Báo cáo tóm tắt Nghiên cứu các quy định của Hiến pháp và đề xuất thể chế hóa một số quy định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông

Hiến pháp 2013 được thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIII gồm 11 Chương và 120 Điều. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Đây là bản Hiến pháp có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong số các nội dung mới của bản Hiến pháp năm 2013 có nội dung quy định về các quyền con người, từ công thức: Nhà nước “quyết định”, “trao” quyền cho người dân, sang công thức: Các quyền con người là tự nhiên, vốn có, chứ không phải là sự ban phát, trao quyền của công quyền, Nhà nước phải ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm thực hiện, không phân biệt đẳng cấp, màu da, giới tính Hiến pháp quy định “Mọi người có quyền ”, “công dân có quyền ” và Nhà nước có trách nhiệm trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền này. Vì vậy, thay vì quy định “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; được thông tin” (như Điều 69 Hiến pháp năm 1992) thì Điều 25 Hiến pháp năm 2013 quy định “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin”. Một số quyền được củng cố và phát triển hơn như Bảo vệ bí mật đời tư (Điều 21); Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội (Điều 28) Cùng với đó, quyền con người, quyền công dân không chỉ được quy định trong Chương II mà là nội dung xuyên suốt, nhất quán trong toàn bộ Hiến pháp năm 2013. Việc đưa các nội dung liên quan đến quyền con người, quyền công dân vào nhiều chương khác của Hiến pháp nhằm tạo ra cơ chế hiến định bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

pdf6 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo tóm tắt Nghiên cứu các quy định của Hiến pháp và đề xuất thể chế hóa một số quy định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VỤ PHÁP CHẾ *** BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NGHIÊN CỨU CÁC QUY ĐỊNH CỦA HIẾN PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT THỂ CHẾ HÓA MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Mã số: 73-15-KHKT-QL Chủ trì đề tài: Phạm Quang Hòa Phạm Thị Thu Huyền Cộng tác viên: Trần Thị Nhị Thủy Phan Quốc Vinh Hoàng Thu Hường Nguyễn Văn Hà Nguyễn Thị Thu Thảo Từ Thị Thu Trang HÀ NỘI - 11/2015 2 BÁO CÁO TÓM TẮT Tên Đề tài: “Nghiên cứu các quy định của Hiến pháp và đề xuất thể chế hóa một số quy định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông” Mã số: 73-15-KHKT-QL Hiến pháp 2013 được thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIII gồm 11 Chương và 120 Điều. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Đây là bản Hiến pháp có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong số các nội dung mới của bản Hiến pháp năm 2013 có nội dung quy định về các quyền con người, từ công thức: Nhà nước “quyết định”, “trao” quyền cho người dân, sang công thức: Các quyền con người là tự nhiên, vốn có, chứ không phải là sự ban phát, trao quyền của công quyền, Nhà nước phải ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm thực hiện, không phân biệt đẳng cấp, màu da, giới tính Hiến pháp quy định “Mọi người có quyền”, “công dân có quyền” và Nhà nước có trách nhiệm trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền này. Vì vậy, thay vì quy định “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; được thông tin” (như Điều 69 Hiến pháp năm 1992) thì Điều 25 Hiến pháp năm 2013 quy định “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin”. Một số quyền được củng cố và phát triển hơn như Bảo vệ bí mật đời tư (Điều 21); Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội (Điều 28) Cùng với đó, quyền con người, quyền công dân không chỉ được quy định trong Chương II mà là nội dung xuyên suốt, nhất quán trong toàn bộ Hiến pháp năm 2013. Việc đưa các nội dung liên quan đến quyền con người, quyền công dân vào nhiều chương khác của Hiến pháp nhằm tạo ra cơ chế hiến định bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Ngoài ra Hiến pháp 2013 lần đầu tiên giới hạn của các quyền được quy định thành