Lịch sử Máy tính cá nhân (PC - Personal Computer). Từ khi xuất hiện loài người cho đến nay, họ luôn luôn tìm mọi cách để phát triển công cụ sản xuất của mình. Tất cả những bước đi dò dẫm, những sự tìm tòi, khám phá, mà ngày nay chúng ta gọi là phát minh khoa học, đã từng bước cải tiến công cụ lao động cho con người. Đến những năm 30 của thế kỷ XX, những ý tưởng đầu tiên về cỗ máycó tên là “Máy tính” xuất hiện. Đây dường như là ý tưởng tham vọng nhất của con người trong lịch sử phát triển của mình. Tuy nhiên tham vọng đó đã trở thành hiện thực, giống như những ý tưởng của Junes Verne về tầu ngầm và công nghiệp vũ trụ.
“Ai đã phát minh ra máy tính ?” là một câu hỏi không đơn giản. Câu trả lời chính xác là nhiều nhà phát minh đã đóng góp cho lịch sử của máy tính. Một chiếc máy tính bao gồm nhiều phần phức hợp, trong đó mỗi phần là một phát minh riêng biệt.
Năm 1936: Nhà phát minh Konrad Zuse phát minh ra máy tính Z1. Máy tính đầu tiên có thể lập chương trình và cài đặt cho nó hoạt động.
Năm 1942: John Atanasoff và Clifford Berry phát minh máy tính ABC, thế hệ nối tiếp của Z1.
70 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1866 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo chí trực tuyến - Những vấn đề chung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI MỘT: BÁO CHÍ TRỰC TUYẾN - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
(5 tiết)
KHÁI QUÁT VỀ MẠNG INTERNET. (2 TIẾT RƯỠI)
Sự ra đời và nguyên lý hoạt động của Máy tính cá nhân (PC - Personal Computer).
a) Lịch sử Máy tính cá nhân (PC - Personal Computer). Từ khi xuất hiện loài người cho đến nay, họ luôn luôn tìm mọi cách để phát triển công cụ sản xuất của mình. Tất cả những bước đi dò dẫm, những sự tìm tòi, khám phá, mà ngày nay chúng ta gọi là phát minh khoa học, đã từng bước cải tiến công cụ lao động cho con người. Đến những năm 30 của thế kỷ XX, những ý tưởng đầu tiên về cỗ máycó tên là “Máy tính” xuất hiện. Đây dường như là ý tưởng tham vọng nhất của con người trong lịch sử phát triển của mình. Tuy nhiên tham vọng đó đã trở thành hiện thực, giống như những ý tưởng của Junes Verne về tầu ngầm và công nghiệp vũ trụ.
“Ai đã phát minh ra máy tính ?” là một câu hỏi không đơn giản. Câu trả lời chính xác là nhiều nhà phát minh đã đóng góp cho lịch sử của máy tính. Một chiếc máy tính bao gồm nhiều phần phức hợp, trong đó mỗi phần là một phát minh riêng biệt.
Năm 1936: Nhà phát minh Konrad Zuse phát minh ra máy tính Z1. Máy tính đầu tiên có thể lập chương trình và cài đặt cho nó hoạt động.
Năm 1942: John Atanasoff và Clifford Berry phát minh máy tính ABC, thế hệ nối tiếp của Z1.
Năm 1944: Howard Aiken và Grace Hopper phát minh máy tính Havard Mark 1.
Năm 1946: John Presper Ecket và John W. Mauchly phát minh máy tính ENIAC 1 (với khoảng 20 ngàn bóng đèn chân không, to như một toà nhà, nặng hàng tấn). Đây được coi như là máy tính điện tử thế hệ I.
Năm 1948: Frederic Williams và Tom Kilburn phát minh máy tính Manchester Baby và bóng đèn Williams.
