Báo cáo Tổng hợp về những vấn đề chung của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

Với mục tiêu tăng cường sự gắn kết giữa lý luận với thực tế, kết hợp học tập ở nhà trường với phục vụ xã hội, thực tập tốt nghiệp là một nội dung học tập rất quan trọng và cần thiết cho các sinh viên khoa Kinh tế đầu tư nói riêng và trường Đại học Kinh tế quốc dân nói chung. Hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ thực tập và căn cứ kế hoạch thực tập tốt nghiệp đã được xây dựng cho chuyên ngành Kinh tế đầu tư, trong thời gian qua, em đã thực tập ở Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank). Sau bốn tuần thực tập, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong Ngân hàng, đặc biệt là các anh chị trong phòng Thẩm định dự án trung và dài hạn, em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp về những vấn đề chung của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam. Kết cấu báo cáo tổng hợp: gồm 3 chương - Chương I: Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). - Chương II: Tình hình hoạt động của Techcombank trong năm 2006 - Chương III: Phương hướng kế hoạch kinh doanh của Techcombank trong năm 2008 Do thời gian thực tập còn ít nên những hiểu biết của em về ngân hàng Techcombank còn hạn chế vì thế báo cáo tổng hợp không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô hướng dẫn.

doc61 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổng hợp về những vấn đề chung của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Với mục tiêu tăng cường sự gắn kết giữa lý luận với thực tế, kết hợp học tập ở nhà trường với phục vụ xã hội, thực tập tốt nghiệp là một nội dung học tập rất quan trọng và cần thiết cho các sinh viên khoa Kinh tế đầu tư nói riêng và trường Đại học Kinh tế quốc dân nói chung. Hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ thực tập và căn cứ kế hoạch thực tập tốt nghiệp đã được xây dựng cho chuyên ngành Kinh tế đầu tư, trong thời gian qua, em đã thực tập ở Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank). Sau bốn tuần thực tập, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong Ngân hàng, đặc biệt là các anh chị trong phòng Thẩm định dự án trung và dài hạn, em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp về những vấn đề chung của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam. Kết cấu báo cáo tổng hợp: gồm 3 chương Chương I: Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Chương II: Tình hình hoạt động của Techcombank trong năm 2006 Chương III: Phương hướng kế hoạch kinh doanh của Techcombank trong năm 2008 Do thời gian thực tập còn ít nên những hiểu biết của em về ngân hàng Techcombank còn hạn chế vì thế báo cáo tổng hợp không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô hướng dẫn. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) I- Giới thiệu khái quát Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam ( Tên giao dịch: Techcombank) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam, hoạt động theo giấy phép số 0040 NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp ngày 08/08/1993 và có Hội sở chính tại: 70-72 Bà Triệu - Quận Hoàn Kiếm - Hà nội. Điện thoại : +84 (4) 944 6368 Fax : +84 (4) 944 6362 Website: www.techcombank.com.vn E-mail: ho@techcombank.com.vn Ngày thành lập: 27.09.1993 Các hoạt động chính: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của mọi tổ chức thuộc các thành phần kinh tế và dân cư dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam. Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước. Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân tùy theo tính chất và khả năng nguồn vốn. Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá. Hùn vốn, liên doanh mua cổ phần theo pháp luật hiện hành. Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng. Thực hiện kinh doanh ngoại tê, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. II. Lịch sử hình thành Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Các cột mốc lịch sử: 1995 -          Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng. -          Thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn. 1996 -          Thành lập Chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng Phòng Giao dịch Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội. -          Thành lập Phòng Giao dịch Thắng Lợi trực thuộc Techcombank Hồ Chí Minh. -          Tăng vốn điều lệ tiếp tục lên 70 tỷ đồng. 1998 -          Trụ sở chính được chuyển sang Toà nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hà Nội. -          Thành lập Chi nhánh Techcombank Đà Nẵng tại Đà Nẵng. 1999 -          Tăng Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng. -          Khai trương Phòng giao dịch số 3 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội. 2000 -          Thành lập Phòng Giao dịch Thái Hà tại Hà Nội. 2001 -          Tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng. -          Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. 2002 -          Thành lập Chi nhánh Chương Dương và Chi nhánh Hoàn Kiếm tại Hà Nôi. -          Thành lập Chi nhánh Hải Phòng tại Hải Phòng. -          Thành lập Chi nhánh Thanh Khê tại Đà Nẵng. -          Thành lập Chi nhánh Tân Bình tại Thành phố Hồ Chí Minh. -          Là Ngân hàng Cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng nhất tại thủ đô Hà Nội. Mạng lưới bao gồm Hội sở chính và 8 Chi nhánh cùng 4 Phòng giao dịch tại các thành phố lớn trong cả nước. -          Vốn điều lệ tăng lên 104,435 tỷ đồng. -          Chuẩn bị phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ Techcombank lên 202 tỷ đồng. 2003 -          Chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 (hợp tác với Vietcombank) vào ngày 05/12/2003. -          Triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống vào ngày 16/12/2003. Tiến hành xây dựng một biểu tượng mới cho ngân hàng. -         Đưa chi nhánh Techcombank Chợ lớn vào hoạt động. . -         Vốn điều lệ tăng lên 180 tỉ tại 31/12/2004. 2004 -          Ngày 09/06/2004: Khai trương biểu tượng mới của Ngân hàng. -          Ngày 30/6/2004: Tăng vốn điều lệ lên 234 tỉ đồng. -          Ngày 02/8/2004: Tăng vốn điều lệ lên 252,255 tỷ đồng. -          Ngày 26/11/2004: Tăng vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng. -          Ngày 13/12/2004 Ký hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ với Compass Plus. 2005 -          Thành lập các chi nhánh cấp 1 tại: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, T.P Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), Vũng Tàu. -          Đưa vào hoạt động các phòng giao dịch: Techcombank Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Techcombank Cầu Kiều (Lào Cai), Techcombank Nguyễn Tất Thành, Techcombank Quang Trung, Techcombank Trường Chinh (Hồ Chí Minh), Techcombank Cửa Nam, Techcombank Hàng Đậu, Techcombank Kim Liên (Hà Nội). -          21/07/2005, 28/09/2005, 28/10/2005: Tăng vốn điều lệ lên 453 tỷ đồng, 498 tỷ đồng và 555 tỷ đồng. -          29/09/2005: Khai trương phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của hãng Compass Plus. -          03/12/2005: Nâng cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mới nhất Tenemos T24 R5. 