Báo cáo Trạm Xử lý nước thải khu công nghiệp Tân Tạo

KCN Tân Tạo được thành lập theo quyết định 960/TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/11/1996 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Tân Tạo, huyện Bình Chánh, Tp. HCM. KCN Tân Tạo tọa lạc tại phía Tây Nam thành phố, thuộc xã Tân Tạo, huyện Bình Chánh với chiều dài mặt tiền 3,5km chạy dọc theo Quốc lộ 1A. Đây là con đường huyết mạch nối từ Nam ra Bắc, đi về các tỉnh miền Tây Nam Bộ, hiện nay đang được mở rộng 60m. Là địa điểm đầu mối quan trọng cho việc phát triển kinh tế, giao thông của các tỉnh miền Tây, gần khu dân cư, lực lượng lao động tại chỗ dồi dào và có thể cung cấp nơi ăn ở cho CBCNV cũng như việc phát triển Trung tâm công nghiệp và thương mại của Thành phố. Tính đến tháng 09/2006, sau gần 10 năm hoạt động KCN Tân Tạo đã thu hút được trên 5.324 tỷ đồng và 122 triệu USD với tổng số nhà đầu tư Khu hiện hữu là 146, khu mở rộng là 84, trong đó có 183 nhà máy đi vào hoạt động, 6 nhà máy đang triển khai xây dựng. Các nhà đầu tư vào KCN hiện nay trên 80% doanh nghiệp trong nước, còn lại các doanh nghiệp nước ngoài như Đài Loan, Hồng Kông, Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đến nay KCN Tân Tạo đã được tặng thưởng 1 huân chương lao động hạng 3, 1 huân chương lao động hạng 2, bốn năm liền được nhận Cờ thi đua của Thủ tướng chính phủ (2000, 2001, 2002, 2003) và nhiều bằng khen, giấy khen của Thành phố, Đoàn thể do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng KCN Tân Tạo thành một KCN phát triển và thành công với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, hệ thống đường nội bộ, cấp nước, thoát nước, điện, hệ thống xử lý nước thải, trạm y tế, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, Mục đích của KCN là hình thành KCN tập trung tại phường Tân Tạo, quận Bình Tân, Tp. HCM, phù lợp với quy hoạch chung của thành phố từ nay đến năm 2010, nhằm chuyển dời một phần các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm từ nội thành ra ngoại thành. Hình thành một khu dân cư mới trên cơ sở cải tạo và quy hoạch lại khu dân cư hiện hữu với cơ sở hạ tầng phục vụ tương đối đầy đủ. Đáp ứng nhu cầu nhà ở cho nhân dân trong huyện và lao động trong KCN.

pdf90 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2711 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Trạm Xử lý nước thải khu công nghiệp Tân Tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO 1.1 KHÁI QUÁT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO 1.1.1 Sự ra đời và phát triển KCN Tân Tạo được thành lập theo quyết định 960/TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/11/1996 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Tân Tạo, huyện Bình Chánh, Tp. HCM. KCN Tân Tạo tọa lạc tại phía Tây Nam thành phố, thuộc xã Tân Tạo, huyện Bình Chánh với chiều dài mặt tiền 3,5km chạy dọc theo Quốc lộ 1A. Đây là con đường huyết mạch nối từ Nam ra Bắc, đi về các tỉnh miền Tây Nam Bộ, hiện nay đang được mở rộng 60m. Là địa điểm đầu mối quan trọng cho việc phát triển kinh tế, giao thông của các tỉnh miền Tây, gần khu dân cư, lực lượng lao động tại chỗ dồi dào và có thể cung cấp nơi ăn ở cho CBCNV cũng như việc phát triển Trung tâm công nghiệp và thương mại của Thành phố. Tính đến tháng 09/2006, sau gần 10 năm hoạt động KCN Tân Tạo đã thu hút được trên 5.324 tỷ đồng và 122 triệu USD với tổng số nhà đầu tư Khu hiện hữu là 146, khu mở rộng là 84, trong đó có 183 nhà máy đi vào hoạt động, 6 nhà máy đang triển khai xây dựng. Các nhà đầu tư vào KCN hiện nay trên 80% doanh nghiệp trong nước, còn lại các doanh nghiệp nước ngoài như Đài Loan, Hồng Kông, Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc,… Đến nay KCN Tân Tạo đã được tặng thưởng 1 huân chương lao động hạng 3, 