Tổng công ty Sông Đà là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng được thành lập từ năm 1960 - tên giao dịch quốc tế là Song Da Corporation. Hoạt động kinh doanh chính của Tổng công ty thuộc các lĩnh vực xây dựng công trình thuỷ điện, công trình cơ sở hạ tầng, các công trình giao thông, xây dựng công nghiệp, dân dụng, đường dây và trạm, sản xuất vật liệu xây dựng, thép, xi măng, các khu công nghiệp và đô thị, tư vấn xây dựng, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ xây dựng cùng nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.
Tổng công ty Sông Đà đã tham gia xây dựng hầu hết các công trình thuỷ điện lớn của đất nước, đó là Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà-108MW, Thuỷ điện Hoà Bình-1920MW, Thuỷ điện Trị An-400MW, Thuỷ điện Vĩnh Sơn-66 MW, Thủy điện Yaly- 720MW, Thủy điện Sông Hinh- 66 MW.
Các công trình này đã cung cấp 70% sản lượng điện của toàn quốc, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tổng công ty là tổng thầu EPC thực hiện dự án đầu tư nhà máy Thuỷ điện Sê San 3-273MW, Nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang - 342MW theo phương thức hợp đồng chìa khoá trao tay và làm chủ đầu tư nhiều công trình Thuỷ điện vừa và nhỏ như: Nhà máy thuỷ điện Cần Đơn theo phương thức BOT trong nước, thuỷ địên Ry Ninh 2, Thuỷ điện Nà Lơi, Thuỷ điện Sê San 3A, Thuỷ điện Nậm Mu. theo phương thức BO.
Tổng công ty đã xây dựng nhiều công trình đường dây và trạm biến áp cao thế như Đường dây 220KV Phả Lại-Bắc Giang, 500KV Bắc - Nam, 500KV Phú Lâm-Pleiku, Trạm biến áp 500KV Hoà Bình, Pleiku, Trạm biến áp 220KV Việt Trì, Tràng Bạch, Vật Cách, Bắc Giang, Sóc Sơn. và nhiều công trình hạ thế phục vụ phát triển dân sinh khác.
Tổng công ty đã thực hiện nhiều hợp đồng lớn thuộc lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng và cải tạo các đường giao thông quan trọng như quốc lộ 1A, quốc lộ 18, quốc lộ 10, đường Hồ Chí Minh.đặc biệt là xây dựng Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân theo công nghệ đào hầm mới của áo (NATM), các công trình công nghiệp yêu cầu kỹ thuật cao như: Nhà máy giấy Bãi Bằng, Dệt Minh Phương, Nhà máy xi măng Nghi Sơn, Bút Sơn, Hoàng Mai.
Trong quá trình trên 40 năm phát triển và trưởng thành, Tổng công ty Sông Đà đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm trong thiết kế, thi công và trong điều hành sản xuất. Ngày nay, Tổng công ty có một đội ngũ hơn 20.000 cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề (trong đó có hơn 3000 cán bộ kỹ thuật, quản lý có trình độ Đại học và trên Đại học). Trú trọng đầu tư trang thiết bị, tổng công ty là đơn vị duy nhất ở Việt Nam có lực lượng thiết bị thi công chuyên ngành tiên tiến và hiện đại.
Với những thành tích và đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng đất nước, Tổng công ty Sông Đà đã hai lần được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cùng nhiều huân chương khác, nhiều tập thể và cá nhân đã được tặng danh hiệu Anh Hùng Lao Động, Chiến Sỹ Thi Đua toàn quốc và nhiều danh hiệu cao quý khác.
