Công ty may Chiến thắng là một doanh nghiệp nhà nước, chịu sự quản lý của tổng công ty Dệt mayViệt Nam, tên viết tắt là CHIGAMEX, tên giao dịch quốc tế là CHIEN THANG GARMENT COMPANY. Ra đời cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (2/3/1968), xí nghiệp May Chiến Thắng trước kia và công ty May Chiến Thắng nay đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển
29 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình thực tập tại công ty May Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Công ty may Chiến thắng là một doanh nghiệp nhà nước, chịu sự quản lý của tổng công ty Dệt mayViệt Nam, tên viết tắt là CHIGAMEX, tên giao dịch quốc tế là CHIEN THANG GARMENT COMPANY. Ra đời cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (2/3/1968), xí nghiệp May Chiến Thắng trước kia và công ty May Chiến Thắng nay đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Từ chỗ nhà xưởng dột nát, đơn sơ, phân tán, các cơ sở cách nhau hàng chục cây số, thiết bị cũ kỹ lạc hậu, số lượng công nhân không nhiều, ngày nay công ty May Chiến Thắng đã trở thành một công ty may lớn có bề dày truyền thống, được trang bị nhiều máy móc, trang thiết bị chuyên dùng hiện đại, nhà xưởng khang trang sạch sẽ. Ngành nghề kinh doanh của công ty là: hàng may mặc, găng tay, thảm len. Các sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang các thị trường có uy tín như: EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản...
Trải qua nhiều bước thăng trầm khó khăn do hậu quả của cuộc chiến tranh tàn khốc, dù trong hoàn cảnh nào CBCNV công ty vẫn cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do Nhà nước giao phó, đồng thời chú ý chăm sóc đến đời sống của người lao động. Từ những nỗ lực đó công ty đã được Nhà nước tặng thưởng huân chương và nhiều bằng khen, cờ thưởng. Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập công ty May Chiến Thắng đã được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng nhì. Bài học rút ra từ thành công của công ty là ý chí kiên định vững vàng của mỗi CBCNV trong công ty; là sự đoàn kết nội bộ thống nhất từ Đảng uỷ, ban giám đốc đến người công nhân, là sự chuyển hướng đầu phù hợp với hoàn cảnh trong từng giai đoạn
Sau thời gian học tập tích luỹ kiến thức ở nhà trường và được liên hệ với thực tế sản xuất kinh doanh giúp em từng bước giải đáp được những thắc mắc khi còn ngồi trên ghế nhà trường và thấy được sự đa dạng của một vấn đề lý thuyết được áp dụng trong thực tế. Do hạn chế về thời gian và trình độ nên bản báo cáo tổng hợp này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em hứa sẽ tiếp tục nghiên cứu để ban báo cáo lần sau được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn TS - Vũ Kim Dũng đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này!
I.Tình hình đặc điểm và quá trình hình thành phát triển của công ty May Chiến Thắng.
1. Tình hình đặc điểm và quá trình hình thành phát triển của công ty May Chiến Thắng.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta ngày càng quyết liệt. Bị thua đau ở miền Nam đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh leo thang đánh phá miền Bắc bằng cả lực lượng Hải quân và Không quân. Từ ngày 5/8/1964, hầu hết các tỉnh phía Bắc đã phải chịu bom Mỹ, một số thành phố lớn như Hà nội, Hải phòng, mặc dù chưa bị bom Mỹ đánh phá, nhưng hoạt động của các cơ sở sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân luôn đặt trong tình trạng vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu. Thực hiện chủ trương của cấp trên sơ tán để bảo toàn lực lượng và tiếp tục sản xuất, cũng như các cơ sở sản xuất công nghiệp ở Hà nội, xí nghiệp May cấp I Hà nội ( bộ nội thương) khi đó đang hoạt động phân tán tại các khu vực của Hà nội như: cơ sở ở Lê Trực, Hàng Trống, Hàng Bồ, Hàng Đào... và một cơ sở ở Đức Giang - Gia Lâm đã phải sơ tán khỏi Hà nội. Toàn bộ xí nghiệp phân tán thành hai bộ phận. Một bộ phận sơ tán lên thôn Tập lục, xã Tiên kiên, huyện Lâm thao tỉnh Phú thọ, bộ phận còn lại sơ tán về thôn Đồng Nhân, xã Hoàng Văn Thụ, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.
