Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh là một vùng đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạng qua các thời kỳ kháng chiến giành độc lập dân tộc.Sau 30 năm đất nước thống nhất, với những chính sách, đường lối đổi mới của Đảng cùng với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân lao động, Quận 10 đã có những bước tiến vững chắc đi lên trong sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ tổ quốc.
30 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại phòng kinh tế thuộc UBND quận 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp
Hoạt động quản lý nhà nước đối với
các doanh nghiệp ngồi quốc doanh tại
phịng kinh tế thuộc UBND quận 10
www.HanhChinhVN.com
Trang 1
LỜI NÓI ĐẦU
Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh là một vùng đất giàu truyền thống đấu tranh
cách mạng qua các thời kỳ kháng chiến giành độc lập dân tộc.Sau 30 năm đất nước
thống nhất, với những chính sách, đường lối đổi mới của Đảng cùng với sự nỗ lực
phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân lao động, Quận 10 đã
có những bước tiến vững chắc đi lên trong sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ tổ quốc.
Với đường lối đổi mới kinh tế theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, vận hành theo cơ chế thị trường ,định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo được sự
đồng tình ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân, tạo môi trường chính trị- kinh tế- xã hội
thuận lợi, khuyến khích được các nguồn lực trong nhân dân tham gia phát triển kinh
tế. Do vậy các thành phần kinh tế trên địa bàn được khuyến khích phát triển nhanh
cả về số lượng lẫn chất lượng trên mọi lĩnh vực hoạt động, khai thác tốt các nguồn
lực trong nhân dân, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng nguồn thu cho ngân
sách nhà nước vừa tích cực góp phần giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao đời
sống của nhân dân.
Hiện nay trên địa bàn Quận 10 tập trung một số lượng khá lớn các doanh
nghiệp.Đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh , đến thời điểm những tháng
đầu năm 2005 theo thống toàn quận có khoảng 9959 các doanh ngiệp ngoài quốc
doanh ( công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã, hộ cá
thể ). Do đó công tác quản lý nhà nước đối với các đối tượng này luôn được chính
quyền và Đảng bộ Quận 10 đặc biệt quan tâm.
Thực hiện chương trình thực tập cuối khoá sinh viên đã chọn đề tài “Hoạt động quản
lý nhà nước đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại phòng kinh tế thuộc
UBND Quận 10 “ qua đề tài chúng ta sẽ có được một cái nhìn tổng quan về thực tiễn
công tác quản lý này .Song do thời gian thực hiện đề tài có hạn, nên người viết sẽ
không thể tránh được những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô
cũng như của phòng kinh tế để báo cáo thực tập này có giá trị cao hơn.
PHẦN THỨ NHẤT
www.HanhChinhVN.com
Trang 2
BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
-Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức thực tiễn trong hoạt động quản lý hành
chính nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia đã tổ chức đợt thực tập cho sinh viên
khoá 2 lớp cử nhân hành chính hệ chính quy trong thời gian 1 tháng từ 18/04/2005
đến 20/5/2005 tại các cơ quan hành chính nhà nước .Theo kế hoạch và sự hướng dẫn
của Học viện bản thân sinh viên đã tự liên hệ thực tập tại phòng kinh tế thuộc
UBND Quận 10. Trong một thời gian 1 tháng tại phòng kinh tế quận 10 những công
việc đã được sinh viên thực hiện như sau:
- Xác định chuyên đề thực tập về “ Công tác quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh tại Quận 10, Thành phồ Hồ Chí Minh.”
- Phương pháp thực tập : Quan sát trực tiếp, tìm hiểu một số văn bản pháp
luật, các văn bản của phòng, của UBND Quận 10, đồng thời trao đổi với chuyên viên
của phòng Kinh tế về các vấn đề có liên quan.
- Kế hoạch thực tập cụ thể:
- Tuần thứ nhất: từ 18/04/2005 đến 25/04/2005.
Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và
quy chế hoạt động của phòng kinh tế và công tác quản lý nhà
nước nói chung.
- Tuần thứ hai: từ 26/04/2005 đến 03/04/2005
Tham khảo các tài liệu, các báo cáo, đề án, số
liệu, công văn ……được lưu trữ tại phòng. Trao đổi với các
chuyên viên của phòng về các nghiệp vụ quản lý.
