Báo cáo Tình hình hoạt động và hướng phát triển của công ty vật tư kỹ thuật xi măng bỉm sơn

Xi măng là một trong những vật liệu quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Khi đời sống ngày càng được nâng cao làm cho nhu cầu về những công trình tiện ích với kiến trúc đẹp mắt tăng lên từng ngày, tốc độ xây dựng mạnh mẽ thì nhu cầu về xi măng cũng tăng lên như một tất yếu. Chúng ta cần xi măng để xây dựng cơ sở hạ tầng, từ nhà cửa, trường học, bệnh viện, khu vui chơi, cho đến những công trình scông cộng như cầu bắc qua sông, công viên Xi măng tạo sự kết dính chắc chắn, đem lại tuổi thọ và độ bền cho các công trình . Do đó xi măng là một trong những ngành có tiềm năng phát triển lớn, nhất là trong thời kì đất nước chuyển mình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, Việt Nam đang là điểm dừng chân của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Xuất phát từ nhu cầu thị trường, việc một đơn vị đứng ra làm nhiệm vụ cung ứng, lưu thông xi măng tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc là cần thiết. Công ty vật tư kỹ thuật xi măng mà trước đây là Xí nghiệp vật tư kỹ thuật xi măng thuộc liên hiệp các xí nghiệp thuộc bộ xây dựng đã hình thành và phát triển cho đến ngày nay. Từ khi ra đời Công ty đã làm tốt nhiệm vụ tiếp nhận, vận chuyển, phân phôi, tiêu thụ xi măng do các công ty xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hải Phòng chuyển đến.

doc33 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình hoạt động và hướng phát triển của công ty vật tư kỹ thuật xi măng bỉm sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN I - LỜI MỞ ĐẦU. 2 PHẦN II - NỘI DUNG A - Đặc điểm, tình hình hoạt động của công ty vật tư kỹ thuật xi măng. 3 I. Quá trình hình thành, phát triển của công ty vật tư kỹ thuật xi măng. 3 II. Cơ cấu tổ chức của công ty vật tư kỹ thuật xi măng . 5 1. Mô hình cơ cấu tổ chức. 5 2. Chức năng, nhiệm vụ trọng tâm của công ty. 7 3. Sự phân chia quyền hạn chức năng của từng phòng ban 8 4.Chức năng nhiệm vụ của phòng tổ chức lao động 14 III. Kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ của công ty. 18 1. Kết quả sản xuất kinh doanh dịch vụ. 18 a. Kết quả kinh doanh. 18 b. Kết quả tiền lương doanh nghiệp. 23 2. Kết quả phát triển nguồn nhân lực. 24 3. Những tồn tại của Công ty. 27 B - Hướng phát triển trong thời gian tới của Công ty. 29 I. Hướng phát triển của công ty. 29 II. Phương hướng của phòng tổ chức lao động trong thời gian tới . 30 PHẦN III - KẾT LUẬN. 32 PHẦN I - LỜI MỞ ĐẦU Xi măng là một trong những vật liệu quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Khi đời sống ngày càng được nâng cao làm cho nhu cầu về những công trình tiện ích với kiến trúc đẹp mắt tăng lên từng ngày, tốc độ xây dựng mạnh mẽ thì nhu cầu về xi măng cũng tăng lên như một tất yếu. Chúng ta cần xi măng để xây dựng cơ sở hạ tầng, từ nhà cửa, trường học, bệnh viện, khu vui chơi, cho đến những công trình scông cộng như cầu bắc qua sông, công viên… Xi măng tạo sự kết dính chắc chắn, đem lại tuổi thọ và độ bền cho các công trình . Do đó xi măng là một trong những ngành có tiềm năng phát triển lớn, nhất là trong thời kì đất nước chuyển mình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, Việt Nam đang là điểm dừng chân của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Xuất phát từ nhu cầu thị trường, việc một đơn vị đứng ra làm nhiệm vụ cung ứng, lưu thông xi măng tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc là cần thiết. Công ty vật tư kỹ thuật xi măng mà trước đây là Xí nghiệp vật tư kỹ thuật xi măng thuộc liên hiệp các xí nghiệp thuộc bộ xây dựng đã hình thành và phát triển cho đến ngày nay. Từ khi ra đời Công ty đã làm tốt nhiệm vụ tiếp nhận, vận chuyển, phân phôi, tiêu thụ xi