Đầu năm 1968 bị thua đua ở cả hai chiến trường Nam và Bắc trước sự phản đối quyết liệt của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới, đế quốc Mỹ buộc phải tuyên bố hạn chế ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 ( Thanh hoá) và ngồi vào bàn đàm phán với Chính phủ ta về việc chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam. Thực hiện chủ trương của Nhà nước hầu hết các cơ sở phân tán đã trở về địa điểm cũ để ổn định sản xuất tiếp tục làm nhiệm vụ xây dựng CNXH ở miền Bắc và chi viện đắc lực cho miền Nam.
Ngày 2/3/1968 trên cơ sở máy móc thiết bị và nhân lực của trạm may Lê Trực ( Thuộc công ty Gia công dệt kim vải sợi cấp I Hà Nội) và xưởng may cấp I Hà Tây, bộ nội thương quyết định thành lập xí nghiệp May Chiến Thắng có trụ sở tại số 8B Lê Trực, quận Ba đình, Hà nội và giao cho cục vải sợi may mặc quản lý, xí nghiệp có nghĩa vụ sản xuất các loại quần áo, mũ vải, găng tay, áo dạ, áo dệt kim theo kế hoạch của cục vải sợi may mặc cho các lực lượng vũ trang và trẻ em.
Bộ máy quản lý được hình thành, đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, công tác tại phòng kế toán công ty được cử về làm quyền giám đốc. Xí nghiệp gồm ngành cắt và hai phân xưởng may.
Cơ sở ở số 8 phố Lê Trực rộng trên 3000 m2 với các dãy nhà cấp 4 được dọn dẹp, tu bổ để đủ chỗ lắp 250 máy may, hầu hết các nhà xưởng ở đây đều cũ và dột nát. Nhưng với quyết tâm sớm khắc phục khó khăn và đưa cơ sở vào hoạt động, và rồi khó khăn dần dần được đẩy lùi.
Ngày 15/6/19968 được coi là ngày ra mắt của xí nghiệp May Chiến Thắng. Tổng số công nhân của xí nghiệp ờ cả Hà nội và Hà tây là 325 người ( bao gồm cả lao động trực tiếp và gián tiếp) trong đó có 147 là nữ.
Giưã năm 1969 đồng chí Hoàng Thị Cúc được cử về làm giám đốc xí nghiệp. Vào thời kỳ này xí nghiệp vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất vẫn phân tán. Bộ phận sơ tán ở Phú Thọ đã giao cho công ty bông vải sợi cấp I Phú thọ quản lý nhưng xí nghiệp vẫn còn một cơ sở ở Hoài Đức - HàTây cách xa văn phòng xí nghiệp gần 20 km. Việc điều hành gặp rất nhiều khó khăn. Trước những đòi hỏi chính đáng của công nhân, cấp trên cho bổ xung cho xí nghiệp May Chiến Thắng một cơ sở II ở Đức Giang, Gia Lâm để đón các bộ phận nơi sơ tán Vũ.
Năm 1970 đồng chí Thử được bổ nhiệm làm quản đốc phân xưởng may II. Phòng kế hoạch-kỹ thuật được tách làm đôi, số CBCNV của xí nghiệp đã tăng lên tới 500 người. Xí nghiệp được bổ xung thêm một số máy móc chuyên dùng. Nhờ đó năng xuất lao dộng được nâng lên rõ rệt xí nghiệp đã có thể sản xuất được nhiều sản phẩm phức tạp và phục vụ cho cả quốc phòng.
Năm 1972 do bế tắc trong chiến tranh xâm lược miền Nam, đế quôc Mỹ mở rộng chiến tranh ném bom miền Bắc16/2/1972 Mỹ ném bom vào khu vực Đức giang làm thiệt hại nhiều tài sản và thiệt hại về người cho xí nghiệp.
Ngày 27/1/1973 hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt nam được ký kết. Từ nay đế quốc Mỹ hoàn toàn rút khỏi miền Nam Việt nam. Cuộc chiến tranh Việt nam phải do người Việt nam tự giải quyết. Nhờ sự giúp vốn của cấp trên, xí nghiệp đã mua thêm được phần diện tích của công ty may thương binh Nguyễn Đình Chiểu ( bên cạnh cơ sở 8B Lê Trực) do đó tổng diện tích ở đây đã lên tới 4000 m2 .
