s VIB được thành lập dưới hình thức một công ty cổ phần nên có:
- Tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Tên đầy đủ là Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam.
Ngân hàng được khai trương hoạt động vào ngày 18/09/1996 với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng Việt Nam và thời gian hoạt động là 99 năm. Sau hơn mười năm hoạt động cho đến 25/12/2007 thì vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng lên 2000 tỷ đồng và tổng tài sản đã đạt trên 35000 tỷ đồng.
Cổ đông sáng lập của VIB bao gồm các cá nhân, doanh nhân thành đạt tại Việt Nam và trên trường quốc tế cùng với hai hệ thống ngân hàng lớn là Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCB) và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank).
Chi nhánh Thanh Xuân được thành lập vào tháng 7/2005 có trụ sở tại 183 Trường Chinh. Chi nhánh Thanh Xuân có phòng giao dịch trực thuộc là PGD Chợ Mơ. Phòng giao dịch Chợ Mơ được mở theo quyết định mở số 420/2008/QĐ- HĐQT ngày 19/2/2008 của Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại quốc tế và chính thức đi vào hoạt động ngày 16/04/2008. Quyết định mở PGD nằm trong chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng, hoạt động trên địa bàn tiềm năng của ngân hàng với trụ sở đặt tại số 496 Bạch Mai-quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.Với đặc điểm địa bàn tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, các cá nhân buôn bán nên luôn có nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên cùng tại khu vực này cũng có khá nhiều ngân hàng cùng hoạt động như Sacombank, Agribank, ngân hàng Phương Nam, ngân hàng Đại Dương do đó có sự cạnh tranh rất gay gắt, thị phần bị san sẻ nhiều tuy nhiên chi nhánh luôn tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, cung cấp đa dạng các dịch vụ nhằm giữ các khách hàng trung thành đồng thời thu hút, lôi kéo các khách hàng tiềm năng đến với chi nhánh. Tuy tuổi đời còn non trẻ nhưng VIB Thanh Xuân luôn vươn lên để khẳng định chính mình.Cơ sở vật chất của chi nhánh được trang bị hiện đại, đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ nhưng rất tận tụy với nghề với số lượng 25 người có trình độ đại học và trên đại học. Bên cạnh đó PGD được tách ra từ chi nhánh Thanh Xuân (PGD nằm trên địa điểm cũ của chi nhánh Thanh Xuân) nên PGD vẫn giữ chân được những khách hàng cũ đồng thời thu hút được thêm nhiều khách hàng mới. Định hướng phát triển của chi nhánh là tập trung vào khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân những hộ buôn bán nhỏ lẻ tại địa bàn hoạt động, do xác định được rõ đối tượng mà mình phục vụ nên Chi nhánh cũng như PGD luôn đưa ra những phương châm phục vụ cho phù hợp.
14 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN QUỐC TẾ
Lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của ngân hàng:
Lịch sử hình thành và phát triển:
s VIB được thành lập dưới hình thức một công ty cổ phần nên có:
Tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tên đầy đủ là Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam.
Ngân hàng được khai trương hoạt động vào ngày 18/09/1996 với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng Việt Nam và thời gian hoạt động là 99 năm. Sau hơn mười năm hoạt động cho đến 25/12/2007 thì vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng lên 2000 tỷ đồng và tổng tài sản đã đạt trên 35000 tỷ đồng.
Cổ đông sáng lập của VIB bao gồm các cá nhân, doanh nhân thành đạt tại Việt Nam và trên trường quốc tế cùng với hai hệ thống ngân hàng lớn là Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCB) và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank).
