Báo cáo Xây dựng một số công cụ hổ trợ tra cứu và tổng hợp thông tin trong thư viện số

Thưviện sốlà thưviện phục vụthông tin điện tử( được sốhóa) - được đọc với sựtrợgiúp của máy vi tính. Thông tin điện tửcó thể được chứa trong những Tư liệu điện tửnằm trong và ngoài thưviện. Tưliệu điện tửbao gồm: • CD-ROM và băng từ - CD-ROM thường chứa những CSDL chuyên ngành, được phục vụriêng lẻhay trên mạng máy tính. • Tạp chí điện tử- ấn hành trên mạng Internet. Thưviện có thể đặt mua như tạp chí in và sẽ được cấp quyền login vào đểtruy cập. • Cơsởdữliệu trực tuyến - có rất nhiều trên mạng Internet do những trường đại học, những cơsởthông tin, và những công ty tưnhân nhưLEXIXNEXIX, DIALOG,vv. - Cũng nhưtạp chí điện tử, thưviện có thể đặt mua quyền sửdụng. • Tài liệu khác trên Internet- tài liệu trong những web site của những cơsở chính quyền, trường đại học, công ty, hội đoàn, vv. Việc truy cập thường là miễn phí. Thông tin điện tử đôi khi còn bao gồm tưliệu được sốhóa, tập hợp dưới hình thức Thưviện số. Tưliệu được sốhóa trước tiên là tranh ảnh, tài liệu quý hiếm, vv. Ngày nay nhiều thưviện có khuynh hướng sốhóa đại bộphận tưliệu trong thư viện đểphục vụdưới dạng điện tử.

pdf128 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Xây dựng một số công cụ hổ trợ tra cứu và tổng hợp thông tin trong thư viện số, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Xây dựng một số công cụ hổ trợ tra cứu và tổng hợp thông tin trong thư viện số 1-1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Thư viện số Thư viện số là thư viện phục vụ thông tin điện tử ( được số hóa) - được đọc với sự trợ giúp của máy vi tính. Thông tin điện tử có thể được chứa trong những Tư liệu điện tử nằm trong và ngoài thư viện. Tư liệu điện tử bao gồm: • CD-ROM và băng từ - CD-ROM thường chứa những CSDL chuyên ngành, được phục vụ riêng lẻ hay trên mạng máy tính. • Tạp chí điện tử - ấn hành trên mạng Internet. Thư viện có thể đặt mua như tạp chí in và sẽ được cấp quyền login vào để truy cập. • Cơ sở dữ liệu trực tuyến - có rất nhiều trên mạng Internet do những trường đại học, những cơ sở thông tin, và những công ty tư nhân như LEXIX- NEXIX, DIALOG, vv... - Cũng như tạp chí điện tử, thư viện có thể đặt mua quyền sử dụng. • Tài liệu khác trên Internet - tài liệu trong những web site của những cơ sở chính quyền, trường đại học, công ty, hội đoàn, vv... Việc truy cập thường là miễn phí. Thông tin điện tử đôi khi còn bao gồm tư liệu được số hóa, tập hợp dưới hình thức Thư viện số. Tư liệu được số hóa trước tiên là tranh ảnh, tài liệu quý hiếm, vv... Ngày nay nhiều thư viện có khuynh hướng số hóa đại bộ phận tư liệu trong thư viện để phục vụ dưới dạng điện tử. 1.2. Nghiên cứu về thư viện số tại Mỹ Vấn đề nghiên cứu về thư viện số là một trong 5 hướng nghiên cứu chủ yếu về CNTT của Mỹ hiện nay. Những tiến bộ cực kỳ nhanh chóng của kỹ thuật tính toán và mạng máy tính làm cho một tư liệu chỉ trong nháy mắt đã có thể “nhân bản” và chuyển tới hành trăm triệu