Doanh nghiệp cổ phần xúc tiến thương mại và truyền thông quốc tế được thành lập vào năm 2000 tại Hà Nội. Doanh nghiệp có tên giao dịch nước ngoài là SMART CAMPAIGN. Doanh nghiệp là thành viên của doanh nghiệp cổ phần xúc tiến thương mại và truyền thông quốc tế. Là doanh nghiệp đầu tiên triển khai những chiến dịch khác biệt trong lĩnh vực truyền thông và truyền thông trực tiếp tại Việt Nam. Doanh nghiệp chỉ thực hiện những chiến dịch truyền thông và truyền thông độc đáo và đó là sứ mệnh của doanh nghiệp.
Trụ sở chính của doanh nghiệp: Phòng 806, Toà nhà 17T1, Trung Hoà, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: (84-4) 2512653/ 2512679/ 2512680
Fax: (84-4) 2512654
Email: Smartmarketing@hn.vnn.vn
Loại hình doanh nghiệp: là doanh nghiệp cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp Việt Nam và pháp lệnh về quảng cáo của nhà nước ta.
-Hình thức sở hữu vốn :
+Vốn kinh doanh là do các cổ đông góp.
+ Vốn do tập thể sở hữu. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn được chia thành các phần nhỏ bằng nhau được gọi là các cổ phần. Các cổ đông sẽ có mức vốn góp là khác nhau, nó phụ thuộc vào số cổ phần mà các cổ đông nắm giữ. Các quyền điều hành và lãnh đạo, giải quyết các việc liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào số vốn góp đó. Song song với các quyền lãnh đạo giám sát doanh nghiệp là nghĩa vụ của các cổ đông đối với doanh nghiệp. Tóm lại khi các cổ đông có số vốn càng lớn thì quyền lợi càng nhiều và trách nhiệm càng cao.
-Lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp là thương mại, tư vấn, và quảng cáo. Doanh nghiệp nhận liên hệ tìm kiếm, lên lịch với các chủ của phương tiện mà các công ty thuê quảng cáo muốn được quảng cáo trên đó. Doanh nghiệp là trung gian giữa người thuê quảng cáo và chủ các phương tiện quảng cáo.
Khi khách hàng muốn lập một kế hoạch quảng cáo truyền thông hoặc marketing trọn vẹn từ đầu đến cuối hoặc một phần công việc nào đó trong chiến dịch quảng cáo hoặc Marketing của công ty mà vẫn chưa biết phải làm như thế nào thì có thể tìm đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhận làm trực tiếp cho khách hàng hoặc tư vấn cho họ cách tối ưu nhất để có một chiến lược truyền thông độc đáo nhất, đem lại cho họ nhiều lợi ích nhất.
Doanh nghiệp nhận thiết kế cho khách hàng những chương trình quảng cáo trên tất cả các phương tiện truyền hình, báo chí, đài phát thanh, mạng Internet, biển quảng cáo ngoài trời.Biển quảng cáo ngoài trời có thể là biển Hiflex, biển Lightbox, Biển quảng cáo ba mặt, biển công nghệ mới, biển quảng cáo Scrolling Sign, biển quảng cáo sân vận động, đèn cho biển quảng cáo và doanh nghiệp sẽ thực hiện theo đúng yêu cầu của khách hàng. Lợi ích của khách hàng cũng chính là danh tiếng của doanh nghiệp nên doanh nghiệp luôn luôn cố gắng phấn đấu làm thế nào để cả hai cùng có lợi .
31 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tổng quan về công ty cổ phần xúc tiến thương mại và truyền thông quốc tế SMART CAMPAIGN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Giới thiệu chung về doanh nghiệp
1.1. Khái quát về doanh nghiệp
Doanh nghiệp cổ phần xúc tiến thương mại và truyền thông quốc tế được thành lập vào năm 2000 tại Hà Nội. Doanh nghiệp có tên giao dịch nước ngoài là SMART CAMPAIGN. Doanh nghiệp là thành viên của doanh nghiệp cổ phần xúc tiến thương mại và truyền thông quốc tế. Là doanh nghiệp đầu tiên triển khai những chiến dịch khác biệt trong lĩnh vực truyền thông và truyền thông trực tiếp tại Việt Nam. Doanh nghiệp chỉ thực hiện những chiến dịch truyền thông và truyền thông độc đáo và đó là sứ mệnh của doanh nghiệp.