Cùng thời gian này, năm 1947 - 1948: John Bardeen, Walter Brattain và William Shockley phát minh ra Transistor (bóng bán dẫn điện tử), mặc dù đây không phải là một phát minh về một chiếc máy tính nhưng phát minh này đã đem lại những tác động kỳ diệu cho lịch sử máy tính - khối lượng của máy tính thay đổi một cách đáng kinh ngạc nhưng tốc độ xử lý và dung lượng không hề thay đổi thậm chí tăng lên gấp nhiều lần, đánh dấu cho sự ra đời của máy tính thế hệ II.
Năm 1951: John Presper Ecket và John W. Mauchly phát minh máy tính UNIVAC, máy tính thương mại đầu tiên. Máy tính này có thể tính toán được người thắng cử trong một cuộc bầu cử Tổng thống.
Năm 1953: Công ty International Business Machines (IBM) cho ra đời máy tính IBM 701 EDPM, đánh dấu sự góp mặt của IBM trong lịch sử máy tính.
Năm 1954: John Backus và IBM phát minh Ngôn ngữ lập trình máy tính FORTRAN (FORTRAN Computer Programming Language) đánh dấu bước thành công đầu tiên của ngôn ngữ lập trình cấp độ cao.
Năm 1958: Jack Kilby và Robert Noyce phát minh ra mạch điện tích hợp (The Integrated Circuit), còn đượcbiết đến với tên gọi Chip.
Năm 1962: Steve Russell và công ty MIT phát minh trò chơi trên máy tính đầu tiên có tên “Chiến tranh không gian” (Space war). Sau này, người Nhật Bản đã thắng lợi rực rỡ trên thị trường game này.
Năm 1964: Douglas Elgenbart phát minh ra các “cửa sổ máy tính” (windows) và con chuột - sở dĩ gọi là con chuột vì ở cuối bộ phận này có một cái “đuôi” dây điện chạy ra.
Năm 1967: Máy tính điện tử đầu tiên ứng dụng công nghệ Chip trong bộ xử lý trung tâm ra đời đánh dấu sự ra đời của máy tính thế hệ III, là máytính chúng ta đang sử dụng ngày nay.
Năm 1969: Mạng ARPAnet ra đời, khởi thuỷ của Internet.
Năm 1970: Phát minh bộ nhớ máy tính Intel 1103. Lần đầu tiên thế giới biết đến công nghệ dynamic RAM chip - tái tạo điện tích bộ nhớ ngoài, vì trong quá trình làm việc của máy tính, bộ nhớ ngoài (Random Access Memory) luôn bị mất đi các điện tích, công nghệ chip này có nhiệm vụ tái tạo các điện tích bị mất đi đó.
Năm 1971: Faggin, Hoff và Mazor phát minh máy tính Intel 4004, máy tính đầu tiên sử dụng bộ vi xử lý trung tâm (Microprocessor).
Cũng trong năm này, Alan Sugart và IBM phát minh ổ đĩa “Floopy”. Gọi là Floopy vì tính mềm dẻo, linh hoạt, dễ điều khiển của ổ đĩa này.
Năm 1973: Robert Metcalfe và Xerox phát minh mạng máy tính Ethernet - mạng kết nối liên mạng đầu tiên.
Năm 1974 - 1975: Các model máy tính Scelbi, Mark-8 Altair và IBM 5100 ra đời - máy tính có tính chất kinh doanh, dành cho người dân thường. Từ trước đó, máy tính chỉ sử dụng trong các cơ quan chính phủ và các viện nghiên cứu.
Năm 1976 - 1977: Apple I, Apple II, TRS-80, Commodore Computer tiếp nối việc bán cho người dân.
Năm 1978: Dan Bricklin và Bob Franksston phát minh phần mềm VisiCalc Spreadsheet.
Năm 1979: Seymour Rubenstein và Rob Barnaby phát minh phần mềm WordStar - bộ xử lý Word đầu tiên.
Năm 1981: IBM phát minh ra chiếc máy tính cá nhân (PC - Personal Computer) đầu tiên tạo nên một cuộc cách mạng máy tính vĩ đại.