măng do các công ty xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hải Phòng chuyển đến. PHẦN II - NỘI DUNG A - Đặc điểm, tình hình hoạt động của công ty vật tư kỹ thuật xi măng. I. Quá trình hình thành, phát triển của công ty vật tư kỹ thuật xi măng. - Tên giao dịch: Công ty vật tư kỹ thuật xi măng. - Trụ sở giao dịch: số 348 đường Giải Phóng, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. - Điện thoại: 04.8643346 - Fax: 84-4.8642546 Công ty vật tư kỹ thuật xi măng là một doanh nghiệp thành viên trực thuộc tổng công ty Xi măng Việt Nam (tổng công ty 91), được thực hiện hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân. Quá trình hình thành và phát triển của công ty là quá trình hoàn thiện để phù hợp với tình hình phát triển của đất nước và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tổng công ty xi măng Việt Nam trong từng thời kỳ cụ thể. Tiền thân của công ty vật tư kỹ thuật xi măng là xí nghiệp vật tư kỹ thuật xi măng, trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp xi măng Bộ xây dựng. Xí nghiệp được thành lập theo quyết định số 023A-BXD ngày 12/2/1993 của bộ xây dựng về việc thành lập doanh nghiệp nhà nứơc và thành lập xí nghiệp vật tư kỹ thuật xi măng. Chức năng và nhiệm vụ của xí nghiệp lúc đó là kinh doanh mặt hàng xi măng. Ngày 30/9/1993 Bộ xây dựng ra quyết định số 445/BXD-TCLD đổi tên xí nghiệp thành công ty vật tư kỹ thuật xi măng trực thuộc các liên hiệp xí nghiệp xi măng. Nhiệm vụ chủ yếu là: kinh doanh các loại vật tư phục vụ đầu vào cho các nhà máy sản xuất xi măng, tổ chức lực lượng bán lẻ xi măng và dự trữ xi măng để bình ổn thị trường xi măng tại thành phố Hà Nội. Đầu năm 1995, thị trường xi măng biến động, giá cả xi măng tăng vọt, nhu cầu xi măng cho xây dựng tăng đột biến đã tạo nên cơn sốt xi măng. Cơn sốt xi măng này đã ảnh hườngtrực tiếp đến các đơn vị thành viên của tổng công ty xi măng Việt Nam nói chung và công ty vật tư kỹ thuật xi măng nói riêng. Tịa thời điểm đó việc tiêu thụ xi măng Hoàng Thạch và Bỉm Sơn không chỉ do công ty mà còn do chi nhánh của cả hai công ty đó đảm nhận trên địa bàn Hà Nội cùng quản lý. Điều này đã làm cho tình hình cung ứng xi măng trên địa bàn Hà Nội rất phức tạp gây nhiều khó khăn cho công ty. trước tình hình đó, ngày 10/7/1995, chủ tịch hội đồng quản lý tổng công ty xi măng Việt Nam ra quyết định số 833/TCT-HĐQL về việc: chuyển giao tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, tái sản và lực lượng cán bộ công nhân viên chi nhánh Hoàng Thạch và Bỉm Sơn tại Hà Nội cho công ty vật tư kỹ thuật xi măng quản lý kể từ ngày 22/7/1995. Đồng thời quyết định còn giao bổ sung nhiệm vụ cho công ty vật tư kỹ thuật xi măng trên địa bàn Hà Nội theo phương thức làm “tổng đại lý” tiêu thụ xi măng cho công ty Hoàng Thạch, Bỉm Sơn và công ty xi măng Hải Phòng. Công ty chịu trách nhiệm tiếp nhận xi măng tại các đầu mối ở Hà Nội do các công ty xi măng chuyển đến và bán lại theo giá của tổng công ty xi măng Việt Nam quy định. Ngày 23/8/1998, theo quyết định số 605/XMVN-HĐQT, hai trung tâm tiêu thụ xi măng tại địa bàn ba huyện phía bắc sông Hồng (Hà Nội) là Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn của công ty vật tư kỹ thuật xi măng giao cho công ty vận tải xi măng quản lý. Đồng thời chuyển giao nhiệm vụ, tổ chức, chức năng, tài sản và lực lượng cán bộ côn nhân viên các chi nhánh công ty xi măng Bỉm Sơn tại Hà Tây và Hoà Bình cho công ty vật tư kỹ thuật xi măng quản lý, và công ty đã đổi tên các chi nhánh đó thành: Chi nhánh công ty vật tư kỹ thuật xi măng tại Hà Tây, và Chi nhánh công ty vật tư kỹ thuật xi măng tại Hoà Bình. Do đó thời điểm này địa bàn hoạt động của công ty vật tư kỹ thuật xi măng kéo dài từ Hà Nội đến Hà Tây và Hoà Bình. Năm 1999, khi công ty Bút