người trên khắp thế giới. Năm 1994, người ta đưa ra một vấn đề gọi là SÁNG KIẾN THƯ VIỆN SỐ (SKTVS) mà ngày nay gọi là DLI pha 1. SKTVS pha 1 tập trung làm sáng tỏ từng 1-2 bước các vấn đề về mô hình quan niệm, cấu trúc, những thách thức về tính toán nhằm tạo ra các các kho tri thức nhân loại dạng điện tử. Trong 5 năm, SKTVS pha 1 đã có những thành công bước đầu mà chúng ta đang chứng kiến, chẳng hạn đó là các công cụ tìm kiếm nổi tiếng trên Internet. SKTVS pha 2 – DLI pha 2 bắt đầu từ 1999 và đã thu hút rất nhiều nhà khoa học và kỹ sư CNTT, các nhà nghiên cứu của nhiều ngành KHXH, nghệ thuật, sinh học…Mục tiêu là phát triển các nguồn tư liệu số, thử nghiệm liên kết giữa các nguồn tư liệu phân tán, thiết lập nguyên tắc, phần mềm và cấu trúc mạng có khả năng liên hợp các tư liệu đa phương tiện thành các bản ghi nhất thể, giải quyết vấn đề ngữ nghĩa hiện đang cản trở việc tích hợp tư liệu số từ các tư liệu từ các sưu tập phân tán và rất khác nhau về cấu trúc. Pha 2 của SKTVS tập trung vào 3 hướng nghiên cứu lớn sau: • Human-centered research-nghiên cứu hỗ trợ việc tạo ra thông tin và sử dụng thông tin. • Content and collections-tạo lập thư viện số chứa đựng các dạng tri thức. • System-centered research-các vấn đề kỹ thuật, phần mềm, phân loại khi tổ chức và liên kết các bộ dữ liệu số dạng thức khác nhau thông qua Internet. Để hình dung rõ hơn về 3 hướng nghiên cứu trên, chúng ta sẽ lược qua các dự án chính, các vấn đề quan trọng nhất của 3 hướng nghiên cứu và triển khai này. 1.2.1.Human-centered research (nghiên cứu hướng nguời dùng) Trong hướng này, có các dự án và chương trình lớn: Personalized Retrieval and Summarization of Image, Video, and Language Resources (PERSIVAL). Trong dự án PERSIVAL, các nhà nghiên cứu ở Đại học Columbia đang thử nghiệm thiết kế hệ thống giúp cho các bệnh nhân truy cập dễ dàng và nhanh chóng đến các nguồn thông tin y học trực tuyến thích hợp cho từng người bệnh. Digital resource designed for children. Các nhà nghiên cứu ở Đại học Maryland phát triển các công cụ thích hợp cho phép nghe, xem, tìm kiếm, hỏi đáp 1-3 và tổ chức thông tin nghe, nhìn, văn bản…cho trẻ em. Technologies and tools for students. Nhiều đại học và cơ quan nghiên cứu như Đại Học Quốc Gia Georgia, Hiệp Hội Máy Tính (Association for Computing Machinery-ACM), Ủỵ Ban Giáo Dục của SIGGRAPH (SIGGRAPH Education Committee) đang phát triển các kỹ thuật và công cụ cho sinh viên để việc truy cập thông tin trực tuyến phục vụ học tập ở đại học được hiệu quả. Video information college. Dự án được triển khai tại Đại Học Carnegie Mellon nhằm thiết lập môi trường làm việc với các tư liệu video, văn bản, ảnh và âm thanh. Alexandria Digital Earth prototype (ADEPT). Đây là một bộ phận của chương trình hợp tác về thư viện số giữa Đại học Berkeley, Đại học Santa Barbara (UCSB), Đại học Stanford, Trung tâm Siêu Máy Tính San Diego và Thư Viện Số California, liên quan chủ yếu đến việc sử dụng các loại thông tin không gian, thư mục hóa