Định hướng và mục tiêu phát triển giai đoạn 2001-2010 của Tổng công ty Sông Đà là: xây dựng và phát triển Tổng công ty thành tập đoàn kinh tế mạnh đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm trên có sở duy trì và phát triển ngành nghề xây dựng truyền thống để đảm bảo tổng công ty Sông Đà là một nhà thầu mạnh có khả năng làm tổng thầu các Công trình lớn ở trong nước và quốc tế. Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Qua bốn tuần đầu thực tập tốt nghiệp tại Tổng công ty Sông Đà, em có một số báo cáo sơ bộ về tình hình sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty như sau:
58 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Tổng công ty Sông Đà là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng được thành lập từ năm 1960 - tên giao dịch quốc tế là Song Da Corporation. Hoạt động kinh doanh chính của Tổng công ty thuộc các lĩnh vực xây dựng công trình thuỷ điện, công trình cơ sở hạ tầng, các công trình giao thông, xây dựng công nghiệp, dân dụng, đường dây và trạm, sản xuất vật liệu xây dựng, thép, xi măng, các khu công nghiệp và đô thị, tư vấn xây dựng, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ xây dựng cùng nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.
Tổng công ty Sông Đà đã tham gia xây dựng hầu hết các công trình thuỷ điện lớn của đất nước, đó là Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà-108MW, Thuỷ điện Hoà Bình-1920MW, Thuỷ điện Trị An-400MW, Thuỷ điện Vĩnh Sơn-66 MW, Thủy điện Yaly- 720MW, Thủy điện Sông Hinh- 66 MW...
Các công trình này đã cung cấp 70% sản lượng điện của toàn quốc, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tổng công ty là tổng thầu EPC thực hiện dự án đầu tư nhà máy Thuỷ điện Sê San 3-273MW, Nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang - 342MW theo phương thức hợp đồng chìa khoá trao tay và làm chủ đầu tư nhiều công trình Thuỷ điện vừa và nhỏ như: Nhà máy thuỷ điện Cần Đơn theo phương thức BOT trong nước, thuỷ địên Ry Ninh 2, Thuỷ điện Nà Lơi, Thuỷ điện Sê San 3A, Thuỷ điện Nậm Mu... theo phương thức BO.
Tổng công ty đã xây dựng nhiều công trình đường dây và trạm biến áp cao thế như Đường dây 220KV Phả Lại-Bắc Giang, 500KV Bắc - Nam, 500KV Phú Lâm-Pleiku, Trạm biến áp 500KV Hoà Bình, Pleiku, Trạm biến áp 220KV Việt Trì, Tràng Bạch, Vật Cách, Bắc Giang, Sóc Sơn... và nhiều công trình hạ thế phục vụ phát triển dân sinh khác.
Tổng công ty đã thực hiện nhiều hợp đồng lớn thuộc lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng và cải tạo các đường giao thông quan trọng như quốc lộ 1A, quốc lộ 18, quốc lộ 10, đường Hồ Chí Minh...đặc biệt là xây dựng Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân theo công nghệ đào hầm mới của áo (NATM), các công trình công nghiệp yêu cầu kỹ thuật cao như: Nhà máy giấy Bãi Bằng, Dệt Minh Phương, Nhà máy xi măng Nghi Sơn, Bút Sơn, Hoàng Mai...
Trong quá trình trên 40 năm phát triển và trưởng thành, Tổng công ty Sông Đà đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm trong thiết kế, thi công và trong điều hành sản xuất. Ngày nay, Tổng công ty có một đội ngũ hơn 20.000 cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề (trong đó có hơn 3000 cán bộ kỹ thuật, quản lý có trình độ Đại học và trên Đại học). Trú trọng đầu tư trang thiết bị, tổng công ty là đơn vị duy nhất ở Việt Nam có lực lượng thiết bị thi công chuyên ngành tiên tiến và hiện đại.
Với những thành tích và đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng đất nước, Tổng công ty Sông Đà đã hai lần được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cùng nhiều huân chương khác, nhiều tập thể và cá nhân đã được tặng danh hiệu Anh Hùng Lao Động, Chiến Sỹ Thi Đua toàn quốc và nhiều danh hiệu cao quý khác.