- Tuần thứ ba: từ 04/05/2005 đến 11/05/2005
Được sự cho phép của lãnh đạo phòng , sinh viên được tham gia
đoàn kiểm tra liên nghành về công tác hậu kiểm – kiểm tra sau đăng
kí kinh doanh một số hộ cá thể và doanh nghiệp trên địa bàn Quận 10.
- Tuần thứ tư : từ 12/05/2005 đến 20/05/2005.
Thực hiện công tác tổng hợp, phân tích xử lý số liệu, các thông tin đã
thu thập được.
Tiến hành viết báo cáo thực tập.
Bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo.
Xin ý kiến xác nhận đánh giá của lãnh đạo cơ quan về quá trình
thực tập và kết quả của đề tài.
www.HanhChinhVN.com
Trang 3
PHẦN THỨ HAI :
NỘI DUNG ĐỀ TÀI THỰC TẬP.
Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ KINH TẾ.
I\.Hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế.
Quản lý là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của xã hội.Một xu hướng của
nền kinh tế hiện đại là vai trò quản lý của nhà nước không ngừng tăng lên.
Như một tất yếu nhà nước quản lý tốt thì đất nước phát triển, phồn vinh.Nhà nước
quản lý tồi thì đất nước nghèo khổ.Trước những biến đổi nhanh chóng ở trong nước
và quốc tế, mỗi quốc gia điều phải tính toán để quản lý sao cho có hiệu quả, nhằm
tránh sự trả giá đắt cho phát triển kinh tế.Đối với các nước đang phát triển thì đây là
một vấn đề này có tầm quan trọng hàng đầu.
Hồ Chủ Tịch đã nói : “ Quản lý nhà nước cũng như quản lý doanh nghiệp.Phải có
lãi.Cái gì r a, cái gì vào, việc gì phải làm ngay việc gì chờ, hoãn hay bỏ, món gì đáng
tiêu, người nào đáng dùng .Tất cả mọi thứ đều phải tính toán cụ thể”.
Dù là một nhà nước xã hội chủ nghĩa, một nhà nước tư bản hay một bộ tộc trên đảo
đều phải đối phó với ba vấn đề cơ bản chung cho mọi nền kinh tế đó là:
- Nền sản xuất những hàng hoá gì và với số lượng bao nhiêu ? Những mặt hàng
và dịch vụ gì có thể thay thế nhau? Bao giờ thì sản xuất ?
- Hàng hoá cần được sản xuất như thế nào ? Nghĩa là do ai với những tài
nguyên nào, với hình thức công nghệ nào?
- Hàng hoá được sản xuất cho ai ? Ai được hưởng và được lời ?
Ba vấn đề nói trên đều phụ thuộc lẫn nhau.
Trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, có hai vấn đề cơ bản nổi lên
liên quan đến vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế:
- Xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân, và vì dân.
- Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vấn đề đặt ra là: Nhà nước ta với những đặc điểm của mình sẽ quản lý kinh tế ra sao
để mở đường cho kinh tế hành hoá phát triển theo định hướng XHCN , kinh tế quốc
doanh từng bước vươn lên đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần,
trong khi hệ thống quản lý mới còn đang trong quá trình hình thành.
Nói đến quản lý nhà nước về kinh tế là nói đến nhà nước thực hiện chức năng quản
lý kinh tế bằng pháp luật, bằng bộ máy nhà nước, bằng hệ thống các chính sách và
hệ thống các công cụ vĩ mô khác tác động vào các quan hệ kinh tế vĩ mô chứ không
làm thay, giải quyết, can thiệp vào những công việc thuộc quyền tự chủ của các đơn
vi kinh tế.
www.HanhChinhVN.com
Trang 4
Như vậy, quản lý nhà nước về kinh tế là quản lý kinh tế vĩ mô, nghĩa là quản lý toàn
bộ nền kinh tế quốc dân với tính cách là một hệ thống lớn và phức tạp do vô số các
phần tử nhỏ hơn với các cấp độ khác nhau hợp thành .Nhà nước tổ chức và quản lý
nền kinh tế quốc dân trên quy mô toàn xã hội, phân công , phân cấp cho các nghành
các cấp thực hiện chức năng đó.Các đơn vị kinh tế thực hiện chức năng quản lý vi
mô, được quyền tự chủ, giải quyết các vấn thuộc về nội bộ của mình , trực tiếp tiến
hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước không trực tiếp hoạt động kinh
doanh, nhưng không phải nhà nước không quản lý các đơn vị kinh tế theo chức năng
quản lý của mình.
