Bạo hành trẻ em trong nhà trường, nguyên nhân và một số giải pháp phòng ngừa

1. Hiện tượng bạo hành trẻ em trong nhà trường hiện nay Bạo hành nói chung và bạo hành trong nhà trường đối với trẻ em nói riêng là vấn đề mang tính toàn cầu, nó xảy ra ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Hiện nay đã có nhiều diễn đàn, các cuộc khảo sát, các công trình nghiên cứu về tình trạng bạo hành đối với trẻ em đã được tiến hành ở Việt Nam cũng như trong khu vực châu Á và trên thế giới. Trong một báo cáo của Tổ chức Cứu tế trẻ em cho biết, hiện nay có khoảng hơn 1 tỷ trẻ em trên khắp thế giới bị các thầy cô giáo của mình đánh đập trái luật. Và trong một báo cáo khác, có khoảng 350 triệu học sinh trên khắp thế giới đang phải đối mặt với nạn bạo hành tại trường học mỗi năm, và hiện tượng này rất phổ biến tại nhiều trường ở châu Á. Riêng ở Việt Nam, trong những năm gần đây hiện tượng bạo hành trẻ em trong nhà trường đang có những diễn biến rất phức tạp. Theo các số liệu thống kê được báo cáo tại Hội nghị châu Á Thái Bình Dương lần thứ 2 về phòng chống tai nạn thương tích diễn ra tại Hà Nội, trong 3 năm 2005 - 2007, trung bình mỗi năm ở nước ta có 475 trường hợp tử vong do tự tử và 114 trường hợp tử vong trẻ em do bạo hành[1]. Theo bác sĩ Nguyễn Trọng An, tỷ lệ tử vong do tự tử và bạo hành trẻ em chiếm đến 9 - 10% trong tổng số các ca tử vong do tai nạn thương tích, chỉ đứng sau tai nạn giao thông và đuối nước. Nhà trường, nơi hội tụ đầy đủ những mặt tích cực cả về tri thức, đạo đức, văn hóa, chính trị. nhưng hiện tượng bạo hành đã và đang diễn ra rất phức tạp. Hậu quả của bạo hành trong nhà trường gây tác động lâu dài cả về mặt thể xác và tinh thần của các em. Hiện tượng bạo hành trẻ em trong nhà trường đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng cũng như tính chất nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê từ đường dây nóng của Cục Bảo vệ - Chăm sóc trẻ em cho thấy, sự xâm hại và bạo lực đối với trẻ em trong gia đình tăng gấp 3 lần; tại cộng đồng tăng 7 lần và trong trường học tăng 13 lần so với chục năm về trước. Những địa phương xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em nhất gồm: Hà Nội, Đồng Nai, Đắc Lắc, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bắc Giang[2]. Tuy nhiên, trên thực tế số vụ xâm hại, ngược đãi trẻ em còn cao hơn nhiều.

pdf6 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bạo hành trẻ em trong nhà trường, nguyên nhân và một số giải pháp phòng ngừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bạo hành trẻ em trong nhà trường, nguyên nhân và một số giải pháp phòng ngừa Hồ Thị Luấn - Mai Thị Quế Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM 1. Hiện tượng bạo hành trẻ em trong nhà trường hiện nay Bạo hành nói chung và bạo hành trong nhà trường đối với trẻ em nói riêng là vấn đề mang tính toàn cầu, nó xảy ra ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Hiện nay đã có nhiều diễn đàn, các cuộc khảo sát, các công trình nghiên cứu về tình trạng bạo hành đối với trẻ em đã được tiến hành ở Việt Nam cũng như trong khu vực châu Á và trên thế giới. Trong một báo cáo của Tổ chức Cứu tế trẻ em cho biết, hiện nay có khoảng hơn 1 tỷ trẻ em trên khắp thế giới bị các thầy cô