Nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển, đặc biệt sau khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, sự xuất hiện của các doanh nghiệp ngày càng nhiều mà đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hiện nay các doanh nghiệp đang đứng trước những thách thức phải tăng cường tối đa hiệu quả cung cấp các sản phẩm dịch vụ của mình. Điều này đòi hỏi phải có sự quan tâm tới chất lượng sản phẩm dịch vụ, tới các phương thức Marketing, bán hàng tốt cũng như quy trình nội bộ hiệu quả. Để dạt được mục tiêu này họ dựa vào một số tài sản lớn nhất của mình đó là “nguồn nhân lực”.
24 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1625 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tuyển mộ nguồn nhân lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Thuỷ Lợi
Khoa Kinh tế và quản lý
Bản báo cáo Quản trị nhân lực
Tên báo cáo: Tuyển mộ nguồn nhân lực của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ
Giáo viên hướng dẫn: Lương Thị Ánh
Lớp: N01.3
Tên trưởng nhóm: Bùi Thị Hường
Tên các thành viên: Lê Thị Minh Nguyệt
Nguyễn Lan Hương
Nguyễn Thị Yến
Nguyễn Thị Đoài
Hà Nội, ngày 16 tháng 2 năm 2011
Mục lục
A. LỜI NÓI ĐẦU
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận về tuyển mộ nguồn nhân lực
1. Khái niệm tuyển mộ, tầm quan trọng của tuyển mộ nhân lực
2. Quá trình tuyển mộ
2.1. Xây dựng chiến lược tuyển mộ
2.1.1. Lập kế hoạch tuyển mộ
2.1.2. Xác định nguồn tuyển mộ
2.1.3. Xác định nơi tuyển mộ và thời gian tuyển mộ
2.2. Các hình thức thu hút ứng viên
2.2.1. Quảng cáo trên ti vi, báo hoặc internet
2.2.2. Trung tâm giới thiệu việc làm
2.2.3. Tuyển sinh viê tốt nghiệp từ các trường đại học
2.2.4. Thu hút ứng viên thông qua hội chợ việc làm
2.2.5. Thu hút ứng viên theo giới thiệu của nhân viên doanh nghiệp, sự giới thiệu của lãnh đạo cấp trên
2.2.6. Thông qua công ty săn đầu người
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tuyển mộ
2.4. Các giải pháp thay thế tuyển mộ
2.4.1. Hợp đồng thầu lại
2.4.2. Làm thêm giờ
2.4.3. Nhờ giúp tạm thời
2.4.4. Thuê từ công ty cho thuê
II. Thực trạng tuyển mộ nguồn nhân lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1. Tổng quan về các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
1.1 Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
2. Thực trạng nguồn nhân lực hiện nay
3. Đánh giá nguồn nhân lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
4. Thực trạng tuyển mộ nguồn nhân lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
III. Giải pháp tuyển mộ nguồn nhân lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
C. KẾT LUẬN
A. LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển, đặc biệt sau khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, sự xuất hiện của các doanh nghiệp ngày càng nhiều mà đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hiện nay các doanh nghiệp đang đứng trước những thách thức phải tăng cường tối đa hiệu quả cung cấp các sản phẩm dịch vụ của mình. Điều này đòi hỏi phải có sự quan tâm tới chất lượng sản phẩm dịch vụ, tới các phương thức Marketing, bán hàng tốt cũng như quy trình nội bộ hiệu quả. Để dạt được mục tiêu này họ dựa vào một số tài sản lớn nhất của mình đó là “nguồn nhân lực”.
Cùng với việc sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển thì số lượng nhân viên ngày càng tăng, vì vậy việc tuyển mộ nguồn nhân lực làm sao cho hiệu quả đang được các nhà quản trị quan tâm.
B. NỘI DUNG
I.Cơ sở lý luận
1. Khái niệm tuyển mộ, tầm quan trọng của tuyển mộ nhân lực
Tuyển mộ là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức.
Mục tiêu của tuyển mộ nhân lực là: thu hút được nhiều ứng viên có chất lượng đáp ứng yêu cầu.