II\. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
1.Khái niệm doanh nghiệp.
- Trên giác độ pháp lý:
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế của công dân khi có đủ các dấu hiệu do luật
định.Các dấu hiệu đó là:
+ Mức độ tài sản, thường gọi là vốn pháp định.
+ Có tên gọi, có thương hiệu.
+ Doanh sở được công bố theo địa chỉ hoặc công bố các mã hiệu liên lạc.
+ Pháp nhân đại diện được công nhận về mặt pháp lý.
- Trên giác độ thương trường :
Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất và trao đổi hàng hoá, dịch vụ có bản hiệu và có
người đại diện sản xuất kinh doanh, được gọi là doanh nhân.
2.Vai trò và chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các
doanh nghiệp phải giải quyết hàng loạt các vấ n đề, trong đó có những vấn đề mà
từng doanh nghiệp không đủ khả năng giải quyết. Chẳng hạn như sự rủi ro, phá sản
đối với các doanh nghiệp không năng động, kém thích nghi với thị trường, khôn gcó
hiệu quả là khó tránh khỏi.hoặc do sự chi phối của thị trường, do chạy theo lợi nhuận
đơn thuần, tình trạng kinh doanh tự phát, bị động đối phó với diễn biến muôn màu
muôn vẻ trên thị trường, đi chệch hướng của Đảng và nhà nước, vi phạm pháp luật
đối với lợi ích cục bộ của doanh nghiệp, với lợi ích của nhà nước… là điều thường xảy
ra.
Do đó nhà nước bằng hoạt động của mình giúp các doanh nghiệp giải quyết các vấn
đề sản xuất kinh doanh ở tầm vĩ mô, tìm ra nhu cầu của họ mà đáp ứng.Tùy nhu cầu
đã được đặt ra có thể rất đa dạng, song suy cho cùng, đó là các vấn đề thuộc về ý
chí, trí thức, vốn liếng, phương hướng, diễn biến chính có liên quan đến kinh tế.
Ngoài ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp tham gia nhiều mối
quan hệ lợi ích. Các quan hệ này có khả năng dẫn đến xung đột mà chỉ có nhà nước
mới có khả năng xử lý đúng các xung đột đó.
www.HanhChinhVN.com
Trang 5
Trước tình hình đó sự quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là không thể thiếu
được.Sự quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhằm bảo đảm:
- Hoạt động của doanh nghiệp theo định hướng của kế hoạch nhànước
- Hạn chế hoạt động tự phát, cạnh tranh theo kiểu “ cá lớn nuốt cá bé”, hạn
chế rủi ro, sự phá sản hàng loạt các doanh nghiệp có thể gây mất ổn định kinh
tế – xã hội.
- Hoạt động đúng pháp luật thực hiện tốt những nhiệm vụ cơ bản, phát huy vai
trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
www.HanhChinhVN.com
Trang 6
CHƯƠNG II
TÌM HIỂU CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ BỘ MÁY PHÒNG
KINH TẾ QUẬN 10.
I\ Phòng kinh tế Quận 10
1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn.
a) Chức năng, nhiệm vụ.
-Căn cứ vào quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Kinh tế Q10 được UBND
Quận 10 ban hành ngày 27/01/2003, Phòng Kinh tế có chức năng-nhiệm vụ như sau:
1.Tham mưu cho UBND Quận xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sản
xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, điện lực, thương mại – dịch vụ trên cơ sở
quy hoạch tổng thể của Quận đã được cơ quan quản lý nhà nước cấp trên phê duyệt,
đồng thời tham mưu cho UBND Quận chỉ đạo và quản lý việc thực hiện quy hoạch,
kế hoạch đã được UBND Thành phố phê duyệt.
2.Tham mưu cho UBND Quận cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các Nghị quyết
HĐND Quận, các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, các văn bản quy
phạm pháp luật của TW, của ngành cấp trên và của UBND Thành phố đối với các
hoạt động SX –TM – DV.