chúng, những vấn đề tìm kiếm trên Web… http:/www.alexandria.ucsb.edu/adept/ 1.2.2. Content and collections (Nội dung và các bộ sưu tập) Hướng này tập trung nghiên cứu việc tổ chức các kho thông tin về mọi lĩnh vực tri thức. Một số dự án lớn có thể kể đến như: Digital Library for the humanity. Đại Học Tuffs hợp tác với viện Max Planck ở Berlin, Hội Ngôn Ngữ Hiện Đại (the Modern Language Association), Bảo Tàng Nghệ Thuật Boston (the Boston Museum of Fine Arts) và Tổ Hợp Xuất Bản Điện Tử Stoa (the Stoa electronic pubishing consortium) phát triển một thư viện điện tử chứa các tư liệu từ thời Ai Cập cổ đại đến thế kỷ 19. National Gallery of Spoken Word (NGSW). Đại Học Quốc Gia Michigan đang thực hiện một thư viện các bài nói lịch sử suốt thế kỷ 20 với các công cụ xử lý hiệu quả. 1-4 National digital library for science, mathematics, engineering, ang technology education (SMETE). Đại Học Berkeley California phát triển một thư viện số tập hợp các ngành khoa học, toán học và công nghệ hỗ trợ việc học tập ở bậc phổ thông trung học. Digital Atheneum. Đại Học Kentucky được Quỹ Khoa Học Quốc Gia tài trợ phối hợp với Thư Viện Anh và Chương Trình Shared University Research của IBM đang làm việc với kho tư liệu của Thư Viện Anh chứa đựng các tư liệu cổ của Hi Lạp, Do Thái từ thế kỷ 17. Digital workflow management. Hơn 29.000 ngàn bản nhạc Mỹ từ 1790 đến 1960 đang được Đại Học Hopkins chuyển thành một thư viện số. Data provenance. Các nghiên cứu tại Đại Học Pennsylvania hướng tới vấn đề nan giải bậc nhất của các tập hợp dữ liệu trực tuyến. Đó là độ trung thực của một bản tin số và những vấn đề liên quan, có thể xếp vào nhóm các vấn đề hệ thống được trình bày dưói đây. 1.2.3.System-centered research (nghiên cứu hướng hệ thống ) Phát triển các thư viện số đòi hỏi phải giải quyết rất nhiều vấn đề về hệ thống. Có thể nêu vài cái trong số các vấn đề quan trọng mà các nhà khoa học Mỹ đang tập trung giải quyết: New model for scholarly publishing. Bản chất vấn đề là việc xuất bản bây giờ khác xa cách in ấn truyền thống. Xuất bản tức thời, phân tán, liên tục… Mọi quy trình đều phải thay đổi thích hợp để thực hiện việc “xuất bản” trên các hệ thống tính toán phân tán. Vấn đề đang được Đại Học Berkeley California nghiên cứu. Classification systems. Một trong những vấn đề kỹ thuật phức tạp nhất của thư viện là phân loại tư liệu. Mọi công cụ lưu trữ, tìm kiếm đều rất phụ thuộc vào kỹ thuật phân loại. Với các thư viện số chứa đựng, tích hợp mọi dạng thức thông tin, tri thức thì vấn đề càng phức tạp. Rất nhiều đại học và các viện nghiện cứu đang 1-5 tập trung cho vấn đề này. Có thể xem trong Web site: Security, quality, access, and reliability. Với thư viện số thì an toàn, bảo mật, chống sao chép bất hợp pháp, kỹ thuật tìm kiếm… còn chứa đựng rất nhiều vấn đề mở. Chẳng hạn ở Đại Học Cornell, các nhà nghiên cứu đang tập trung cho tính toàn vẹn của một thư viện số. 1.3. Nghiên cứu về thư viện số tại Việt nam Ở Việt nam, các nghiên cứu về thư viện số mới