Chi nhánh Thanh Xuân được thành lập vào tháng 7/2005 có trụ sở tại 183 Trường Chinh. Chi nhánh Thanh Xuân có phòng giao dịch trực thuộc là PGD Chợ Mơ. Phòng giao dịch Chợ Mơ được mở theo quyết định mở số 420/2008/QĐ- HĐQT ngày 19/2/2008 của Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại quốc tế và chính thức đi vào hoạt động ngày 16/04/2008. Quyết định mở PGD nằm trong chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng, hoạt động trên địa bàn tiềm năng của ngân hàng với trụ sở đặt tại số 496 Bạch Mai-quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.Với đặc điểm địa bàn tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, các cá nhân buôn bán…nên luôn có nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên cùng tại khu vực này cũng có khá nhiều ngân hàng cùng hoạt động như Sacombank, Agribank, ngân hàng Phương Nam, ngân hàng Đại Dương do đó có sự cạnh tranh rất gay gắt, thị phần bị san sẻ nhiều tuy nhiên chi nhánh luôn tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, cung cấp đa dạng các dịch vụ nhằm giữ các khách hàng trung thành đồng thời thu hút, lôi kéo các khách hàng tiềm năng đến với chi nhánh. Tuy tuổi đời còn non trẻ nhưng VIB Thanh Xuân luôn vươn lên để khẳng định chính mình.Cơ sở vật chất của chi nhánh được trang bị hiện đại, đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ nhưng rất tận tụy với nghề với số lượng 25 người có trình độ đại học và trên đại học. Bên cạnh đó PGD được tách ra từ chi nhánh Thanh Xuân (PGD nằm trên địa điểm cũ của chi nhánh Thanh Xuân) nên PGD vẫn giữ chân được những khách hàng cũ đồng thời thu hút được thêm nhiều khách hàng mới. Định hướng phát triển của chi nhánh là tập trung vào khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân những hộ buôn bán nhỏ lẻ tại địa bàn hoạt động, do xác định được rõ đối tượng mà mình phục vụ nên Chi nhánh cũng như PGD luôn đưa ra những phương châm phục vụ cho phù hợp.
Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh:
Chi nhánh Thanh Xuân có PGD trực thuộc là PGD Chợ Mơ, sơ đồ cơ cấu tổ chức như sau:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Thanh Xuân
Giám đốc chi nhánh
Phòng
Kinh doanh
Phòng Dịch vụ
khách hàng
Khách hàng doanh nghiệp
Khách hàng cá nhân
Giao dịch
tín dụng
Phòng
Giao dịch
chợ Mơ
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng:
Chi nhánh có 25 nhân viên, đứng đầu là Giám đốc chi nhánh- Nguyễn Anh Thơ là người có thẩm quyền cao nhất ra các quyết định về điều hành kinh doanh của chi nhánh, phòng giao dịch đứng đầu là trưởng phòng - Thái Thị Quỳnh Trang.Chi nhánh Thanh Xuân gồm hai phòng chính là phòng kinh doanh và phòng dịch vụ khách hàng.
1.1.3.1. Phòng kinh doanh:
Gồm bộ phận: tín dụng cá nhân, tín dụng doanh nghiệp và Giao dịch tín dụng.
* Tín dụng cá nhân có các trách nhiệm chính như sau:
Chuyên môn hóa theo sản phẩm: tín dụng cá nhân phải có hiểu biết sâu rộng về nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng cá nhân khác nhau để có cơ sở quản lý rủi ro thuộc phạm vi danh mục sản phẩm mà họ phụ trách được tốt hơn cũng như không bỏ qua các cơ hội thúc đẩy doanh số bán hàng.
Phát triển kênh phân phối:
- Phát triển mối quan hệ với các đối tác phân phối hàng hóa dịch vụ tiêu dùng (bảo hiểm, chứng khoán, các siêu thị…) để tránh tình trạng các khách hàng này bị các đối thủ cạnh tranh lôi kéo.
- Thường xuyên đến thăm đối tác có tiềm năng để kịp thời nắm bắt được nhu cầu hợp tác của họ và xúc tiến liên kết với ngân hàng.
Phát triển cơ sở khách hàng tiềm năng:
- Tổ chức thu nhập, mua hoặc hợp tác chia sẻ danh sách khách hàng tiềm năng để phân đoạn chào bán phù hợp với từng sản phẩm dịch vụ khách hàng cá nhân.
- Tổ chức bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng cá nhân trong các khách hàng doanh nghiệp và định chế của ngân hàng.
Lập kế hoạch khai thác khách hàng:
- Kế hoạch khai thác khách hàng theo từng khu vực, địa bàn chi nhánh được phân công trên cơ sở chỉ tiêu định hướng của Trưởng phòng.
- Kế hoạch khai thác khách hàng chi tiết cụ thể đến số khách hàng và doanh số ước cho từng sản phẩm.
