Trên thực tế ở Việt Nam hoạt động kinh doanh bảo hiểm là một hoạt động còn hết sức mới mẻ.Từ năm 1994 trở về trước thị trường bảo hiểm của Việt Nam vẫn là thị trường độc quyền chỉ có một mình Bảo Việt kinh doanh trên thị trường, dù vẫn còn một số công ty bảo hiểm nước ngoài đang tiến hành cạnh tranh dấu mặt thông qua các chủ hàng, doanh thương Việt Nam, qua hoạt động của các ngân hàng nước ngoài cho các doanh nghiệp vay mua vật tư, thiết bị với điều kiện mua bảo hiểm ở nước ngoài.
23 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2429 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình thực tập tại công ty bảo hiểm PJICO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I:
Đặc điểm chung của công ty bảo hiểm PJICO.
I. Quá trình hình thành và phát triển.
Trên thực tế ở Việt Nam hoạt động kinh doanh bảo hiểm là một hoạt động còn hết sức mới mẻ.Từ năm 1994 trở về trước thị trường bảo hiểm của Việt Nam vẫn là thị trường độc quyền chỉ có một mình Bảo Việt kinh doanh trên thị trường, dù vẫn còn một số công ty bảo hiểm nước ngoài đang tiến hành cạnh tranh dấu mặt thông qua các chủ hàng, doanh thương Việt Nam, qua hoạt động của các ngân hàng nước ngoài cho các doanh nghiệp vay mua vật tư, thiết bị với điều kiện mua bảo hiểm ở nước ngoài.
Khi chúng ta chủ trương mở cửa các công ty bảo hiểm nước ngoài càng quan tâm tới thị trường bảo hiểm của Việt Nam. Trong khi chưa được phép thành lập các chi nhánh ở Việt Nam họ đã sử dụng các văn phòng đại diện tại Việt Nam để làm dịch vụ môi giới chào bán các sản phẩm bảo hiểm của công ty bảo hiểm ở nước họ.
Để xây dựng thị trường bảo hiểm Việt Nam trở thành thị trường cạnh tranh hoàn hảo, xây dựng ngành kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam đủ sức cạnh tranh với các công ty bảo hiểm nước ngoài hoà nhập vào thị trường bảo hiểm quốc tế đồng thời đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng lên mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993, đó cũng là lúc kết thúc tình trạng độc quyền của Bảo Việt. Kể từ mốc thời gian đó, ngày càng nhiều doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập. Đồng thời, Nhà nước ta đã và đang khuyến khích cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nhằm thành lập các doanh nghiệp dưới hình thức công ty cổ phần bởi tính ưu việt của nó: nhờ bộ máy tinh thông, gọn nhẹ, cơ cấu kiểm soát và quản lý chặt chẻ, chính sách kinh doanh năng động hiệu quả.
Trong bối cảnh đó, Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (gọi tắt là PJICO) được thành lập. Là một công ty bảo hiểm được thành lập dưới hình thức là công ty cổ phần với tổng số vốn góp là 55 tỷ, 7 cổ đông sáng lập và một cổ đông góp vốn, ngoài ra một phần là do phát hành cổ phiếu trên thị trường. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bảo hiểm số 06-TC/GCN ngày 27/5/1995 của Bộ Tài chính, giấy phép thành lập số 1973/GP-UB ngày 8/6/1995 của UBND Thành phố Hà Nội và giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0602256 ngày 15/6/1995 của uỷ ban kế hoạch ( sở kế hoạch đầu tư) Thành phố Hà Nội.
Đây là công ty bảo hiểm cổ phần đầu tiên được thành lập tại Việt Nam , 7 cổ đông sáng lập với mức vốn góp như sau:
Bảng 1: Vốn góp của các cổ đông.
STT
Đơn vị
Tỷ trọng (%)
Vốn góp (triệu đồng)
Số cổ phiếu
1
Tổng công ty xăng dầu Việt Nam
51
28050
14025
2
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
10
5500
2700
3
Công ty tái bảo hiểm quốc gia
8
4400
2200
4
Tổng công ty thép Việt Nam
6
3300
1600
5
Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ
3
1650
852
6
Công ty điện tử Hanel
2
1100
550
7
Công ty TNHH thiết bị an toàn
0.5
275
138
8
Cá nhân
19.5
10275
5362
Tổng
100
55000
27500
(Nguồn: Phòng tổ chức- cán bộ)
Như vậy, Công ty cổ ty cổ phần bảo hiểm PJICO ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt to lớn trong chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời đánh dấu sự mở cửa thực sự của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Chuyển đổi một cách cơ bản thị trường bảo hiểm Việt Nam từ độc quyền sang tự do canh tranh có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước và cũng chính từ đây thị trường bảo hiểm Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới.