2006 -          Nhận giải thưởng về thanh toán quốc tế từ the Bank of NewYorks, Citibank, Wachovia. -          Tháng 2/2006: Phát hành chứng chỉ tiền gửi Lộc Xuân. -          Tháng 5/2006: Nhận cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững” do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trao. -          Tháng 6/2006: Call Center và đường dây nóng 04.9427444 chính thức đi vào hoạt động 24/7. -          Tháng 8/2006: Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s. -          Tháng 8/2006: Đại hội cổ đông thường niên thông qua kế hoạch 2006 – 2010; Liên kết cung cấp các sản phẩm Bancassurance với Bảo Việt Nhân Thọ. -          Tháng 9/2006: Hoàn thiện hệ thống siêu tài khoản với các sản phẩm mới Tài khoản Tiết kiệm đa năng, Tài khoản Tiết kiệm trả lãi định kỳ. -          Ngày 24/11/2006: Tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỉ đồng. -          Ngày 15/12/2006: Ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa. III- Mạng lưới, cơ cấu tổ chức 1. Mạng lưới của Techcombank 1.1. Hội sở chính của Techcombank: Đặt tại 70-72 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Email:ho@techcombank.com.vn). Đây là nơi đặt trụ sở lãnh đạo và điều hành thống nhất của toàn hệ thống. Hội sở chính là nơi quyết định các vấn đề quan trọng nhất của của Ngân hàng như: Kế hoạch và chiến lược phát triển của toàn hệ thống. Các chính sách lớn của Techcombank (chính sách tín dụng, chính sách lãi suất, chính sách nhân sự, chính sách tài chính…) Tất cả các quyết định có liên quan đến hoạt động kinh doanh của hệ thống. Quan hệ đối ngoại… Tóm lại, đây là cơ quan đầu não của Techcombank, sự thành công hay thất bại trong kinh doanh, sự phát triển đi lên hay dẫm chân tại chỗ của một Techcombank bị ảnh hưởng lớn của Hội sở. 1.2. Sở giao dịch và các chi nhánh Đây là những đơn vị trực thuộc Hội sở - là nơi thực hiện giao dịch với khách hàng, là nơi thực hiện các nghiệp vụ của Techcombank. Tất cả các mặt hoạt động của Techcombank (huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động thanh toán và ngân quỹ, dịch vụ ngân hàng…) đều được thực hiện tại các Sở giao dịch và các Chi nhánh của một ngân hàng. Các Sở giao dịch và Chi nhánh là những đơn vị cấp dưới của Hội sở, nhưng lại là nơi tạo ra các nguồn thu nhập chính của toàn hệ thống, vì vậy chất lượng và hiệu quả hoạt động của các Sở giao dịch và Chi nhánh sẽ quyết định tất cả. 1.3. Phòng giao dịch và các quỹ tiết kiệm Phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm là các cơ sở trực thuộc Sở giao dịch hoặc Chi nhánh, đây là những cơ sở giao dịch với khách hàng về huy động vốn và cho vay theo sự phân cấp của Sở giao dịch và Chi nhánh. Phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm là những đơn vị hạch toán phụ thuộc hoàn toàn.  2. Cơ cấu tổ chức Hội đồng quản trị: là bộ máy quyền lực cao nhất của Techcombank, có chức năng quản trị ngân hàng theo quy định của pháp luật. Những người tham gia vào Hội đồng Quản trị phải có đủ tiêu chuẩn như: có uy tín, có đạo đức nghề nghiệp, am hiểu ngân hàng, phải là cổ đông lớn. Hội đồng quản trị của Techcombank gồm: Chủ tịch Nguyễn Thiều Quang, Các Phó chủ tịch: Ông Hồ Hùng Anh, Bà Nguyễn Thị Nga, Ông Trần Đức Lưu, Ông Ngô Chí Dũng, các ủy viên: Ông Hoàng Văn Đạo, Ông Brian George Fredrick, Ông Thái Quốc Minh, Ông Nguyễn Hoài Nam. Ban điều hành: Điều hành hoạt động của Techcombank là Tổng