giáo của mình đánh đập trái luật. Và trong một báo cáo khác, có khoảng 350 triệu học sinh trên khắp thế giới đang phải đối mặt với nạn bạo hành tại trường học mỗi năm, và hiện tượng này rất phổ biến tại nhiều trường ở châu Á. Riêng ở Việt Nam, trong những năm gần đây hiện tượng bạo hành trẻ em trong nhà trường đang có những diễn biến rất phức tạp. Theo các số liệu thống kê được báo cáo tại Hội nghị châu Á Thái Bình Dương lần thứ 2 về phòng chống tai nạn thương tích diễn ra tại Hà Nội, trong 3 năm 2005 - 2007, trung bình mỗi năm ở nước ta có 475 trường hợp tử vong do tự tử và 114 trường hợp tử vong trẻ em do bạo hành[1]. Theo bác sĩ Nguyễn Trọng An, tỷ lệ tử vong do tự tử và bạo hành trẻ em chiếm đến 9 - 10% trong tổng số các ca tử vong do tai nạn thương tích, chỉ đứng sau tai nạn giao thông và đuối nước. Nhà trường, nơi hội tụ đầy đủ những mặt tích cực cả về tri thức, đạo đức, văn hóa, chính trị... nhưng hiện tượng bạo hành đã và đang diễn ra rất phức tạp. Hậu quả của bạo hành trong nhà trường gây tác động lâu dài cả về mặt thể xác và tinh thần của các em. Hiện tượng bạo hành trẻ em trong nhà trường đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng cũng như tính chất nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê từ đường dây nóng của Cục Bảo vệ - Chăm sóc trẻ em cho thấy, sự xâm hại và bạo lực đối với trẻ em trong gia đình tăng gấp 3 lần; tại cộng đồng tăng 7 lần và trong trường học tăng 13 lần so với chục năm về trước. Những địa phương xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em nhất gồm: Hà Nội, Đồng Nai, Đắc Lắc, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bắc Giang[2]... Tuy nhiên, trên thực tế số vụ xâm hại, ngược đãi trẻ em còn cao hơn nhiều. Hiện tượng bạo hành trong nhà trường diễn ra dưới nhiều hình thức như: bạo hành do giáo viên thực hiện với học sinh, học sinh thực hiện với học sinh, giáo viên bị bạo hành bởi học sinh và giáo viên bị bạo hành bởi phụ huynh học sinh Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung vào loại bạo hành do giáo viên thực hiện với học sinh, trong đó bao gồm bạo hành về thể xác và bạo hành tinh thần. Bạo hành trong trường học do giáo viên thực hiện với học sinh tồn tại ở những dạng thức khác nhau. Bạo hành có thể nhìn thấy được hay còn gọi là bạo hành thể xác là hình thức phạt đánh bằng công cụ như roi, vọt hoặc đánh đấm khi trẻ mắc lỗi hoặc khi giáo viên muốn trẻ học tập tiến bộ hơn. Hình thức bạo hành này có thể dẫn đến thương tích cho trẻ. Dạng thứ hai là bạo hành tinh thần (ngược đãi gây ức chế tâm lý trẻ) hình thức phổ biến là dùng ngôn từ để chửi mắng, đe dọa, đay nghiến, dày vò tinh thần trẻ, tạo áp lực trong học tập đối với trẻ Cả hai dạng bạo hành này đang diễn ra khá phổ biến ở các trường học và đều có những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ và nó sẽ dần hình thành trong tính cách và lối ứng xử của trẻ khi lớn lên. Thực tế, cho đến nay chúng ta chưa có một con số thống kê cụ thể về các vụ bạo hành trẻ em trong nhà trường mà chỉ có một vài số liệu thống kê chưa đầy đủ trong các báo cáo liên quan đến các vụ bạo hành trẻ em trong trường học diễn ra ở một số tỉnh, thành trong cả nước. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong thời gian vừa qua có khoảng gần 20 vụ bạo hành học sinh đã xảy ra liên tiếp tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước, 10 địa phương xảy ra các vụ bạo hành điển hình là Hà Nội có 5 vụ, Thành phố Hồ Chí Minh có 3 vụ, Đồng Tháp 2 vụ, Thanh Hóa 2 vụ, Hải Phòng, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Trà Vinh, Kon Tum, Đắc Lắc mỗi nơi có 1 vụ và trong năm học 2008 - 2009, cả nước đã có 46 giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, trong đó có 9 người bị buộc thôi việc[3]. Một khảo sát vào tháng 3 năm 2006 do Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và Tổ chức Plan tại Việt Nam thực hiện tại 5 tỉnh (Hà Nội, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên và Quảng Bình) cho thấy có đến 58,3% trẻ em được hỏi nói rằng người lớn dùng các phương pháp quát mắng, chửi, sỉ nhục, tát vào mặt, phát vào mông và phạt úp mặt vào tường, đe dọa, hỏi cung để răn dạy khi các em mắc lỗi. Điển hình nhất là các vụ bạo hành trẻ em đang được dư luận hết sức quan tâm là Cháu Huỳnh Thị Ngọc Trâm, 10 tuổi, học lớp 5, trường tiểu học An Hiệp 2, huyện Châu Thành, Đồng Tháp bị thầy hiệu trưởng, tổng phụ trách Đội, công an xã dọa nạt, ép cung dẫn đến sang chấn tâm lý, hoảng loạn, mất khả năng nói trong thời gian dài. 4 học sinh lớp 9 trường Trung học cơ sở Trần Phú, phường 15, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh bị các dân quân phường đánh gây thương tích nặng. Cháu Đỗ Ngọc Bảo Trâm, 18 tháng tuổi, ở Thành phố Hồ Chí Minh, bị cô giáo dùng băng dính bịt miệng, ngạt thở và tử vong. Các em nhỏ ở cơ sở trông giữ trẻ tổ 6, khu phố 3, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai bị người trông giữ Quảng Thị Kim Hoa đánh đập tàn nhẫn vào giờ ăn... Theo ông Nguyễn Văn Minh, Phó ban Văn hóa Xã hội, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Hiện nay, trẻ bị bạo hành không chỉ trong gia đình mà còn cả trong nhà trường, điển hình là những vụ cô giáo, bảo mẫu đánh học sinh đến thương tật, rối loạn tâm thần được phát hiện vừa qua. Đây là điều rất đáng lo ngại vì gia đình và nhà trường là hai môi trường chính cho sự phát triển của trẻ”. Đối với nhiều phụ huynh và thầy cô, bạo hành trẻ là hành vi bình thường để dạy trẻ tuân theo kỷ luật. Tuy nhiên, nhiều trẻ em bị bạo hành từ nhỏ thường có những biểu hiện như: hèn nhát, dễ đầu hàng trước khó khăn, dễ phục tùng người khác vô điều kiện; còn đứa trẻ chai lì trước nỗi đau da thịt của mình cũng sẽ không đồng cảm với nỗi đau của người khác, thậm chí, các em còn có xu hướng dùng cả bạo lực để giải quyết xung đột. Theo kết quả điều tra xã hội học với 198 học sinh về các hình phạt mà giáo viên sử dụng với học sinh trong nhà trường như: hù dọa, cốc đầu, nhéo tai, phơi nắng Kết quả như sau: Thầy cô có dùng các hình phạt như hù dọa, cốc đầu, nhéo tai, phơi nắng Mức độ Tần số Phần trăm (%) Không 146 73.7 Có 52 26.3 Tổng 198 100.0 (Nguồn: Số liệu điều tra XHH của nhóm thực hiện đề tài “Thực trạng sức khỏe tinh thần trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh – Các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ”, Viện NCPT Tp.HCM, 2008) Với lứa tuổi vị thành niên, tâm lý mặc cảm, xấu hổ với bạn bè trang lứa được thể hiện mạnh mẽ nhất. Các em rất