Sơn đi vào hoạt động thì công ty tiếp nhận sản phẩm xi măng Bút Sơn để tiêu thụ trên địa bàn quản lý và chuyển phương thức làm “tổng đại lý” sang phương thức “mua đứt bán đoạn”. Ngày 21/3/2000, theo quyết định số 97/XMVN-HĐQT của tổng công ty xi măng Việt Nam, công ty vật tư vận tải xi măng chuyển giao nhiệm vụ, chức năng, tái sản và lực lượng cán bộ công nhân viên làm nhiệm vụ kinh doanh, tiêu thụ xi măng của các chi nhánh tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai cho công ty vật tư kỹ thuật xi măng quản lý kể từ ngày 1/4/2000, và công ty đổi tên các chi nhánh đó thành: Chi nhánh công ty vật tư kỹ thuật xi măng tại Lào Cai, Chi nhánh công ty vật tư kỹ thuật xi măng tại Thái Nguyên, Chi nhánh công ty vật tư kỹ thuật xi măng tại Phú Thọ, Chi nhánh công ty vật tư kỹ thuật xi măng tại Vĩnh Phúc. Ngày 27/3/2002 theo quyết đinh số 85/XMVN-HĐQT của tổng công ty xi măng Việt Nam về việc chuyển giao nhiệm vụ từ công ty vật tư kỹ thuật xi măng sang công ty xi măng Bỉm Sơn, công ty vật tư kỹ thuật xi măng chuyển giao tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, tài sản và lực lượng cán bộ công nhân viên của hai chi nhánh công ty vật tư kỹ thuật xi măng tại Hà Tây và Hoà Bình cho công ty xi măng Bỉm Sơn quản lý, nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ xi măng Bỉm Sơn. Cuối năm 2006, công ty vật tư kỹ thuật xi măng bắt đầu cổ phần hoá nhằm tinh giảm biên chế, gọn nhẹ và kiện toàn bộ máy chức năng, theo dự tính việc cổ phần hoá công ty sẽ hoàn tất vào giữa năm 2007. II. Cơ cấu tổ chức của công ty vật tư kỹ thuật xi măng . 1. Mô hình cơ cấu tổ chức. Công ty vật tư kỹ thuật xi măng đi theo mô hình trực tuyến chức năng. Văn phòng công ty Các của hàng Các của hàng Các của hàng Các của hàng Các của hàng Các của hàng Các của hàng Các của hàng Các của hàng Các của hàng Các cửa hàng Trung tâm KDXM Yên Bái Trung tâm KDTM tại Hà Tây Các trung tâm KDXM tại Hà nội Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh Phòng tổ chức lao động Phòng Tài chính kế toán Phòng quản lí dự án và KT đầu tư Trung tâm TTGT Vĩnh Tuy XN bao bì Vĩnh Tuy Phòng kế hoạch thị trường Phòng điều độ và quản lý kho Phòng tiêu thụ xi măng Chi nhánh Thái Nguyên Chi nhánh Vĩnh Phúc Chi nhánh Phú Thọ Chi nhánh Lào Cai Xí nghiệp vận tải GIÁM ĐỐC 2. Chức năng, nhiệm vụ trọng tâm của công ty. Với chức năng là tổ chức lưu thông, kinh doanh, tiêu thụ mặt hàng xi măng do tổng công ty xi măng Việt Nam quy định, công ty vật tư kỹ thuật xi măng có nhiệm vụ dưới đây: Tổ chức mạng lưới tiêu thụ hợp lý nhất, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xi măng trên điạ bàn được phân công, đồng thời chỉ đạo điều hành nhằm bảo đảm bình ổn giá cả thị trường xi măng tại các địa bàn: Vĩnh Phúc, Phú thọ, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lào Cai; và dự trữ xi măng khi cần thiết. Công ty thường xuyên phải dự trữ một lượng xi măng từ 25.000 đến 30.000 tấn, có lúc cao điểm (chống sốt) theo chỉ đạo của tổng công ty phải dự trữ đến 40.000 tấn trong kho, vì vậy đã làm tăng chi phí kho (bảo quản, bốc xếp, đảo kho…), ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Qua đó cho thấy chức năng chủ đạo của công ty không thuần tuý là kinh doanh theo mục đích lợi nhuận, đó là luôn bình ổn giá cả thị trường xi măng trên các địa bàn được phân công. Để phát triển, mở rộng sản xuất, đa dạng hoá kih doanh, ngày 23/7/2002 tổng công ty xi măng Việt Nam ra quyết định số 1189/XMVN-HĐQT giao bổ sung nhiệm vụ cho công ty vật tư kỹ thuật xi măng kinh doanh về các ngành nghề sau: - Thực hiện kinh doanh 6 loại xi măng do tổng công ty xi măng Việt Nam giao: xi măng Hoàng Thạch, Hoàng Mai, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hải Phòng và Tam Điệp. - Sản xuất và kinh doanh các loại phụ gia, vật liệu xây dựng và vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh. - Sản xuất và kinh doanh bao bì (phục vụ sản xuất xi măng dân dụng và công nghiệp). - Kinh doanh vận tải và dịch vụ vận tải đường sông, biển, sắt, bộ. - Gia công cơ khí, sửa chữa xe ô tô, xe máy. - Kinh doanh dịch vụ về thể thao, vui chơi giải trí-xây dựng dân dụng. - Kinh doanh phát triển nhà và cho thuê bất động sản (đăng kí kinh doanh số 109391 - tại sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội). 