Cũng trong năm này, Microsoft phát minh Hệ điều hành máy tính MS-DOS.
Năm 1983: Máy tính tại nhà Apple Lisa với màn hình có tính đồ họa.
Năm 1984: Máy tính Apple MacIntosh ra đời.
Năm 1985: Microsoft bắt tay với Apple cho ra đời các model Microsoft Windows.
Công nghệ máy tính hiện nay đã có những bước phát triển vượt bậc, đã chuyển sang thế hệ IV, V, VI; đặc biệt là cùng với hướng nghiên cứu của công nghệ nano (siêu siêu nhỏ), máy tính điện tử đã có thể thu nhỏ trong điện thoại di động, đồng hồ...
b) Máy tính điện tử hoạt động dựa trên 2 nguyên lý cơ bản sau:
Nguyên lý 1: Máy tính điện tử hoạt động theo hệ số nhị phân. Nghĩa là, nó chỉ xử lý thông tin trong môi trường toán nhị phân theo phép tính chuyển mạch Đóng và Mở (Có và Không) với 2 con số 0 và 1. Điều này tương đương với việc gán cho mã 1 là dương, mã 0 là âm trong tín hiệu điện.
Trên cơ sở đó, người ta xây dựng nên Bảng mã chuẩn Hoa Kỳ cho trao đổi thông tin - American Standard Code for Information Interchange (ASCII) - là bảng mã ký tự thông dụng và được dùng rộng rãi nhất trong công nghiệp máy tính và mạng.
Một số ví dụ về Bảng mã ký tự trong thông tin số
A
1000001
S
1010011
a
1100001
s
1110011
B
1000010
T
100100
b
1100010
t
1110100
C
1000011
U
1010101
c
1100011
u
1110101
D
1000100
V
1010110
d
1100100
v
1110110
E
1000101
W
1010111
e
1100110
w
1110111
F
1000110
X
1011000
f
1100111
x
1111000
G
1000111
Y
1011001
g
1101000
y
1111001
H
1001000
Z
1011010
h
1101001
z
1111010
I
1001001
0
0110000
i
1101010
.
0101110
J
1001010
1
0110001
j
1101011
,
0101100
K
1001011
2
0110010
k
1101100
?
0111111
L
1001100
3
0110011
l
1101101
)
0101001
M
1001101
4
0110100
m
1101110
(
1111011
N
1001110
5
0110101
n
1101111
/
0101111
O
1001111
6
0110110
o
1110000
&
0100110
P
1010000
7
0110111
p
1110001
+
0101011
Q
1010001
8
0111000
q
1110010
-
0101101
R
1010010
9
0111001
r
=
0111101
Thực chất đây là bảng mã 7 bit (7 con số 0 và 1) nhưng mỗi mã ký tự kèm theo một bit phụ để chống sai lệch thông tin trong hoạt động máy tính nên tính thành 8 bit. Hiện nay ở một số máy tính còn phát triển bảng mã 16 bit, 24 bit cho thông tin số cực kỳ chính xác.
Nguyên lý 2: Máy tính điện tử hoạt động theo mệnh lệnh. Nghĩa là PC thực hiện công việc thu thập, xử lý, tính toán, ghi nhớ, lưu trữ các dự kiện thông tin theo mệnh lệnh. Muốn thực hiện được điều đó thì máy tính phải bao gồm:
Phần cứng:
+ CPU (Centre Processing Unit): Bộ xử lý trung tâm.
+ HDD (Hard Disk Drive): ổ cứng, bộ nhớ.
+ ROM (Read-only Memory): Bộ nhớ trong, đã được cài đặt sẵn tại nơi sản xuất, không thay đổi được.
+ RAM (Random Access Memory): Bộ nhớ ngoài, nhớ tạm thời, lưu những gì đưa từ ngoài vào, thay đổi được.
