Báo cáo Tình hình thực tập tại Công ty cổ phần Thăng Long

Công ty cổ phần Thăng Long trước khi cổ phần hoá là Công ty rượu nước giải khát Thăng Long - một doanh nghiệp nhà nước dưới sự quản lý của sở thương mại Hà Nội. Tên Công ty : Công ty rượu và nước giải khát Thăng Long Tên giao dịch : Thang Long wine and soft drink company. Trụ sở giao dịch : 181 Lạc Long quân, Cầu Giấy Hà Nội

doc38 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1893 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình thực tập tại Công ty cổ phần Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I, Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Thăng Long 1. Giới thiệu chung về Công ty. Công ty cổ phần Thăng Long trước khi cổ phần hoá là Công ty rượu nước giải khát Thăng Long - một doanh nghiệp nhà nước dưới sự quản lý của sở thương mại Hà Nội. Tên Công ty : Công ty rượu và nước giải khát Thăng Long Tên giao dịch : Thang Long wine and soft drink company. Trụ sở giao dịch : 181 Lạc Long quân, Cầu Giấy Hà Nội Đăng ký kinh doanh: 109509 Ngày 3/3/1994 Theo chủ trương của Đảng và nhà nước là cổ phần hoá DNNN chuyển dần các doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần, đa dạng hoá hình thức sở hữu. Tháng 6 năm 2001, Công ty đã có quyết định chuyển đổi thành Công ty cổ phần trong đó cổ hần nhà nước chiếm 40%. Tên công ty :công ty cổ phần Thăng Long. Tên giao dịch : Thang Long joint-stock company. Đăng ký kinh doanh: 0103001012 Ngày 3/5/2002 những ngành nghề kinh doanh chính của cty khi đăng ký: * Sản xuất các loại đồ uống có công và không cồn theo phương pháp công nghiệp * Kinh doanh các sản phẩm hàng hoá ăn uống, lương thực thực phẩm chế biến của các doanh nghiệp. * Sản xuất các loại bao bì từ P.E để phục vụ nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp... Trong đó mặt hàng sản xuất chính là rượu và nước giải khát. Rượu là mặt hàng chủ yếu gồm các loại Vang: Vang Thăng Long nhãn vàng, Vang nho, Vang dứa, Vang sơn tra, Vang 2 năm, Vang 5 năm, Rượu nếp mới và hai sản phẩm mới là Vang Pháp đóng chai và Vang nổ, Với sự phong phú về chủng loại và đảm bảo chất lượng sản phẩm, sản phẩm của công ty đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường, tạo được uy tín trên thị trường, đặc biệt là thị trường ở miền bắc- thị trường chủ yếu của Công ty đáp ứng nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng trong dịp lễ tết. 2. Quá trình phát triển của Công ty. Từ khi thành lập năm 1989, xí nghiệp rượu nước giải khát Thăng Long đến nay là Công ty cổ phần Thăng Long có thể chia thành những giai đoạn lớn như sau: *Giai đoạn I từ 1989-1993 với đặc trưng chủ yếu là sản xuất thủ công Xí nghiệp rượu nước giải khát Thăng Long được thành lập từ ngày 24/3/1989 theo quyết định số 6145/QĐ-UB của UBND thành phố Hà nội mà tiền thân là xưởng sản xuất rượu nước giải khát lên men trực thuộc công ty rượu bia Hà Nội (nằm trong sở quản lý ăn uống Hà Nội). Sản phẩm truyền thống của xưởng là rượu pha chế các loại. Tới đầu thập kỷ 80, xưởng mới được đầu tư về công nghệ và phương tiện để sản xuất Vang. Mới thành lập, xí nghiệp còn là một đơn vị sản xuất nhỏ với khỏang 50 công nhân, sản xuất hoàn toàn thủ công, cơ sở vật chất nghèo nàn với đại bộ phận nhà xưởng là nhà cấp 4 đã thanh lý. Đây cũng giai đoạn đầu của sự phát triển. Sản lượng từ 106.000 lít (năm 1989) tăng lên 530.000 lít (năm 1992) và 905.000 lít (năm 1993). Kho công nghệ dung tích chứa đựng tăng dần theo độ tăng của sản lượng. Thị trường được mở rộng dần. Mức nộp ngân