3. Sự phân chia quyền hạn chức năng của từng phòng ban - Giám đốc công ty: là người đứng đầu công ty, có quyền hành cao nhất và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty. Là người đại diện pháp nhân của công ty, được Tổng giám đốc công ty xi măng Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật theo điều lệ của Tổng công ty. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực nhân sự, tài chính kế toán, công tác hành chính, kế hoạch, thị trường, nhân sự … trong công ty. - Phó giám đốc kỹ thuật, xây dựng cơ bản: Trực tiếp điều hành việc thực hiện nhiệm vụ của phòng của phòng quản lý dự án và kỹ thuật đầu tư xây dựng, chỉ đạo công tác đầu tư xây dựng cơ bản trong công ty và hoạt động của xí nghiệp vận tải. - Văn phòng công ty: thực hiện chức năng tham mưu giúp việc Giám đốc Công ty trên các lĩnh vực công tác: Hành chính quản trị phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, công tác bảo vệ tự vệ quân sự, công tác vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe cho CB.CNV trong Công ty, với nhiệm vụ chủ yếu: + Tổ chức quản lý và thực hiện tốt công tác hành chính, lưu trữ và bảo mật của Công ty theo đúng qui định của Nhà nước. + Tổ chức quản lý và thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách về nhà đất. + Tổ chức tốt công tác phục vụ. + Tổ chức quản lý và thực hiện tốt việc chăm lo sức khoẻ, vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh lao động trong Công ty. + Tham mưu giúp việc Giám đốc: giải quyết việc đối ngoại, xây dựng chương trình công tác tuần tháng… và kiểm tra thực hiện, chịu trách nhiệm ghi biên bản các cuộc họp của Công ty. + Quản lý và tổ chức tốt công tác bảo vệ tài sản hàng hoá, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các nơi làm việc của Công ty. + Chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác tự vệ quân sự trong Công ty. + Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động các trang thiết bị. phương tiện làm việc được Công ty giao, hiệp tác chặt chẽ với các đơn vị liên quan, động viên CB.CNV hăng hái thi đua lao động sản xuất thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí. Tổ chức thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được Công ty giao. Tổ chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Phòng Kế toán tài chính: thực hiện chức năng tham mưu giúp việc Giám đốc Công ty về tổ chức hệ thống thống kê, hạch toán kế toán và công tác tài chính phục vụ có hiệu quả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phòng kế toán tài chính được giao nhiệm vụ: + Lập kế hoach tài chính cho nhiệm vụ sản xuấta kinh doanh. + Nhận kế hoạch hàng năm về chỉ tiêu tài chính do Tổng Công ty giao cho Công ty. Phân chia chỉ tiêu cho các quí, tháng trong năm và cho Xí nghiệp trực thuộc, thực hiện kế hoach tài chính về mọi mặt quản lý sát sao thu , chi quĩ tiền mặt, phản ánh đúng, đủ, kịp thời, chính xác các khoản chi trong quá trình sản xuất kinh doanh, thường xuyên kiểm tra và lập biểu báo cáo tài chính hoạt động của Công ty theo tháng, quí, năm. + Tổ chức thực hiện và kiểm tra thườg xuyên công tác thống kê, hạch toán kế toán theo đúng với qui định của Nhà nước. + Thông qua công tác thống kê hạch toán, kế toán hàng ngày để phát hiện những sai