Bắt đầu từ năm 1973 sau một thời gian tập dượt cả về thiếi bị và lao động, xí nghiệp bắt đầu làm hàng xuất khẩu. Theo sự phân công của ngành, sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp là các loại quần áo bảo hộ làm theo phương thức gia công từ bông cho khách hàng Liên xô ( cũ). Lúc này để đáp ứng nhu cầu mới, thiết bị của xí nghiệp liên tục được bổ xung, các máy đạp chân dần được thay thế bằng các máy chạy điện, nhiều thiết bị chuyên dùng được bổ xung để nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm.
Mùa xuân năm 1975 trong khí thế thắng lợi của cả nước được thống nhất,CBCNV xí nghiệp May Chiến Thắng thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Cuối năm 1975 đồng chí Trương Thị Xin được cử về làm giám đốc.
Bước sang năm 1977 việc gia công hàng xuất khẩu đã đi vào nề nếp và có nhiều tiến bộ. Bên cạnh đó tuy máy móc chuyên dụng của xí nghiệp chưa có đủ nhưng lực lượng kỹ thuật của xí nghiệp luôn tìm cách cải tiến các bộ phận gá lắp, làm cho các thao tác của công nhân được thuận tiện, chính xác hơn nên sản phẩm làm ra có chất lượng cao và ổn định, năng xuất tăng rõ rệt. Nhờ vậy mức thu nhập của người lao động xí nghiệp so với các xí nghiệp trong ngành luôn ở mức khá.
Năm 1978 đánh dấu 10 năm xây dựng và phát triển của xí nghiệp May Chiến Thắng. Sau 10 tổng sản lượng đã tăng 11 lần trong khi số CBCNV chỉ tăng 3 lần. Sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng, từ chỗ chỉ sản xuất quần áo trẻ em và quân trang phục vụ trong quân đội, xí nghiệp đa vươn lên sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu có yêu cầu kỹ thuật cao. Kể từ khi hoà bình xí nghiệp đã xây dựng được thêm 3000 m2 nhà xưởng, kho tàng để các tổ phân tán về tập trung, tạo điều kiện cho quản lý và tổ chức sản xuất. Cũng sau 10 năm, xí nghiệp đã bồi dưỡng và đề bạt được 38 đồng chí cán bộ các cấp, trong đó 2 phó giám đốc, 17 trưởng phó phòng ban, 19 chánh phó quản đốc phân xưởng.
Bước vào đầu năm 1980 nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn. Các thế lực phản động đã tiến hành bao vây kinh tế cấm vận với Việt nam, thêm vào đó là những trì trệ bất cập trong quản lý hành chính quan liêu bao cấp. Điều đó gây khó khăn cho hầu hết các cơ sở sản xuất trong đó có xí nghiệp May Chiến Thắng. Trong tổ chức đã bộc lộ những yếu kém cần khắc phục, đó là tổ chức ở các đơn vị chưa phù hợp với tình hình mới, phục vụ sản xuất chưa đồng bộ. Chỉ đạo sản xuất chưa nhạy bén, một số khó khăn chưa được khắc phục kịp thời. Khi chuyển đổi mặt hàng năng xuất lao động còn thấp. Trong cả cán bộ và công nhân viên vẫn còn thái độ trông chờ vào cấp trên, công tác quản lý lao động , quản lý năng xuất và chất lượng còn nhiều yếu kém, phong trào thi đua không đều khắp.
Bước sang năm 1981 những khó khăn về đời sống kinh tế- xã hội và sản xuất của xí nghiệp vẫn còn tồn tại. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của cấp trên, Đảng uỷ, ban giám đốc xí nghiệp quyết tâm động viên quần chúng khắc phục vượt qua khó khăn. Xí nghiệp chú trọng vào công tác cải tiến quản lý, cải tiến công tác tiền lương, xây dựng lại định mức tiền lương trên cơ sở tăng năng xuất lao động. Phong trào thực hành tiết kiệm hợp lý hoá sản xuất được phát động rộng khắp. Nổi bật nhất là phông trào hạch toán bàn cắt. ờ các bộ phận trải vải, giấc sơ đồ cán bộ kỹ thuật cùng với công nhân suy nghĩ tìm tòi ra các phương án cắt hợp lý nhất, tiết kiệm nhất. Do đó lượng vải tiết kiệm được khá lớn.