3.Tham mưu cho UBND Quận hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, cơ sở, thuộc các
thành phần kinh tế về thực hiện kế hoạch, các quy trình, quy phạm, các định mức
kinh tế - kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ về khoa học – công nghệ, thực hiện các chế
độ, chính sách, quy định của nhà nước và ngành cấp trên, cấp GCN.ĐKKD đối với
các HTX, tổ hợp tác, thẩm định hồ sơ ĐKKD và tổ chức quản lý, kiểm tra sau ĐKKD
đối với các hộ SX – KD cá thể.
4.Tham mưu cho UBND Quận quản lý, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử
dụng cán bộ, công chức chuyên môn nghiệp vụ của Phòng Kinh tế.
5.Tham mưu cho UBND Quận theo dõi, kiểm tra hoạt động của các đơn vị kinh
tế, sự nghiệp trên địa bàn Quận trong việc chấp hành chính sách, chủ trương, pháp
luật nhà nước và các quy định của UBND Thành phố.
b) Quyền hạn.
- Được thừa ủy nhiệm Uûy ban ký giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh nghành
nghề không có điều kiện và nghành nghề không có trong quy hoạch nghành nghề
“nhậy cảm” và các văn bản chuyên môn khác trong lĩnh vực kinh tế , nghiệp vụ
chuyên môn.
- Tồ chức hội nghị để triển khai, hướng dẫn, phổ biến các quy định của nhà nước
trên các lĩnh vực chuyên môn về kinh tế cho các Phường.
- Được quyền mời và làm việc trực tiếp với các Phường và nghành thuộc Quận về
công tác chuyên môn và cung cấp thông tin nghiệp vụ, trao đổi xử lý về các quyết
định vi phạm hành chính do Phường hoặc các nghành lập.
www.HanhChinhVN.com
Trang 7
- Cùng các nghành có liên quan đề xuất với UBND Quận 10 xử lý khen thưởng hoặc
đề nghị Sở nghành khen thưởng, xử lý vi phạm đối với các đơn vị kinh tế trên địa bàn
Quận.
- Ngoài những quyền hạn trên, phòng kinh tế Quận 10 có thể được chủ tịch UBND
Quận giao thêm một số quyền hạn khác theo yêu cầu công tác của từng thời kỳ hoặc
các công tác phát sinh mới có liên quan đến chức năng của phòng kinh tế.
2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự .
a) Cơ cấu tổ chức.
Phòng Kinh tế Quận 10 do một trưởng phòng phụ trách và có một Phó Trưởng
phòng giúp việc .Phòng kinh tế Quận 10 làm việc theo chế độ thủ trưởng.
Trưởng phòng là người chịu trách nhiệmvề mọi hoạt động của Phòng trước UBND
Quận 10, đồng thời chịu trách nhiệm với giám đốc các Sởø, nghành có liên quan về
mặt công tác chuyên môn do các Sở này quản lý và quy định.
Trưởng phòng kinh tế được chủ tịch UBND Quận 10 ủy nhiệm ký cấp giấy chứng
nhận đăng kí kinh doanh đối với kinh doanh thời vụ, kinh doanh nghành nghề không
có điều kiện , kinh doanh nghề dễ bị lợi dụng phát sinh tệ nạn xã hội .
Phó trưởng phòng giúp cho Trưởng phòng thực hiện các công việc do trưởng
phòng phân công theo lĩnh vực, chịu trách nhiệm trực tiếp với trưởng phòng về các
công việc được giao.
Trưởng phòng do chủ tịch UBND Quận 10 ra quyết định bổ nhiệm sau khi thỏa
thuận bằng văn bản với Giám đốc các sở, nghành thành phố.
Phó trưởng phòng do Chủ tịch UBND Quận 10 ra quyết định bổ nhiệmvà miễn
nhiệm.Phó Phòng được quyền ký thay trưởng phòng trên các văn bản theo chức
năng của phòng kinh tế khi trưởng phòng đi vắng.
b) Bộ máy nhân sự .
Tổng số CBCC của phòng Kinh tế Quận 10 hiện nay là 9 người.Ngoài trưởng phòng
và một phó phòng , còn gồm:
- Chuyên viên phụ trách hợp tác xã- công nghiệp.
- Chuyên viên phụ trách doanh nghiệp
- Chuyên viên phụ trách hộ cá thể.
www.HanhChinhVN.com
Trang 8
- Chuyên viên phụ trách sản xuất.