Với mục tiêu ấy vai trò của tuyển mộ sẽ là:
Tuyển mộ quyết định chất lượng của quá trình tuyển chọn: chất lượng của quá trình tuyển chọn sẽ không đạt yêu cầu hay hiệu quả thấp nếu như số lượng người nộp đơn xin việc bằng hoặc ít hơn số nhu cầu cần tuyển chọn.
Tuyển mộ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức, bởi nếu thu hút được nhiều ứng viên có trình độ cao thì doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn được những nhân viên giỏi và ngược lại. Điều này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức.
Tuyển mộ không chỉ ảnh hưởng tới việc tuyến chọn, mà còn ảnh hưởng tới các chức năng của quản trị nguồn nhân lực như: Đánh giá tình hình thực hiện công việc, thù lao lao động; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; các mối quan hệ lao động …
2. Quá trình tuyển mộ
Quá trình tuyển mộ gồm các bước sau:
2.1. Xây dựng chiến lược tuyển mộ
Tuyển mộ là chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực. Phòng nguồn nhân lực có chức năng quảng cáo và thông báo tuyển người, sàng lọc xin việc.
Nội dung của chiến lược tuyển mộ bao gồm:
2.1.1. Lập kế hoạch tuyển mộ
Trong hoạt động tuyển mộ, mỗi tổ chức cần xác định xem cần tuyển mộ bao nhiêu người cho vị trí cần tuyển. Do đó tỷ lệ sàng lọc sẽ giúp các doanh nghiệp quyết định được bao nhiêu người cần tuyển mộ cho vị trí cần tuyển.
Các doanh nghiệp thường tự định ra một tỷ lệ sàng lọc phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mình.
Tỷ lệ sàng lọc dựa trên các yếu tố:
Cung – cầu lao động trên thị trường
Chất lượng người lao động
Đặc điểm của công việc
Tâm lý chọn ngành nghề của tập thể người lao động
Kinh nghệm tổ chức công tác tuyển mộ
Ví dụ: Tỷ lệ sàng lọc của công ty X
Tỷ lệ sàng lọc giữa số người nộp hồ sơ với số người mời đến làm bài thi là 2/1
Tỷ lệ giữa số người được dự thi với số người được trưởng phòng phỏng vấn là 5/1
Tỷ lệ giữa số người được trưởng phòng phỏng vấn với số người được giám đốc phỏng vấn là 3/1
Tỷ lệ giữa người được phỏng vấn lần cuối với người được tuyển là 2/1
Như vậy tỷ lệ chung cho cả quá trình la 1/60, tức là nếu công ty X cần tuyển 1 nhân viên thì cần thu hút được 60 ứng viên nộp hồ sơ xin việc.
Khi lập kế hoạch tuyển mộ cần phải chú ý tới cơ hội có việc làm công bằng cho người lao động, không nên có các biểu hiện thiên vị, định kiến khi tuyển mộ.
2.1.2. Xác định nguồn tuyển mộ
Để tuyển mộ được đủ số lượng và chất lượng người lao động vào các vị trí việc làm còn thiếu người, tổ chức cần cân nhắc, lựa chọn xem ở vị trí công việc nào nên lấy người bên trong tổ chức và vị trí công việc nào nên lấy người từ bên ngoài tổ chức và đi kèm với nó là phương pháp tuyển người phù hợp.
2.1.2.1. Nguồn ứng viên từ nội bộ doanh nghiệp
Là những người đang làm việc cho doanh nghiệp đó.
Ưu điểm của nguồn này là:
Doanh nghiệp hiểu rõ ứng viên
Thích nghi nhanh với công việc và điều kiện làm việc: bởi họ là những người đã quen với công việc trong tổ chức, họ đã qua thử thách về lòng trung thành.
Khuyến khích người lao động nỗ lực làm việc
Hạn chế của nguồn:
Không tạo được “ luồng gió mới” cho doanh nghiệp.