Trụ sở chính của doanh nghiệp: Phòng 806, Toà nhà 17T1, Trung Hoà, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: (84-4) 2512653/ 2512679/ 2512680
Fax: (84-4) 2512654
Email: Smartmarketing@hn.vnn.vn
Loại hình doanh nghiệp: là doanh nghiệp cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp Việt Nam và pháp lệnh về quảng cáo của nhà nước ta.
-Hình thức sở hữu vốn :
+Vốn kinh doanh là do các cổ đông góp.
+ Vốn do tập thể sở hữu. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn được chia thành các phần nhỏ bằng nhau được gọi là các cổ phần. Các cổ đông sẽ có mức vốn góp là khác nhau, nó phụ thuộc vào số cổ phần mà các cổ đông nắm giữ. Các quyền điều hành và lãnh đạo, giải quyết các việc liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào số vốn góp đó. Song song với các quyền lãnh đạo giám sát doanh nghiệp là nghĩa vụ của các cổ đông đối với doanh nghiệp. Tóm lại khi các cổ đông có số vốn càng lớn thì quyền lợi càng nhiều và trách nhiệm càng cao.
-Lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp là thương mại, tư vấn, và quảng cáo. Doanh nghiệp nhận liên hệ tìm kiếm, lên lịch với các chủ của phương tiện mà các công ty thuê quảng cáo muốn được quảng cáo trên đó. Doanh nghiệp là trung gian giữa người thuê quảng cáo và chủ các phương tiện quảng cáo.
Khi khách hàng muốn lập một kế hoạch quảng cáo truyền thông hoặc marketing trọn vẹn từ đầu đến cuối hoặc một phần công việc nào đó trong chiến dịch quảng cáo hoặc Marketing của công ty mà vẫn chưa biết phải làm như thế nào thì có thể tìm đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhận làm trực tiếp cho khách hàng hoặc tư vấn cho họ cách tối ưu nhất để có một chiến lược truyền thông độc đáo nhất, đem lại cho họ nhiều lợi ích nhất.
Doanh nghiệp nhận thiết kế cho khách hàng những chương trình quảng cáo trên tất cả các phương tiện truyền hình, báo chí, đài phát thanh, mạng Internet, biển quảng cáo ngoài trời....Biển quảng cáo ngoài trời có thể là biển Hiflex, biển Lightbox, Biển quảng cáo ba mặt, biển công nghệ mới, biển quảng cáo Scrolling Sign, biển quảng cáo sân vận động, đèn cho biển quảng cáo và doanh nghiệp sẽ thực hiện theo đúng yêu cầu của khách hàng. Lợi ích của khách hàng cũng chính là danh tiếng của doanh nghiệp nên doanh nghiệp luôn luôn cố gắng phấn đấu làm thế nào để cả hai cùng có lợi .
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.2.1 Giai đoạn 2000-2001
Nhận thấy thị trường Việt Nam còn nhiều bỏ ngỏ trong ngành quảng cáo và truyền thông. Việt Nam đang trên con đường hội nhập quốc tế, sự gia tăng ngày một nhiều các doanh nghiệp nước ngoài mở công ty 100% vốn nước ngoài. Hoặc mở các văn phòng đại diện cũng như liên doanh với các doanh nghiệp trong nước của các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Và đây đang là cơ hội cho ngành kinh doanh quảng cáo phát triển. Do vậy, đến đầu năm 2000 công ty cổ phần xúc tiến thương mại và truyền thông quốc tế được thành lập.