nhạy cảm và bận tâm tới sự tán thành hay chê bai của bạn bè, thầy cô. Với tính cách đặc trưng như vậy thì các hình thức trừng phạt học sinh như hù dọa, cốc đầu, nhéo tai, phơi nắng trước mặt cả lớp đối với học sinh các thầy cô ảnh hưởng rất lớn đến các em. Đối với những học sinh cá tính mạnh thì hình thức răn đe ấy có thể chỉ gây tức tối và hậm hực nơi học sinh đó, còn đối với những em sống khép kín, nhút nhát thì hình thức trừng phạt của thầy cô sẽ hằn sâu vào tâm trí các em. Tình trạng này kéo dài có thể sẽ dẫn đến tình trạng học hành sa sút, chán học và thậm chí trẻ không còn muốn đến trường học nữa. Cũng theo kết quả điều tra xã hội học của nhóm thực hiện đề tài “Thực trạng sức khỏe tinh thần trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh – Các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ”, Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, 2008, khi được hỏi “Em có sợ thầy cô giáo không?” có đến 95/198 (chiếm 48%) học sinh trả lời sợ thầy cô giáo của mình. Đây là tỷ lệ rất lớn. Trường học là nơi trẻ sẽ được học hành vui chơi thoải mái và hào hứng mỗi khi đến lớp để được tiếp nhận những kiến thức mới qua thầy cô và vui chơi với bạn bè. Tuy nhiên, ngay cả thầy cô, những người được coi là chủ thể của quá trình dạy học lại làm áp lực khiến học sinh phải sợ thì điều này chứng tỏ rằng một số trường học hiện nay đang là một nơi gây áp lực đối với chính học sinh của mình. Đây chính là yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của các em. Ngoài ra, ở nhà trường trẻ em còn chịu nhiều áp lực từ giáo viên không gương mẫu, thiếu công bằng, thiếu sự cảm thông và chương trình học quá tải, nặng về nhồi nhét kiến thức khiến trẻ bị căng thẳng, mệt mỏi và lâu dần dẫn đến rối loạn về tâm lý. Thực trạng áp lực học hành càng trở nên trầm trọng hơn khi mùa thi sắp đến. “Mùa stress ”, “mùa trầm cảm” là những thuật ngữ mà các bác sĩ tại bệnh viện tâm thần dùng để chỉ những ca bệnh do áp lực học hành thi cử. Bác sĩ Nguyễn Thị Sáu - Trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương (Hà Nội) trong bài viết Khi các cô tú cậu tú điên[4] đưa ra cảnh báo: Tình trạng học sinh, sinh viên bị “stress”, trầm cảm và những biểu hiện tâm thần khác trong học tập nhất là trong các kỳ thi đang ngày càng gia tăng đến mức báo động. Từ thực tế công tác tại bệnh viện tâm thần Bác sĩ Sáu cũng cho biết thêm: Nhiều học sinh đã nhập viện tâm thần trong trạng thái “cuồng chữ”, “ngộ chữ”. Đầu óc các em luôn bị những bài tập ám ảnh, đè nặng. Ngay cả trong giấc ngủ, các bài tập đó cũng nhảy múa và nhiều em đã hoảng loạn lại càng hoảng loạn hơn khi mơ thấy mình thi rớt. Có học sinh học nhiều đến mức phát ốm và mê sảng tuy nhiên khi sức khoẻ hồi phục bỗng dưng sợ sách vở, sợ học và sợ đến trường. Một nghiên cứu khác cũng của Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, không ít học sinh bị sang chấn tâm lý do bị thầy cô quát mắng. Tình trạng “sợ thầy cô một phép” đã trở thành hết sức phổ biến, đôi khi khiến các em làm theo lời thầy cô như một cái máy, mà trong thâm tâm không hiểu mình đang làm gì. Những trục trặc trong quan hệ với thầy cô khiến phần lớn các em rơi vào tình trạng lo âu, khủng hoảng. Tác động này phát sinh từ việc học thêm. Một số