Phần mềm:
Các phần mềm chương trình máy tính do nhà sản xuất hoặc người sử dụng cài đặt để vận hành máy tính.
Thiết bị ngoại vi vào:
Con chuột, bàn phím, đĩa mềm, modem, scanner, camera, máy ghi âm...
Thiết bị ngoại vi ra:
Màn hình, loa, máy in, projector...
Kết nối liên mạng và sự ra đời của mạng Internet.
Khi sự phát triển của khoa học công nghệ đã đạt đến một trình độ nhất định, nhu cầu truyền các dữ liệu thông tin khoa học đó cũng ngày càng tăng lên. Các hoạt động xử lý, thống kê, phân tích, tính toán của hệ thống máy tính đã giúp đỡ rất nhiều cho các nhà khoa học trong công việc của họ. Nhưng có một thực tế là các máy tính này lại là các thực thể độc lập, không thể có sự chuyển giao, giao lưu với các máy tính khác. Và thế là ý tưởng về một mạng của các nhà nghiên cứu xuất hiện. Quốc gia đi đầu trong hoạt động liên kết máy tính là Hoa Kỳ. Dưới sự bảo trợ của Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiến bộ (Advanced Research Projects Agency - ARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, các nhà nghiên cứu đã tiến hành tìm ra một công nghệ nhằm liên kết các máy tính có cấu trúc phần cứng khác nhau, sử dụng hệ điều hành khác nhau. Công nghệ này bao gồm một tập hợp các tiêu chuẩn mạng chỉ rõ làm sao các máy tính có thể truyền tin được, các quy ước liên kết mạng và đường lưu thông trên mạng. Người ta đã tìm ra bộ giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) - tên của 2 chuẩn giao thức chính. Lịch sử của Internet, sự khởi đầu và phát triển của Internet chính là quá trình song song với việc giải quyết những vấn đề về nối mạng các máy tính. ARPA đã đề xuất việc liên kết 4 địa điểm đầu tiên vào tháng 7 năm 1968 : Viện nghiên cứu Stamford, trường ĐH Tổng California ở Los Angeles, UC - Santa Barbara và Trường đại học Tổng hợp Utah. Bốn địa điểm này được nối thành mạng năm 1969 đã đánh dấu sự ra đời của Internet ngày nay. Sau đó, ARPA phát triển mạng này thành mạng ARPAnet. Những ngày đầu của Internet, máy tính và đường liên lạc có tốc độ xử lý chậm, với đường dây dài hàng ngàn km thì khâu truyền dữ liệu nhanh nhất chỉ đạt 50kilobits/giây. Số lượng máy tính nối vào mạng cũng rất ít, chỉ có khoảng 200 máy chủ vào năm 1981 (chính xác là 213 máy), ngày nay con số máy chủ này là hàng triệu. Tuy nhiên, ngay tại thời điểm này thì ARPAnet đã được hiểu như là một thí nghiệm ban đầu cho việc hình thành một mạng của mạng trên toàn cầu. Cũng trong thời gian này, tại Trung tâm nghiên cứu của Xerox Corporation’s Palo Alto các nhà nghiên cứu đang phát triển một kỹ thuật sau này được sử dụng cực kỳ rộng rãi trong thiết kế và xây dựng mạng cục bộ là Ethernet. Những năm đầu của thập niên 80 thế kỷ XX, Chính phủ Mỹ quyết định tách mạng ARPAnet thành 2 phần: Milnet dành cho khu vực quân sự và dùng tên cũ ARPAnet dành cho các trường đại học và trung tâm nghiên cứu. Giữa thập niên 80, với sự xuất hiện của 5 trung tâm dữ liệu siêu máy tính (CERFnet, CICnet, Michnet, Nysernet và Suranet) và quá trình bành trướng song song của giao thức TCP/IP và chương trình điều khiển mạng NCP, ARPAnet ngày càng phát triển và trở thành mạng thông tin thông dụng. Năm 1987, tại Hoa Kỳ, 5 trung tâm dữ liệu siêu máy tính quyết định liên kết xây dựng một mạng khung mới có tên là NSF. Sau đó mạng khung này liên kết với mạng SUNET của Thụy Điển và JANET của Anh. Kết quả là hàng triệu máy tính trên thế giới có thể nối mạng với tốc độ truyền dữ liệu phổ biến là 56 Kilobits/ giây thì Internet thực sự ra đời.