Trong giai đoạn đầu 2000-2001 doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với khách hàng của mình do doanh nghiệp mới thành lập nên kinh nghiệm vẫn còn chưa có nhiều, khách hàng vẫn chưa có sự tin tưởng vào doanh nhiệp. Bên cạnh đó vì mới thành lập nên nguồn vốn của doanh nghiệp hiện có là không nhiều, doanh nghiệp không có nhiều vốn để quay vòng . Mặt khác, trên thị trường sự cạnh tranh là rất gay gắt, các công ty quảng cáo mở ra ngày một nhiều, trong khi đó các doanh nghiệp bỏ tiền chi cho hoạt động quảng cáo và truyền thông lại đang là con số rất nhỏ. Đa số các doanh nghiệp chi tiền cho truyền thông là các công ty nước ngoài, các công ty Việt Nam chỉ có một số ít mà số tiền họ chi ra lại là rất nhỏ trong tổng số ngân sách giành cho quảng cáo tại Việt Nam. Trong khi đó ngân sách chi ra của các công ty nước ngoài lại nằm phần lớn ở các doanh nghiệp quảng cáo hoặc các chi nhánh, văn phòng đại diện của các công ty quảng cáo nước ngoài tại việt Nam.
Mặt khác, doanh nghiệp mới thành lập đội ngũ nhân viên của công ty có rất ít người có kinh nghiệm đa số là những người mới vào nghề chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành quảng cáo và truyền thông nên doanh nghiệp chưa phát huy được những điểm mạnh cũng như cơ hội mà doanh nghiệp có được trong kinh doanh.
Do có nhiều khó khăn và hạn chế như vậy nên trong giai đoạn này doanh nghiệp đã không thể thu lợi nhuận và chịu lỗ gần 150 triệu đồng. Đó sẽ là một động lực không nhỏ để doanh nghiệp cố gắng phát huy hết khả năng của mình để có thể kinh doanh bù phần lỗ của giai đoạn trước và có lãi ở những giai đoạn tiếp theo.
1.2.2. Giai đoạn 2002-2003
Trong giai đoạn này doanh nghiệp đã phần nào lấy được lòng tin của khách hàng và đó là nền tảng để doanh nghiệp phát triển ở hiện tại và trong tương lai. Bên cạnh đó tình hình nhân sự và vốn của doanh nghiệp đã đi vào ổn định. Nhân viên của doanh nghiệp đã quen việc và có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực mà doanh nghiệp kinh doanh. Mặt khác họ cũng được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ một cách có hệ thống và qui củ. Do đó, doanh nghiệp đã thu được lợi nhuận lớn không những đã bù được phần lỗ của giai đoạn trước mà giai đoạn này còn thu được lãi.
Ở giai đoạn này trên thị trường ngành quảng cáo và truyền thông phát triển mạnh, nhiều doanh nghiệp đã chú ý đến vấn đề quảng cáo và truyền thông nên qui mô thị trường được mở rộng. Các hình thức quảng cáo mới trên Internet cũng đã xuất hiện và tạo ra nhiều cơ hội thị trường cho doanh nghiệp.
Nhu cầu quảng cáo ngày một tăng và đòi hỏi của khách hàng cũng ngày một nhiều nên doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị kĩ càng, phải cố gắng phát minh ra nhiều loại hình quảng cáo mới hiện đại hơn và có sức cạnh tranh hơn loại hình quảng cáo cũ. Doanh nghiệp nên là người đi đầu trong việc đưa sản phẩm mới vào thị trường. Trong kinh doanh nếu ta không là người giỏi nhất thì ta hãy là người đi đầu. Bao giờ cũng vậy mọi người chỉ nhớ người đầu tiên, và thường họ không biết đến người thứ hai.
1.2.3 Giai đoạn 2004-2006.
Trong thời kì này doanh nghiệp đã thực sự ổn định về các mặt, kinh nghiệm đúc rút được trong thực tế đã phần nào giúp họ nhiều trong công việc của mình. Chính vì có được lòng tin của khách hàng, doanh nghiệp đã kí được nhiều hợp đồng với các công ty lớn như Mobi fone, Nokia, Petrolimex....Như vậy nhờ kí được nhiều hợp đồng nên doanh thu của doanh nghiệp ngày một tăng cao và uy tín ngày một được khẳng định trong ngành quảng cáo và truyền thông.
Vốn có, kinh nghiệm có bên cạnh đó đội ngũ nhân viên đã được đào tạo chính qui và có nhiều kinh nghiệm nên doanh nghiệp trong thời gian tới phải phát huy tối đa, tận dụng triệt để nguồn lực mà mình có cũng như nắm bắt thị trường để tạo ra cơ hội lớn trong kinh doanh cho doanh nghiệp.
1.3 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
1.3.1 Mô hình tổ chức của doanh nghiệp
Sơ đồ 1: Mô hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Hội đồng quản trị
Giám đốc điều hành
Kế toán trưởng
Phó giám đốc
Phòng khách hàng
Phòng tổ chức sự kiện
Phòng thiết kế
Phòng sản xuất
Cộng tác viên báo chí
Cộng tác viên trong nước
Chuyên gia nước ngoài
Cộng tác viên truyền hình
(
( Nguồn: Phòng tổ chức của doanh nghiệp )
Hội đồng quản tri chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động của doanh nghiệp như các quyết định về chiến lược kinh doanh, quyết định đầu tư tài chính, đầu tư tài sản cố định,…
Doanh nghiệp có bốn phòng ban chính đó là:
Phòng khách hàng do anh Nguyễn Tất Đạt làm trưởng phòng, trong phòng có 5 nhân viên. Nhiệm vụ của phòng là phụ trách tất cả các công việc liên quan đến khách hàng như tìm kiếm khách hàng mới, quan hệ với khách hàng hiện tại của doanh nghiệp, các dịch vụ chăm sóc khách hàng, trả lời những thắc mắc của khách hàng, hướng dẫn khách hàng một công việc cụ thể nào đó…
Phòng tổ chức sự kiện do chị Nguyễn Bích Ngọc làm trưởng phòng, trong phòng có 6 nhân viên, nhiệm vụ của phòng này là chuyên nghiên cứu và thực hiện các chương trình tổ chức sự kiện cho khách hàng. Phòng này có thể làm trọn gói một chương trình tổ chức một sự kiện cho khách hàng từ khâu lên kế hoạch đến khâu thực hiện. Sau mỗi bước thực hiện công việc đều có sự kiểm soát của lãnh đạo cũng như của khách hàng. Hoặc họ có thể tư vấn cho khách hàng phương pháp làm tối ưu nhất nếu như họ muốn.
Phòng thiết kế do anh Triệu Quốc Dương làm trưởng phòng, trong phòng có 5 nhân viên. Nhiệm vụ chính của phòng là phác thảo kế hoạch, đưa ra những ý tưởng cho khách hàng về một kế hoạch Marketing độc đáo, ấn tượng nhất. Bên cạnh đó phòng còn nghiên cứu để đưa ra được những sản phẩm mới nhất, có sức cạnh tranh hơn các đối thủ cạnh tranh.
Phòng sản xuất do anh Nguyễn Ngọc Duy làm trưởng phòng, trong phòng có 9 nhân viên. Nhiệm vụ chính của phòng là quản lí và tiến hành thực hiện, hoàn chỉnh các sản phẩm để giao nộp cho khách hàng. Phòng này chịu trách nhiệm hoàn thành sản phẩm cuối cùng của khách hàng.
Bên cạnh đó doanh nghiệp còn có đội ngũ cộng tác viên báo chí, cộng tác viên truyền hình giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc đưa thông tin về doanh nghiệp lên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhờ đó doanh nghiệp có thể tiếp cận được với khách hàng cũng như công chúng mục tiêu của mình.
Các chuyên gia nước ngoài giúp doanh nghiệp trong việc tư vấn, trao đổi kinh nghiệm và phương pháp thực hiện sao cho có hiệu quả nhất, ít tốn chi phí nhất. Các chuyên gia nước ngoài họ có kinh nghiệm thực tế, được đào tạo chính qui nên họ giúp doanh nghiệp được rất nhiều trong mọi công việc từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn tất.
Các cộng tác viên trong nước kinh nghiệm họ có ít kinh nghiệm, chưa được đào tạo cẩn thận, nhưng họ lại có lòng say mê nhiệt tình với công việc, tinh thần trách nhiệm cao nên họ cũng đóng góp không nhỏ vào thành công của doanh nghiệp.
1.3.2 Tình hình nhân sự của doanh nghiệp
Nam
Nữ
Tổng
Số lượng (Người)
18
12
30
Tỉ lệ ( % )
60
40
100
( Nguồn: Phòng tổ chức của doanh nghiệp )
-Nhân sự: toàn doanh nghiệp có tổng số 30 nhân viên trong đó:
+ Nam có 18 người chiếm 60% trong tổng số nhân viên của toàn doanh nghiệp
+ Nữ có 12 người chiếm 40% trong tổng số nhân viên của toàn doanh nghiệp
Trình độ
Số lượng
Nam
Nữ
Tốt nghiệp nghiên cứu sinh nước ngoài
2
Tốt nghiệp cao học trong nước
2
2
Tốt nghiệp đại học trong nước
8
6
Tốt nghiệp hệ tại chức và cao đẳng
6
4
Tổng số
18
12
( Nguồn: Phòng tổ chức của doanh nghiệp )
Trong tổng số nhân viên của doanh nghiệp có 2 người tốt nghiệp nghiên cứu sinh ở nước ngoài, 4 người tốt nghiệp cao học, 12 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành Marketing và quảng cáo, 2 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán. Số còn lại tốt nghiệp hệ tại chức, cao đẳng ở một số ngành có liên quan.
Đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp đa số là những người trẻ tuổi, năng động, nhiệt tình trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao nên mọi công việc đều được họ làm một cách nhanh chóng và chính xác. Mặt khác, đội ngũ nhân viên lại có nhiều nam và hầu như là chưa lập gia đình nên họ có nhiều điều kiện để làm việc và cống hiến cho doanh nghiệp.
1.3.3 Tài chính
Đơn vị tính: đồng
Năm
2004
2005
2006
Doanh thu (đồng )
8.600.930.315
9.511.610.355
10.576.785.945
Tỉ lệ ( % )
100
110.59
122.97
( Nguồn: Phòng kế toán của doanh nghiệp )
Năm 2006 tổng doanh thu của doanh nghiệp là 10.576.785.945 đồng tăng 1.065.175.585 đồng tương ứng với mức tăng trưởng là 11,19% so với năm 2005. Và tăng 1.975.855.625 đồng tương ứng với mức tăng trưởng là 22,97% so với năm 2004.
Năm 2005 tổng doanh thu của doanh nghiệp là 9.511.610.355 đồng tăng 910.680.040 đồng tương ứng với mức tăng trưởng là 10,59%.
Tính đến cuối năm 2006 nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 5.986.789.535 đồng và doanh nghiệp phải vay lãi của ngân hàng là 570.000.000 đồng, hàng năm phải trả lãi cho ngân hàng là 68.400.000 đồng.
Số tiền lương những năm gần đây doanh nghiệp phải trả cho nhân viên là:
Đơn vị tính: đồng
2004
2005
2006
Ban điều hành
204,563,235
215,268,123
220,689,567
Các phòng ban khác
968,125,235
980,268,129
995,658,236
Cộng tác viên
305,129,689
320,689,375
335,896,258
Tổng
1,477,818,159
1,516,225,627
1,552,244,061
( Nguồn: Phòng kế toán của doanh nghiệp )
Tổng số tiền thưởng của doanh nghiệp năm 2004, 2005, 2006 có mức tương ứng là 708.565.000 đồng, 862.236.000 đồng, 958.365.000 đồng. Bên canh đó hàng năm doanh nghiệp còn đóng góp vào ngân sách của nhà nước với mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 497.565.135 đồng và 257.656.000 đồng các loại thuế khác.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam, nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi đồng tiền khác của doanh nghiệp dựa vào tỉ giá hối đoái do ngân hàng Nhà nước Việt Nam qui định tại thời điểm chuyển đổi.
Một vấn đề làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn đó là các khách hàng còn nợ lại nhiều, họ không thanh toán ngay cho doanh nghiệp sau khi mỗi hợp đồng được thực hiện xong. Do vậy doanh nghiệp không có nhiều vốn để quay vòng, doanh nghiệp mất nhiều cơ hội trong kinh doanh. Khách hàng khi kí hợp đồng chỉ thanh toán trước cho doanh nghiệp 50% tổng giá trị hợp đồng cho doanh nghiệp số còn lại khách hàng sẽ thanh toán cho doanh nghiệp sau 2 tháng khi hợp đồng được thực hiện xong.
II: Tình hình hoạt động sản xuất kin doanh của doanh nghiệp
2.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp:
Nhiệm vụ cơ bản của người làm Marketing là sáng tạo ra các sản phẩm và dịch vụ để cung cấp cho khách hàng của mình. Tuy nhiên, công việc đó có thành công hay không lại chiu sự sự ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố và lực lượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như:
2.1.1. Môi trường Marketing vi mô
*Các yếu tố bên trong doanh nghiệp:
Sự tiếp cận thị trường chưa tốt: Doanh nghiệp chưa có những chiến lược, hành động tiếp xúc với khách hàng hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Hay nói cách khác kế hoạch truyền thông của doanh nghiệp với khách hàng còn kém, hiện nay trong ngành quảng cáo và truyền thông thương hiệu Smart Campaign còn chưa được nhiều người biết đến.
*Những người cung ứng:
Những người cung ứng là các doanh nghiệp và các cá nhân đảm bảo cung ứng các yếu tố cần thiết cho doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh của của doanh nghiệp để có thể sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ nhất định. Những người cung ứng của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp là: những người cung ứng về nguyên vật liệu, về phương tiện truyền hình, báo chí, đài phát thanh, về địa điểm tổ chức sự kiện,… Bất kì một sự biến đổi nào từ phía người cung ứng, sớm hay muộn, trực tiếp hay gián tiếp cũng sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Nhà quản lí của doanh nghiệp phải luôn luôn có đầy đủ các thông tin chính xác về tình trạng số lượng, chất lượng, giá cả... hiện tại và tương lai của các yếu tố nguồn lực cho sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Thậm chí còn phải quan tâm đến thái độ của các nhà cung cấp đối với doanh nghiệp mình và các đối thủ cạnh tranh. Nguồn lực khan hiếm, giá cả tăng có thể làm xấu đi cơ hội thị trường cho việc kinh doanh những hàng hóa dịch vụ nhất định, tồi hơn có thể làm cho doanh nghiệp phải ngừng hoạt động.
Hiện nay, doanh nghiệp kinh doanh ngành quảng cáo ngày một nhiều, số lượng đài truyền hình, báo chí… thì có hạn, doanh nghiệp nào cũng muốn được quảng cáo ở những đài truyền hình và báo chí có số lượng khán giả, độc giả là lớn, do vậy đã khiến cho các doanh nghiệp quảng cáo phải cạnh tranh trong việc thuê phương tiện truyền thông là rất lớn. Doanh nghiệp phải xem xét thái độ của các chủ phương tiện này đối với doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh như thế nào để có chiến lược hoạt đông cho phù hợp.
*Khách hàng:
Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng tạo nên thị trường, qui mô khách hàng tạo nên qui mô thị trường. Khách hàng sẽ bao hàm nhu cầu và nhu cầu bản thân nó lại thường xuyên thay đổi. Nhu cầu và sự biến đổi của nhu cầu lại chịu sự chi phối của nhiều yếu tố. Vì vậy doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi khách hàng và tiên liệu những nhu cầu của họ để có những thay đổi phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Doanh nghiệp phải nhờ vào những mối quan hệ tốt với khách hàng cũ để có thể kí được những hợp đồng mới.
Một doanh nghiệp khi kinh doanh mà không có khách hàng thì cũng đồng nghĩa với việc không có doanh thu, không có doanh thu thì doanh nghiệp không có gì để chi trả lương cho công nhân viên và các chi phí khác của doanh nghiệp và khi đó doanh nghiệp phải đóng cửa là điều không thể tránh khỏi. Doanh nghiệp phải luôn luôn tạo ấn tượng tốt với khách hàng hiện tại và ra sức tìm kiếm khách hàng tương lai để duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp.
*Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay trên thị trường Việt Nam ngành quảng cáo và truyền thông phát triển rất mạnh mẽ và đang là cơ hội cho những doanh nghiệp quảng cáo và truyền thông trong và ngoài nước. Tính đến đầu năm 2006 cả nước ta đã có trên 3000 doanh nghiệp lớn, nhỏ và một số cửa hàng kinh doanh bảng biển quảng cáo, trong khi đó những năm cuối của thế kỉ qua chỉ có hơn 500 doanh nghiệp. Vậy trong vòng 10 năm số lượng các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành đã tăng xấp xỉ 2500 doanh nghiệp và cửa hàng tương đương với múc tăng trưởng là 500%. Trong số các doanh nghiệp vừa và nhỏ tính đến hiện tại chưa có doanh nghiệp nào là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài mà đó chỉ là doanh nghiệp liên doanh hoặc văn phòng đại diện của các doanh nghiệp nước ngoài. Trong số đó chỉ có trên 100 công ty thực sự là công ty quảng cáo, trên 50 công ty và văn phòng đại diện nước ngoài số còn lại chủ yếu là các công ty in ấn và làm bảng biển. Khi ngành quảng cáo mới xâm nhập vào thị trường Việt Nam chỉ có trên 30 công ty. Khi mới xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 90 của thế kỉ 20 các công ty quảng cáo chỉ làm những công việc nhỏ lẻ, đơn giản và thô sơ. Các sản phẩm còn trong thời kì sơ khai nên rất đơn giản, không có sự cầu kì tỉ mỉ và chưa có sự nghiên cứu thị trường của khách hàng một cách căn kẽ và chính xác. Nhưng tính đến nay các công ty quảng cáo của nước ta đã có thể làm tất cả các công đoạn của một chương trình quảng cáo, các sản phẩm hoàn thành đẹp, công phu và có sự nghiên cứu thị trường một cách tỉ mỉ và sâu sắc.
Còn một tình trạng đang tồn tại là hầu hết các quảng cáo của các doanh nghiệp lớn đều được làm tại nước ngoài và sau đó đem về Việt Nam để phát sóng hoặc đăng báo. Các doanh nghiệp Việt Nam hầu như chỉ được làm một số công đoạn cuối của một chương trình quảng cáo và truyền thông nên doanh số thu được là rất ít. Các doanh nghiệp nước ngoài chiếm đa số các khâu quan trọng của quá trình truyền thông mà chi phí của chương trình quảng cáo, marketing lại nằm ở phần này do vậy phần lớn doanh thu của một dự án quảng cáo truyền thông đều nằm ở các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam thu được là không đáng kể.
Việt Nam hiện nay ngành quảng cáo và truyền thông đang trên đà phát triển rất mạnh mẽ và nó cũng không nằm ngoài qui luật tự nhiên, đây đang là “con mồi béo bở” cho các nhà tư bản nước ngoài. Cũng giống như các loại hàng hoá khác khi những nhà cung cấp trên thị trường là quá nhiều thì người tiêu dùng sẽ phải chọn những hàng hoá gọi là “của độc” có nghĩa là các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp phải thoả mãn nhu cầu của khách hàng một cách tối ưu hơn đối thủ cạnh tranh của mình. Muốn kinh doanh được thì doanh nghiệp phải có những sản phảm mang tính sáng tạo, độc đáo không giống với những gì đối thủ của mình làm.
Trong giai đoạn tới khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO sẽ có nhiều thay đổi trong kinh doanh nói ch