1 huân chương lao động hạng 2, bốn năm liền được nhận Cờ thi đua của Thủ tướng chính phủ (2000, 2001, 2002, 2003) và nhiều bằng khen, giấy khen của Thành phố, Đoàn thể do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng KCN Tân Tạo thành một KCN phát triển và thành công với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, hệ thống đường nội bộ, cấp nước, thoát nước, điện, hệ thống xử lý nước thải, trạm y tế, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại,… Mục đích của KCN là hình thành KCN tập trung tại phường Tân Tạo, quận Bình Tân, Tp. HCM, phù lợp với quy hoạch chung của thành phố từ nay đến năm 2010, nhằm chuyển dời một phần các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm từ nội thành ra ngoại thành. Hình thành một khu dân cư mới trên cơ sở cải tạo và quy hoạch lại khu dân cư hiện hữu với cơ sở hạ tầng phục vụ tương đối đầy đủ. Đáp ứng nhu cầu nhà ở cho nhân dân trong huyện và lao động trong KCN. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ 8 1.1.2 Cơ sở pháp lý Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8 của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ 6 của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh về hiện tại hóa, công nghiệp hóa, toàn dân sẽ phấn đấu đến năm 2000 đưa đất nước nói chung và Thành phố nói riêng thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển và đến năm 2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp. Hiện nay, Chính phủ đang khuyến kích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển hạ tầng, biến các vùng đất nông nghiệp có năng suất thấp thành các KCN theo ngành, theo lĩnh vực ưu tiên. Kết hợp với việc di dời các nhà máy, xí nghiệp ra nơi quy định với hiện đầu tư Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo phát triển bền vững và để cho các nhà đầu tư thuê lại đất xây dựng xí nghiệp, nhà máy sản xuất hàng hoá tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. KCN Tân Tạo được quy hoạch trên cơ sở:  Quyết định 960/TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/11/1996 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Tân Tạo, huyện Bình Chánh, Tp. HCM.  Giấy phép thành lập công ty, số 3192 GP-TLDN ngày 04/12/1996 của UBND Tp. HCM.  Quyết định 438/TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/06/1997 về việc cho Công ty Tân Tạo thuê đất để đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Tân Tạo, Tp. HCM.  Quyết định 592/1997/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 15/12/1997 về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết KCN Tân Tạo.  Quyết định 473/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/05/2000 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Tân Tạo mở rộng, Tp. HCM.  Quyết định 752/GĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/08/2000 về việc cho Công ty Tân Tạo thuê đất để đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN tập trung và Tân Tạo mở rộng tại xã Tân Tạo và Tân Kiên, huyện Bình Chánh, Tp. HCM.  Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần Tân Tạo, số 4103001108 đăng ký lần đầu ngày 15/07/2002, được chuyển đổi từ Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng – Kinh Doanh, Cơ sở hạ tầng KCN tập trung Tân Tạo, số ĐKKD: 043552 do Sở kế hoạch và đầu tư cấp ngày 13/01/1997.  Dựa trên các cơ sở pháp lý, KCN Tân Tạo được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 1997 trên diện tích 181,8 ha và đã thu hút trên 200 nhà đầu tư vào BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ 9 KCN. Ngoài khu vực hiện hữu, thì khu mở rộng với diện tích 265,25 ha đang được xây dựng từ năm 2000. 