sách tăng lên 6 lần: từ 337 triệu đồng (năm 1991) lên 1976 triệu đồng (năm 1993). Xí nghiệp đã chiếm lĩnh dần thị trường Hà Nội và đà nẵng thông qua hệ thống đại lý. * giai đoạn 2: từ 1993-1997: Sản xuất nửa cơ giới và cơ giới. Theo quyết định số 3021/KT-UB của UBND thành phố Hà Nội ngày 16/8/1993, xí nghiệp rượu và nước giải khát Thăng Long đổi tên thành cty rượu và nứoc giải khát Thăng Long với mức vốn kinh doanh ban đầu 861182000 đồng Trong đó: Vốn cố định : 392862000 đồng Vốn lưu động : 425.992.000 đồng Vốn khác : 42398000 đồng Có thể coi 5 năm từ 1994-1998 là giai đoạn phát triển đột biến về năng lực sản xuất và thị trường tiêu thụ của Công ty . Trong 5 năm này, thiết bị công nghệ sản xuất của Công ty đã thay đổi rõ rệt. Sản xuất khinh doanh của Công ty phát triển với tốc độ ổn định với mức tăng trưởng có năm 65%. Công ty mạnh dạn đầu tư 11 tỉ đồng cho thiết bị nhà xưởng thiết bị các công trình phúc lợi. Quy mô sản xuất được mở rộng. Từ 50 lao động ban đầu đến nay Công ty đã có gần 300 lao động. Công ty mở thêm phân xưởng II ở Vĩnh Tuy Thanh Trì, xưởng chế biến nước ép quả ở Ninh Thuận. Trên cơ sở đó chất lượng sản phẩm cũng đã thay đổi rõ rệt thông qua việc áp dụng vào sản xuất những tiến bộ khoa học kỹ thuật, kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học, cải tiến bằng vốn tự có. Nhờ sự đầu tư và phấn đầu sản xuất từ năm 1994 đến 1997 sản lượng Rượu Vang đã không ngừng tăng lên gấp 3 lần từ 1,6 triệu lít (năm 1994) lên 4,8 triệu lít (năm 1997). Thị trường Vang Thăng Long mở rộng khắp tỉnh thành miền bắc và một số tỉnh thành miền Trung và Nam bộ. * Giai đoạn 3: từ1997 đến nay: cơ giới hoá và tự động hoá Công ty coi đây là giai đoạn bản lề phải chuyển đổi từ nửa cơ giới sang cơ giới và tự động hoá tạo điều kiện ổn định chất lượng sản lượng theo yêu cầu của thị trường .Với chiến lược mở rộng thị trường ra cả nước và quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu này công ty đã tích cưc tìm hiểu và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế GMP ( Good manufacturing practice - Điều kiện để thực hành sản xuất tốt ), HACCP ( Hazard analyis critical control point – Hệ thống phân tích xác định và kiểm soát các điểm nguy hại trọng yếu trong quá trình chế biến thưc phẩm ) đến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO 9000 ) năm 2000 công ty được cấp chứng chỉ ISO 9002 (1994) , năm 2001 là chứng chỉ HACCP . Đầu tư cơ sở vật chất tương xứng với quá trình cải tiến công nghệ . Công ty đang tích cực đẩy mạnh INOX hoá các bể chứa , ống dẫn theo công nghệ mới. Bắt đầu từ tháng 6/2001 cty có quyết định chuyển đổi thành Công ty cổ phần. Từ đây đánh dấu một trang sử mới trong lịch sử phát triển của Công ty. Sau cuộc họp đầu tiên của hội đồng quản trị, các chức danh chủ chốt và bộ máy tổ chức được củng cố và ổn định tạo điều kiện để sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường. 3. Kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty Công ty cổ phần thăng long là một doanh nghiệp dẫn đầu về sản xuất rượu Vang tại Việt Nam với sản phẩm truyền thống là vang Thăng Long nhãn vàng. Những năm qua do sự phấn đấu bền bỉ của cán bộ công nhân viên và sự lãnh đạo đúng đắn của ban giám đốc đã thu được nhiều kết quả khả quan trong kinh doanh . Để khái quát kết quả của một quá trình sản xuất kinh doanh từ một xí nghiệp sản xuất thủ công tiến tới một Công ty cơ khí hoá và tự động hoá trước khi đánh giá kết quả thời kỳ 1998-2001. Điều đó được thể hiện qua biểu đồ sau: Qua biểu đồ trên