II. Cơ cấu tổ chức của công ty Pjico.
Bộ máy quản lý PJICO có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, tuân thủ quy tắc của một công ty cổ phần.
Đứng đầu là đại hội đồng cổ đông: đây là cơ quan quyền lực cao nhất của PJICO bao gồm:
Đại hội đồng thành lập.
Đại hội đồng thường niên.
Đại hội đồng bất thường.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý PJICO, do đại hội đồng cổ đông bầu ra và thay mặt cổ đông giữa hai kỳ đại hội, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của PJICO trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Các thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát
Thành viên Hội đồng quản trị
Họ và tờn
Chức danh
Ghi chỳ
Nguyễn Mạnh Tiến
Chủ tịch danh dự
CT HĐQT TCty Xăng dầu Việt Nam
Bạch Văn Mừng
Chủ tịch HĐQT
PTGĐ TCty Xăng dầu Việt Nam
Trịnh Quang Tuyến
P.Chủ tịch HĐQT
GĐ Cụng ty tỏi bảo hiểm quốc gia
Trần Nghĩa Vinh
Thành viờn HĐQT
Tổng giỏm đốc PJICO
Trần Quốc Hựng
Thành viờn HĐQT
PGĐ Cụng ty MATEXIM
Nguyễn Phương Nam
Thành viờn HĐQT
PGĐ Cụng ty điện tử Hanel
Phạm Thị Đào
Thành viờn HĐQT
Phú TGĐ TCty thộp Việt Nam
Nguyễn Thu Hà
Thành viờn HĐQT
Phú TGĐ Ngõn hàng Ngoại thương Việt Nam
Trịnh Quang Khanh
Thành viờn HĐQT
Chủ tịch CĐ TCty Xăng dầu Việt Nam
Vương Thỏi Dũng
Thành viờn HĐQT
TP. Cụng nghệ phỏt triển TCTy XD Việt Nam
Thành viên Ban kiểm soát
Phạm Cụng Tứ
Trưởng ban
Trương Đức Chớnh
Thành viờn
Vừ Minh Hạnh
Thành viờn
Nguyễn Thị Mờn
Thành viờn
Nguyễn Thị Loan
Thành viờn
Tổng giám đốc: do HĐQT bổ nhiệm và được uỷ nhiệm quyền hạn cần thiết để quản lý và điều hành kinh doanh. Tổng Giám đốc phải là người tốt nghiệp đại học tài chính, kinh tế hoặc tương đương có kiến thức kinh nghiệm quản lý kinh doanh bảo hiểm và không được kiêm nhiệm bất cứ chức vụ nào tại cơ quan, đơn vị kinh tế khác.
Bộ máy giúp việc của Tổng Giám đốc là các phó Tổng Giám đốc và các kế toán trưởng
Giám đốc trực tiếp điều hành quản lý các phòng:
Phòng kế toán
Phòng tổ chức cán bộ
Phòng đầu tư tín dụng và thị trường chứng khoán
Ban thanh tra Pháp chế
Ngoài ra, Tổng Giám đốc còn quản lý các chi nhánh, văn phòng đại diện các khu vực một cách gián tiếp thông qua các phó Giám đốc.
Văn phòng công ty bao gồm:
Phòng kế toán làm nhiệm vụ thanh quyết toán các hợp đồng, quản lý phí bảo hiểm gốc, quản lý chi trả tiền bồi thường, tổng hợp số liệu lập báo cáo tài chính, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước.
Phòng tổ chức cán bộ: quản lý nhân sự trong công ty, quản lý lao động tiền lương, điều động cán bộ, tuyển cán bộ, tuyển dụng cán bộ nhân viên cho công ty.
Phòng đầu tư tín dụng và thị trường chứng khoán: nghiên cứu thị trường, liên doanh ký kết, thực hiện các dự án đầu tư.
Ban thanh tra pháp chế: thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu các văn bản pháp quy của Nhà nước liên quan tới hoạt động bảo hiểm, kiểm tra tính chất pháp lý của các hợp đồng bảo hiểm cũng như hồ sơ bồi thường. Kiểm tra việc thực hiện ký kết hợp đồng bảo hiểm và thủ tục thực hiện bồi thường.