1.1.3 Vị trí xây dựng Khu công nghiệp Tân Tạo tọa lạc phía Tây Nam thành phố, thuộc xã Tân Tạo, huyện Bình Chánh, nay là là phường Bình Tân, quận Bình Tân, Tp. HCM. Với chiều dài mặt tiền 3,5km chạy dọc theo Quốc lộ 1A. Đây là con đường huyết mạch nối từ Nam ra Bắc, đi về các tỉnh miền Tây Nam Bộ, hiện nay đang được mở rộng 60m.  Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh: 12 km.  Cách Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất: 12 km.  Cách Cảng Sài Gòn: 15 km.  Địa chỉ văn phòng Công ty Tân Tạo: Lô số 16 – 18, đường số 2 KCN Tân Tạo, phường Tân Tạo, quận Bình Tân, Tp. HCM, Việt Nam.  Tổng diện tích KCN Tân Tạo: 444 ha. Trong đó: • Khu hiện hữu: 181,8 ha + Đất xây dựng nhà xưởng sản xuất: 100 ha. + Đất xây dựng công trình phụ trợ: 4 ha. + Cây xanh tập trung: 50 ha. + Giao thông: 22 ha. + Kho tàng, bãi nguyên vật liệu, phế liệu: 5,8 ha. • Khu mở rộng: 262,25ha. + Đất xây dựng xí nghiệp công nghiệp: 141,18 ha. + Đất xây dựng trung tâm công trình công cộng: 5,85 ha. + Đất xây dựng kho bãi: 2,78 ha. + Đất dành cho xử lý rác và vệ sinh môi trường: 2,77 ha. + Hành lang an toàn điện: 23,33 ha. + Đất cây xanh: 19,29 ha. + Đất giao thông: 67,05 ha. 1.1.4 Cơ sở hạ tầng và những tiện ích của KCN Tân Tạo Điện: được cấp từ trạm biến áp 110/15 KW, trạm biến áp Phú Lâm và hệ thống điện nước cấp riêng cho các KCN, Công ty Tân Tạo sẽ liên doanh với nước ngoài xây dựng nhà máy phát điện độc lập cho khu Tân Tạo cùng với mạng lưới điện Quốc gia sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ và ổn định cho các doanh nghiệp đầu tư trong KCN Tân Tạo. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ 10 Nước: là KCN đầu tiên của Tp. HCM được cung cấp hệ thống nước máy. Bên cạnh đó, KCN cũng xây dựng thêm các trạm xử lý nước cấp để cung cấp cho các Doanh nghiệp trong trường hợp Hệ thống nước máy Thành phố yếu hoặc không đủ cung cấp. Do đó, nước luôn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của các Doanh nghiệp trong KCN Tân Tạo. Thông tin liên lạc: thiết lập mạng lưới viễn thông hiện đại đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng nhu cầu thông tin liên lạc trong và ngoài nước cho các nhà đầu tư. Cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin: công ty Tân Tạo xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại phục vụ nhu cầu truyền thông đa dịch vụ từ truyền dữ liệu, Internet, truyền hình cáp, video hội nghị, điện thoại và fax… Xử lý nước thải: nhà máy xử lý nước thải và hệ thống cống dẫn nước thải phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng trên Thế giới. Hệ thống đường nội bộ: hệ thống đường chính và đường phục vụ riêng biệt, được quy hoạch xây dựng hoàn chỉnh với tải trọng lớn và nối liền trực tiếp với Quốc lộ 1A. Kho ngoại quan: KCN Tân tạo có kho ngoại quan với quy mô 64000m2, kho ngoại quan phục vụ cho việc lưu giữ hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp đầu tư trong KCN Tân Tạo, đồng thời thực hiện thủ tục hải quan tại chỗ nhanh gọn, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và thời gian. 1.2 KHÁI QUÁT VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH 1.2.1 Cơ cấu ngành nghề Hiện tại có 120 nhà đầu tư đang hoạt động trong KCN Tân Tạo, các ngành nghề đầu tư vào KCN bao gồm: - Công nghiệp dệt nhuộm. - Công nghiệp đồ gia dụng. - Công nghiệp vật liệu xây dựng. - Công nghiệp cơ khí – điện. - Công nghiệp giấy và bao bì. - Công nghiệp may, da giầy. - Công nghiệp nhựa. - Công nghiệp chế biến gỗ. - Công nghiệp chế biến thực phẩm. - Xây dựng cơ sở hạ tầng. Các dịch vụ phục vụ cho hoạt động của KCN như: y tế, ăn uống, thông tin liên lạc, thu gom rác, cây xanh… BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ 11 1.2.2 Nguồn lao động Với 120 nhà đầu tư đang hoạt động trong KCN Tân Tạo đã thu hút hơn 20.000 lao động, thành phần lao động chủ yếu là lao động phổ thông và lao động có tay nghề. Lao động chủ yếu tập trung vào các ngành sản suất, các ngành dịch vụ chỉ chiếm một số ít. Đặc điểm lao động chủ yếu là dân nhập cư tử các tỉnh lân cận và một số ít các tỉnh thành khác, lao động phần đông không được đào tạo ngành nghề từ các trường lớp mà chủ yếu là nghề dạy nghề và phần lớn các lao động này có trình độ văn hóa chưa tốt nghiệp Trung học Phổ thông. 1.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG 1.3.1 Thuận lợi - Khu công nghiệp Tân Tạo cũng nằm trong kế họach phân vùng phát triển của UBND TP nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường của Tp. Hồ Chí Minh. - Tiêu thoát nước mưa và nước thải rất thuận lợi. - Cơ cấu ngành nghề vào KCN đa phần là các ngành nghề tương đối ít ô nhiễm. Vì thế, môi trường chưa có vấn đề khó khăn cần giải quyết. - Một số các nhà đầu tư nước ngoài đã chủ động giải quyết vấn đề môi trường ngay từ đầu vào, một số các công ty đang hướng đến việc xây dựng và áp dụng ISO 14000. - Một số các nhà đầu tư nước ngoài đã chủ động giải quyết vấn đề môi trường ngay từ đầu vào, một số các công ty đang hướng đến việc xây dựng và áp dụng ISO 14000. - Thông qua việc quản lý môi trường của các Sở và ban ngành của thành phố, đặc biệt là của ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất của thành phố thì ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của các thành viên trong KCN không ngừng được nâng cao. 1.3.2 Khó khăn: - Hệ thống xử lý nước thải tập trung của TP (Nam Bình Chánh) chưa đi vào xây dựng. Do vậy, sẽ khó khăn cho công tác khống chế ô nhiễm do nước thải. - Một số doanh nghiệp hoạt động trong KCN là doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất phát từ việc di dời, giải toả trong thành phố cho nên việc đầu tư vào giải quyết các vấn đề môi trường đối với họ là tốn kém, đòi hỏi phải có chính sách hỗ trợ và thời gian để thực hiện. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ 12 - Thành phần lao động có trình độ văn hoá thấp chiếm đa số cho nên nhận thức về môi trường còn thấp, vì thế phải mất nhiều thời gian để tuyên truyền hiểu biềt về môi trường. 1.4 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ BỐ TRÍ NHÂN SỰ TRẠM XỬ LÝ 1 - Trạm xử lý nước thải Tân Tạo có đơn vị thiết kế tư vấn là công ty điện tử Tân Lục /và tư vấn thiết kế xây dựng Phương Nam, Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường . - Trạm xử lý được khởi công vào ngày 27 tháng 2 năm 2001 và cho đến nay vẫn đang hoạt động vận hành. - Ngày 23-12-2002, Khu công nghiệp (KCN) Tân Tạo đã vận hành thử nghiệm trạm xử lý nước thải công nghệ mới, với tổng vốn đầu tư 15 tỉ đồng, công suất 6.000 m3 /ngày đêm. Đây là KCN thứ 4 trong 12 khu công nghiệp, khu chế xuất ở TPHCM lắp đặt hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh. Do sử dụng công nghệ mới, chi phí vận hành tiết kiệm được 30% so với các hệ thống xử lý hiện hữu. Hiện nay, KCN Tân Tạo có 97 nhà máy đang hoạt động, nhưng phần lớn là công nghệ ít ô nhiễm, do vậy tổng lượng nước thải cần xử lý chưa tới phân nửa công suất máy( Sài Gòn giải phóng, ngày 24/12/2002, tr.3) 1 Tham khảo Báo Cáo của KCN Tân Tạo TRƯỞNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG TỔ VẬN HÀNH TỔ GIÁM SÁT HỆ THỐNG TỔ KỸ THUẬT (điện, cơ) Không thường trực TỔ HÀNH CHÍNH - KẾ TOÁN Không thường trực GIÁM SÁT MẠNG LƯỚI NƯỚC THẢI GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ 13 - Đến năm 2006 - 2007, trạm tiến hành cải tiến hệ thống xử lý nước thải, với công suất thực tế là 4500m3/ngày đêm. Dự kiến sẽ mở rông diện tích trạm hiện hữu với khu đất phía sau. - Công trình đăng ký chất lượng cao theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế của ISO 9002 - 87, tiêu chuẩn Vệt Nam 5202 - 94. Sơ đồ tổ chức, bố trí nhân sự: gồm 4 nhân viên  Nhân viên quản lý và trực trạm: 