Định hướng và mục tiêu phát triển giai đoạn 2001-2010 của Tổng công ty Sông Đà là: xây dựng và phát triển Tổng công ty thành tập đoàn kinh tế mạnh đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm trên có sở duy trì và phát triển ngành nghề xây dựng truyền thống để đảm bảo tổng công ty Sông Đà là một nhà thầu mạnh có khả năng làm tổng thầu các Công trình lớn ở trong nước và quốc tế. Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Qua bốn tuần đầu thực tập tốt nghiệp tại Tổng công ty Sông Đà, em có một số báo cáo sơ bộ về tình hình sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty như sau:
CHƯƠNG I
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MỘT DOANH NGHIỆP
I. MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP.
1. Một số quan niệm về tiếp cận quản trị doanh nghiệp.
1.1 Định nghĩa về quản trị.
Bất cứ một tố chức nào - một trường học, một câu lạc bộ quần chúng, một Bộ của chính phủ, một doanh nghiệp hay một công ty đa quốc gia - đều phải được tổ chức và quản trị một cách hợp lí nếu muốn hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
Thuật ngữ “quản trị ” có rất nhiều định nghĩa. Thông thường nó được định nghĩa như là “nghệ thuật làm việc bằng và thông qua người khác”. Một định nghĩa khác đơn giản hơn thì cho rằng “quản trị là ra các quyết định”.
1.2 Định nghĩa về quản trị doanh nghiệp.
Do có nhiều trường phái, học thuyết và cách tiếp cận khác nhau về quản trị nên một điều dễ hiểu là cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau về bản thân khái niệm quản trị. Định nghĩa dưới đây nhấn mạnh vai trò của yếu tố con người trong hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt động quản trị nói riêng: Quản trị doanh nghiệp là tổng hợp những hoạt động được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu xác định thông qua sự nỗ lực của những người khác trong doanh nghiệp.
Theo định nghĩa này cần chú ý một số điểm sau đây:
Thứ nhất: hoạt động quản trị là một dạng hoạt động đặc biệt. Tính chất đặc biệt của hoạt động quản trị doanh nghiệp thể hiện ở những điểm sau:
_ Hoạt động quản trị doanh nghiệp nhằm góp phần đạt mục tiêu chung nhưng gián tiếp, vì hoạt động này không tạo ra một kết quả cụ thể nào để đạt mục tiêu, mà nó chỉ tạo ra những tác động nhằm làm cho quá trình đi đến mục tiêu nhanh hơn, dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.
- Chính vì vậy nên công cụ làm việc của các nhà quản trị cũng đặc biệt. Họ không sử dụng các công cụ thông thường như những người trực tiếp các công việc (máy móc, trang thiết bị công nghệ để biến đổi các yếu tố đàu vào thành các sản phẩm đầu ra). Lao động của các nhà quản trị là lao động trí óc, đòi hỏi những khả năng tư duy, sáng tạo nhiều hơn.
Thứ hai: quản trị doanh nghiệp là một dạng hoạt động trong tổ chức doanh nghiệp, của một số thành viên trong doanh nghiệp.
Thứ ba: hoạt động quản trị doanh nghiệp chia thành hai hệ thống: hệ thống quản trị và hệ thống bị quản trị (đối tượng quản trị). Những tác động từ hệ thống quản trị đến đối tượng quản trị nhằm tạo ra những kết quả cần thiết giúp cho mục tiêu của doanh nghiệp được thực hiện. Tuy nhiên, hoạt động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều của môi trường daonh nghiệp bên ngoài, các yếu tố của môi trường này lại luôn luôn thay đổi. Vì vậy, có thể nói rằng quản trị doanh nghiệp - đó là tìm cách làm cho doanh nghiệp thích nghi với môi trường doanh nghiệp bên ngoài và quản trị là quản trị sự thay đổi.
Khái niệm quản trị doanh nghiệp có thể diễn đạt theo sơ đồ sau:
THỰC HIỆN
(KẾT QUẢ)
MÔI TRƯỜNG DOANH NGHIỆP BÊN NGOÀI
HỆ THỐNG
QUẢN TRỊ
ĐỐI TƯỢNG
QUẢN TRỊ
2. Các nguyên tắc về tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc áp dụng một mô hình tổ chức nào đó để tiến hành hoạt động kinh doanh là tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của nhà quản trị. Song để xây dựng một cấu trúc tổ chức hợp lý, đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của hoạt động kinh doanh cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây.