lệch, thừa thiếu xi măng trong quá trình tiếp nhận, vận chuyển, dự trữ, cấp phát và lưu thông để báo cáo Giám đốc xử lý kịp thời. + Trực tiếp kiểm tra và thanh toán các công nợ, phải thu, phải trả, phải đòi đối với khách hàng và các đối tác, quản lý, cân đối quĩ tiền mặt, thanh toán các khoản tiền cho CB. CNV một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác. + Quản lý và sử dụng tốt hệ thống các máy trang bị cho phòng . + Chủ động kết hợp với các đơn vị có liên quan trong việc lậpbiểu báo cáo và bảo vệ xét duyệt hoàn thành kế hoạch hàng năm với cơ quan Tổng Công ty. + Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động các trang thiết bị, phương tiện làm việc. HIệp tác chặt chẽ với các đơn vị liên quan, động viên CB. CNV hăng hái thi đua lao động sản xuất thực hành chống tiết kiệm, lãng phí. Tổ chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Phòng Quản lý dự án và kỹ thuật đầu tư: thực hiện chức năng tham mưu giúp Gám đốc Công ty trong lĩnh vực Marketing quản lý thị trường. Tổ chức xây dựng mạng lưới bán lẻ xi măng, mạng lưới các cửa hàng đại lý, kiểm tra việc thực hiện nội qui qui chế về công tác quản lý tiêu thụ xi măng của Công ty. Phòng Quản lý dự án và kỹ thuật đầu tư được giao nhiệm vụ: + Điều tra tổng hợp dự báo nhu cầu hàng tháng, quí, năm về từng chủng loại xi măng trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Tổng hợp báo cáo lượng xi măng thực tế tiêu thụ trong từng thời kỳ. từng loại của Trung Ương cũng như địa phương, giá cả thực tế từng loại, phương thức kinh doanh của mỗi đơn vị một cách kịp thời chính xác, đầy đủ và đề xuất với Giám đốc Công ty biẹn pháp chỉ đạo kịp thời góp phần ổn định giá cả thị trường xi măng. + Cùng với Phòng Kế hoạch thị trường xây dựng kế hoạch tiêu thụ xi măng hàng tháng, quí, năm. + Thường xuyên theo dõi để nắm chắc sự biến động của thị trường xi măng về nhu cầu, giá cả, thị hiếu cảu người tiêu dùng. Tham mưu đề xuất các hình thức quảng cáo, chào hàng và các phương thức cạnh tranh. + Kiểm tra việc thực hiên qui chế bán lẻ xi mang đối với các cửa hàng bán lẻ xi măng và các cửa hàng đại lý. Phát hiện để xử lý nghiêm trọng các cá nhân, cửa hàng cố tình làm sai, thất thoát, hư hỏng hàng hoá. + Nghiên cứu, khảo sát và xây dựng phương án tổ chức mạng lưới kinh doanh tiêu thụ xi măng trên địa bàn Công ty vật tư kỹ thuật xi măng quản lý. + Phối hợp với các cơ quan quản lý thị trường xi măng, các cơ quan chức năng để làm tốt công tác quản lý thị trường xi măng. + Chủ động kết hợp với các đơn vị có liên quan trong việc lập biểu báo cáo và bảo vệ xét duyệt hoàn thành kế hoạch hàng năm với cơ quan Tổng Công ty. + Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, các trang thiết bị, phương tiện làm việc. HIệp tác chặt chẽ với các đơn vị liên quan, động viên CB. CNV hăng hái thi đua lao động sản xuất thực hành chống tiết kiệm, lãng phí. Tổ chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Phòng Kế hoạch thị trường: thực hiện chức năng tham mưu giúp Giám đốc Công ty trên các lĩnh vực lập và tổ chức triển khai thực hiện kế haọch sản xuất kinh doanh, công tác kỹ thuật đầu tư xây dựng cơ bản sửa chữa lớn, quản lý tổ chức vận tải, quản lý chất lượng xi măng. Phòng Kế hoạch thị trường thực hiện nhiệm vụ: + Tổ chức nắm bắt nhu cầu xi măng của các Bộ - Ngành Trung Ươn. địa phương, chủ đầu tư, các thành phần kinh tế trên địa bàn Hà Nội, tập hợp tư liệu phục vụ việc xây dựng lập kế hoạch tiêu thụ xi măng tháng, quí, năm. Nhận kế hoạch của Tổng Công ty giao, xây dựng các biện pháp thực hiện kế hoạch, phân giao kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc, quản lý và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch. Nghiên cứu, đề xuất về mở rộng sản xuất kinh doanh, liên doanh, liên