Phòng tổng hợp: quản trị và quản lý tài sản của công ty, mua sắm trang thiết bị tài sản, thiết bị văn phòng cho công ty, in ấn tờ rơi tổ chức tuyên truyền quảng cáo, tổ chức phục vụ các cuộc họp hội nghị, nhận và gửi các công văn đi hoặc đến.
Phòng bảo hiểm hàng hải: khai thác các dịch vụ bảo hiểm về xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm TNDS của chủ tàu.
Phòng bảo hiểm phi hàng hải: khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm kết hợp con người, bảo hiểm học sinh, giáo viên, bảo hiểm bồi thường cho người lao động, bảo hiểm du lịch…
Phòng bảo hiểm hoả hoạn: khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro về xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm hoả hoạn các rủi ro đặc biệt, bảo hiểm máy móc,…
Phòng tái bảo hiểm: Nhận và nhượng tái bảo hiểm theo các nghiệp vụ bảo hiểm.
Phòng giám định bồi thường: thực hiện giám định các tổn thất, đánh giá xác định các thiệt hại từ đó quyết định mức bồi thường.
Phòng quản lý nghiệp vụ và thị trường: quản lý tất cả các hoạt động của các nghiệp vụ bảo hiểm hiện có của công ty, hướng dẫn và chỉ đạo các công ty thực hiện, thực hiện nghiên cứu các nghiệp vụ bảo hiểm mới.
Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty PJICO
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Tổng Giám đốc
Phó Tổng GĐ
Phó Tổng GĐ
P. TC & lao động
Chi nhánh Thừa Thiên huế
P T.hợp
Phòng kế toán
Chi nhánh
Quảng Ninh
Phòng tài sản hoả hoạn
hỏa hoạn
P.TT & quản lý NV
CN Hải Phòng
Ban Thanh tra pháp chế
Chi nhánh
Đà Nẵng
Ban Thanh tra pháp chế
Phòng đầu tư tín dung & TTCK
Phòng BH
phi hàng hải
Phòng BH Quảng Nam
amnhánh
Đà Nẵng
Phòng BH Hàng Hải
Chi nhánh
Thanh Hóa
P.BH KV I
P.BH K.Hoà
Phòng BH Nam Định
P.tái BH
Phòng bảo hiểm KV II
P.BH KV III I
CN Nghệ An
Phòng BH Sóc Trăng
Chi nhánh
Sài gòn
Phòng BH Đồng Nai
Chi nhánh
Cần Thơ
Chi nhánh
Hà Tĩnh
Phòng bảo hiểm KV IV
Chi nhấnh Vũng Tàu
Phòng BH Bình Dương
Phòng bảo hiểm KV V
Chi nhánh Qunảg Ninh
P. bảo hiểm KV VI
Phòng BH Tiền Giang
Chi nhánh Hà Tây
Phòng BH
Kiên Giang
Phòng BH Thái Bình
Phòng BH Binh Định
Phòng BH Đắc Lắc
PhòngBH
Cà Mau
Chi nhánh Ninh Bình
Phòngbảo hiểm KV VII tín dụng & CK
Chi nhánh Thái nguyên ụng & CK
Phòng giám định và bồi thường
Phòng BH Lạng Sơn
Các tổng đại lý, đại lý,
Cộng tác viên
Phòng BH Quảng Trị
Phòng BH
An Giang
Phòng BH Bắc Ginag
Phòng BH Hà Namg & CK
Phòng BH Hải Dương
Với mạng lưới kinh doanh như vậy, trong những năm qua PJICO đã phát triển không ngừng, doanh thu tăng, thị phần mở rộng, uy tín ngày càng được nâng cao, đời sống CBCNV ngày càng được cải thiện. Từ đó góp phần vào quá trình phát triển và hội nhập thị trường bảo hiểm Việt Nam với thị trường bảo hiểm thế giới.
II. Các nghiệp vụ triển khai tại PJICO.
Mặc dù mới bước vào hoạt động, công ty còn rất nhiều việc phải làm như thiết lập quan hệ đối nội, đối ngoại, ổn định tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ của công ty, đầu tư các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động… nhưng công ty đã nhanh chóng triển khai kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm cả về chiều sâu và trên diện rộng.
Hiện nay công ty đang triển khai các nghiệp vụ sau:
1. Nghiệp vụ bảo hiểm Hàng hải
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sông, đường không.