Nguyên lý kỹ thuật của mạng Internet.
Mạng Internet là mạng của các mạng. Điều đầu tiên chúng ta có thể khẳng định là không có một tổ chức hay cá nhân nào là người quản lý đích thực của Internet. Vấn đề quản lý và điều hành mạng Internet thông qua một loạt các quốc gia và một loạt các tổ chức toàn cầu về Internet. Mỗi một quốc gia và tổ chức đó sẽ chịu trách nhiệm quản lý từng phần Internet. Nhưng trước hết, về mặt kỹ thuật, Internet kết nối vô số mạng ở các cấp độ khác nhau lại với nhau để chia sẻ thông tin.
a) Mạng cục bộ (Local Area Netwrok - LAN). Là mạng máy tính kết nối trong khu vực làm việc. Công nghệ LAN có ưu điểm về tính đơn giản, tiện dụng và rẻ tiền, được phát triển bởi Xerox Corporation với tên gọi Ethernet. Để nối với một LAN, một máy tính cần bộ phần cứng kết nối mạng. Từ góc độ máy tính, bộ kết nối LAN hoạt động như bộ kết nối cho một thiết bị Vào/Ra. Về góc độ vật lý, bộ phận cứng kết nối mạng gồm có 3 phần: bảng mạch cắm vào trong máy tính, cáp nối bảng mạch với LAN, và phần cứng tới LAN. Bộ xử lý trong máy tính sử dụng bộ kết nối mạng để truy cập LAN. Nó có thể yêu cầu bộ kết nối gửi một thông điệp tới máy tính khác qua LAN hoặc đọc một thông điệp do máy khác chuyển tới.
Có 3 kiểu kết nối mạng LAN:
Mạch nhánh (vẽ hình)
Mạch vòng (vẽ hình)
Mạch hình sao (vẽ hình)
b) Mạng diện rộng (Wide Area Network - WAN). Là mạng máy tính khác so với mạng LAN ở chỗ, các máy tính trong LAN cùng kết nối với nhau trên một sợi cáp, còn các máy tính trong WAN kết nối theo phương thức điểm đến điểm (point to point).
Vẽ hình mạng WAN.
Như vậy, hoạt động của mạng LAN và WAN giống như hoạt động của mạng Internet. Tuy nhiên, để có mạng Internet thì các thiết bị phải phức tạp hơn nhiều và bộ kết nối cũng mạnh hơn rất nhiều, bộ kết nối này chính là bộ chọn đường (router).
c) Mạng Internet. Là mạng của các mạng máy tính toàn cầu. Mặc dù đó là một khái niệm đơn giản nhưng để diễn tả khái niệm này một cách chân thực và chính xác lại là công việc không đơn giản.
Internet gồm có hàng vạn mạng máy tính liên kết bởi các máy tính dành riêng gọi là các bộ chọn đường (router), vì một bộ chọn đường có thể liên kết hai mạng sử dụng các công nghệ khác nhau. Bộ chọn đường có thể liên kết một LAN với các LAN khác, một LAN với một WAN, hoặc giữa các WAN. Và cũng chính bởi vì Internet làm nên các mạng liên kết bằng các bộ chọn đường, người ta xem Internet như là một mạng của các mạng. Bộ chọn đường có nhiệm vụ xác định chính xác nội dung của một gói tin, đường đi - đến của gói tin đó, bảo vệ nội dung gói tin. Vì vậy, các cơ quan báo chí có nối mạng Internet thông thường phải sử dụng riêng cho công việc của họ một máy tính router nhằm đảm bảo chất lượng thông tin.