giúp ta có một cái nhìn tổng quan về sự phát triển liên tục của Công ty từ khi mới thành lập cho đến nay với sự không ngừng tăng lên của các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu. đặc biệt giai đoạn 1994-1995 đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Công ty với sự gia tăng gấp đôi của cả 4 chỉ tiêu: sản lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận trước thuế và nộp ngân sách. Kể từ đó đến nay các chỉ tiêu này luôn đạt mức cao. So sánh trong 10 năm từ 1991-2001 thì chỉ tiêu doanh thu tăng 40,96 lần, sản lượng tăng 26,35 lần, lợi nhuận tăng 4,34 lần, nộp ngân sách tăng 29,67 lần. Số liệu cho ở bảng sau: Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1991 Năm 2001 2001/1991 Doanh thu tỷ đồng 1,538 63 40,96 Sản lượng 1000 lít 196 5200 26,53 Nộp ngân sách tỷ đồng 0,337 10 29,67 Lợi nhuận tỷ đồng 0,917 3,987 4,34 Thu nhập bình quân đầu người triệu đồng/tháng 0,146 1,4 9,6 ( nguồn : phòng thị trường Công ty cổ phần Thăng Long) chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế tăng không tương xứng với chỉ tiêu doanh thu cho thấy sự cạnh tranh găy gắt giữa các đơn vị sản xuất rượu. Tuy nhiên hiện nay, với sự đa dạng chủng loại sản phẩm và chất lượng ngày càng nâng cao thì Công ty chiếm một thị phần không nhỏ trong thị trường Rượu khoảng 36% về sản lượng và 29% về doanh thu. Để thấy rõ sự phát triển nay ta xem xét một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty trong 3 năm trở lại đây. Chỉ tiêu Đơn vị năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 So sánh 2000/1999 So sánh 2001/2000 chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ Sản lượng 1000 lít 4995 5032 5200 37 0,73 168 3,34 Doanh thu Tỷ đồng 58,91 62,55 63 3640 6,18 450 0,72 Chi phí Tỷ đồng 55,798 58,607 59,013 2890 5,03 406 0,69 Nộp ngân sách Tỷ đồng 9,45 10 10,3 550 5,82 100 1 Lợi nhuân trước thuế Tỷ đồng 3,112 3,943 3,987 831 26,7 44 1,12 (Nguồn: Phòng thị trường Công ty cổ phần Thăng Long) Qua biểu trên cho ta thấy: các chỉ tiêu có xu hướng tăng lên theo số tuyệt đối. Sản lượng sản xuất liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng không đều nhau chứng tỏ năng lực sản xuất ngày càng được củng cố, quy mô sản xuất được phát triển. Sản lượng đạt 6 tháng đầu năm 2002 là 1,857 triệu chai tăng 9% so với cùng ký năm 2001. Lợi nhuận là thước đo hiệu quả nhất của hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh trình độ năng lực quản lý, một chỉ tiêu tổng quát nhất đánh giá hoạt động của một doanh nghiệp có hiệu quả kinh tế hay không. Như ta đã biết: Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí. Lợi nhuận trước thuế tăng mạnh không ổn định là do doanh thu không ngừng tăng năm sau luôn lớn hơn năm trước. Và từ giữa năm 2000 Công ty áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002:1994 chất lượng sản phẩm tăng lên rõ rệt tạo được uy tín đối với người tiêu dùng và nguyên nhân nữa là do giá cả sản phẩm không ổn định đặc biệt giá của Vang Thăng Long nhãn vàng (sản phẩm chính) mặc dù sản lượng tăng nhưng doanh thu tăng với tốc độ không tương xứng. Chi phí sản xuất tăng do Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất. Mặc dù chi phí tăng không đều nhưng tốc độ tăng chi phí luôn thấp hơn tốc độ tăng tổng doanh thu nên lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Lợi nhuận/ doanh thu 5,282 6,303 6,328 Lợi nhuận/ chi phí 5,577 6,727 6,756 (Nguồn: Phòng thị trường Công ty cổ phần Thăng Long) Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế/doanh thu