nguyên tắc trong Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013, theo tinh thần của các công ước quốc tế đã quy định thành nguyên tắc ở Điều 14: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Theo đó, không thể tùy tiện hạn chế các quyền con người, quyền công dân, ngoại trừ các trường hợp cần thiết nói trên do luật định. 3 Quyền con người, quyền công dân là những quyền mà con người, công dân có toàn quyền định đoạt. Chúng chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong những trường hợp đặc biệt, chứ không phải chung chung như “theo quy định của pháp luật” trước đây. Đây là những nguyên tắc căn bản nhằm đề cao trách nhiệm của Nhà nước trong mối quan hệ với quyền con người, quyền công dân; phòng ngừa sự tùy tiện hạn chế quyền từ phía các cơ quan nhà nước. Đây cũng là cơ sở pháp lý cao nhất để mọi người và công dân bảo vệ và thực hiện quyền con người và quyền công dân của mình. Căn cứ vào những nội dung đã được phê duyệt tại Đề cương, Nhóm thực hiện Đề tài đã xây dựng Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học với tên gọi: “Nghiên cứu các quy định của Hiến pháp và đề xuất thể chế hóa một số quy định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông” Mã số: 73-15-KHKT-QL. Đề tài gồm 3 Chương, được xây dựng theo các nội dung sau: CHƯƠNG I: ĐIỂM MỚI VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA HIẾN PHÁP 2013 LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Tại Chương I, Nhóm thực hiện Đề tài trình bày những điểm mới của Hiến pháp 2013 liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân – theo đó, nhóm thực hiện Đề tài tiến hành thống kê và phân tích các quy định mới của Hiến pháp 2013 đồng thời so sánh với quy định của Hiến pháp 1992 để chỉ ra những quy định mới và ưu điểm của Hiến pháp 2013;Nhóm cũng tiến hành nghiên cứu và phân tích các khái niệm cơ bản nhất về các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin; Nội dung của các Quyền này quy định trong Hiến pháp 2013. Mục đích của Chương I là nhằm trình bày những nội dung mang tính khái niệm chung nhất cũng như phân tích những quy định trong hệ thống pháp luật chung của nước ta liên quan đến các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân dưới khía cạnh thể hiện của Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và Quyền tiếp cận thông tin của công dân. CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ 4 BẢN CỦA CÔNG DÂN TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Tại Chương II, Nhóm thực hiện Đề tài tập trung phân tích những quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam hiện hành có liên quan đến việc bảo đảm và thực thi các quyền về tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin. Những nội dung liên quan đến quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí Nhóm thực hiện Đề tài tiến hành phân tích quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành mà cụ thể là Luật Báo chí và các Văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Báo chí. Việc thực thi và sự phù hợp của các quyền này trong thực tiễn thi hành. Về nội dung liên quan đến quyền tiếp cận thông tin, đây là nội dung không mới nhưng chưa được thể chế một cách chuyên biệt, do đó, Nhóm thực hiện Đề tài thực hiện phương pháp tổng hợp và phân tích các nội dung liên quan đến việc bảo đảm và thực thi quyền tiếp cận thông tin và khẳng định chúng là những nội dung cơ bản và cần thiết phải có trong một đạo luật chuyên ngành điều chỉnh. Ngoài ra, thông qua việc nghiên cứu, đánh giá nêu trên, Nhóm thực hiện Đề tài đã chỉ ra mối quan hệ hữu cơ và không thể tách rời giữa vấn đề về tự do ngôn luận, tự do báo chí với nội hàm của quyền tiếp cận thông tin. Đây cũng là nội dung then chốt nhằm bảo đảm tính phù hợp và việc thực thi các quyền này trong thực tiễn của đời sống xã hội. Mục đích của Chương II là để nhằm chỉ ra và phân tích những quy định pháp luật cụ thể của Việt Nam có quy phạm điều chỉnh các quy định liên quan đến quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin. Đây cũng là nội dung cần làm rõ để từ đó có những nhận