giáo viên đã không tận tình giảng bài ở lớp, buộc học sinh phải học thêm, học sinh nào không học thêm sẽ bị điểm kém cho dù tìm ra đáp số đúng. Những hiện tượng đó học sinh và phụ huynh đều cảm nhận được, từ đó một số học sinh đánh mất lòng tin và sự kính trọng đối với giáo viên. Theo các văn phòng tư vấn tâm lý, hướng nghiệp, trong khoảng thời gian từ tháng tư đến tháng năm (của những mùa thi cử) của những năm gần đây rất nhiều bậc phụ huynh đến và xin tư vấn trực tiếp về việc trẻ bỏ học, tâm lý có nhiều biến đổi xấu do áp lực học tập. Tại Trung tâm Sức khỏe Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn gần đến mùa thi, số học sinh được đưa đến khám về rối loạn tinh thần cũng tăng lên từ 20 - 30%[5]. Ông Hoàng Gia Trang, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục cho biết: Kết quả khảo sát mới đây cho thấy gần 20% số học sinh trong độ tuổi từ 10 - 16 gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần[6]. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này là do áp lực tâm lý trong học tập với khối lượng kiến thức và bài vở đồ sộ, ngày một khó, áp lực về điểm số, về thi đua, về thành tích... mà nhà trường, thầy cô giáo và gia đình đặt lên vai các em. Nhóm nghiên cứu tâm lý sư phạm thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội chỉ ra rằng: “Lứa tuổi học sinh phổ thông hiện nay đang gặp khó khăn về sức khoẻ tâm thần”. Kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương với Đại học Melbourne (Australia) trong khuôn khổ dự án “Chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh” cho thấy, trong nhà trường luôn có một tỷ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Theo đó 15,94% em có rối nhiễu tâm trí trong tổng số học sinh các cấp học. Lạm dụng chất gây nghiện đang tăng nhanh chóng trong thanh thiếu niên. Trong số các ca tự sát, 10% ở độ tuổi 10-17. Thạc sĩ Thạch Ngọc Yến, chuyên viên phụ trách Văn phòng Tư vấn Trẻ em Thành phố, từ thực tế công tác tư vấn cho biết thêm: mỗi năm văn phòng tiếp nhận trên 1.000 ca tư vấn, trong đó 45% trẻ bị sức ép trong học tập. Việc ép trẻ học thường để lại hậu quả và di chứng nặng nề: nam dễ bỏ nhà đi bụi, sống buông thả, dễ rơi vào vòng trộm cướp ma túy. Với các em nữ là nguy cơ tự tử. Như vậy, hậu quả của bạo hành trẻ em là rất lớn. Có những em chịu thương tổn về thể chất, có em sang chấn tâm lý mạnh phải điều trị lâu dài, hay có trường hợp bị dồn đến mức hoảng, tự tử bằng thuốc trừ sâu Theo GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú, trên thế giới hiện có khoảng 37% trẻ em bị bệnh tâm thần. Ở Việt Nam, con số này cũng tương tự mà nguyên nhân chủ yếu là do áp lực học tập và tình trạng giáo viên bạo hành học sinh cả về thể xác lẫn tinh thần. 2. Nguyên nhân của tình trạng bạo hành trẻ em trong nhà trường Hiện tượng giáo viên bạo hành học sinh chịu tác động của nhiều yếu tố kinh tế, xã hội, đạo đức, định hướng giá trị Trên cơ sở tìm hiểu hiện tượng bạo hành trong trường học, chúng tôi rút ra một số nguyên nhân sau: - Nguyên nhân sâu xa và cơ bản của tình trạng giáo viên bạo hành học sinh là do sự nhận thức của giáo viên. Hiện nay, nhiều giáo viên thiếu kiến thức về sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Họ không có khả năng nắm