Vẽ hình mạng Internet.
Như vậy, một máy tính kết nối Internet để khai thác thông tin phải thông qua ít nhất một máy chủ, nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Services Provider) và cổng Ra/Vào mạng Internet. Đối với máy tính cung cấp thông tin lên mạng, máy tính đó còn phải thông qua nhà cung cấp nội dung lên mạng (Internet Content Provider - ICP) và các cơ quan chức năng khác.
Tài nguyên và khai thác tài nguyên trên mạng Internet.
Chúng ta hãy điểm qua một số khả năng của “Siêu xa lộ thông tin” - Internet và các nguồn tài nguyên cơ bản.
Thứ nhất, người dùng trên toàn thế giới có thể nối vào mạng. Mạng này sẽ truy cập tốc độ cao các thông tin ở các trường đại học, các tổ chức nhà nước và các cuộc sắp đặt thương mại trên toàn cầu. Công chúng có thể truy cập đến mạng này thông qua dịch vụ quay số (dial-up services), các cuộc gọi nội hạt hay dịch vụ toll-free.
Thứ hai, Mạng này dùng giao thức liên lạc chuẩn, nó cung cấp sự truy cập bất kể loại máy tính gì, sử dụng hệ điều hành gì và kích cỡ máy tính lớn hay nhỏ.
Thứ ba, người dùng trên mạng toàn cầu sẽ có thể trao đổi thư điện tử với một người khác, các thông báo được phân phối ngay lập tức trong nhiều trường hợp, trong vài giây hoặc trong vài phút. Mạng này không chỉ cho phép giao tiếp 1 - 1 mà còn cung cấp các công cụ cho phép các nhóm riêng biệt ở cách xa nhau về không gian thời gian có thể thực hiện các cuộc thảo luận. Cổng Vào/Ra cho phép mạng toàn cầu có thể trao đổi e-mail với các mạng cá nhân.
Thứ tư, mạng Internet sẽ cung cấp một cách chuẩn đơn giản cho người dùng để thâm nhập vào các máy tính trên khắp thế giới. Từng cá nhân có thể sử dụng mạng này để không chỉ liên lạc từ nhà hay văn phòng mà trong khi di chuyển họ có thể liên lạc theo chiều ngược lại.
Thứ năm, các công cụ di chuyển sẽ làm cho các cá nhân có khả năng chu du trên mạng được dễ dàng, xem nhanh các thông tin được cung cấp bới các trường đại học, trung tâm thương mại, các thư viện và từng cá nhân.
Thứ sáu, các công cụ chỉ mục (nói đơn giản là công cụ search) cho phép người dùng quét trên các vùng dữ liệu rộng, xác định một cách nhanh chóng vị trí chính xác của các tài liệu mà họ quan tâm.
Thứ bảy, người dùng có thể khôi phục và play lại các bộ phim, âm thanh hay các tài liệu đa phương tiện.
Thứ tám, mạng này sẽ trợ giúp cho truyền thông thời gian thực (real-time multimedia): người dùng có thể nói chuyện trực tuyến với một người khác (bằng cách gõ bàn phím, bằng các thiết bị chính xác hoặc qua liên kết âm thanh - như Internet Relay chat chẳng hạn); thực hiện một chương trình phát thanh hay truyền hình trực tiếp; sử dụng mạng để chơi các trò chơi thực tế ảo.
Thứ chín, mạng này sẽ trở thành đường cao tốc hai chiều. Người dùng không nghĩ rằng họ chỉ là những khách hàng, mà với các công cụ trợ giúp họ có thể dễ dàng trở thành nhà cung cấp thông tin lên mạng. Các cá nhân có thể công bố các bản tóm tắt công việc, các bài báo đã viết, các bức ảnh, các mẫu của những tác phẩm nghệ thuật, thậm chí là các thông tin cá nhân của họ…, tất cả những thông tin mà họ muốn mọi người có thể truy cập được, và các tin tức này có thể khôi phục, đáp ứng nhu cầu truy cập cho bất kỳ một người nào trên mạng toàn cầu.