Bảo hiểm thân tàu.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu.
Bảo hiểm nhà thầu đóng tàu.
Bảo hiểm tàu sông tàu cá.
2. Nghiệp vụ bảo hiểm Phi hàng hải
Bảo hiểm xe cơ giới.
Bảo hiểm kết hợp con người.
Bảo hiểm giáo viên học sinh.
Bảo hiểm bồi thường cho người lao động
Bảo hiểm khách du lịch.
Bảo hiểm hành khách.
3. Nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật và tài sản
Bảo hiểm mọi rủi ro về xây dựng lắp đặt.
Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt.
Bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp.
Bảo hiểm máy móc.
Bảo hiểm hỗn hợp các tài sản cho thuê mướn.
4. Nghiệp vụ tái bảo hiểm
Nhận và nhượng tái bảo hiểm.
5. Các hoạt động khác
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới bảo hiểm: Giám định, điều tra tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba bồi hoàn
Hợp tác đầu tư tín dụng, liên doanh liên kêt với các bạn hàng trong và ngoài nước.
PHần II
Kết quả hoạt động kinh doanh
I. Tình hình thị trường.
1. Những thuận lợi
Thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng phát triển.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, từ năm 1994 đến nay, tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường bảo hiểm đạt 23% năm, số lượng các công ty bảo hiểm đã tăng lên rất lớn so với trước đây với đủ tất cả các loại hình sở hữu, tính đến nay đã có 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ tham gia vào thị trường Việt Nam- Một thị trường được đánh giá là đầy tiềm năng với trên 80 triệu dân. Đây là điều kiện thuận lợi không chỉ các công ty bảo hiểm nói chung mà cho cả công ty bảo hiểm PJICO nói riêng.
Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời năm 2000.
Quốc hội đã chính thức thông qua luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam và có hiệu lực từ quý II năm 2001. Đây là văn bản pháp lý quan trọng đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam, tạo ra hành lang pháp lý cho các hoạt động cho các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và PJICO nói riêng, qua đó cho thấy Đảng và nhà nước đã quan tâm kịp thời đến tình hình phát triển lĩnh vực này, đưa ra những văn bản pháp lý, chính sách tạo khuôn khổ giúp các doanh nghiệp bảo hiểm xây dựng mục tiêu hoạt động dễ dàng, đóng góp vào sự tiến triển chung của đất nước.
Bảo hiểm đã trở nên quen thuộc với tầng lớp dân cư.
Trình độ nhận thức quyết định rất lớn đến việc mua bảo hiểm. Trình độ xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của con người ngày càng cao, bảo hiểm ngày càng trở nên quen thuộc, người tham gia bảo hiểm ngày càng nhiều và khách hàng của bảo hiểm pjico ngày đông đó là những điều kiện thuận lợi cho Pjico hòa nhập vào thị trường bảo hiểm
Nói riêng về năm 2002.
Nền kinh tế Việt Nam năm 2002 tiếp tục tăng trưởng ổn định, nhiều chỉ tiêu tăng trưởng và GDP tăng trưởng 7,04%.
Kinh doanh của các doanh nghiệp và thu nhập của các tầng lớp dân cư tiếp tục cải thiện, nhận thức về vai trò và lợi ích của việc tham gia bảo hiểm ngày càng cao.
Công ty tiếp tục nhận được sự chỉ đạo, hỗ trợ của HĐQT, các cổ đông sáng lập trong quá trình hoạt động, nội bộ thống nhất đoàn kết.
2. Những khó khăn
Một số công ty bảo hiểm sử dụng các biện pháp cạnh tranh thiếu trung thực.
Nhiều công ty ngoài các biện pháp cạnh tranh như tặng quà, tư vấn để lôi kéo khách hàng còn thể hiện hình thức hạ phí. Mặc dù Bộ Tài chính đã quy định một tỷ lệ giảm phí tối đa nhưng trong nhiều trường hợp các công ty khác vẫn vi phạm tỷ lệ này, giảm phí xuống đến mức nguy hiểm cho cả khách hàng lẫn công ty. Đối với phương thức cạnh tranh không lành mạnh này PJICO không có hình thức đối phó, trong nhiều trường hợp công ty đã mất khách hàng do đối phương chào hàng với mức phí thấp hơn một nửa.
Thị trường bảo hiểm Quốc tế vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của sự kiện 11/9 đã trực tiếp tác động vào thị trường bảo hiểm Việt Nam, làm gia tăng sự lệ thuộc của thị trường bảo hiểm Việt Nam vào thị trường bảo hiểm quốc tế.
Tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm vẫn tiếp tục diễn ra gay gắt theo xu hướng lợi thế cạnh tranh thuộc về các doanh nghiệp có thị phần và khả năng cạnh tranh tài chính lớn: Các công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài đang gia tăng cả về số lượng và phạm vi hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Năm 2002 là năm PJICO diễn ra sự kiện thay đổi nhân sự cấp cao. Các sự kiện phát sinh xung quanh sự kiện này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh và tâm lý làm việc của CBNV trong 6 tháng đầu năm.
Mặc dù tổng số vốn đầu tư tăng nhưng vốn đấu tư nước ngoài giảm sút so với năm 2001.
Tình hình lũ lụt ở miền Trung, miền Nam, tình hình tai nạn giao thông liên tục xảy ra tăng, một số vụ cháy lớn liên tục xảy ra tại các thành phố lớn đã gây thiệt hại lớn đến người và của làm thiệt hại đến tình hình bồi thường chung của công ty.
Bộ máy tổ chức đã được bổ sung ở các phòng ban tại công ty, các chi nhánh, nhưng năng lực khai thác kỹ năng nghiệp vụ, khả năng marketing còn hạn chế, năng suất lao động còn thấp hơn so với thị trường chung.
II. Những thành tựu đạt được.
1. Về kế hoạch kinh doanh chung của công ty
Là một doanh nghiệp trẻ, lại hoạt động dưới mô hình hoàn toàn mới mẻ là mô hình cổ phần, tuy không được hưởng bất kỳ ưu đãi nào như các doanh nghiệp cổ phần hoá, công ty PJICO đã tự lực tự cường phát huy hết nội lực của mình để tăng doanh thu.
Bảng 2: Doanh thu của công ty PJICO.
Chỉ tiêu
Năm
Kế hoạch (tỷ đồng)
Thực hiện (tỷ đồng)
Thưc hiện/ kế hoạch (%)
Tốc độ tăng so với năm trước (%)
1997
77,05
99,2
129
-
1998
114,08
117
103
18
1999
134,55
120
89
2,6
2000
138,00
144
104
20
2001
155,00
164,6
106
14
2002
186,20
211,9
114
28,7
( Nguồn: Phòng tổng hợp )
Như vậy, doanh thu của công ty liên tục tăng, đồng thời công ty thường xuyên đạt vượt mức kế hoạch đặt ra. Để đạt được những thành công đó, ngay sau khi ra đời PJICO đã nhanh chóng triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm, số lượng các nghiệp vụ ngày càng nhiều và đa dạng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm phong phú của khách hàng. Từ chỗ ban đầu công ty hầu như chỉ tiến hành bảo hiểm cho các khách hàng cho các cổ đông đến nay 77% doanh thu của công ty là từ khách hàng ngoài cổ đông. Công ty đã bảo hiểm và đồng bảo hiểm nhiều công trình lớn giá trị hàng triệu đôla Mỹ như khách sạn Hà Nội Daewoo, cao ốc HITC tại Hà Nội, Diamon Plaza tại TP. Hồ Chí Minh, nhiều gói thầu cầu, đường trên Quốc lộ 1, Quốc lộ 5, đường xuyên á, nhà máy thuỷ điện Sông Hinh, đường dây tải điện Hàm Thuận- Đami, các tàu dầu lớn của Petrolimex, VOSCO…đã liên tục tham gia bảo hiểm tại PJICO.
Ngoài ra, công ty đã có nhiều cố gắng tập trung khai thác mở rộng mạng lưới khách hàng bằng cách thành lập các chi nhánh, văn phòng bảo hiểm tại khắp các tỉnh thành phố trong cả nước. Đây cũng là một trong những nhân tố làm tăng trưởng doanh thu của công ty.
Bên cạnh đó, công ty cũng đã chú trọng sử dụng các nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư lại cho nền kinh tế thông qua việc cho khách hàng vay tín dụng, đầu tư tín phiếu, trái phiếu kho bạc…
2. Về thị phần của công ty.
Mặc dù mới hoạt động được hơn 7 năm, hoạt động bên những doanh nghiệp có bề dày kinh nghiêm như Bảo Việt và hàng loạt các doanh nghiệp bảo hiểm mới được thành lập đã làm cho tình hình cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng gay gắt. Tuy nhiên với sự chỉ đạo của HĐQT, của các ban ngành có liên quan, sự ủng hộ hợp tác giúp đỡ nhiệt tình của các cổ đông sáng lập, các khách hàng và đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên, công ty đã từng bước phát triển, tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Bảng3: Thị phần về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ năm 2002.