Năm 1982 vẫn là năm có nhiều khó khăn chung cho cả nền kinh tế nước ta. ở xí nghiệp May Chiến Thắng tuy đã có nhiều cố gắng trong công tác đổi mới và tổ chức sản xuất nhưng khó khăn khách quan vẫn tiếp tục ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Nguyên liệu thiếu trầm trọng, do không đủ nguyên liệu gối đầu từ năm trước nên ngay từ đầu năm sản xuất đã phải cầm chừng. Khi nguyên liệu về lại không đồng bộ nên dây chuyền sản xuất phải thay đổi mặt hàng liên tục có tháng phải thay đổi mặt hàng 3-4 lần nên năng xuất lao động không cao. Thêm vào đó là sự thiếu hụt về điện lưới sản xuất. Nhưng rất may là trong giai đoạn này xí nghiệp đã đầu tư thêm một số máy móc chuyên dùng gồm 44 máy 2 kim và 4 máy cuốn ống. Nhờ có máy móc chuyên dùng mà năng xuất lao động của từng công nhân tăng vọt, cá biệt có người tăng tới 200%.
Năm 1983 khó khăn về nguyên liệu vẫn còn gay gắt, nên quý 4 xí nghiệp đã phải tổ chức “90 ngày đêm” sản xuất liên tục nên cuối năm cũng hoàn thành được kế hoạch.
Năm 1984 rút kinh nghiệm của năm 1983, chỉ đạo sát sao ngay từ đầu nên xí nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch.
Giữa năm 1985 đồng chí Nguyễn Thị Oanh được giao quyền giám đốc xí nghiệp thay đồng chí Trương Thị Xin về nghĩ hưu. Trong năm này xí nghiệp nhận được huân chương cao quý của Nhà nước: huân chương lao động hạng ba.
Năm 1986 được coi là năm được đánh dấu là có bước chuyển căn bản trong cơ chế quản lý của nước ta. Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 8 ( khoá 6) chỉ rõ ” Năm 1986 phải là năm cải cách nhăm xoá bỏ lề lối quản lý hành chính bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh doanh có lãi”. Nghị quyết 306 của Bộ chính trị và quyết định 217/ HĐBT của Hội đồng bộ trưởng đã thí điểm việc giao quyền tự chủ cho xí nghiệp trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh các xí nghiệp được chủ động trong việc bố trí kế hoạch sản xuất, các chỉ tiêu pháp lệnh được giảm bớt. Ngoài phần kế hoặch nhà nước giao, các xí nghiệp nghiệp được tổ chức sản xuất thêm để đảm bảo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Nhờ chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, bộ máy lao động đã năng động hơn. Xí nghiệp đã chủ động khai thác các nguồn nguyên vật liệu và từng bước tiếp cận với thị trường nước ngoài để mở rộng xuất khẩu.
Đại hội toàn quốc lần thứ VI (1986) đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước trong thơì kỳ mới đồng thời chỉ ra ba chương trình phát triển kinh tế lớn của đất nước đó là: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Sản phẩm của xí nghiệp được xếp vào một trong những sản phẩm được ưu tiên phát triển. Hiệp định được ký kết ngày 19/5/1987 giữa Chính phủ Việt nam với Liên xô( cũ) đã mở ta cho ngành Dệt may, Da Giầy nói chung và xí nghiệp May Chiến Thắng nói riêng một thị trường rộng lớn là Liên xô và các nước Đông âu. Năm1987 cũng là năm luật đầu tư nước ngoài của Việt nam được ban hành.
Sản xuất phục vụ ngày càng phát triển đòi hỏi phải có các máy móc hiện đại và chuyên dùng. Trong hai năm 1987, 1988 xí nghiệp đã đầu tư hơn 500 Triệu đồng để bỗ xung thêm gần 150 thiết bị các loại chủ yếu là các máy thùa, máy vắt sổ, kim năm chỉ, máy đánh chun áo, vắt gấu để làm tăng chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Tuy nhiên việc sản xuất theo Hiệp định 19/5 và việc thực hiện quyền tự chủ trong sản xuất và xây dựng của xí nghiệp qua một thời gian thực hiện cũng đã bộ lộ những điểm còn non yếu, năng lực của cán bộ quản lý các cấp và lực lượng lao động còn hạn chế. Trong số 1244 lao động của xí nghiệp năm 1988 chỉ có 24 người trình độ đại học, 42 người trình độ trung học trong số hơn 1000 lao động trực tiếp chỉ có 95 người giỏi nghề. Tuy khó khăn là vậy nhưng để hoà nhịp với công cuộc đổi mới của đất nước, xí nghiệp cần nâng cấp cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị, xí nghiệp đầu tư trên 100 triệu đồng cho việc xây dựng lại nhà xưởng cho phân xưởng May I và gần 700 triệu đồng cho việc đổi mới 300 thiết bị các loại căn bản hoàn thành thanh toán số máy móc cũ bằng máy mới hiện đại bao gồm máy máy may một kim và nhiều máy chuyên dụng khác gần 1/3 số máy chuyên dùng cũ của Liên xô được thay thế bằng số máy của Nhật. Nhờ đổi mới thiết bị sản lượng xuất khẩu năm 1989 tăng vọt.