giám đốc với bộ máy giúp việc là các phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ. Tổng giám đốc của Techcombank là: Ông Nguyễn Đức Vinh. Các Phó tổng giám đốc là: Bà Nguyễn Thị Thiên Hương, Bà Nguyễn Thị Tâm, Ông Nguyễn Duy Phú, Bà Lê Thị Ánh Xuân. Ban kiểm soát: có chức năng là kiểm tra hoạt động tài chính của Techcombank; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán và sự an toàn trong hoạt động của Techcombank; thực hiện kiểm toán nội bộ nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của Techcombank. Tiêu chuẩn của Kiểm soát viên là: có trình độ chuyên môn và có đạo đức nghề nghiệp Ban Kiểm soát gồm: Bà Nguyễn Thu Hiền – Trưởng ban Kiểm soát; Ông Phạm Xuân Đỉnh – Kiểm soát viên chuyên trách, Ông Nguyễn Mạnh Quân – Kiểm soát viên. Các phòng ban trong Hội sở: Bộ phận Kiểm soát nội bộ: Trung tâm UD&PT Sản phẩm Dịch vụ Công nghệ Ngân hàng Trung tâm Thẻ&Dịch vụ Tín dụng tiêu dùng Văn phòng Trung tâm QLNV & Giao dịch trên thị trường tài chính Phòng pháp chế và Kiểm soát tuân thủ Phòng Kế toán Tài chính Phòng Kiểm soát nội bộ Phòng Quản lý nhân sự Phòng Kế hoạch tổng hợp Trung tâm thanh toán và Ngân hàng đại lý Phòng quản lý Chất lượng Khối dịch vụ Khách hàng Doanh nghiệp Phòng tiếp thị, phát triển sản phẩm và chăm sóc khách hàng Phòng dịch vụ cho vay mua nhà Ban đào tạo Khối tín dụng và quản trị rủi ro Phòng quản lý đầu tư xây dựng Ban xử lý nợ và khai thác tài sản thu nợ IV- Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Cũng giống như các Ngân hàng khác, nghiệp vụ chính của Techcombank là hoạt động tín dụng (nhận tiền gửi và cho vay), ngoài ra thì có thêm các nghiệp vụ khác như: thanh toán, bảo lãnh, chiết khấu và bao thanh toán, cho thuê tài chính và các nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế. Các nghiệp vụ này được cụ thể hóa thành các sản phẩm dịch vụ sau: 1. Sản phẩm & Dịch vụ Ngân hàng cá nhân 1.1. Tiết kiệm - Tài khoản Tích lũy Bảo gia (TLBG): một sản phẩm liên kết Ngân hàng - Bảo hiểm(Bancassurance), là hình thức tài khoản tiền gửi VND có kỳ hạn. Hàng tháng khách hàng có thể nộp một số tiền nhất định để hưởng lãi và hướng tới mục tiêu tích lũy dài hạn cho cuộc sống để đảm bảo cho khách hàng “An tâm tận hưởng cuộc sống”. Tham gia sản phẩm này, ngoài việc được hưởng lãi suất tiết kiệm ưu đãi, khách hàng sẽ được tặng bảo hiểm theo sản phẩm An Tâm Tiết Kiệm của Bảo Việt Nhân thọ.  - Tài khoản Tiết kiệm Giáo dục (TKGD): một sản phẩm liên kết ngân hàng - bảo hiểm (Bancassurance) lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam - là hình thức tài khoản tiền gửi VND có kỳ hạn. Khách hàng hàng tháng nộp một số tiền nhất định vào tài khoản để được hưởng lãi và hướng tới mục tiêu tích lũy dài hạn, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người thân trong tương lai. Khách hàng khi tham gia chương trình Tiết kiệm Giáo dục sẽ được Techcombank trả phí mua bảo hiểm và được bảo hiểm theo Hợp đồng bảo hiểm với Công ty Bảo hiểm Nhân thọ. - Tài khoản Tiết kiệm đa năng: là hình thức tài khoản tiền gửi có kỳ hạn với lãi suất hấp dẫn, có tính năng đặc biệt cho phép khách hàng có thể rút từng phần tiền gửi gốc một cách linh hoạt khi có nhu cầu sử dụng mà vẫn đảm bảo khoản tiền gốc còn lại được hưởng lãi suất như ban đầu.  - Tiết kiệm thường: là các sản phẩm tiết kiệm được Techcombank huy động thường xuyên, với lãi suất cạnh tranh và nhiều kỳ hạn phong phú: không kỳ hạn, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng, 60 tháng. - Tài khoản tiết kiệm trả lãi định kỳ: là tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, theo đó, khách hàng được lĩnh lãi định kỳ hàng tháng/quý để phục vụ nhu cầu chi tiêu của mình hoặc người thân. - Tiết kiệm Phát lộc: là một hình thức tiết kiệm đặc biệt dạng kỳ phiếu, được huy động trong từng giai đoạn nhất định, có kỳ hạn đa dạng cho sự lựa chọn của khách hàng, ngoài ra mang lại lãi suất cao hơn các hình thức tiết kiệm thông thường.  - Tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn F@stSaving: sản phẩm lần đầu tiên có tại Việt Nam - là một hình thức tiết kiệm hiệu quả dành cho các khách hàng muốn được hưởng lãi suất cao hơn lãi suất không kỳ hạn cho các khoản tiền chưa cần sử dụng ngay trong tài khoản cá nhân của mình và có thể linh hoạt sử dụng tiền tiết kiệm ngay khi cần. - Tiết kiệm theo thời gian thực gửi: là sản phẩm dành cho các khách hàng có các khoản tiền nhàn rỗi nhưng lại không chủ động được về kỳ hạn gửi, muốn hưởng lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn để tối đa hóa lợi ích từ khoản tiền của mình.  - Tiết kiệm định kỳ (TKĐK) "Vì tương lai": là một hình thức tiết kiệm tích lũy cho phép khách hàng tiết kiệm nhiều lần, đều đặn cho tương lai với việc chủ động lựa chọn thời hạn tham gia, định kỳ nộp và số tiền đóng mỗi kỳ, tuỳ thuộc vào mức thu nhập, mục tiêu và những dự định trong tương lai của khách hàng.  1.2. Tài khoản - Tài khoản tiền gửi thanh toán: Là tài khoản chính mà bạn sử dụng để nhận và lưu trữ các khoản tiền chuyển vào và sử dụng số tiền trong tài khoản cho các mục đích chi tiêu và thanh toán thường xuyên của mình. Tài khoản thanh toán không bị hạn chế về số lần bạn muốn gửi tiền vào hoặc rút tiền ra khi sử dụng. - Dịch vụ quản lý thanh khoản tự động (QLTKTĐ): giúp khách hàng quản lý các tài khoản tiền gửi của mình, nhằm duy trì mức số dư hợp lý hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán thường xuyên. Dịch vụ Techcombank Homebanking giúp khách hàng theo dõi chi tiết các giao dịch của QLTKTĐ trên tài khoản của mình, thông qua 4 kênh: website, e-mail, điện thoại cố định, điện thoại di động. - Sản phẩm F@stAdvance: một hình thức ứng trước tài khoản cá nhân lần đầu tiên có tại Việt Nam - cho phép khách hàng chi tiêu vượt số tiền có trên tài khoản tiền gửi thanh toán bằng VND của mình mở tại Techcombank trong một hạn mức nhất định, giúp khách hàng luôn có một khoản tiền dự phòng cho những nhu cầu chi tiêu bất chợt. - Sản phẩm thấu chi dành cho khách hàng là các hộ kinh doanh cá thể: Với những nhu cầu tài chính trong thời gian ngắn cho các chi tiêu bất thường hoặc mang tính thời vụ, khách hàng có thể sử dụng sản phẩm “Ứng tiền nhanh” với thủ tục đơn giản và giảm tối đa mức lãi suất phải trả cho ngân hàng. 1.3. Tín dụng bán lẻ - Mua trả góp với Techcombank: Mong muốn có cuộc sống tiện nghi và thoải mái là nhu cầu tất yếu của mỗi cá nhân trong xã hội hiện đại ngày nay. Những mong muốn đó sẽ không còn khó khăn nữa mà sẽ dễ dàng được thực hiện hơn rất nhiều với sản phẩm tín dụng mới của Techcombank: “Cho vay tiêu dùng trả góp” và “Cho vay trả góp mua hàng hóa” với nhiều ưu điểm hấp dẫn: + Không cần đặt cọc, không tài sản đảm bảo + Số tiền vay tối đa 200 triệu đồng, tối thiểu 2 triệu đồng + Thời hạn vay tối đa 36 tháng + Lãi suất cố định trên dư nợ giảm dần + Thủ tục nhanh gọn, giải quyết không quá 48 giờ + Được tặng ngay 01 thẻ thanh toán F@stacces hoặc Techcombank Visa Debit - Cho vay học phí: là sản phẩm cho vay tín chấp của Techcombank dưới hình thức trả dần theo định kỳ, nhằm mục đích hỗ trợ cho người có đủ khả năng chi trả học phí khi bản thân người vay hoặc thân nhân của người vay theo học các khóa học của các đơn vị đào tạo tại Việt Nam. - Chương trình “Gia đình trẻ”: Một ngôi nhà/một căn hộ chung cư đẹp với đầy đủ trang bị đồ dùng gia đình của phong cách sống hiện đại và một chiếc xe hơi đời mới để đáp ứng nhu cầu đi lại. Ước mơ đó đã trở thành hiện thực ngày hôm nay với Gia đình Trẻ. Gia đình Trẻ của Techcombank "Cùng bạn tạo dựng cuộc sống tiện nghi ngay từ ngày hôm nay". Techcombank cung ứng gói tín dụng tối đa lên tới 1.500.000.000 đồng đáp ứng nhu cầu trọn gói của cá nhân và gia đình về nhà ở, trang bị đồ dùng gia đình, ô tô, và các sản phẩm dịch vụ về thẻ để tạo dựng một cuộc sống tiện nghi và ổn định. - Chương trình “Nhà mới”: Ngôi nhà đẹp như ý sẽ là một tiền đề cho hạnh phúc và thành đạt của cả gia đình. Chương trình “Nhà mới" của Techcombank giúp khách hàng cá nhân vay vốn để thực hiện việc xây, mua, sửa nhà, chuyển quyền thuê lại nhà của nhà nước, chuyển quyền sử dụng đất. Và quý khách sẽ nhanh chóng sở hữu và sống trong ngôi nhà mình mong ước. Ngân hàng sẽ hỗ trợ tối đa tới 70% tổng nhu cầu vốn của khách hàng. Nhưng không quá 2 tỷ đồng đối với xây, sửa nhà và không quá 7 tỷ đồng đối với trường hợp mua nhà, chuyển quyền thuê lại nhà của nhà nước và chuyển quyền sử dụng đất. Mức tối thiểu cho mỗi khoản vay theo chương trình Nhà mới là 30 triệu đồng. - Chương trình "Hỗ trợ du học nước ngoài": cung cấp nguồn tài chính để hỗ trợ các du học sinh theo học các chương trình đào tạo tại nước ngoài. Không còn phải lo lắng về nguồn tài chính cho khoá học, bạn sẽ có cơ hội để yên tâm tập trung nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, từ đó tạo lập khả năng phát triển tốt hơn trong công việc, thu nhập và sự nghiệp. Hãy tạo lập tương lai của bạn với Techcombank từ ngày hôm nay. Techcombank cho vay tối đa 70% tổng chi phí của khóa học, bao gồm: tiền vé máy bay, học phí, tiền kí quỹ, chi phí làm visa, hộ chiếu, tiền bảo hiểm.. và tiền ăn ở sinh hoạt trong suốt quá trình học. Việc xác định mức vay căn cứ các yêu cầu thanh toán của các trung tâm, trường nhận đào tạo lưu học sinh. - Chương trình "Du học tại chỗ": cung cấp nguồn tài chính để hỗ trợ các du học sinh  tham dự các khoá cao học của nước ngoài tại các trường Đại học và các trung tâm đào tạo danh tiếng tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. - Chương trình “Ôtô xịn”: Là sản phẩm tạo điều kiện cho khách hàng mua ô tô theo hình thức trả góp. Khách hàng chỉ cần có 20%-40% giá trị chiếc xe mong muốn Techcombank sẽ hỗ trợ khách hàng phần còn lại. - Vay nhanh bằng cầm cố chứng từ có giá và vàng: bằng việc cầm cố chứng từ có giá của mình, bạn sẽ được Techcombank tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc vay vốn. Bạn sẽ được giải quyết nhanh nhu cầu vốn khi sổ Tiết kiệm, chứng từ có giá mà mình sở hữu chưa  đến thời điểm đáo hạn. Được vay vốn với lãi suất rất ưu đãi trong khi lãi suất của chứng từ có giá mà khách hàng cầm cố vẫn giữ nguyên. - Chương trình "Hỗ trợ kinh doanh cá thể": giúp các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác tư nhân, doanh nghiệp tư nhân...vay vốn để đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính cá thể làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. - Cho vay kinh doanh chứng khoán: Techcombank sẽ tài trợ cho những khách hàng chưa đủ vốn cũng có thể có tiến hành hoạt động kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Techcombank cho nhà đầu tư vay bằng đồng Việt Nam để kinh doanh chứng khoán và ứng trước tiền bán chứng k
Tài liệu liên quan