Dễ hình thành nhóm “ứng viên không thành công” có tâm lý không phục lãnh đạo, không hợp tác, chia bè phái gây mâu thuẫn nội bộ.
Không thay đổi được chất lượng lao động.
2.1.2.2. Nguồn ứng viên từ bên ngoài tổ chức
Đây là những người mới đến xin việc, bao gồm:
Những sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học và dạy nghề
Những người đang trong thơi gian thất nghiệp, bỏ việc cũ
Những người đang làm việc ở tổ chức khác
Ưu điểm của nguồn này:
Ứng viên được trang bị kiến thức tiên tiến, có chất lượng với số lượng nhiều.
Những ứng viên này có cách nhìn mới với tổ chức, có khả năng đổi mới tổ chức mà không gặp nhiều phản đối.
Hạn chế của nguồn:
Tốn thời gian để họ làm quen và thích nghi với công việc, môi trường làm việc mới.
Gây tâm lý thất vọng, không tạo động lực phấn đấu cho nhân viên.
Thận trọng khi tuyển ứng viên từ đối thủ cạnh tranh
Rủi ro cao
2.1.3. Xác định nơi tuyển mộ và thời gian tuyển mộ
Doanh nghiệp cần phải lựa chọn vùng để tuyển mộ, vì đây là những yếu tố quyết định sự thành công của quá trình tuyển.
Khi tuyển mộ lao động phổ thông với số lượng lớn thì ta chú ý vào thị trường lao động nông nghiệp, nơi tập trung chủ yếu lao động có chất lượng rất thấp.
Đối với lao động cần chất lượng cao thì chúng ta sẽ tập trung vào các địa chỉ sau:
Thị trường lao động đô thị, nơi tập trung hầu hết các loại lao động có chất lượng cao của tất cả cac ngành nghề như kỹ thuật, kinh tế quản lý và nhất là các nghề đặc biệt.
Các trường đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề.
Các trung tâm công nghiệp và dịch vụ, các khu chế xuất có vốn đầu tư nước ngoài.
Khi xác định nơi tuyển mộ chúng ta cần chú ý một số vấn đề sau:
Doanh nghiệp cần xác định rõ thị trường lao động quan trọng nhất của mình.
Phân tích lực lượng lao đông hiện có để từ đó xác định nguồn gốc của những người lao động tốt nhất.
Không nên lạm dụng quá nhiều vào một nguồn cụ thể khi tuyển mộ.
Để xác định thời gian và thời điểm trong chiến lược tuyển mộ ta cần lập kế hoạch cho thời gian trước mắt và lâu dài. Kế hoạch thời gian tuyển mộ phải căn cứ vào mục tiêu của các doanh nghiệp đã xây dựng.
2.2. Các hình thức thu hút ứng viên
2.2.1. Quảng cáo trên ti vi, báo hoặc internet
Đưa các thông tin để quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp nhưng không nên quá tô hồng.
Nội dung quảng cáo nhấn mạnh vào các nội dung: mô tả công việc, yêu cầu của công việc, khả năng thăng tiến, môi trường làm việc, những khó khăn ứng viên sẽ gặp phải…
2.2.2. Trung tâm giới thiệu việc làm
Đây là phương pháp thu hút đang áp dụng phổ biến ở nước ta.
Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp này khi:
Doanh nghiệp không có phòng nhân sự riêng
Khó khăn hoặc tuyển dụng không có hiệu quả
Cần tuyển gấp số lượng lao động chưa có trình độ lành nghề
Tuyển cộng tác viên, nhân viên bán thời gian mà chủ yếu người làm công việc này là sinh viên.
2.2.3. Tuyển sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học
Doanh nghiệp phải xác định cần tuyển ứng viên học ở trường nào,
ngành nào và các vị trí cần tuyển dụng không yêu cầu kinh nghiệm.
2.2.4. Thu hút ứng viên thông qua hội chợ việc làm
Đây là phương pháp mới đang được nhiều các tổ chức áp dụng.