Bước vào năm 1990 sự nghiệp đổi mới do ĐCSVN khởi xướng và lãnh đạo sau 4 năm tiến hành đã thu được một số thành tựu bước đầu về phát triển kinh tế xã hội. ở xí nghiệp May Chiến Thắng công tác cải tiến quản lý tổ chức lại sản xuất đã đi vào nề nếp xong sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô cũ và Đông âu, có ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu nói chung và thị trường xuất khẩu hàng dệt may nói riêng. Từ đây một thị trường rộng lớn và ổn định không còn nữa. Phải đối mặt với cơ chế thị trường, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành đều lúng túng, việc làm thiếu hụt, đời sống CBCNV giảm sút. Xí nghiệp May Chiến Thắng không tránh khỏi khó khăn đó. Không thể bó tay chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ của cấp trên. Ban lãnh đạo xí nghiệp một mặt tìm kiến thêm việc làm từ thị trường nội địa, từng bước mở rộng thị trường sang các nước ở khu vực hai: Cộng hoà liên bang Đức, Hà lan, Thuỵ điển, Hàn quốc... Những ý tưởng đột phá trong đầu tư xây dựng đã được đưa ra bàn bạc để xác định mục tiêu chủ đạo. Phải đổi mới, đầu tư đa dạng hoá sản phẩm, quyết tâm đó thôi thúc ban lãnh đạo xí nghiệp tìm hướng đi mới. Công tác đầu tư hiện đại hoá được tiếp tục triển khai. Chỉ riêng năm 1990 xí nghiệp đã đầu tư 558.636.169 đồng cho việc nâng cấp cơ sở hạn tầng như: Xây dựng nhà giác mẫu cho phân xưởng may I, nhà điều hành sản xuất cho xí nghiệp phân xưỡng cơ điện và nhiều công trình hạ tầng khác như: nâng cấp đường nội bộ, cải tạo hệ thống điện, hệ thống ánh sáng, hệ thống cấp nước. Ngoài ra xí nghiệp đầu tư 250 triệu để mua lại xưởng bánh kẹo tăng diện tích sản xuất được 2000 m2. Cũng trong năm nây, nhờ đón bắt được xu hướng phát triển của thị trường ngoài nước, xí nghiệp đã đầu tư tổ hợp máy thêu điều khiển tự động của Nhật 12 đầu x 9 kim trị giá 125000 USD...
Để phát triển sản xuất có hiệu quả, ngoầi việc đầu tư về thiết bị, nhà xưởng, xí nghiệp đã chú trọng nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân, bảo đảm sử dụng thành thạo và phát huy cao nhất năng lực của thiết bị. Do đó từ vài ba sản phẩm đơn điệu bây giờ sản phẩm của xí nghiệp đã mở rộng ra hàng trăm mã hàng với hàng chục mẫu mốt.
Năm 1992 quyết tâm mở rộng được thực hiện từ giai đoạn trước đã bắt đầu trở thành hiện thực. Tại cơ sở 10 Thành Công một phần của đơn nguyên I mới xây dựng xong được đưa vào sử dụng kịp thời. Tại đây một dây chuyền may được trang bị toàn bộ bằng các thiết bị đồng bộ được đưa vào sản xuất thu hút thêm 300 lao động. Công tác cải tiến tổ chức lại sản xuất được tiếp tục đẩy mạnh. Việc tổ chức lại dây chuyền sản xuất theo mô hình khép kín được thực hiện thí điểm ở Phân xưởng May3. Thay vì một phân xưởng trước kia chỉ làm riêng rẽ một công đoạn cắt hoặc may hoặc đóng gói thì bây giờ tổ chức lại, hoàn chỉnh từ khâu đầu là cắt đến khâu cuối là đóng gói sản phẩm.