2, luân phiên hằng ngày  Nhân viên trực phòng thí nghiệm: 1  Bảo vệ: 1 STT HỌ TÊN 1 2 3 4 5 6 7 1 Đỗ Xuân Thành NĐ NĐ NĐ NĐ 2 Nguyễn Thanh Tâm NĐ NĐ NĐ 3 Lê Văn Hùng Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 4 Chị Lam N N N N N Ghi chú: : Làm từ 7h sáng hôm nay đến 7h sáng ngày mai : Ngày nghỉ : Nhân viên bảo vệ. Trực từ 5h chiều hôm nay đến 7h sáng hôm sau. : Nhân viên phụ trách phân tích mẫu, làm việc từ 8h sáng đến 5h chiều. - Địa điểm xây dựng: TXL nằm trong khu công nghiệp Tân Tạo tại lô 4 đường E khu công nghiệp Tân Tạo. 1.5 PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT 1.5.1 Trưởng trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Tân Tạo Trực tiếp chịu trách nhiệm điều hành và quản lý hệ thống xử lý – quản lý nước thải tập trung cho KCN Tân Tạo. Tất cả các báo báo về kết quả phân tích chất lượng nước trước và sau xử lý đều phải thông qua sự kiểm định của trưởng trạm. Trực tiếp chịu trách nhiệm giám sát Trạm xử lý nước thải và Trưởng trạm là Trưởng phòng Kỹ thuật – Môi trường, chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc Kỹ thuật nằm trong Ban quản lý KCN Tân Tạo. Tổng Giám đốc KCN chỉ tiếp nhận báo cáo về tình hình hoạt động của hệ thống xử lý, quản lý môi trường nước thải thông qua Giám đốc kỹ thuật theo định kỳ. NĐ Đ N BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ 14 Đối với phạm vi bên ngoài hàng rào KCN, Trưởng trạm xử lý chịu sự quản lý và giám sát trực tiếp từ BQL KCN Tp. HCM và sự kiểm tra của Sở TN & MT về các vấn đề nước thải liên quan. 1.5.2 Tổ vận hành Gồm có 2 người làm việc luân phiên theo ngày. Vận hành và theo dõi chế độ hoạt động của từng công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải tập trung. Điều khiển các thiết bị, máy móc sử dụng trong quá trình vận hành. 1.5.3 Tổ giám sát hệ thống thoát nước Bao gồm hai bộ phận khác nhau hoạt động độc lập là Bộ phận giám sát mạng lưới thoát nước và Bộ phận giám sát chất lượng nước thải trong KCN Tân Tạo. a. Bộ phận giám sát mạng lưới nước thải Có nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi và quản lý mạng lưới thoát nước trong KCN. Bao gồm: mạng lưới thoát nước thải sản xuất, sinh hoạt và mạng lưới thoát nước mưa. Tuy nhiên, do thực chất của công tác này thiên về chuyên môn ngành xây dựng và đòi hỏi những thiết bị chuyên dung nên bộ phận này không được tổ chức và bổ nhiệm thường trực tại Trạm xử lý tập trung mà chỉ bồ sung nhân sự từ Phòng Thi công và bảo trì cơ sở hạ tầng để kiểm tra mạng lưới thoát nước theo định kỳ hoặc khi cần thiết. Việc đưa ra thời gian biểu và lịch kiểm tra định kỳ cũng do Phòng Thi công và bảo trì cơ sở hạ tầng quy định. b. Bộ phận giám sát chất lượng nước thải Gồm có 1 nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm trong Trạm xử lý nước thải theo giờ hành chính. Bộ phận có các nhiệm vụ sau: - Phân tích chất lượng nước trước và sau khi xử lý mỗi ngày để xác định hiệu quả xử lý của hệ thống. - Phân tích chất lượng nước thải trước và sau xử lý theo 19 chỉ tiêu do Sở KHCN & MT quy định trong lúc nghiệm thu theo định kỳ. - Lập báo cáo về chất lượng nước sau khi xử lý và gởi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền (như HEPZA, Sở KHCN & MT) theo định kỳ đã quy định. - Kiểm tra việc thực hiện quy định về chất lượng nước thải được phép xả vào mạng lưới thoát nước của KCN và tiến hành lập biên bản, đề nghị xử phạt đối với những đơn vị vi phạm. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ 15 - Việc kiểm tra được thực hiện bằng việc lấy mẫu nước thải trực tiếp tại mỗi cống xả của từng xí nghiệp, nhà máy (nơi nối vào mạng lưới thoát nước của KCN) và phân tích chất lượng nước thải theo 4 chỉ tiêu cơ bản (pH, SS, COD, BOD5). Mẫu nước thải được lấy và phân tích theo định kỳ 2lần/tháng nhằm đảm bảo tính trung thực. Ngoài ra cũng có những mẫu nước thải được lấy đột xuất nếu như nghi ngờ xí nghiệp, nhà máy không xử lý nước thải. Kết quả phân tích chất lượng nước thải của từng nhà máy cũng là cơ sở để tính toán chi phí xử lý phải trả hàng tháng. 