Phương pháp thu hút này cho phép các ứng viên được tiếp xúc trực tiếp với nhiều nhà tuyển dụng, mở ra khả năng lựa chọn rộng hơn với quy mô lớn hơn. Cùng một thời điểm các ứng viên và các nhà tuyển dụng sẽ nhận được nhiều thông tin hơn, tạo ra những căn cứ xác đáng hơn để đi tới những quyết định đúng nhất cho các ứng viên và nhà tuyển dụng.
2.2.5. Thu hút ứng viên theo sự giới thiệu của nhân viên của doanh nghiệp, sự giới thiệu của lãnh đạo cấp trên.
Qua kênh này chúng ta có thể phát hiện được những người năng lực phù hợp với yêu cầu của công việc một cách cụ thể và nhanh chóng.
2.2.6. Thông qua các công ty săn đầu người
Phương pháp này thường áp dụng để tuyển mộ những vị trí cao. Yêu
cầu các ứng viên có kỹ năng chuyên môn cao, kinh nghiệm nghề nghiệp và các yếu tố liên quan khác đến phẩm chất cá nhân người lao động cần tuyển mộ.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tuyển mộ
Các hoạt động tuyển mộ chịu tác động của nhiều yếu tố. Bao gồm:
Các yếu tố thuộc về tổ chức:
Uy tín công ty
Quảng cáo và các mối quan hệ xã hội
Chính sách nhân sự và văn hóa doanh nghiệp
Chi phí tuyển dụng
Các yếu tố thuộc vê môi trường:
Các điều kiện về thị trường lao động (cung, cầu lao động).
Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác.
Các su hướng kinh tế.
Thái độ của xã hội đối với một số ngành nghề nhất định.
Để đạt được thắng lợi, quá trình tuyển mộ cần được tiến hành có kế hoạch và mang tính chiến lược rõ ràng.
2.4. Các giải pháp thay thế tuyển mộ
2.4.1. Hợp đồng thầu lại
Trong điều kiện hiện nay một số tổ chức vì khó khăn về lao động không thể tuyển mộ được thì có thể cho một tổ chức khác thực hiện công việc dưới dạng hợp đồng thầu lại. Tuy nhiên giải pháp này muốn thực hiện có hiệu quả thì cần phải phân tích kỹ lưỡng các mặt như chất lượng công việc, chi phí và lợi ích các bên.
Trong quá trình cho thầu lại thì phải chú ý tới các công việc có chuyên môn cao để cho thầu lại từng phần.
2.4.2. Làm thêm giờ
Trong sản xuất kinh doanh, thực hiện các dịch vụ, nhiều khi các doanh nghiệp phải hoàn thành công việc trong một thời gian rất eo hẹp do vậy các doanh nghiệp không thể tuyển chọn ngay được mà phải dùng phương pháp phổ biến là làm thêm giờ, biện pháp này cho phép tiết kiệm chi phí tuyển thêm người và tăng khả năng sản xuất mà không cần lao động. Mặt khác cũng cần phải thấy rằng các nhân viên trẻ thích làm thêm giờ để tăng thêm thu nhập.
Tuy nhiên việc tổ chức làm thêm giờ cũng cần phải chú ý tới các điều
sau:
Phải tuân theo những điều khoản đã được quy định trong “Bộ luật lao động của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Tổ chức làm thêm giờ một cách khoa học, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe nhân viên.
Không nên quá lạm dụng việc làm thêm giờ.
2.4.3. Nhờ giúp tạm thời
Đây là phương pháp thay thế tuyển mộ khi một công ty nhờ một công ty khác giúp đỡ thực hiện các dịch vụ trong thời gian ngắn mang tính chất tạm thời.
Ưu điểm: các tổ chức không cần trả tiền phúc lợi, tiền đào tạo nhân viên mới, không phải lo bố trí lao động khi khan hiếm công việc.
Nhược điểm: người thuê mướn không có sự trung thành và tâm huyết, gắn bó với công việc như nhân viên chính thức.
Hình thức này chỉ thực hiện có hiệu quả về chi phí đối với lao động cần trình độ đào tạo thấp và làm việc lâu dài.
2.4.4. Thuê từ công ty cho thuê
Hình thức này tiến bộ hơn so với nhờ giúp tạm thời ở chỗ:
Giảm bớt các chi phí có liên quan tới nhân sự.
Các lao động thuê được có thể tham gia vào các kế hoạch lâu dài tốt hơn là công nhân thuê tạm thời vì trình độ chuyên môn đã được chuẩn bị kỹ hơn, tính kỷ luật cao hơn.
Tuy nhiên cần chú ý một số điểm sau:
Những người lao động thuê từ các công ty khác về thường họ không được hưởng các loại phúc lợi của đơn vị họ đang làm việc do đó phần nào gây trạng thái tâm lý không phấn khởi và thực chất là cách hạ thấp mức sống của người lao động, do vậy phải ngăn chặn tư tưởng “Lợi dụng người lao động”.
Để nâng cao sự gắn bó của người lao động với công việc và hạn chế tình trạng thua thiệt, người lao đông cần đưa ra một số quy định sau: công việc tạm thời phải được quy định thời gian là bao nhiêu ngày hoặc giờ; những người sử dụng lao động phải mua bảo hiểm y tế, phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động và phải thực hiện các quy định khác cho người lao động vê phúc lợi.
II. Thực trạng tuyển mộ nguồn nhân lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
1. Tổng quan về các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
1.1.Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên).
1.2.Đặc điểm của các doanh ngiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn đầu tư ban đầu ít nên chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường ngắn dẫn đến khả năng thu hồi vốn nhanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại và phát triển ở hầu hết các lĩnh vực, các thành phần kinh tế: các hoạt động doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế: thương mại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, nông lâm ngư nghiệp... và hoạt động dưới mọi hình thức như: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. và các cơ sở kinh tế cá thể... Doanh nghiệp vừa và nhỏ có tính năng động cao trước những thay đổi của thị trường, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng chuyển hướng kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng nhanh. Mặt khác, do doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại ở mọi thành phần kinh tế. Sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đa dạng phong phú nhưng số lượng không lớn nên chỉ cần không thích ứng được với nhu cầu của thị trường, với loại hình kinh tế - xã hội này thì nó sẽ dễ dàng hơn các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn trong việc chuyển hướng sang loại hình khác cho phù hợp với thị trường. Năng lực kinh doanh còn hạn chế. Do quy mô vốn nhỏ nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có điều kiện đầu tư quá nhiều vào nâng cấp, đổi mới máy móc, mua sắm thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại. Việc sử dụng các công nghệ lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao, tính cạnh tranh trên thị trường kém. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm, thâm nhập thị trường và phân phối sản phẩm do thiếu thông tin về thị trường, công tác marketing còn kém hiệu quả. Điều đó làm cho các mặt hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiêu thụ trên thị trường.
2.Thực trạng nguồn nhân lực hiện nay:
Việt Nam hiện nay đang hình thành hai loại hình nhân lực: nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên số lượng và chất lượng lao động của cả hai loại hình này đều chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu của các doanh nghiệp.