STT
Công ty
Doanh thu (tỷ đồng)
Tăng trưởng (%)
Thị phần (%)
1
Bảo Việt
1.240
22,0
40,4
2
Bảo Minh
862
53,8
28,1
3
PVIC
445
193,0
14,5
4
PJICO
176
27,1
5,7
5
Bảo Long
34
30,7
1,1
6
PTI
113
22,0
3,7
7
Các công ty bảo hiểm khác
6,5
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2002
Từ số liệu trên ta thấy, thị phần của PJICO đứng thứ tư chỉ sau :Bảo Việt, Bảo Minh, PVIC. Tuy nhiên tiềm năng của thị trường vẫn còn rất lớn, công ty cần tập trung khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm.
3. Công tác bồi thường.
Trong thời gian qua, ngoài việc luôn thường xuyên cùng khách hàng đề cao công tác đề phòng hạn chế tổn thất, PJICO đã giải quyết bồi thường nhanh chóng, kịp thời, hợp lý, hợp tình hàng nghìn vụ tổn thất lớn nhỏ thuộc trách nhiệm bảo hiểm cho các đối tượng khách hàng như công nhân, học sinh, các doanh nghiệp, cơ quan nhà máy với tổng giá trị bồi thường 5 năm đầu gần 180 tỷ đồng, chỉ riêng năm 2002 số tiền bồi thường đã lên tới 76,9 tỷ đồng, giúp khách hàng phục hồi và ổn định sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống. Điển hình nhất là việc giải quyết bồi thường nhanh chóng vụ cháy kho xăng dầu K131 trị giá 22 tỷ đồng, vụ tổn thất 11 nghìn tấn phân lân do chìm tàu Maritme Felelity tại Singapore trị giá 1,4 triệu USD, vụ cháy lớn ở kho gạo ở Cần Thơ trị giá khoảng 1,8 tỷ đồng.
Công tác bồi thường đã có nhiều chuyển biến, công ty đã thực hiện phân cấp rộng rãi cho các đơn vị, nhưng quy trình giải quyết bồi thường còn chưa hợp lý, đội ngũ cán bộ bồi thường vẫn còn thiếu, tỉ lệ bồi thường một số vụ còn rất cao, phối hợp đòi tái bảo hiểm chưa nhiều.
4. Hoạt động tái bảo hiểm.
Trong những năm gần đây hoạt động tái bảo hiểm đã có những chuyển biến tích cực, doanh thu nhận tái đã có bước tăng trưởng lớn, các hợp đồng tái cố định được chuẩn bị tốt và thời gian ký kết sớm hơn. Cụ thể hoạt động tái bảo hiểm trong năm 2002 như sau:
- Doanh thu nhận tái: 13,9 tỷ đồng, tăng 244% so với năm 2001, đạt 138,9% kế hoạch.
- Thu hoa hồng nhượng tái: 12,7 tỷ đồng tăng 2,9% so với năm 2001, đạt 96,3% kế hoạch.
- Thu bòi thường tái: 13,3 tỷ đồng, đạt 58% kế hoạch.
- Chi phí nhượng tái: 53,5 tỷ đồng.
- Chi bồi thường nhận tái 4,69 tỷ đồng, tăng 99% so với năm 2001.
- Chi hoa hồng nhận tái: 3,126 tỷ đồng, tăng 114% so với năm2001.
Hiện công ty đang tích cực đôn đốc việc rà soát đòi bồi thường tái bảo hiểm đó với các vụ bồi thường đã thanh toán, đồng thời xây dựng quy trình về vấn đề này.
5. Hoạt động đầu tư.
Doanh thu từ hoạt động đầu tư là một bộ phận cơ bản trong tổng doanh thu của công ty. Hoạt động đầu tư có hiệu quả cao sẽ góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty, đồng thời góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Kể từ ngày thành lập doanh thu từ hoạt động đầu tư của PJICO tương đối cao và liên tục tăng trong những năm tiếp theo. Cụ thể:
Bảng 4: Doanh thu từ hoạt động đầu tư tại PJICO.
(Đơn vị: triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Doanh thu từ đầu tư
2.975