- Chuyên viên văn phòng tổng hợp.
- Chuyên viên phụ trách khiếu nại tố cáo.
- Chuyên viên quản lý chợ – bãi giữ xe.
www.HanhChinhVN.com
Trang 9
CHƯƠNG III
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT
CỬA, MỘT DẤU” TẠI PHÒNG KINH TẾ QUẬN 10.
I. Thực trạng việc thực hiện cơ chế “một cửa, một dấu” tại phòng kinh tế
Quận 10.
Kể từ năm 2000 đến nay, do thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa,
một dấu “, phòng kinh tế không còn là một đơn vị quản lý có tư cách pháp nhân .Mọi
hoạt động quản lý hành chính theo trách nhiệm vụ được giao cũng như về chế độ chi
tiêu tài chính đều thực hiện theo cơ chế “một cửa, một dấu”.Cụ thể :
- Về công tác chuyên môn:
+ Về cấp ĐKKD khu vực kinh tế cá thể, kinh tế tập thể : Tiếp nhận hồ sơ từ
người xin ĐKKD do tổ tiếp nhận HS của VP HĐND và UBND Quận thực hiện.
Phòng kinh tế nhận HS từ tổ tiếp nhận hồ sơ, đảm trách khâu thẩm định trước khi
câp giấy ĐKKD, sau đó chuyển lại tổ tiếp nhận hồ sơ.Trừ trường hợp nghành nghề
không có điều kiện do trưởng phòng Kinh tế ký cấp giấy chừng nhận ĐKKD do
chủ tịch UBND Quận ủy nhiệm( theo QĐ 6717/QĐ-UB, 05/10/2004) quy trình
nhận, trả hồ sơ ĐKKD vẫn do tổ tiếp nhận hồ sơ văn phòng UBND Quận thực hiện.
Đối với nghành nghề kinh doanh có điều kiện, thời gian cấp ĐKKD
là 7 ngày làm việc( kể từ lúc nhận hồ sơ cho đến giao giấy chứng
nhận đăng kí kinh doanh cho dân , tại tổ tiếp nhận HS của Văn
phòng HĐND và UBND quận ).
Đối với nghành nghề kinh doanh bình thường, thời gian cấp giấy
ĐKKD là 2-3 ngày làm việc ( kể từ lúc nhận hồ sơ cho đến giao giấy
chứng nhận đăng kí kinh doanh cho dân , tại tổ tiếp nhận HS của
Văn phòng HĐND và UBND quận ).
+ Về thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận ĐKKD khu vực doanh nghiệp dân
doanh: Phòng kinh tế nhận yêu cầu thẩm định so sở Kế hoạch Đầu tư gửi công văn
thông qua Văn phòng HĐND và UBND quận, Phòng thẩm định và tham mưu cho
UBND Quận ký văn bản gửi phúc đáp Sở KHĐT. Thời gian thẩm định và làm văn
bản trình Quận ký là 3 ngày làm việc .
+ Về kiểm tra hoạt động sau ĐKKD: Phòng tham gia với vai trò l àthành viên trong
các đoàn kiểm tra liên nghành. Trường hợp Phòng kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm
thì phòng trực tiếp tham mưu UBND Quận ra quyết định xử lý.
+ Về giải quyết khiếu kiện liên quan đến quản lý ĐKKD: Khi phát sinh thuộc chức
năng giải quyết thì mưu cho UBND Quận ra văn bản giải quyết.
+ Về công tác chỉ đạo, hướng dẫn, triễn khai các chính sách kinh tế liên quan đến
quản lý ĐKKD đến các đơn vị SX-KD, UBND 15 phường, các BQL chợ, báo cáo sơ,
tổng kết theo chuyên đề; Phòng thực hiện theo chỉ đạo của UBND Quận, soạn thảo
kế hoạch chung, báo cáo sơ, tổng kết cho UBND Quận tổ chức triển khai..
www.HanhChinhVN.com
Trang 10
+ Về chế độ chi tiêu tài tài chính: Toàn bộ kinh phí hoạt động của phòng kinh tế
điều thông qua hệ thống quản lý tài chính kế toán của Văn phòng HĐND và UBND
quận.
II. Nhận xét về việc thực hiện cơ chế “ Một cửa, một dấu” tại ph