1.5.4 Tổ cơ điện Bộ phận này cũng được tổ chức và hoạt động không thường trực tương tự như Bộ phận giám sát mạng lưới thoát nước vì bản thân Phòng Thi công và bảo trì cơ sở hạ tầng đã có nhân viên phụ trách công tác kiểm tra, sửa chữa các công trình, thiết bị điện,… BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ 16 CHƯƠNG 2 LƯU LƯỢNG VÀ TÍNH CHẤT DÒNG THẢI 2.1 THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT NGUỒN THẢI 2.1.1 Các nguồn thải: Tại KCN Tân Tạo sẽ tập trung các ngành nhẹ như: hàng tiêu dùng, dệt nhuộm, đồ gia dụng… Các nguồn nước thải chủ yếu từ KCN có thể nhận dạng như sau: • Nước mưa chảy tràn. • Nước thải sinh hoạt. • Nước thải sản xuất (công nghiệp) bao gồm: - Nước thải từ các khâu sản xuất. - Nước vệ sinh máy móc, nhà xưởng. - Nước thải từ các hệ thống xử lý khí thải. 2.1.2 Thành phần và tính chất các nguồn thải  Nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn có thể cuốn theo các mảnh vụn, dầu, mỡ, đất, rác… Thành phần của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào tình trạng vệ sinh trong KCN. Nói chung thì thành phần các chất ô nhiễm trong nước mưa không đáng kể nên chúng sẽ được tách riêng theo hệ thống tuyến nước mưa của KCN và chảy thẳng ra rạch Nước Lên.  Nước thải sản suất Nước thải sản xuất từ các loại hình cơ khí, điện máy, dệt nhuộm, thuộc da, chế biến giấy và bao bì, vải sợi may mặc, chế biến thực phẩm… Lưu lượng nước thải: • Tổng lưu lượng nước thải: 4500 m3/ngày.đêm. • Lưu lượng trung bình giờ: 168 m3/ngày.đêm. • Lưu lượng tối đa: 5000 m3/ngày.đêm vì có những giờ cao điểm nước thải tập trung vào nơi xử lý rất nhiều có khi đạt đến tối đa.  Nước thải sinh hoạt Thành phần chủ yếu của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ, các chất rắn lơ lửng, các vi khuẩn. Lưu lượng nước thải sinh hoạt từ các xí BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ 17 nghiệp sản xuất, nhà máy trong KCN được tính trên cơ sở lượng nước tiêu thụ bình quân 50 – 100 l/người/ngày. Bảng 1: Thành phần tính chất nước thải được mô tả:2 Chất ô nhiễm Đơn vị Nồng độ Thấp Trung bình Cao Tổng chất rắn mg/l 350 720 1200 Chất rắn hoà tan (TDS) mg/l 250 500 850 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 100 220 350 Các chất rắn có thể lắng mg/l 5 10 20 BOD5 mg/l 110 220 400 Tổng Cacbon hữu cơ mg/l 80 160 290 COD mg/l 250 500 1000 Tổng Nitơ mg/l 20 40 85 Nitơ hữu cơ mg/l 8 15 35 Nitơ tự do mg/l 12 25 50 Nitrit mg/l 0 0 0 Nitrat mg/l 0 0 0 Tổng Photpho mg/l 4 8 15 Photpho hữu cơ mg/l 1 3 5 Photpho vô cơ mg/l 3 5 10 Tổng Coliforms MNP/100ml 106 – 107 107 – 108 108 - 109 Cacbon hữu cơ bay hơi mg/l 400 Nhìn chung, nước thải KCN xếp vào loại có nồng độ chất ô nhiễm trung bình. Nguồn nước thải sinh hoạt này sẽ được gom chung với nước thải sản xuất về hệ thống xử lý nước thải tập trung. 2.1.3 Hiện trạng nước thải của KCN Hiện tại, tổng lưu lượng trung bình nước thải về trạm vào khoảng: 4000 – 4500 m3/ngày.đêm. 2 Nguồn: báo cáo ĐTM cho KCN Tân Tạo BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ 18 Bảng2: Lưu lượng đo đạc thực tế hằng ngày tại Trạm Ngày 20/06 21/06 23/06 24/06 25/06 26/06 28/06 Lưu lượng (m3/nđ) 4029,1 4250 4000 4062,4 4125 4153,9 4020,8 Ngày 29/06 30/06 01/07 02/07 03/07 04/07 Lưu lượng (m3/nđ)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan chinh KCN Le MInh Xuan.pdf
  • pdfmuc luc.pdf
  • dwgnha may xu ly nuoc thai tan tao.dwg
  • dwgso do cong nghe tram tan tao (1).dwg
  • pdfTCVN_5945-2005_Nuoc thai cong nghiep.pdf
Tài liệu liên quan