chỉ ở các buớc khởi đầu. Trong những năm qua nhiêề phần mền quản lý thư viện và hỗ trợ đọc sách trên Internet đã được đầu tư phát triển. Bảng 1.1 là đặc tính của một số phần mềm quản lý thư viện do các nhà sản xuất phần mềm trong nước phát triển. Bảng 1.1. Danh sách một số phần mền quản lý thư viện do các nhà sản xuất phần mềm Việt nam phát triển Tên thuộc tính LIBOL (Tinh Vân) ILIB (CMC Soft) VEBRARY (Lạc Việt) Mô tả Phát triển vì nhu cầu trong nước (1997) và sau đó được thay đổi theo các chuẩn quốc tế Có giao diện dạng Web và được thiết kế theo mô hình mở 3 lớp. Đây là hệ thống quản lý thư viện điện tử, được dùng đầu tiên tại Trung Tâm Thông Tin Tư Liệu Đại Học Đà Nẵng Hệ điều hành WinNT, Unix, Linux Cơ sở dữ liệu NA Oracle 8i đối với phiên bản lớn SQL-Server đối với phiên bản nhỏ SmiLib NA Hỗ trợ tiếng Việt Hỗ trợ tiếng Việt mà một số ngôn ngữ khác như Anh, Nga, Nhật, Hoa, hỗ trợ Unicode Hỗ trợ đa ngôn ngữ, trong đó tiêng Việt theo bảng mã Unicode và TVCN Hỗ trợ tìm kiếm Tìm kiếm tra cứu mạnh, hỗ trợ tất cả các khung phân loại Hỗ trợ tìm kiếm tra cứu theo nhiều tiêu chí khác nhau Các chức năng chuyên môn Môi trường hiển thị: Web Chuẩn giao tiếp dữ liệu ISO2709 Hỗ trợ tra cứu liên thư viện qua chuẩn Z39.50 Có khả năng tùy biến giao diện Có 8 phân hệ nhgiệp vụ chuyên môn: tra cứu (Z39.50), , biên mục, ấn phẩm điện tử, ấn phẩm định kỳ, phân hệ bổ sung, phân hệ quản lý, phân hệ bạn đọc và phân hệ mượn trả. Hỗ trợ tôi đa khả năng liên thư việ theo các chuẩn (MARC, USMARC, UNIMARC Cho phép tra cứu liên thư viện theo chuẩn Z39.50 Có chức năng hỗ trợ mã vạch Cho phép thay đổi các module khác nhau qua các thông số Mọi thao tác trên thư viện đều qua trình duyệt Web Lưu trữ và lập chỉ mục với số lượng lớn các dạng tài liệu SGML, XML, MARC, RTF, các dạng tài liệu đa phương tiện theo chuẩn open-ebook của W3C Hỗ trợ các tiêu chuẩn về sách điện tử và thư viện như Z39.50, Unicode… Biên mục theo chuẩn MARC, ÚMARC (ngầm định là MARC21) Có nhiều tính năng khác như bổ sung tài liệu, lưu thông tài liệu, quản lý xuất bản phẩm nhiều kỳ, mượn liên thư viện, báo cáo thống kê. Tính năng bảo mật đáng lưu ý. Nhận xét Có khả năng đáp ứng hầu hết các nhu cầu chuẩn hóa về nghiệp vụ Thân thiện với người dùng, chức năng tìm kiếm nhanh chóng, chính xác trên nhiều ngôn ngữ và nhiều tiêu chí Có tính mở và linh hoạt Đã được ứng dụng tại một số nơi như Học Viện Quan hệ Quốc tế… Tuân thủ những tiêu chuẩn mở về hệ thống thư viện và được xây dựng trên nền công nghệ hiện đại, quản lý thư viện hiệu quả, có khả năng liên thông với các thư viện khác trên thế giới. 1-6 Thông tin liên lạc Cty Công nghệ Tin học Tinh Vân 371 Kim Mã, Hà NộI ĐT: (4) 771 5737 dlin@hn.cmc.com.vn Cty CMC Soft 777 GiảI Phóng, Hà NộI ĐT: (4) 664 1595 vebrary@lacviet.com.vn Cty Cổ phần Tin học Lạc VIệt 191A Hoàng Văn THụ, q. Phú Nhuận, tp. Hồ Chí Minh ĐT: (8) 842 3333 Fax: (8) 842 2370 1.4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Các nghiên cứu-ứng dụng CNTT vào quản lý và khai thác thông tin trong các thư viện đã và đang được quan tâm. Sự phát triển nhanh chóng của CNTT và Internet vào những thập niên sau của thế kỷ 20 đã tạo ra lượng thông tin khổng lồ. Các thư viện số hóa đã được hình thành và hiện đang lưu trữ một lượng lớn thông tin, dễ dàng truy cập qua Internet. Do đó cần phải xây dựng các công cụ hỗ trợ tổ chức, tìm, đọc, tổng hợp thông tin. Những năm qua, nhiều thư viện và các trung tâm lưu trữ trong nước đã có những bước phát triển đáng kể trong việc sử dụng các công cụ CNTT để quản lý tư liệu, độc giả và hỗ trợ công tác tra cứu thông tin. Tuy nhiên hướng nghiên cứu phát triển các công cụ hỗ trợ tìm kiến, phân tích, tổng hợp thông tin vẫn đang còn chưa được đầu tư phát triển. Ngoài nuớc, nhóm nghiên cứu về thư viện số thuộc Đại học Arizona ở địa chỉ trang web là là một trong các nhóm thức đẩy các 1-7 nghiên cứu nhằm phát triển các kỹ thuật phân loại tư liệu hỗ trợ tìm đọc và tổng hợp thông tin. Đề tài “Xây dựng một số công cụ hỗ trợ tra cứu và tổng hợp thông tin trong thư viên số “ tập trung vào các nội dung sau: • Nghiên cứu nhu cầu khai thác thông tin của độc giả trong một số thư viện số hóa tiêu biểu như thư viện cao học trường ĐHKHTN; thư viện sách điện tử thuộc chương trình đào tạo từ xa ĐHQG-HCM làm cơ sở cho việc áp dụng trong các thư viện khác. • Nghiên cứu đề xuất qui trình tổ chức thông tin hỗ trợ tiến trình sưu tầm, tổ chức và khai thác thông tin trong các thư viện số hóa và xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ qui trình. • Nghiên cứu và xây dựng các công cụ phần mềm hỗ trợ tìm kiếm, phân tích tổng hợp thông tin trong các thư viện số hóa. Giai đoạn 1: từ tháng 12/2001 đến 7/2002 • Nghiên cứu các nhu cầu khai thác thông tin trong thư viện số • Nghiên cứu đặc trưng của thông tin tư liệu • Nghiên cứu các công nghệ sưu tầm, tổ chức thông tin theo tiếp cận tác nhân thông minh, phân lớp gom cụm • Thiết kế hệ thống và cài đặt một số phần mềm phân lớp gom cụm Giai đoạn 2: Từ 08/2002 đến 3/2003 • Nghiên cứu công nghệ tìm kiếm thông tin theo tiếp cận tác nhân thông minh • Cài đặt một số phần mềm phân lớp, gom cụm, hỗ trợ tra cứu thông tin 1.5. Các kết quả đạt được của đề tài • Xây dựng khung tiêu đề đề mục Việt, Anh , từ điển từ đồng hiện CNTT • Xây dựng công cụ Search và Download • Xây dựng công cụ tìm các dãy từ phổ biến để đặc trưng văn bản • Xây dựng công cụ tổng hợp văn qua gom cụm bằng mạng Kohonen • Xây dựng thư viện số trên Web với hàng ngàn bài báo khoa học. Phát triển truy vấn thư viện qua từ khóa, qua tiêu đề đề mục, qua từ đồng hiện, qua lớp ra Kohonen trên giao diện Web. 2-1 CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC KHAI THÁC THÔNG TIN THƯ VIỆN 2.1. Tổ chức phục vụ khai thác thông tin Bước qua giai đoạn quản lý tư liệu đã tồn tại nhiều thế hệ, đến giai đoạn quản lý thông tin đã đặt ra cho nghề thư viện vấn đề trao đổi và chia sẻ thông tin. Đây là bước ngoặt quan trọng trong nghề thư viện, đồng thời việc ứng dụng triệt để thành tựu CNTT đã đặt ra một thách thức cho nghề thư viện là phải nhanh chóng thay đổi quan niệm ngành nghề đề đối phó với với sự phát triển như vũ bảo của CNTT. Ngày nay lượng thông tin dồi dào trở nên quá tải, CNTT lại giúp người ta chọn lọc thông tin có ích và có ý nghĩa được gọi là tri thức và CNTT đồng thời cũng giúp người ta tự hình thành tri thức – Đây là giai đoạn quản lý tri thức. Ngày nay để đánh giá một thư viện, người ta cho rằng: “Giá trị thư viện không phải ở chỗ thư viện có bao nhiêu nguồn thông tin mà là thư viện đáp ứng nhu cầu thông tin một cách có hiệu quả như thế nào từ rất nhiều nguồn thông qua công nghệ mới”; Trong một quan niệm mới khác về thư viện, người ta cho rằng “Chuyên môn cốt lõi của nghề thư viện là điểm giao nhau của ba mặt: thông tin, công nghệ thông tin và người sử dụng”. Hiểu biết về nguồn thông tin và cách tổ chức thông tin là năng lực quan trọng của cán bộ thư viện. Nghiệp vụ thư viện cho chúng ta biết cách thu thập thông tin – biểu thị qua công tác quản lý và phương thức truy hồi thông tin; biết cách tổ chức thông tin – biểu thị qua công tác phân loại, biên mục, chỉ mục và thiết lập cơ sở dữ liệu; biết cách lưu trữ thông tin – biểu thị qua công tác quản lý vật lý nguồn thông tin và các hoạt động tìm kiếm. Nói chung, người cán bộ thư viện phải biết cách tạo điều kiện để người sử dụng truy cập được thông tin. Công nghệ thông tin và truyền thông đã có ảnh hưởng trong 20 năm qua và ngày nay đang có khả năng thay đổi cuộc sống của chúng ta về mọi mặt. Động lực thay đổi quan trọng nhất chính là thông tin. Công nghệ thông tin mở rộng bốn bức tường của thư viện nhằm cung cấp nguồn thông tin trong thư viện ra ngoài, đồng thời cung 2-2 cấp nguồn tư liệu ngoài phạm vi thư viện cho người sử dụng trong thư viện. CNTT đã đưa ngành thông tin thư viện đạt đến đỉnh cao của quản lý thông tin. Trong giai đoạn này – người cán bộ thư viện đã thay đổi vai trò của mình từ người giữ sách thụ động sang vai trò chủ động của người cung cấp thông tin – là đã bắt đầu quan tâm đến người sử dụng. Ngày nay trong công tác phục vụ thông tin, áp lực thường trực đối với người cán bộ thư viện là phải thực hiện: - Cung cấp lượng thông tin đúng, - Thời điểm đúng, - Hình thức trình bày đúng, - Nhằm sử dụng đúng mục đích, - Chi phí hợp lý. Muốn hoàn thành tốt công việc trên thì người cán bộ thư viện phải quan tâm đến người sử dụng với việc sử dụng thông tin: - Hiểu nhu cầu người sử dụng, - Phương thức sử dụng thông tin, - Khả năng đáp ứng nhu cầu Giá trị chuyên nghiệp của nghề thư viện sẽ được nâng cao một khi chúng ta không phải chỉ tập trung vào việc mua và cho mượn sách và những tài liệu khác mà là phải biết nhận định nhu cầu và tìm ra giải pháp thông tin cho người sử dụng, đồng thời bằng cách sử dụng CNTT để quản lý thông tin một cách hợp lý nhằm đưa thông tin đến với người sử dụng một cách nhanh nhất. Bước qua giai đoạn quản lý tri thức, yêu cầu đặt ra cho người cán bộ thư viện là phải quản lý lượng thông tin điện