Hiệu quả hoạt động của hệ thống máy thêu giảm dần do tính độc quền đã mất. Tuy nhiên, do biết đón đầu sự phát triển của thị trường lên ngay từ lúc đó xí nghiệp đã mạnh dạn đầu tư đồng bộ hóa hệ thống máy thêu tự động hiện đại bao gồm các khâu từ lập chương trình, thiết kế mẫu đến giàn máy thêu.
Năm 1993 tiến độ xây dựng cơ sở Thành Công bị chững lại do nguồn vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản bị cắt giảm. Trong khi yêu cầu đầu tư cần 30 tỉ đồng thì vốn ngân sách chỉ đáp ứng được khoảng 10%. Nhưng với quyết tâm cao của những người đứng đầu, toàn bộ cán bộ công nhân viên may Chiến Thắng quyết tâm nhất chí thực hiện bằng được những mục tiêu cơ bản của mình. Thế là lại bắt đầu một thời kì vừa sản xuất vữa xây dựng. Uy tín của các sản phẩm trên thị trường xuất khẩu các sản phẩm may mặc. Và bây giờ chính uy tín đó đã trở thành cầu nối giữa công ty và các bạn hàng. Nhiều khách hàng đã sẵn sàng cung ứng vốn cho công ty để xây dựng và sau đó nhận lại bằng sản phẩm hoặc trừ dần bằng tiền gia công. Một số khách hàng đầu tư thiết bị với yêu cầu xí nghiệp May Chiến Thắng ưu tiên đặc biệt cho sản xuất nô hàng của họ. Bên cạnh đó, công ty tích cực huy động các nguồn vốn vay tín dụng và vay của cán bộ công nhân viên. Do đó tốc độ thi công và lắp đặt thiết bị ở số 10 Thành Công được tiếp tục đẩy mạnh.
Năm 1993 công ty đã liên kết với hãng GENNIE’S FASHION của đài Loan để sản xuất áo váy cho phụ nữ có thai. Bằng sự liên kết này khách hàng đã chuyển dao cho công ty công nghệ, công ty độc quyền trong việc sản xuất sản phẩm này ở Việt Nam.
Tiếp tục hình thức đầu tư này năm 1994 công ty đã hợp tác với công ty Hadong- Hàn quốc xây dựng cơ sở sản xuất găng tay da ở cơ sờ số 10 Thành công. Thế là công ty lại có thêm một công nghệ mới.
Ngày 25/3/1994 xí nghiệp thảm len Đống Đa thuộc tổng công ty dệt Việt nam được sát nhập vào công ty may Chiến Thắng theo quyết định số 290/QĐ-TCLĐ của bộ công nghiệp nhẹ. Xí nghiệp thảm len Đống Đa có trụ sở chính tại 114 Nguyễn Lương Bằng- Đống đa - Hà nội vốn là một cơ sở chuyên sản xuất thảm len dệt bằng tay cho thị trường các nước XHCN cũ. Song khi thị trường Liên xô và các nước Đông âu tan vỡ, xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Do không có đủ việc làm cho người lao động , nội bộ lại thiếu đoàn kết nên thua lỗ trong nhiều năm. Trước khi sát nhập cơ sở vật chât của cơ sở này rất thấp kém. Nhưng với sự hỗ trợ của toàn công ty, cơ sở vật chất của xí nghiệp nhanh chóng được phục hồi, sản xuất được tổ chức lại, lao động được chọn lọc, số có sức khoẻ tốt và có tay nghề cao được bố trí vào công nghệ chủ đạo là dệt thảm. Số có sức khoẻ tốt nhưng có tay nghề yếu được đào tạo lại để chuyển sang ngành may. Một số nghỉ theo chế độ. Thế là tạiđây có thêm phân xưởng may. Sản xuất dần đi vào ổn định, công tác quản lý cũng được cải thiện theo thời gian nên hiệu quả sản xuất dần được tăng lên.
Như vậy trong hai năm 1993, 1994 ngoài việc tiếp tục đầu tư đổi mới thiết bị, hoàn thiện công nghệ sẵn có công ty còn đầu tư theo hướng đa dạng hoá công nghệ, mở thêm được công nghệ may da và công nghệ dệt thảm len mỹ thuật. Cũng trong giai đoạn này công ty tiếp tục đầu tư mở rộng thêm mạng lưới các cửa hàng kinh doanh và giới thiệu sản phẩm ở Hà nội và một số địa phương nhằm từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Năm 1995 sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp