ngoại tệ trên thị trường tiền tệ Ngân hàng, thị trường mở và khách hàng lớn ( không thuộc danh sách khách hàng của Sở Giao dịch và các chi nhánh ) để thu lợi nhuận và thực hiện các mục tiêu về thanh khoản, dự trữ bắt buộc và cân bằng trạng thái goại hối. 5. Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá trên thị trường liên ngân hàng và thị trường mở để mở rộng kênh huy động vốn 6. Cân đối và điều hoà vốn trên toàn Hệ thống Maritime Bank. 7. Kinh doanh ngoại hối: - Thực hiện kinh doanh ngoại hối trên thị trường liên ngân hàng; - Thiết lập và duy trì trạng thái ngoại hối của Maritime Bank 8. Khai thác tiện ích và hạn mức tài trợ của ngân hàng khác dành cho Maritime Bank; 9. Lập các báo cáo liên quan đến quản lý nguồn vốn và ngoại tệ của Maritime Bank; 10. Cập nhật, quản lý và lưu hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của Phòng; 11. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Maritime Bank và yêu cầu của Phụ trách Khối Nguồn vốn và Kinh doanh ngoại tệ. 2.3.4. Phòng giám sát và xác nhận giao dịch Maritime Bank Chức năng 1.Kiểm soát hồ sơ của các giao dịch vốn và ngoại tệ theo quy định và quy trình nghiệp vụ của Maritime Bank. 2.Xác nhận giao dịch vốn và ngoại tệ giữa Maritime Bank với các đơn vị khác theo yêu cầu của Phòng Giao dịch vốn và ngoại tệ và theo quy trình nghiệp vụ của Maritime Bank; Nhiệm vụ 1. Nhiệm vụ chung: - Tham mưu và xây dựng các chính sách về nguồn vốn và ngoại tệ đảm bảo khả năng thanh khoản của hệ thống Maritime Bank; - tham gia xây dựng mới và đề xuất cải tiến các quy định về sản phẩm nghiệp vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh tiền tệ; - Tham gia đào tạo nghiệp vụ; - Quản lý nhân sự, tài sản và tài liệu được giao; - Theo dõi ; kiểm tra, phát hiện và cảnh báo các dấu hiệu có thể xảy ra rủi ro; 2. thực hiện nghiệp vụ kiểm soát trực tiếp và trên bề mặt hồ sơ của các giao dịch vốn và ngoại tệ theo quy định và quy trình nghiệp vụ của Maritime Bank; 3. Kiểm soát và và báo cáo tuân thủ hạn mức giao dịch của các Nhân viên Giao dịch vốn và ngoại tệ theo hạn mức được phân cấp và theo quy trình nghiệp vụ của Maritime Bank; 4. Xác nhận các giao dịch vốn và ngoại tệ giữa Maritime Bank với các đơn vị khác theo yêu cầu của Phòng giao dịch vốn và ngoại tệ Maritime Bank và theo quy trình nghiệp vụ của Maritime Bank 5. Soạn thảo hợp đồng giao dịch và hoàn thiện hồ sơ, chứng từ giao dịch giữa Maritime Bank với các đơn vị khác. 6. Tạo lập chứng từ và đề nghị trung tâm thanh toán thực hiện việc thanh toán theo hợp đồng giao dịch đã kí 7. Cập nhật các giao dịch vốn và ngoại tệ trên các phân hệ tin học quản lý nghiệp vụ. 8. Theo dõi, thông báo và đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện các quy định của hợp đồng giao dịch đến hạn. 9. Phối hợp với Phòng Tài chính kế toán và Trung tâm thanh toán kiểm soát việc chuyểntiền đến, tiền đi của nghiệp vụ Treasury và chấm sao kê tài khoản NOSTRO; 10. Lập các báo cáo liên quan đến công việc nguồ
Tài liệu liên quan