tử khổng lồ nhằm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người sử dụng ngày càng gia tăng. Biên mục tự động là một trong những vấn đề then chốt trong giai đoạn này để quản lý thư viện kỹ thuật số. Sử dụng hệ thống ngôn ngữ tiêu đề đề mục để giúp người sử dụng tìm kiếm và tập trung thông tin theo chủ đề là một công việc biên mục mang tính nghiệp vụ cao nhất - đòi hỏi cả hai tính chất đặc thù là kỹ thuật và nghệ thuật. Việc biên mục tự động do đó đòi hỏi chuyên gia tin học và cán bộ thư viện phải có một sự phối hợp đồng bộ để tạo nên một hệ thống tiêu đề đề mục phản 2-3 ánh đúng nội dung của kho tin. Đồng thời hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin cho người sử dụng thông qua hệ thống tiêu đề đề mục hoàn chỉnh đó. Tiêu đề đề mục hay đề mục là một danh từ hay cụm từ được hình thành theo những nguyên tắc định sẳn với một cấu trúc nhất định hay ngữ pháp ngôn ngữ tiêu đề đề mục. Một tiêu đề đề mục phản ánh một nội dung của tài liệu. Một danh sách tiêu đề đề mục được biên soạn trước và đưa vào trong CSDL được xem như là một tập tin có thẩm quyền (authority file) dùng để kiểm soát tính nhất quán (authority control) của tiêu đề đề mục. Đồng thời được dùng để ấn định tiêu đề đề mục cho từng tài liệu điện tử một cách tự động. Ngôn ngữ tiêu đề đề mục không quá máy móc và đơn giản như từ khóa, và cũng không dài dòng như ngôn ngữ thường. Tiêu đề đề mục có một cấu trúc nhất định gồm đề mục mục chính với những phân mục phản ánh tính khoa học và đại chúng sẽ trở nên gần gũi với những tìm tin phục vụ công tác nghiên cứu; bản thân danh sách tiêu đề đề mục cũng đã đóng góp một phần trong công tác nghiên cứu cho những ai theo đuổi một đề tài theo một chủ đề nào đó. Để ấn định một tiêu đề đề mục cho một cuốn sách hay một tài liệu, người cán bộ biên mục phải mất nhiều thời gian trước khi đưa vào CSDL một biểu ghi có chứa tiêu đề đề mục đó, đây là công việc tiền kết hợp (pre-coordinating). Tiền kết hợp theo cách này sẽ không thực hiện được khi khối lượng thông tin cần xử lý trở nên quá lớn. Tuy nhiên với giải pháp hỗ trợ của CNTT được trình bày trong đề tài nghiên cứu khoa học này, công việc biên mục trở nên tự động. Ngoài ra với các nghiên cứu gom cụm thông tin sẽ cung cấp giải pháp đề xuất tập các từ khóa đặc trưng cho nhóm thông tin cần khảo sát tạo điều kiện cho việc xây dựng các khung tiêu đề đề mục. 2-4 2.2. Một ví dụ điển hình về thư viện điện tử trực tuyến (www.webcrawler.com) Webcrawler là một trong những thí dụ điển hình về thư viện điện tử online. Trên trang chủ của Webcrawler, ở trên cùng bên góc trái là Ô hội thoại để tìm theo Từ khóa. Phía dưới là 18 chanels cho các chủ đề khác nhau (Giải trí, Giáo dục, Máy tính và Internet, Tin tức, Sức khỏe, Mua sắm,vv…). 2-5 Ví dụ khi nhấp chuột vào chanel Giáo dục (Education), ta sẽ đi đến một trang web mà trên đó, trong phần Thư mục (Directory) sẽ bao gồm 14 lãnh vực thuộc Giáo dục (Ái hữu, Nghệ thuật và Nhân văn, Hỗ trợ tài chánh, Luật học, Thư viện, Tham