phản ánh cứ 100 đồng doanh thu trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuân, chỉ tiêu lợi nhuận/ chi phí phản ánh 100 đồng bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Các chỉ tiêu này tăng bao nhiêu đồng lợi nhuận. Các chỉ tiêu này tăng chứng tỏ doanh nghiệp đầu tư nâng cấp mở rộng quy mô sản xuất thu được lợi nhuận càng cao. Kết quả 6 tháng đầu năm 2002 lợi nhuận trước thuế là gần 2 tỉ đồng. Lợi nhuận tăng lên thì đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty ngày càng được cải thiện với mức thu nhập bình quân 6 tháng đầu năm là 1,13 triệu đồng/người/tháng. Đây là mức thu nhập khá so với thu nhập chung của cả nước. Với số lượng lao động là 272 người năm 1998 đến nay là 300 người nhằm phục vụ cho sự tăng lên cuả năng lực sản xuất và khai thác hết công suất máy móc thiết bị. Số lượng công nhân tăng qua các năm tỉ lệ thuận với tốc độ tăng thu nhập chứng tỏ Công ty rất quan tâm tới đời sống cán bộ công nhân viên vì đây là nhân tố quan trọng mang tính sáng tạo, tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp. Như vậy qua phần trên cho ta một cái nhìn tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh sự tăng trưởng phát triển của Công ty trong thời gian qua. Bên cạnh những thành tựu đạt được Công ty còn bộc lộ những hạn chế. Về hình thức sản phẩm được hiểu là toàn bộ những yếu tố cảm quan bên ngoài sản phẩm để nhận biết và phân biệt với sản phẩm khác như loại chai, kiểu dáng nhãn mác, quy cách đóng gói. Hình thức bao bì là một yếu tố cảm quan quan trọng quyết định đến lượng tiêu thụ của sản phẩm Công ty chỉ dùng một loại chai thuỷ tinh tròn trong suốt cho các loại sản phẩm. Vang Thăng Long là sản phẩm có tính thời vụ rất cao, sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu vào quý 4 và tháng 1 năm sau. Đây là đặc điểm quan trọng ảnh hưởng tới chính sách giá của Công ty. Nhãn mác sản phẩm của Công ty chưa thực sự thu hút người tiêu dùng so với đối thủ cạng tranh về màu sắc hoạ tiết còn dễ nhầm lẫn giữa một số sản phẩm cùng loại. Hiện nay, những hoạt động về Marketing của Công ty còn nhiều hạn chế. Người tiêu dùng chỉ biết tới sản phẩm truyền thống của Công ty mà chưa biết tới các sản phẩm mới. Do vậy lượng bán không cao. Những hoạt động xúc tiến thương mại chỉ dừng lại ở hỗ trợ vận chuyển và giảm giá chiết khấu, quảng cáo trên báo chí, tham gia hội chợ triển lãm. Các hình thức khác hiếm thấy. Hàng năm Công ty danh 1% tổng doanh thu cho hoạt động Marketing. Mức chi như vậy là ít nên trong năm 2000 và 2001 doanh thu tăng không đáng kể. Như vậy, kết quả hoạt động marketing chưa cao. Có nhiều nguyên nhân cho hạn chế này. Khách quan từ nhà nước coi rượu là mặt hàng đặc biệt, hạn chế quảng cáo trên hệ thống thông tin. Chủ quan từ doanh nghiệp, phần lớn sản phẩm bán ra qua nhà đầu tư (đây là cách gọi của Công ty đối với những khách hàng ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với số lượng nhất ddịnh, ứng trước tiền và Công ty có những ưu đãi về giá). vì vậy Công ty không nắm được mạng lười phân phối và thị hiếu mua sắm mới của người tiêu dùng trực tiếp. Qua những vấn đề trên ta thấy những hạn chế và thành tựu của Công ty. để đạt được những mục tiêu mới, khắc phục những hạn chế, năm những cơ hội kinh doanh cần có sự cố gắng hơn nữa của Công ty và mọi thành viên trong Công ty. II. Những đặc điểm kinh tế chủ yếu Công ty cổ phần Thăng Long là một doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá có hiệu lực hoạt động vào tháng 5/2002. Đây là đặc điểm lớn nhất quy định cách thức tổ chức Công ty và hình thức tiến thành hoạt động sản xuất kinh doanh. 