Thực trạng có thể thấy rằng nguồn nhân lực có trình độ, năng lực hiện nay ở Việt Nam không nhiều, ngay cả những doanh nghiệp lớn có chế độ đãi ngộ tốt và điều kiện làm việc hiện đại cũng khó tuyển dụng được. Thông tin sau được trích trên báo Tin Tức về tình trạng tuyển dụng nguồn nhân lực có trình độ tại một doanh nghiệp vừa và nhỏ: ”Bà Huỳnh Xuân Đào, giám đốc Nhân sự Công ty bao bì VINACANS (Đồng Nai) cho biết:” Chúng tôi cần tuyển một người làm ở bộ phận kinh doanh, dù sẵn sàng trả mức lương cao cùng những chế độ phúc lợi thỏa đáng, nhưng hơn 3 tháng qua vẫn chưa tìm được người phù hợp”. Những số liệu thống kê sau đây cũng cho thấy Việt Nam đang thiếu nhân lực có chất lượng. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề của nước ta hiện nay rất thấp, đa số còn lại là lao động phổ thông. Theo số liệu của bộ LĐTBXH, lực lượng lao động có chứng chỉ nghề ngắn hạn trở lên là trên 14% trong tổng số người dân đang ở độ tuổi lao động. Tỷ lệ lao động chất lượng cao cũng đang ở tình trạng tương tự. Theo công ty cung ứng nguồn nhân lực HR 2B Việt Nam, khoảng 6 tháng qua nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ cao qua công ty tăng hơn 50% và chủ yếu là lao động chất lượng cao như quản lý nhân sự, giám đốc bộ phận, chuyên gia tư vấn, kỹ sư trình độ cao và gần đây là kỹ thuật viên và nhân viên lành nghề. Tuy nhiên nguồn cung ứng chỉ đáp ứng được một bộ phận nhu cầu này. Nước ta đã là thành viên của WTO, điều đó cũng có nghĩa cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài cùng cơ hội việc làm là rất lớn. Nhưng nếu với thực trạng trình độ lao động như hiện nay thì cơ hội việc làm sẽ không dễ đối với đa phần lao động nước ta.
Cũng theo số liệu củaTổng cục Dạy nghề, cơ cấu lao động và đào tạo của Việt Nam hiện nay là: đại học-1; trung học chuyên nghiệp-0,8; dạy nghề-2,9. Trong khi đó, cơ cấu chuẩn ở các nước tiên tiến trong khu vực là: 1-4-10. Như vậy lực lượng “thợ”- đã qua các lớp dạy nghề, còn thiếu trầm trọng.
Theo Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội: Đưa ra yêu cầu không cao, lao động đang rất thiếu, nhưng hiện các doanh ngiệp trên địa bàn Hà Nội chỉ tuyển được 4% nhu cầu lao động phổ thông. Bằng chứng là từ đầu năm 2009 đến nay, Trung tâm Giới thiệu việc làm nhận được yêu cầu tuyển dụng 70.000 lao động, nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 1.700 lao động (chưa đến 2,4% nhu cầu). Tại các thị trường lao động lớn như TPHCM, Bình Dương cũng rơi vào thiếu trầm trọng công nhân kỹ thuật, lao động phổ thông. Tổng hợp từ các Trung tâm Giới thiệu việc làm, sàn giao dịch cả nước năm 2009, có trên 100.000 chỗ làm việc còn trống cần lao động, nhưng số người đăng ký tuyển dụng chỉ bằng 17% so với nhu cầu và số lao động được tuyển dụng vào làm việc chỉ chiếm khoảng 6% nhu cầu của nhà tuyển dụng. Trong các vị trí tuyển, có tới 80% là nhu cầu lao động phổ thông. Cộng với việc, lực lượng lao động đã qua đào tạo đại học lại nặng về lý thuyết, chưa đủ trình độ để làm thầy nên chúng ta hiện nay đang thiếu cả “thợ” lẫn “thầy”Dự báo, những năm tới, tình trạng này vẫn sẽ tiếp diễn bởi yêu cầu tuyển dụng hiện đang có độ vênh đáng kể với thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam.
3. Đánh giá nguồn nhân lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, mở cửa nền kinh tế để hội nhập cùng nền kinh tế thế giới. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế này đã làm bộc lộ rõ nhiều yếu kém và bất hợp lý trong công tác quản lý. Hơn nữa, trong xu thế phát triển của thời đại con người có tri thức và kỹ năng ngày càng đóng vai trò quan trọng, là động lực của sự phát triển, là nội lực của nền kinh tế. Do đó, thách thức to lớn và nặng nề đặt ra đối với các công ty Việt Nam không phải là trang bị các máy móc hiện đại mà chính là trang bị cho con người trong doanh nghiệp các yếu tố cần thiết để đáp ứng yêu cầu của thời đại và của công cuộc đổi mới, hay nói cách khác là cần quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Chính vì thế, việc đi sâu nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu để tăng cường hiệu quả của công tác quản lý mà trọng tâm là công tác quản trị nguồn nhân