Đề xuất:
- Áp dụng cách KHCN nhìn nhận giá trị của các sản phẩm/ dịch vụ mà ngân hàng cung cấp (bộ phận Marketing có trách nhiệm tìm hiểu và cung cấp nhận thức của KHCN cho các chuyên viên bán hàng).
- Kiến nghị về giá cho từng loại sản phẩm dịch vụ sau khi đã cân nhắc giữa rủi ro và lợi nhuận.
- Đảm bảo khi gặp gỡ khách hàng, đối tác, các chuyên viên bán hàng làm việc theo đúng tiêu chuẩn đề cao tính chuyên nghiệp của ngân hàng.
Hướng dẫn hồ sơ và thẩm định khách hàng:
Thực hiện hướng dẫn khách hàng hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định khách hàng theo quy định và hướng dẫn của VIB theo các thức chuyên nghiệp, khách quan, trung thực và đảm bảo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
Kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng.
Ghi nhật ký công việc hàng ngày.
Phát triển cá nhân
Tuân thủ:
- Luôn đảm bảo các hoạt động kinh doanh hoàn toàn tuân thủ các quy định của luật, NHNN và các cơ quan pháp luật khác.
- Luôn đảm bảo các hoạt động kinh doanh hoàn toàn tuân thủ các quy tắc hành vi ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của ngân hàng.
Chỉ tiêu công việc được giao:
Về tài chính:
Doanh thu
Tăng trưởng dư nợ
Ngân sách dành cho chi phí bán hàng.
Về phi tài chính;
Số lượng khách hàng mới ( đối với cho vay tiêu dung)
Chất lượng tín dụng
Tuân thủ
Bán chéo.
* Tín dụng doanh nghiệp: các trách nhiệm chính cũng tương tự như tín dụng cá nhân tuy nhiên đối tượng khách hàng của họ là các doanh nghiệp.
* Giao dịch tín dụng có các trách nhiệm chính như sau:
Kiểm tra điều kiện vay vốn của khách hàng trên báo cáo thẩm định của tín dụng.
Thông báo cho khách hàng khoản vay đã được chấp nhận, từ chối.
Đảm bảo về điều kiện cũng như các thủ tục để hoàn tất hợp đồng vay.
Hoàn thiện hợp đồng đảm bảo tiền vay
Lưu trữ hồ sơ đảm bảo tiền vay
Định giá tài sản
Giám sát ngày đáo hạn của hợp đồng bảo hiểm, bảo lãnh và các giấy tờ khác.
Giám sát việc xuất trình đúng hạn các tài liệu của người vay theo cam kết
Tính điểm mức độ tín nhiệm của khách hàng.
Theo dõi, xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng vay.
Xử lý khoản vay
Giám sát và báo cáo kịp thời các khoản vay đã được phê duyệt nhưng chưa rút vốn.
Giám sát các điều kiện, điều khoản vay trong hợp đồng vay.
Lưu giữ hồ sơ tín dụng, báo cáo thống kê và đầu mối văn thư của khối.
Ghi nhật ký công việc hàng ngày
Cải thiện quy trình
Tuân thủ tuyệt đối các quy định chính sách của nhà nước và VIB
Vấn đề khác: do trưởng phòng giao.
Chỉ tiêu công việc được giao:
Thời gian xử lý công việc
Mức độ chính xác trong lập hồ sơ hợp đồng
Giám sát khoản vay
Mức độ hài lòng của khách hàng sau khi phê duyệt.
1.1.3.2 Phòng dịch vụ khách hàng:
Phòng dịch vụ khách hàng gồm 10 người, hoạt động chính của phòng dịch vụ khách hàng là:
Nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.
Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước
Các hoạt động liên quan đến thẻ ATM
Kiều hối
Các hoạt động khác
Khái quát tình hình hoạt động của Chi nhánh Thanh Xuân:
Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, năm 2007 là năm chứng kiến nhiều biến động của nền tài chính tiền tệ thế giới. Suy thoái của thị trường bất động sản kéo theo khủng hoảng tín dụng tại Mỹ nhanh chóng lan ra nhiều nước trong khu vực, những rối loạn chao đảo trên thị trường chứng khoán làm cho giá vàng và giá dầu thô tăng và biến động liên tục. Tuy bối cảnh tình hình kinh tế xã hội trong nước và quốc tế có nhiều biến động phức tạp nhưng nhìn chung kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng và có những bước chuyển biến tích cực. Tăng trưởng của Việt Nam vẫn đứng thứ 3 Châu Á, thu nhập quốc dân tính bình quân đầu người đạt 835 trên đà đi lên, quy mô hóa thị trường chứng khoán tập trung đạt trên 43% so với GDP. Năm 2007 cũng đánh dấu một năm nữa khối ngân hàng thương mại cổ phần tăng trưởng ngoạn mục, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên gay gắt hơn. Nhiều ngân hàng đã xây dựng được hệ thống mạng lưới chi nhánh, công nghệ, dịch vụ có nhiều tiến bộ nên kết quả hoạt động kinh doanh của khối ngân hàng đã có bước tăng trưởng mạnh so với các năm trước
Với phương châm hoạt động kinh doanh là”Luôn gia tăng giá trị cho bạn”, hệ thống ngân hàng quốc tế nói chung và Chi nhánh Thanh Xuân nói riêng đã xây dựng, hoạt động dựa trên chất lượng dịch vụ tiêu chuẩn cao nhất, hoạt động an toàn và bền vững để không ngừng mang lại lợi ích gia tăng cho khách hàng, đối tác, cán bộ nhân viên trong hệ thống. Chi nhánh đã không ngừng tăng cường đầu tư công nghệ cũng như đội ngũ nhân viên nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, làm hài lòng khách hàng ở mức cao nhất.
Tình hình huy động vốn của Chi nhánh:
Trong vài năm gần đây tuy điều kiện huy động vốn có nhiều yếu tố không thuận lợi như tỷ lệ lạm phát ở mức cao hơn 12% gây nhiều tâm lý không muốn gửi tiền vào ngân hàng của dân cư cộng với năm qua ngân hàng nhà nước quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của hệ thống ngân hàng thương mại từ 5% lên 10% do đó kéo theo chi phí huy động vốn của ngân hàng tăng lên. Bên cạnh đó thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, thị trường vàng ngày càng phát triển thu hút một lượng vốn đáng kể đổ vào làm giảm lượng tiền huy động của các ngân hàng xuống. Nhiều ngân hàng khát VNĐ do đó phải đi vay trong hệ thống liên ngân hàng với lãi suất rất cao, có những dịp cao điểm như Tết nguyên đán thì lãi suất cho vay liên ngân hàng đã có lúc vượt qua con số 30%/năm, tuy vậy những ngân hàng thiếu nguồn bắt buộc phải đi vay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên với nhiều hình thức huy động vốn đa dạng nên hoạt động huy động vốn của Chi nhánh vẫn tăng trưởng ở mức độ ổn định.
Biểu đồ 1: Tăng trưởng vốn lưu động
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2005-2007 của Chi nhánh)
Nguồn huy động vốn của Chi nhánh năm 2007 đạt 294.376 tỷ đồng tăng 30.1% so với năm 2006 và tăng 70% so với năm 2005, đây là một sự tăng trưởng đáng kể. Trong đó nguồn mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế năm 2007 đạt 45.663 tỷ đồng tăng 133.5% so với năm 2006 và tăng 215% so với năm 2005, điều này cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng ngày càng được mở rộng cùng với xu hướng phát triển của xã hội ngân hàng đã tập trung hướng huy động của mình tới các doanh nghiệp ngày càng gần hơn.
Tình hình huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế:
Qua biểu đồ dưới ta thấy nguồn vốn huy động từ cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được.Trong năm 2007 ngân hàng huy động từ tiền gửi của cá nhân là 240.225 tỷ đồng tăng 55% so với năm 2006 và tăng 72% so với năm 2005. Số liệu cho thấy lượng vốn ngân hàng huy động được vẫn tăng trưởng ổn định. Tỷ trọng huy động từ cá nhân vẫn lớn song nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế đã được cải thiện và ngày càng được chú trọng,
Biểu đồ 1: Tăng huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2005-2007 của Chi nhánh)
Tỷ trọng huy động vốn theo kỳ hạn:
Bên cạnh huy động vốn theo đối tượng huy động thì ngân hàng còn chia lượng vốn huy động theo thời hạn huy động thành tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn.