Các nguồn tài nguyên cơ bản trên mạng Internet:
Không gian, Nông nghiệp, Kiến trúc, Nghệ thuật, Thiên văn, Sinh vật học, Các hệ thống bản thông báo Kinh doanh, Thuật vẽ bản đồ, Thống kê điều tra dân số, Hoá học, Truyền thông, Khoa học tính toán, Khoa học máy tính, Máy vi tính, Tội phạm, Văn hoá, Các thư mục, Các thảm hoạ, Kinh tế - giáo dục, Việc làm, Môi trường, Các nghiên cứu về dân tộc học, Phổ hệ học, Địa lý học, Tài trợ và học bổng, Các thông tin cho người tàn tật, Y tế, Lịch sử, Internet, Quan hệ quốc tế, Nghề báo, Luật, Các thư viện và ngành thư viện, Văn chương, Toán học, Y khoa và đời sống, Quân sự, Phim ảnh, Tin tức và môi trường, Cổ sinh vật học, Các phát minh bằng sáng chế, Tài chính cá nhân, Triết học, Vật lý học, Chính trị và chính phủ, Xuất bản, Tôn giáo, Các hiệp hội của các học giả và các nhà chuyên nghiệp, Khoa học (nói chung), Địa chấn học, Không gian thống kê, Khoa học các hệ thống, Du lịch, Lưu trữ video, Thời tiết, Động vật học.
WEBSITE LÀ GÌ? (2 TIẾT RƯỠI)
Là một trang thông tin trên mạng Internet, cung cấp thông tin và tài liệu cho người truy cập dưới dạng văn bản động, có chức năng truyền thông đa phương tiện.
Dịch vụ World-Wide Web (WWW).
Là dịch vụ cung cấp tài liệu trên mạng Internet dưới dạng một văn bản động (hypertext). Một hệ thống văn bản động sẽ cho phép các tài liệu chứa liên kết gắn với những tài liệu khác. Tác giả của tài liệu văn bản động có thể đặt những “liên kết nóng” (hot links) vào các tài liệu khác nếu muốn, đưa ra cho người đọc sự lựa chọn đa dạng và có trên di chuyển chủ đề. Muốn thực hiện được một trang web như vậy, về mặt kỹ thuật, chúng ta phải có một chương trình đa giao thức có tên là Mosaic và một ngôn ngữ lập trình cấp độ cao là HTML (Hyper Text Markup Language). Tuy nhiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về HTML trong phần sau.
WWW là sản phẩm của Tim Berners Lee, làm việc tại Viện nghiên cứu vật lý thực hành Châu Âu (CERN). Berners Lee thử nghiệm những hệ thống giống hypertext vào đầu những năm 80. Trong năm 1989, Berners Lee tưởng tượng một hypertext định hướng, hệ thống phân phối tài liệu của mạng đến server như một con đường hợp thành một tập hợp tài liệu rộng lớn để cung cấp cho nhu cầu nghiên cứu sử dụng của CERN. Ý tưởng đó nhằm thay đổi hệ thống các kiểu định dạng tài liệu không giống nhau có thể hoà hợp với nhau dưới dạng một client/server. Mục tiêu đầu tiên ông này hướng tới là văn bản, song ông cũng đã nghĩ đến việc tổ chức một khả năng hợp nhất âm thanh và hình ảnh (hypermedia động). Ông và công tác viên Robert Cailliau đã sớm đưa ra những thiết kế điều khiển vào tháng 3/1989 và tháng 10/1990.
Berners Lee đã phát triển một công cụ mẫu thử nghiệm cho vùng làm việc Next vào tháng 11/1990, và một bộ duyệt tin chế độ dòng cũng được