kết, đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh của Công ty và có phương án đầu tư hợp lý. + Trên cơ sở nguồn hàng, cân đối năng lực phương tiện vận tải, sử dụng nguồn phương tiện hiện có của Công ty, khai thác các loại phương tiện đảm bảo phục vụ vận chuyển từ đầu nguồn vè kho, ga, cảng và từ kho, ga, cảng về các cửa hàng bán lẻ, các đại lý. + Soạn thảo các loại hợp đồng kinh tế và tham mưu trong việc ký kết quản lý hợp đồng, đôn đốc thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng. + Xây dựng kế hoạch đầu tư, xây dựng cơ bản, các dự án đầu tư trang thiết bị, sửa chữa lớn… lập luận chứng kinh tế, kỹ thuật, tổ chức đấu thầu xây dựng, khảo sát thiết kế thi công xây dựng, giải phóng mặt bằng. + Tổ chức giám sát thi công, kiểm tra chất lượng thi công từng hạng mục công trình, xử lý vướng mắc, nghiệm thu công trình, quyết toán hạng mục công trình. + Tham mưu giúp Giám đốc trong việc xây dựng xác định giá cả phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Quản lý tập hợp sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đánh giá hiệu quả và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh. + Xây dựng, soạn thảo thiết kế các makét, biển bảng về hình thức, nội dung quảng cáo trên biển bảng cửa háng, bảng giá… + Chủ trì cùng các đơn vị chức năng của Công ty dể kiểm tra về đủ điều kiện kinh doanh. mở cửa hàng đại lý bán lẻ cho Công ty. + Thực hiện chế độ báo cáo nhanh, định kỳ, báo cáo theo yêu cầu đột xuất. Xây dựng báo cáo sơ kết, tống kết thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tháng, qúi, năm và phương hướng kỳ tới. + Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, các trang thiết bị, phương tiện làm việc. HIệp tác chặt chẽ với các đơn vị liên quan, động viên CB. CNV hăng hái thi đua lao động sản xuất thực hành chống tiết kiệm, lãng phí. Tổ chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Phòng Điều độ - Quản lý kho: có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Công ty trong các lĩnh vực: Lập kế hoạch điều độ sản xuất kinh doanh, ttỏ chức tiếp nhận, áp tải, bảo quản, xếp dỡ, giao nhận hàng hoá, điều độ vận tải, tổ chức quản lý việc nhập, xuất xi măng và vật tư hàng hoá tại các kho hàng, bến bãi phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, với nhiệm vụ chủ yếu: + Hàng tháng căn cứ vào hợp đồng mua, bán xi măng và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty để lập kế hoạch và tổ chức tốt việc tiếp nhận xi măng tại các đầu nguồn. Phối hợp chặt chẽ với các Công ty đầu nguồn, các chủ phương tiện tham gia vận chuyển hàng hoá để tổ chức tốt việc giao nhận, vận chuyển, áp tải( nếu có) xi măng từ đầu nguồn về các điểm nhận hàng. + Lập kế hoạch tác nhiệp hàng ngày về việc điều phối xi măng theo phương tiện vận tải, quia hệ chặt chẽ với các ga, cảng…, tổ chức đủ lực lượng bốc xếp để giải toả và giao nhận hàng hoá tại các đầu mối giao nhận của Công ty. Chịu trách nhiệm lập thủ tục và tổ chức thực hiện giao hàng cho các đối tượng nhận hàng. Tổ chức phục vụ tận tình chu đáo với khách dến nhận và trả hàng. + Tổ chức điều hành sản xuất đúng kế hoạch tác nghiệp. Chịu trách nhiệm quản lý hàng hoá trong suốt quá trình tiếp nhận, áp tải, và giao cho các đơn vị có liên quan. + Tổ chức điều phối và sử dụng các lực lượng vận tải nội bộ của Công ty và lực lượng vận tải thuê ngoài một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. + Thực hiện nhiệm vụ trung tâm thông tin điều hành sản xuất trong toàn Công ty, thu nhận toàn bộ thông tin, xử lý các nguồn thông tin trong quá trình tác nghiệp, điều độ sản xuất kinh doanh của Công ty. + Đảm bảo đủ lượng kho chứa theo yêu cấu dự trữ xi măng của Công ty từng thời kỳ, củng cố, kiện toàn hệ thống mạng lưới kho đảm bảo khao học,
Tài liệu liên quan