Báo cáo tóm tắt Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống in lậu của hệ thống liên ngành phòng chống in lậu

Trong những năm qua, ngành xuất bản nước ta đã có bước phát triển vững chắc, phục vụ tốt nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trên mặt trận tư tưởng, văn hóa. Sách và xuất bản phẩm nói chung có nội dung ngày càng phong phú và đa dạng, nhiều ấn phẩm có chất lượng cao, được phát hành rộng khắp trong và ngoài nước, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng tâm hồn, bản lĩnh con người Việt Nam và làm giàu thêm các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động xuất bản, in, phát hành đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức của mặt trái cơ chế thị trường và bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập. Một trong những yếu kém, bất cập đó là tình trạng in lậu sách chưa được ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh. Để công tác phòng, chống in lậu sách đạt hiệu quả, thực hiện Thông tư liên tịch số 16/2009/TTLT-BTTTT-BCA ngày 12/5/2009 giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an về phối hợp phòng, chống in lậu, các cơ quan chức năng đã thành lập Đoàn liên ngành phòng, chống in lậu trung ương và đội liên ngành phòng chống in lậu ở các địa phương. Sau 6 năm đi vào hoạt động, hệ thống liên ngành phòng, chống in lậu đã tổ chức thực hiện nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra theo chương trình, kế hoạch hoặc đột xuất và xử lý vi phạm trong hoạt động in trên phạm vi toàn quốc; tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, học tập, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về in và công tác phòng, chống in lậu. Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, hoạt động phòng, chống in lậu của hệ thống liên ngành vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần phải chỉnh sửa hoặc thay đổi như: Tồn tại mang tính hình thức, thiếu hiệu quả; mô hình, tổ chức của hệ thống liên ngành phòng, chống in lậu còn chưa hợp lý; quy định về chức năng, nhiệm vụ của đoàn, đội liên ngành chưa phù hợp; vị trí, mối quan hệ công tác của hệ thống liên ngành với các cơ quan quản lý nhà nước còn lỏng lẻo, chưa rõ ràng. Chính vì thế, cần thiết phải có sự đánh giá khách quan, khoa học về hiệu quả tổ chức và hoạt động của hệ thống liên ngành về phòng,2 chống in lậu trong thời gian qua và đề ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống in lậu trong thời gian tới.

pdf10 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo tóm tắt Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống in lậu của hệ thống liên ngành phòng chống in lậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THANH TRA BỘ BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG IN LẬU CỦA HỆ THỐNG LIÊN NGÀNH PHÒNG CHỐNG IN LẬU Mã số: 84-15-KHKT-QL Chủ trì nhiệm vụ: Nguyễn Ngọc Thủy, Ngô Mạnh Hùng Cộng tác viên: Lê Hữu Phương, Đỗ Hữu Trí, Ngô Huy Toàn, Nguyễn Thanh Hiếu, Nguyễn Phan Phúc, Lê Việt Dũng, Nguyễn Hồng Phúc, Nguyễn Xuân Tư, Dư Thị Thanh Lan, Phạm Thị Xuân Thủy, Nguyễn Quang Toàn, Ngô Thị Hồng Sâm Hà Nội, tháng 11/2015 BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THANH TRA BỘ BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG IN LẬU CỦA HỆ THỐNG LIÊN NGÀNH PHÒNG CHỐNG IN LẬU Mã số: 84-15-KHKT-QL Xác nhận của cơ quan chủ trì nhiệm vụ Chủ trì nhiệm vụ Nguyễn Ngọc Thủy Ngô Mạnh Hùng Hà Nội, tháng 11/2015 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, ngành xuất bản nước ta đã có bước phát triển vững chắc, phục vụ tốt nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trên mặt trận tư tưởng, văn hóa. Sách và xuất bản phẩm nói chung có nội dung ngày càng phong phú và đa dạng, nhiều ấn phẩm có chất lượng cao, được phát hành rộng khắp trong và ngoài nước, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng tâm hồn, bản lĩnh con người Việt Nam và làm giàu thêm các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động xuất bản, in, phát hành đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức của mặt trái cơ chế thị trường và bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập. Một trong những yếu kém, bất cập đó là tình trạng in lậu sách chưa được ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh. Để công tác phòng, chống in lậu sách đạt hiệu quả, thực hiện Thông tư liên tịch số 16/2009/TTLT-BTTTT-BCA ngày 12/5/2009 giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an về phối hợp phòng, chống in lậu, các cơ quan chức năng đã thành lập Đoàn liên ngành phòng, chống in lậu trung ương và đội liên ngành phòng chống in lậu ở các địa phương. Sau 6 năm đi vào hoạt động, hệ thống liên ngành phòng, chống in lậu đã tổ chức thực hiện nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra theo chương trình, kế hoạch hoặc đột xuất và xử lý vi phạm trong hoạt động in trên phạm vi toàn quốc; tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, học tập, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về in và công tác phòng, chống in lậu. Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, hoạt động phòng, chống in lậu của hệ thống liên ngành vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần phải chỉnh sửa hoặc thay đổi như: Tồn tại mang tính hình thức, thiếu hiệu quả; mô hình, tổ chức của hệ thống liên ngành phòng, chống in lậu còn chưa hợp lý; quy định về chức năng, nhiệm vụ của đoàn, đội liên ngành chưa phù hợp; vị trí, mối quan hệ công tác của hệ thống liên ngành với các cơ quan quản lý nhà nước còn lỏng lẻo, chưa rõ ràng. Chính vì thế, cần thiết phải có sự đánh giá khách quan, khoa học về hiệu quả tổ chức và hoạt động của hệ thống liên ngành về phòng, 2 chống in lậu trong thời gian qua và đề ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống in lậu trong thời gian tới. Đến nay, ở trong nước và nước ngoài, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu về hoạt động của hệ thống liên ngành phòng chống in lậu cũng như về hiệu quả công tác phòng, chống in lậu của hệ thống liên ngành. Bởi vậy, đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống in lậu của hệ thống liên ngành phòng chống in lậu là vấn đề nghiên cứu mới, không trùng lắp với các công trình đã công bố. Các giải pháp được đề xuất trong đề tài sẽ mang tính sáng tạo, phù hợp và khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống in lậu của hệ thống liên ngành phòng chống in lậu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác phòng, chống in lậu của hệ thống liên ngành phòng chống in lậu. - Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả công tác phòng, chống in lậu của Đoàn liên ngành phòng chống in lậu Trung ương và đội liên ngành phòng chống in lậu ở các địa phương từ năm 2009 đến nay (tập trung chủ yếu vào hoạt động của Đoàn liên ngành phòng, chống in lậu Trung ương). 4. Nội dung nghiên cứu Để giải quyết được nhiệm vụ của đề tài, đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề chính sau: - Quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của hệ thông liên ngành phòng, chống in lậu và các quy định liên quan; thực trạng in lậu và công tác phòng, chống in lậu của hệ thống liên ngành phòng chống in lậu từ 2009 đến nay; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống in lậu của hệ thống liên ngành phòng chống in lậu. Chương 1: Quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của hệ thống liên ngành phòng, chống in lậu 3 Từ trang 08 đến trang 27, tập trung nghiên cứu 02 vấn đề làm cơ sở để triển khai các nội dung nghiên cứu của đề tài: 1. Các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của hệ thống liên ngành phòng, chống in lậu 2. Một số quy định liên quan Trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của hệ thông liên ngành phòng, chống in lậu như quy định về tổ chức, quy định về hoạt động và một số quy định liên quan như quy định về xuất bản, quyền tác giả, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là những cơ sở cần thiết để hệ thống liên ngành phòng, chống in lậu hoạt động trong thời gian qua. Chương 2: Thực trạng in lậu và công tác phòng chống in lậu của hệ thống liên ngành phòng, chống in lậu. Từ trang 29 đến trang 53, đây là chương trọng tâm của Đề tài tập trung triển khai nghiên cứu những nội dung chính như sau: 1. Thực trạng in lậu 2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống liên ngành phòng, chống in lậu. Mặc dù thuật ngữ “in lậu” chưa được khái niệm rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật, nhưng tình trạng in trái phép, in không phép đã diễn ra khá lâu, gây nhiều hậu quả đối với xã hội. Với sự đa dạng của chủ thể in lậu và đối tượng bị in lậu cùng với các thủ đoạn hoạt động tinh vi của các đối tượng đã khiến cho công tác phòng, chống in lậu gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, hệ thống liên ngành phòng, chống in lậu đã được hình thành và bước đầu phát huy được hiệu quả nhất định, cùng với các cơ quan chức năng xử lý nhiều vụ việc vi phạm về in, góp phần làm trong sạch môi trường in tại Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình hoạt động của hệ thống liên ngành cũng đã bộc lộ các hạn chế, tồn tại về mô hình tổ chức, công tác xây dựng pháp luật, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, công tác phối hợp, công tác bảo đảm. Chính vì vậy, nghiên cứu, xác định các 4 giải pháp nhằm phát huy hiệu quả cũng như khắc phục hạn chế trong tổ chức và hoạt động của hệ thống liên ngành là vấn đề cấp thiết hiện nay. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống in lậu của hệ thống liên ngành phòng chống in lậu Từ trang 54 đến trang 66, tập trung nghiên cứu giải quyết các nội dung như sau: 1. Tăng cường sự chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ 2. Hoàn thiện văn bản pháp luật quy định liên quan đến hoạt động của hệ thống liên ngành phòng, chống in lậu 3. Sửa đổi, bổ sung quy định về công tác phối hợp phòng chống, in lậu 4. Sửa đổi một số quy định pháp luật liên quan 5. Nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan 6. Tăng cường bảo đảm cơ sở vật chất, tài chính Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống in lậu của hệ thống liên ngành phòng chống in lậu trong tình hình hiện nay cần thực hiện đồng bộ, toàn diện nhiều giải pháp từ cấp địa phương đến cấp trung ương, ở cả cơ quan chức năng cho đến cơ quan xuất bản, đối tác liên kết và người dân. Trong đó, cần quan tâm thực hiện một số biện pháp chủ yếu như thành lập Ban Chỉ đạo chống in lậu quốc gia; hoàn thiện văn bản pháp luật quy định liên quan đến hoạt động của hệ thống liên ngành phòng, chống in lậu; nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan; tăng cường bảo đảm hoạt động cho đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành phòng, chống in lậu. 5 KẾT LUẬN Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống in lậu của hệ thống liên ngành phòng chống in lậu cần tiến hành đồng bộ các nhóm giải pháp về pháp luật, quản lý, tổ chức, tuyên truyền... Trên cơ sở sửa đổi các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến tổ chức và hoạt động của hệ thống liên ngành phòng, chống in lậu, giải pháp trọng tâm là cần sớm kiến nghị thành lập Ban Chỉ đạo chống in lậu quốc gia hoặc bổ sung nhiệm vụ chỉ đạo chống in lậu cho Ban Chỉ đạo 389 để đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, toàn diện từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời, người có thẩm quyền cần tăng cường thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành để tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm khắc, toàn diện vi phạm của đối tượng in lậu, đồng thời, công khai kết quả để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, răn đe các hành vi vi phạm trong tương lai. 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Thông tin và Truyền thông (2009), Bộ Công an, Thông tư liên tịch số 16/2009/TTLT-BTTTT-BCA ngày 12/5/2009 của Bộ TTTT và Bộ CA về phối hợp phòng, chống in lậu. 2. Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), Thông tư 02/2010/TT-BTTTT ngày 11/ 01/2010 Quy định chi tiết một số Điều của Luật Xuất bản, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Xuất bản, Nghị định số 111/2005/NĐ-CP, Nghị định số 11/2009/NĐ-CP; 3. Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), Thông tư số 22/2010/TT-BTTTT ngày 6/10/2010 Quy định về Tổ chức và hoạt động in; sửa đổi một số Điều của Thông tư số 04/2008/TT-BTTTT; 4. Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28 tháng 9 năm 2010 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. 5. Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), Thông tư số 33/2010/TT-BCA ngày 05 tháng 10 năm 2010 Quy định cụ thể điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện. 6. Bộ Thông tin và Truyền thông (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và Nghị định 195/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản. 7. Bộ Thông tin và Truyền thông (2015), Thông tư số 03/2015/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in. 8. Bộ Thông tin và Truyền thông (2015), Kế hoạch công tác Đoàn liên ngành phòng, chống in lậu trung ương năm 2015. 9. Chính phủ (2009), Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 3/9/2009 Quy định một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện (trong đó có hoạt động in). 7 10. Chính phủ (2010), Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 Quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. 11. Chính phủ (2013), Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản 12. Chính phủ (2013), Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. 13. Chính phủ (2013), Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. 14. Chính phủ (2014), Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14/03/2014 quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản. 15. Chính phủ (2014), Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/06/2014 quy định về hoạt động in. 16. Phạm Quốc Chính (2013), Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về in và phòng, chống in lậu, Mã số: 63-13 KHKT- RD, đề tài cấp Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2013. 17. Đoàn liên ngành phòng, chống in lậu Trung ương (2014), Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Thông tư liên tịch số 16/2009/TTLT-BTTTT-BCA ngày 12/5/2009 giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an về phối hợp phòng, chống in lậu, ngày 19/8/2014. 18. Phan Hiển (2014), Rà soát, sắp xếp lại các tổ chức phối hợp liên ngành, ngày 17/9/2014. 19. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự năm 1999. 20. Quốc hội (2004), Luật Xuất bản năm 2004. 21. Quốc hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ năm 2004. 22. Quốc hội (2007), Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007. 23. Quốc hội (2008), Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Xuất bản năm 2008. 24. Quốc hội (2008), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008. 25. Quốc hội (2010), Luật Thanh tra năm 2010. 26. Quốc hội (2012), Luật Xuất bản năm 2012. 8 27. Quốc hội (2012), Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. 28. Lê Văn Yên (2012), Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng in lậu sách ở nước ta, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.