Nguyên tắc cơ bản: Cấu trúc tổ chức phải đi theo và đáp ứng yêu cầu của chiến lược kinh doanh.
Nguyên tắc này được dựa trên một nguyên tắc tổng quát của lĩnh vực kiến trúc và kết cấu, đó là “hinhf thức phải đi sau chức năng”. Cụ thể, khi hình thành một cấu trúc nào đó, các bộ phận (hay đơn vị) cấu thành đều phải nhằm thực hiện các chức năng, hay phải xuất phát từ việc thực hiện các chức năng. Ví dụ: nếu thiết một ngôi nhà mà muốn đi vào toilet phải đi qua phòng ngủ, hoắc muốn qua phòng ngủ riêng dứt khoát phải đi qua một phòng khác thì đó là một thiết kế dở, ở đó hình thức không đáp ứng (không theo kịp) được chức năng.
Trong công tác tổ chức hoạt động kinh doanh, mỗi bộ phận (hay đơn vị) và cá nhân đều phải có sự tồn tại khách quan và cần thiết, do việc tham gia thực hiện các chức năng của tổ chức. Nói cách khác, sự lựa chọn mô hình, sự phân công, phân quyền hay giao trách nhiệm cho các bộ phận, cá nhân ... đều phải xuất phát từ việc thực hiện chức năng, thông qua việc thực hiện các mục tiêu đã xác định. Cụ thể, trong quá trình hoạch định đã xác định được những mục tiêu mà doanh nghiệp cần phấn đấu hoàn thành cũng như những biện pháp (lớn và cụ thể) để đạt được những mục tiêu đó thì vấn đề tiếp theo là ai thực hiện? Giao cho ai làm việc gì, giữ chức vụ gì, phân chia các thành viên trong doanh nghiệp thành các nhóm người (bộ phận) theo những tiêu thức nào, trong nhóm có bao nhiêu người và những loại người nào (xét về mặt trình độ chuyên môn, tay nghề chẳng hạn), ... điều đó phụ thuộc phần lớn vào các chức năng mà doanh nghiệp cần thực hiện.
Trong doanh nghiệp, các chức năng được thực hiện chủ yếu thông qua quá trình hình thành và thực hiện chiến lược kinh doanh, hay diễn đạt theo cách khác: chiến lược kinh doanh đã bao quát toàn bộ các chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ. Chình vì vậy, cấu trúc (hay hình thức) tổ chức phải đi theo và đáp ứng yêu cầu của chiến lược kinh doanh. Chiến lược phải là cái có trước tổ chức, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp chỉ xây dựng chiến lược khi chưa có một cấu trúc tổ chức, mà mối quan hệ giữa chiến lược và tổ chức thể hiện ở chỗ: với mỗi một chiến lược kinh doanh đã được xác định và lựa chọn, thì cấu trúc tổ chức phải có sự thay đổi, điều chỉnh và hoàn thiện sao cho phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của chiến lược.
Đây là nguyên tắc rất quan trọng và cơ bản trong việc hình thành cấu trúc tổ chức. Nếu vi phạm nguyên tắc này chắc chắn sẽ dẫn đến sự suy giảm của tổ chức, sẽ gây ra các hiện tượng chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ trống các chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận, cá nhân trong tổ chức v.v...
Ngoài nguyên tắc cơ bản trên, việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức còn phải đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc khác dưới đây:
Tính tối ưu: Giữa các khâu và các cấp quản trị (khâu quản trị phản ánh cách phân chia chức năng quản trị theo chiều ngang, còn cấp quản trị thể hiện sự phân chia chức năng quản trị theo chiều dọc) đều thiết lập những mối liên hệ hợp lý với số lượng cấp quản trị ít nhất trong doanh nghiệp để có thể giải quyết mọi công việc một cách có hiệu quả, nhanh chóng; tránh tình trạng chồng chéo trong việc ra các quyết định, các thông tin được đưa đến các bộ phận cần thiết trong thời gian dài do phải trải qua nhiều bộ phận, các khâu khác nhau. Cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ mang tính năng động cao, hoạt động kinh doanh được tiến hành nhịp nhàng, ăn khớp giữa các bộ phận, các khâu trong doanh nghiệp.
Tính linh hoạt: Cơ cấu tổ chức quản lý phải có khả năng thích ứng linh hoạt với bất cứ tình huống nào xảy ra trong doanh nghiệp cũng như ngoài môi trường. Thật vậy, trong quá trình hoạt động kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố trong và ngoài doanh nghiệp tác động. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều tình huống phức tạp, rất khác nhau do đó đòi hỏi cơ cấu tổ chức quản lý phải có tính linh hoạt.
Tính tin cậy lớn: Cơ cấu tổ chức quản lý phải đảm bảo tính chính xác của tất cả các thông tin được sử dụng trong doanh nghiệp. Độ chính xác của thông tin tác động trực tiếp đến mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bởi vì mọi quyết định, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được đưa ra đều dựa trên sự tổng hợp, phân loại, đánh giá, phân tích các thông tin do đó để kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp phải tiến hành thu thập và xử lý thông tin cẩn thận đảm bảo độ chính xác cao của mọi thông tin.
Tính kinh tế: cơ cấu tổ chức quản lý phải sử dụng chi phí quản lý đạt hiệu quả cao nhất, nghĩa là thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất trên cơ sở chi phí quản lý để thực hiện hoạt động đó là thất nhất. Nguyên tắc này dựa vào tiêu chuẩn mối tương quan giữa chi phí dự định bỏ ra và kết quả sẽ thu về. Khi chi phí quản lý thấp sẽ làm giảm giá thành của sản phẩm và thu nhập của doanh nghiệp sẽ tăng do đó kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được đánh giá là tốt.
Tính bí mật: Trong nền kinh tế thị trường diễn ra sự cạnh tranh ác liệt, các đối thủ cạnh tranh thường tìm hiểu những thông tin về doanh nghiệp như đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp; khả năng của doanh nghiệp về tiêu thụ hàng hoá, về tài chính, về trình độ lao động, về năng suất lao động, về khách hàng của doanh nghiệp ... để từ đó có những hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp hay tăng khả năng cạnh tranh của họ. Việc giữ bí mật phải thực hiện tốt ở từng khâu, từng bộ phận trong doanh nghiệp, chống sự rò rỉ thông tin đặc biệt là những thông tin quan trong mang tính chiến lược.
3.Tại sao phải quản trị.
Sự phân tích về những thất bại kinh doanh được thực hiện qua nhiều năm đã cho thấy rằng sở dĩ các thất bại này có tỷ lệ cao là do quản trị tồi và thiếu kinh nghiệm. Về tầm quan trọng của quản trị thì không đâu có thể thể hiện rõ hơn so với trường hợp của các đang phát triển. Bảng tổng quan về vấn đề này trong những năm gần đây của các chuyên gia về phát triển kinh tế đã cho thấy rằng sự cung cấp tiền bạc hoặc kỹ thật công nghệ không đem lại sự phát triển. Yếu tố hạn chế trong hầu hết mọi trường hợp chính là sự thiếu thốn về chất lượng và sức mạnh của các nhà quản trị.
Trong khi mà nền văn minh của chúng ta được đặc trưng bởi những cải tiến có tính chất cách mạng trong khoa học vật lí và sinh học, thì các ngành khoa học xã hội đã bị chậm trễ ở phía sau. Tuy nhiên, nếu chúng ta không biết cách khai thác các nguồn nhân lực và phối hợp sự hoạt động của con người, thì sự phi hiệu quả và lãng phí trong khi áp dụng những phát minh kỹ thuật vẫn sẽ tiếp tục. Chúng ta chỉ cần nhìn vào sự lãng phí không thể tưởng tượng được về các nguồn nhân lực và vật lực là có thể thấy rằng các ngành khoa học xã hội còn quá xa với việc thực hiện chức năng hướng dẫn chính sách và hoạt động xã hội của chúng.
Không phải mọi tổ chức đều tin rằng họ cần tới cách quản trị. Trên thực tế, một số người chỉ trích nền quản trị hiện đại rằng, người ta sẽ làm việc với nhau tốt hơn và với một sự thoả mãn cá nhân nhiều hơn, nếu không có những người quản trị. Họ viện dẫn ra những hoạt động theo nhóm lý tưởng như là một sự nỗ lực “đồng đội”. Dường như họ không thấy rằng trong hình thức sơ đẳng nhất của trò trơi đồng đội, các cá nhân tham gia trò trơi đều có những mục đích rõ ràng của nhóm cũng như những mục đích riêng, họ được giao phó một vị trí, họ tuân theo các kiểu chơi, thưa nhận một người nào đó để mở các cuộc chơi, và tuân theo các quy tắc và những hướng dẫn nhất định. Thực ra, mọi nỗ lực hữu ích của nhám được vạch ra để nhằm đạt được các mục đích của nhóm, với thời gian, tiền bạc, vật liệu ít nhất hoặc ít lo âu nhất, đều chọn lựa quá trình cơ bản, cấc nguyên tắc, và các kỹ thuật của quản trị.
Việc quản trị là thiết yếu trong mọi sự hợp tác có tổ chức, cũng như ở mọi cấp độ của tổ chức trong một cơ sở. Đó là chức năng không những của ông chủ tịch tổng công ty và ông tướng trong quân đội mà còn của người thanh tra cửa hàng và người chỉ huy công ty. Trong quá trình làn việc với nhiều cơ sở và tổ chức, chúng ta thường nghe người ta nói rằng “sự lo lắng” của một cơ sở là về “quản trị”. Ngay cả các ông phó chủ tịch của một công ty cũng có nhận xét như vậy. Trong khi những yếu kém và những khó khăn có thể xuất hiện ở mọi cấp quản trị, thì việc quản trị có hiệu quả và dễ tiếp nhận đòi hỏi rằng tất cả những ai chịu thách nhiệm về công việc của những người khác tại mọi cấp và trong bất kỳ loại cơ sở nào đều phải tự coi mình là người quản trị.
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP.
1.Khái niệm bộ máy quản trị.
Bộ máy quản trị: Bộ máy quản trị của một tổ chức là một hệ thống các con người, cùng với các phương tiện của tổ chức được liên kết theo một số các nguyên tắc và quy tắc nhất định mà tổ chức thừa nhận để lãnh đạo quản lý toàn bộ hoạt động của hệ thống nhằm đạt được mục tiêu đã định. Thực chất bộ máy quản trị là chủ thể quản trị của hệ thống. Bộ máy quản trị của một tổ chức bao gồm hai hệ thống:
+ Hệ thống chỉ huy: Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát.
+ Hệ thống chức năng: Bao gồm các phòng ban chức năng.
Bộ máy quản trị là một cơ quan chức năng trong doanh nghiệp(gồm các phòng ban chức năng) có nhiệm vụ cơ bản giúp giám đốc chỉ huy và điều hành quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
Tổ chức bộ máy quản trị: Là quá trình xác định các chức năng, các bộ phận tạo thành một bộ máy quản trị , nmhawmf thực hiện được các chức năng quản trị. Thiết kế tổ chức bộ máy quản trị là một quá trình bao gồm ba yếu tố chủ yếu sau:
Một: Xác định các bộ phận hợp thành của bộ máy và các chức năng nhiệm vụ của các bộ phận đó và phân phối các nhiệm vụ cho các nhóm và cacas cá nhân trong từng bộ phận.
Hai: Dự định phối hợp hoạt động của các bộ phận và nhóm, trên cơ sở các nguyên tắc quy về quản trị doanh nghiệp .