định, đánh giá về các quy định hiện hành liên quan đến các quyền này – nội dung thể hiện tại Chương III của Đề tài. CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP THỂ CHẾ HÓA NHẰM HOÀN THIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG. Từ những kết quả phân tích tại Chương II, Chương III là chương mà Nhóm thực hiện Đề tài tập trung vào việc phân tích các thực trạng và đề xuất, kiến nghị các nội dung, phương thức nhằm thể chế hoá các quy định của Hiến pháp 2013 vào các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp đến các hoạt động báo chí và 5 việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Đây là hai nhóm vấn đề lớn mà Quốc hội và Chính phủ yêu cầu phải hoàn thiện về mặt thể chế để phù hợp và bảo đảm thi hành Hiến pháp mới. Nhóm thực hiện Đề tài đã thể hiện các nội dung nêu tại Đề cương đã được phê duyệt vào từng phần của các Chương trong Đề tài và đảm bảo tính logic của từng phần nội dung của đề tài. Các nội dung thể hiện các vấn đề liên quan đến quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và các nội dung liên quan đến quyền tiếp cận thông tin được Nhóm thực hiện Đề tài tiếp cận với hai phương pháp riêng cụ thể là: - Với nội dung liên quan đến quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí – đây là những nội dung về quyền con người đã được ghi nhận tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành (Luật Báo chí và các Văn bản QPPL hướng dẫn, quy định chi tiết): Việc thể hiện trong Đề tài sẽ tập trung vào phân tích những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật để từ đó xem xét đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn của đời sống xã hội; - Với nội dung liên quan đến quyền tiếp cận thông tin – đây là những nội dung về quyền con người đã được Hiến pháp 2013 ghi nhận nhưng hiện tại chưa có một văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành nào điều chỉnh một cách tập trung, mặc dù nội hàm của nó đã được quy định rải rác tại các văn bản QPPL chuyên ngành khác (Luật Công nghệ thông tin, Luật Xuất bản, Luật ban hành VBQPPL). Do đó, việc thể hiện trong Đề tài nội dung này sẽ tập trung vào tìm hiểu các quy định của pháp luật quốc tế liên quan, các quy định pháp luật chuyên ngành có điều chỉnh nội dung này, nhu cầu thực tiễn của công dân để từ đó kiến nghị, đề xuất phương án xây dựng một văn bản QPPL chuyên ngành để điều chỉnh các nội dung liên quan đến Quyền tiếp cận thông tin. Tại phần Kết luận của Đề tài, Nhóm thực hiện Đề tài một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của các quy định liên quan đến quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tiếp cận thông tin được Hiến định tại Hiến pháp 2013 đồng thời đề xuất nội dung nhằm hoàn thiện các quy định đó trong thực tiễn, cụ thể là: Cụ thể là, đề xuất tiến hành soạn thảo và ban hành Luật Báo chí (sửa đổi), Luật về tiếp cận thông tin theo quy định của Hiến pháp 2013 và Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các Luật nêu trên nhằm cụ thể hóa và giúp các văn bản dễ dàng được tiếp cận và thực thi trong thực tiễn. 6 Thứ hai, tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông để tiến hành hoàn thiện các chế định phù hợp với các quy định của Hiến pháp mới có liên quan. Thứ ba, trên cơ sở tiếp thu những kinh nghiệm của pháp luật quốc tế để áp dụng nhằm xây dựng các quy định của pháp luật liên quan đến quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin phù hợp với tình hình và điều kiện của Việt Nam. Thứ tư, trên cơ sở phân tích những tồn tại, hạn chế của việc triển khai và áp dụng các quy định pháp luật về tự do báo chí, tiếp cận thông tin để từ đó đưa ra những nhận định chung và một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chính sách liên quan. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do điều kiện về kinh phí, thời gian nghiên cứu cũng như kinh nghiệm nghiên cứu về vấn đề này còn chưa cao, nên báo cáo Đề tài chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót, chưa hoàn chỉnh và cần phải được đánh giá, nghiên cứu và đính chính, chỉnh sửa để hoàn thiện hơn./.