Bảng 1: Tỷ trọng huy động vốn theo kỳ hạn
ĐVT: Tỷ đồng
Năm
Hình thức
2005
2006
2007
Huy động
Tỷ trọng (%)
Huy động
Tỷ trọng (%)
Huy động
Tỷ trọng (%)
Có kì hạn
165.047
95.31%
200.596
88.65%
260.775
88.58%
Không kì hạn
8.115
4.69%
25.675
11.35%
33.601
11.42%
Tổng
173.162
100%
226.269
100%
294.376
100%
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2005-2007 của Chi nhánh)
Tiền gửi có kỳ hạn ngân hàng huy động được năm 2007 là 260.775 tỷ đồng trong đó huy động từ cá nhân chiếm 97.7% còn lại là huy động từ các tổ chức kinh tế. Lượng tiền này tăng 30% năm so với năm 2006 và tăng 58% so với năm 2005. Điều này cho thấy ngân hàng đã chú trọng vào việc đưa ra nhiều hình thức huy động nhằm thu được các khoản tiền với kỳ hạn nhất định. Điều này cho phép ngân hàng dự đoán tính thanh khoản chính xác hơn hạn chế rủi ro thanh khoản và giảm thiểu chi phí huy động vốn khi phải dự trữ quá nhiều mà không cần thiết
Tỷ trọng tăng trưởng tổng dư nợ:
Biểu đồ 3: Tăng trưởng tổng dư nợ
ĐVT: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2005-2007 của Chi nhánh)
Nguồn vốn của chi nhánh trong thời gian qua được phân bổ hợp lý, phù hợp với cơ cấu huy động vốn, luôn đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, nguồn huy động ngắn hạn phục vụ cho vay trung và dài hạn được sử dụng hợp lý. Là một chi nhánh nên không sử dụng vốn để đầu tư chứng khoán và mua trái phiếu chính phủ, không tham gia đầu tư liên doanh liên kết.Nguồn vốn chi nhánh được hội sở cấp chủ yếu được sử dụng cho hoạt động tín dụng do đó tính đến thời điểm 31/12/2007 dư nợ tín dụng của chi nhánh đã đạt được là 204.125 tỷ đồng chiếm 68.2% lượng vốn chi nhánh huy động được và tăng 18.4% so với năm 2006 và tăng 44.9% so với năm 2005.
Hiệu quả hoạt động của kinh doanh của chi nhánh:
Trong thời gian qua chi nhánh đã thực hiện tốt các quy định về an toàn trong hoạt động. Khả năng chi trả của chi nhánh luôn lớn hơn 1 do nguồn vốn luôn được hội sở điều chuyển. Tỷ lệ an toàn vốn đáp ứng yêu cầu của ngân hàng nhà nước quy định luôn lớn hơn 8%. Hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh tăng trưởng ở mức cao.
Bảng 2: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
ĐVT: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tổng thu nhập
17.695
24.732
28.538
Tổng chi phí
15.521
21.701
24.442
Lợi nhuận sau thuế
1.699
2.368
3.200
ROA
1.01%
1.2%
1.24%
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2005-2007 của Chi nhánh)
Mức lợi nhuận tăng trưởng những năm qua là một trong những nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho việc củng cố từng bước tiềm lực tài chính của chi nhánh nói riêng và của hệ thống ngân hàng Quốc tế nói chung. Lợi nhuận sau thuế năm 2007 của chi nhánh đạt 3.200 tỷ đồng tăng 35.1% so với năm 2006 và tăng 88.3% so với năm 2005, điều này cho thấy hoạt động của chi nhánh ngày càng hiệu quả với khả năng tăng trưởng đều đặn, thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó thu nhập từ lãi chiếm 94% tổng thu nhập của chi nhánh.Thu nhập từ các dịch vụ khác cũng ngày càng tăng, thu nhập ngoài lãi năm 2007 là 1.100 tỷ đồng tăng 54% so với năm 2006 và tăng 150% so với năm 2005. Từ số liệu thực tế càng khẳng định chi nhánh đã biết đa dạng các hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu hội nhập trong nền kinh tế.Bên cạnh từ doanh thu từ hoạt động tín dụng truyền thống thì ngày nay chi nhánh phát triển mạnh các dịch vụ khác như dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ tư vấn… và đang từng bước mở rộng, nâng cao chất lượng của các dịch vụ này.