1. Khách hàng và thị trường tiêu thụ Với sản phẩm chính là Vang Thăng Long nhãn vàng là loại đồ uống nhẹ lên men từ dịch quả nhiệt đới có sẵn tại việt Namcó nồng độ cồn thấp từ 11-14 vol. Với chỉ tiêu chất lượng: rượu có mìu thơm từ hoa quả, có vị chua chát rõ ràng, khích thích tiêu hoá. Vì vậy thhị trường tiêu thụ và đối tượng tiêu dùng khá rộng phù hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau cả hai giới nam nữ từ thanh niên tới tuổi già. Những khách hàng chính của Công ty là những Công ty thương mại, cửa hàn ăn uống khắp tỉnh thành trong cả nước, các đại lý của Công ty, các nhà đầu tư phân phối theo mùa vụ. Dân số Việt Nam là dân số trẻ, số lượng thanh niên rất lớn với cuộc sống ngày một nâng cao, văn hoá ẩm thực ngày một phát triển cho nên nhu cầu về các loại rượu giải khát lên men sẽ tăng lên. Thị trường tiêu thụ của Công ty chia ra làm 3 miền bắc-trung-nam va thị trường quốc tế. Nhưng công ty chọn thị trường miền bắc là thị trường trọng điểm cho việc đầu tư phát triển sản phẩm Vang Thăng Long. Khi sản phẩm đã được chấp nhận sẽ tạo ra thị hiếu yêu thích tiêu dùng sản phẩm ra các tỉnh khác, nên chính sách của Công ty là tập trung duy trì củng cố phát triển thị trường Hà Nội. Hàng năm thị trường này tiêu thụ tới 60% sản lượng tiêu thụ toàn Công ty với 13 đại lý năm 2001 chiếm 55% tổng số đại lý. Số đại lý này tiêu thụ cho Công ty 99.174 chai rượu chiếm 59,36% số lượng rượu bán cho đại lý. Trên thị trường này Công ty chịu sự cạnh tranh từ nhiều đối thủ nhất là Công ty rượu Hà Nội. Thị trường miền Trung cũng được Công ty quan tâm phát triển khá sớm song trong năm 2001 Công ty mới có 6 đại lý tại khu vực này chiếm 23% tổng số đại lý trên toàn quốc. Một đặc điểm của thị trường này là mức sống của người dân ở đây còn thấp nên Công ty chỉ tiêu thụ được ở các thành phố với số lượng tiêu thụ qua đại lý là 42.900 chai chiếm 23,34% tổng số chai tiêu thụ qua kênh đại lý. Trên thị trường này sản phẩm cạnh tranh chủ yếu của Công ty là các loại rượu tự nấu của người dân. Thị trường miền Nam là thị trường tiềm năng của Công ty với 6 đại lý và sản lượng tiêu thụ là 41.705 chai. Đây là thị trường có quy mô lớn đang được Công ty quan tâm phát triển. Thị trường quốc tế là định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới. Tuy còn những hạn chế nhưng Công ty đã chuẩn bị việc thâm nhập bằng cách tham gia hội chợ ở nước ngoài giới thiệu sản phẩm Vang Thăng Long, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá để doanh nghiệp có chính sách bảo vệ đặc biệt khi nước ta tham gia khu vức mậu dịch tự do AFTA và WTO. Công ty đang từng bước xâm nhập thị trương trung cao cấp với sản phẩm Vang nổ và Vang pháp đóng chai. Do vậy Công ty đang lập một chương trình hành động với hình thức Marketing cụ thể nhằm nâng cao sức tiêu dùng của người dân về sản phẩm Vang Thăng Long. 2. Đặc điểm nguyên vật liệu Công ty cổ phần Thăng Long chuyên sản xuất các loại rượu Vang được lên men từ dịch quả như nho, dứa, táo mèo, sơn tra, dâu, mơ, mận... Sản phẩm có nhiều dinh dưỡng. Chất lượng của sản phẩm rượu vang phụ thuộc rất lớn vào những yếu tố nguyên liệu hoa quả điều kiện lên men..., trong đó sự nhiễm tạp vi sinh vật là một trong những yếu tố có tính chất quyết định khiến nhà sản xuất phải quan tâm.với mục tiêu đảm bảo chất lượng sản phẩm bán ra, Công ty đã nghiêm khắc thực hiện theo những quy định về tiêu chuẩn chất lượng ISO 9002 và HACCP, yêu