Ba: Xác định các quy định, chính sách và hệ thống tổ chức quản trị .
Tổ chức bộ máy quản trị được thiết kế ra phải làm rõ được ba yếu tố trên để có thể quyết định được tổ chức bộ máy quản trị của doanh nghiệp .
2. Yêu cầu của tổ chức bộ máy quản trị .
Mỗi một công việc, một vấn đề dù lớn hay nhỏ, dù đơn giản hay phức tạp, đều phải đặt ra những yêu cầu, tiêu chuẩn, thể hiện tính hữu ích của công việc về vấn đề đó. Đối với việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh là một quá trình hết sức phức tạp, đòi hỏi rất nhiều mặt trên cơ sở bắt buộc phải tồn tại và phát triển trong điều kiện vận hành của nền kinh tế thị trường hiện nay.
Nói cách khác, việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh phải phù hợp với xu thế của thời cuộc thì doanh nghiệp mới cócơ hội để tồn tại và phát triển, đồng thời sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả. Nếu nó vẫn còn sơ cứng hay cứng nhắc không phù hợp thì doanh nghiệp không thể đứng vững trong sự biến động không ngừng của cơ chế thị trường, những sai sót hay những vướng mắc trong tổ chức bộ máy quản trị không những sẽ phức tạp thêm mà nó còn dẫn đến làm giảm năng suất lao động, làm tổn thất kinh tế gây lãng phí thời gian. Do đó việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh phải được thực hiện theo phương hướng ngày càng thích ứng đầy đủ với maucj tiêu và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chủ thể của tổ chức bộ máy quản trị cũng như phù hợp với nguyên tắc quản lý xã hội và cơ chế vận hành của nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Vì vậy nó cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Một: Cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp phải phù hợp với quy trình nhiệm vụ kinh tế phát sinh và trình độ phát triển của doanh nghiệp. Tuỳ theo quy mô, tính chất hoạt động kinh doanh, trình độ cán bộ công nhân viên và khả năng trang thiết bị mà lựa chọn mô hình, cơ cấu tổ chức bộ máy, bảo đảm tính năng động và độ tin cậy lớn có khả năng thích ứng linh hoạt với các tình huống sảy ra trong doanh nghiệp cũng như ngoài mồi trường.
Hai: Phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các khâu và các cấp quản trị của doanh nghiệp. Chỉ có dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đã được xác định đúng đắn mới thiết kế được mô hình tổ chức và định bên chế phù hợp. đấy là điều có ý nghĩa quyết định đến chất lượng hoạt động quản trị và hiệu lực của cơ cấu tổ chức bộ máy. cùng với việc xác định đúng đắn chức năng, nhiệm vụ của mỗi khâu, mỗi cấp quản trị cần phải quy định rõ mối quan hệ và phạm vi chức trách trong cơ cấu tổ chức để xác lập rõ quan hệ chỉ huy, lãnh đạo hay quan hệ phối hợp kinh tế – kĩ thuật, nghiệp vụ.
Những quy định nói trên cần được thể hiện trong nội quy hoặc điều lệ tổ chức doanh nghiệp.
Ba: Không ngừng cải tiến và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp. Đó là một trong các yêu cầu quan trọng, vì một mặt, do yêu cầu của thị trường cần có sự chuyển biến nội tại để kịp thích ứng, mặt khác do những điều kiện như trình độ cán bộ công nhân viên, trình độ hiện đại hoá trang thiết bị quản lý và kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cũng thường xuyên được đổi mới. Những tiền đề nêu trên vừa là yêu cầu và cũng là điều kiện để không ngừng cải tiến và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp để bảo đảm quá trình kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả cao. Vì vậy, khi thiết kế và cải tiến tổ chức bộ máy kinh doanh cần vận dụng tổng hợp, đồng bộ các nguyên tắc và các yêu cầu mới mong mang lại kết quả tốt.
Tiêu chuẩn để đánh giá tổ chức bộ máy kinh doanh của doan