cầu rất khắt khe về chất lượng nguyên vật liệu trước khi đem vào sản xuất.Nguyên vật liệu chính để sản xuất VAng Thăng Long là các loại hoa quả được mua từ hơn 20 nhà cung ứng trải dài từ bắc tới nam với các tiêu chuẩn về hoa quả sau: *Quả dâu: tươi, không mốc, không dính ướt, không bị dập nát. Tỉ lệ quả chín từ 80% tỉ lệ quả ương 20%, không có quả xanh. *Quả mơ: không bị dập nát quả chín 100%, có mùi thơm rõ rệt không có quả kẹ, đường kính quả lớn hơn hoặc bằng 20mm. *Quả mận: không dập nát, ruột màu đỏ, quả chín 100%, đường kính quả lớn hơn hoặc bằng 30mm. *Quả dứa: không dập nát, gai to hoa bé, cuống ngắn nhỏ hơn hoặc bằng 50mm, dứa tươi tỉ lệ chín 70%, trọng lượng quả lớn hơn hoặc bằng 0,5 kg. *Quả sơn tra: quả óng xốp, mùi thơm đậm, quả già, không có quả non, đường kính quả lớn hơn hoặc bằng 35mm. Để đảm bảo chất lượng hoa quả không bị dập nát tiết kiệm chi phí Công ty đã xây dựng xưởng chế biến nước cốt tại chỗ ở ninh thuận. Nhờ vậy, vang thăng long luôn giữ được chất lượng. Nước chiếm tỉ trọng lớn trong rượu khoảng 70%. Vì vậy, nguồn nước phải đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn quốc gia về an toàn nước sạch. Công ty đang sử dụng nước sạch được cung cấp từ mạng lưới nước sạch của thành phố và 3 giếng khoan của Công ty. Ngoài nguồn nguyên liệu chính là trên, đường cũng là một thành phần không thể thiếu có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm . Vì vậy, Công ty đề ra tiêu chuẩn về đường như sau: đường phải có màu Vàng, có mùi thơm của đường, không có mùi mật khét cánh to óng ánh, không dính bết không vón cục., hàm lượng đường 97-98,5%. Đó là những yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng mà Công ty đã đạt được. Hàng năm Công ty nhập khoảng 2000 tấn hoa quả phục vụ choquá trình sản xuất. Công tác kiểm tra chất lượng được thực hiện tốt nên sản phẩm có chất lượng cao. 3. đặc điểm về lao động. Lao động là yếu tố cơ bản của quá trinh sản xuất kinh doanh và là nhân tố đóng vai trò sáng tạo. Lao động luôn luôn được coi là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với mọi hoạt động của doanh nghiep, vơi việc sáng tạo ra và sử dụng các yếu tố khác của quá trinh sản xuât kinh doanh. Do vậy lao động là nhân tố có vai trò quyết định với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh và thực hiện hững mục tiêu của doanh nghiệp. Kỹ năng kinh nghiêm đạo đức kinh doanh là những điều kiện để Công ty nâng cao chấtlượng và lợi thế cạnh tranh. đặc biệt khi Công ty đang hướng tới hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000: coi nhân tố con người có tiềm năng lớn và phải khai thác tối đa những tiêm năng này để phục vụ lợi ích của doanh nghiệp, xã hội và bản thân họ. Mặt khác, sự tiến bộ của kỹ thuật dẫn tới trình độ tự động hoá sản xuất ngày càng cao. Sự hình thành các dây chuyền sản xuất bán tự động và tự động hoá đã làm thay đổi nôi dung của tổ chức lao động. Nhận thức được vấn đề này, Công ty đã không ngừng nâng cao số lượng và chất lượng người lao động,. Bên canh đó, Công ty luôn đổi mới hình thức cơ chế tuyển dụng, chú trọng đào tạo bồi dưỡng thêm kiến thức cho người lao động đáp ứng những đòi hỏi của trình độ thiết bị hiện đại và phương pháp quản lý mớ. Qua khảo sát ta có bảng số liệu sau: Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 So sánh 2000/1999 So sánh 2001/2000 Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ Đại học 39 13,6 42 14,38 43 14,6 3 7,69 1 2,38 Trung cấp 30 10,5 33 11,3 33 11,2 3 10 0 0 CNKT 165 57,7
Tài liệu liên quan