bắt, phát hiện những nhu cầu và không biết về giới hạn trong từng thời kỳ phát triển của trẻ, do đó không thấu hiểu, thông cảm và uốn nắn, hướng dẫn để trẻ ngày càng tiến bộ trong học tập và ứng xử. Hơn nữa, lối ứng xử và nghiệp vụ sư phạm của nhiều giáo viên còn hạn chế. Mặc dù, các trường sư phạm nói chung là nơi đào tạo cho giáo viên các phương pháp tổng thể, toàn diện, cơ bản về nghiệp vụ sư phạm. Các giáo trình sư phạm đã đề cập đầy đủ các vấn đề về ứng xử trong quan hệ thầy trò, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh... Nhưng đó cũng chỉ là những bài học, còn việc tiếp thu được hay không thì phụ thuộc vào cách lĩnh hội, bản lĩnh, nhân cách và sự rèn luyện của mỗi người. - Hiện nay, chúng ta chưa coi trọng khâu tuyển chọn và đào tạo ra những giáo viên có đủ trình độ và yêu nghề. Trên thực tế, hiện nay có một bộ phận khá đông sinh viên theo học ngành sư phạm không phải vì yêu thích nghề giáo viên, có nguyện vọng trở thành giáo viên mà nhiều người học sư phạm chỉ vì được miễn học phí. Hơn nữa, hiện đang có nhiều trường đại học không có chức năng đào tạo giáo viên nhưng vẫn mở khoa sư phạm hoặc khóa học nghiệp vụ sư phạm, trong khi đó trường sư phạm lại mở thêm những ngành đào tạo ngoài sư phạm. Thực tế, để đào tạo ra một người giáo viên có đủ trình độ chuyên môn và nghiệp vụ phải có một quá trình lâu dài với nhiều yêu cầu, trong đó đặc biệt chú ý là nghiệp vụ sư phạm chứ không phải chỉ vì một vài khóa học ngắn hạn đã có thể đủ năng lực và tự tin đứng trên bục giảng. Nếu ta đào tạo ra những người thầy không có chuyên môn cao về sư phạm có thể sẽ làm hỏng nhiều thế hệ học trò, đó là điều rất đáng tiếc. Tôi cho rằng sắp tới cần hạn chế việc đào tạo giáo viên của các trường ngoài sư phạm. - Nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng là do ảnh hưởng từ quan niệm giáo dục truyền thống “thương cho roi cho vọt”. Theo một nghiên cứu của Viện Tâm lý học, các giáo viên sử dụng các hình thức trừng phạt bằng bạo lực, đe dọa bắt nguồn từ tập quán, truyền thống văn hóa thế hệ trước để lại. Theo nếp nghĩ của người Việt Nam, người thầy rất có quyền uy, sức mạnh. Nhiều phụ huynh còn quan niệm rằng: “Phải đánh mới nên người”. Bởi thế có phụ huynh thậm chí ủng hộ cô giáo đánh đòn con mình như một biện pháp trừng phạt giúp trẻ biết lỗi và lần sau không mắc nữa. - Hơn nữa, thời phong kiến vị trí của người thầy còn được xếp cao hơn cả cha mẹ, người học trò chỉ biết tuân phục thầy, nhất nhất theo thầy. Câu “Hay chữ không bằng dữ đòn” hoặc “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” được cả xã hội đồng tình, mọi hình phạt từ người thầy đưa ra lúc đó dù không phải lúc nào cũng đúng đắn đều không bị một phản ứng nào từ phụ huynh và học sinh. - Ngày nay, học sinh không chỉ nhận kiến thức từ người thầy như xưa, việc truyền thụ kiến thức không còn là “độc quyền” từ người thầy như trước. Các em còn tự tìm hiểu được qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua tìm hiểu ở sách báo đọc thêm và trên mạng Internet, học sinh ngày nay còn có thể thu nhận thêm nhiều kiến thức mới để mở rộng hiểu biết. Phải thừa nhận rằng ở một số lĩnh vực, có một số học sinh hiểu biết khá rộng làm cho “khoảng cách” giữa thầy và trò ngắn lại. Vậy mà vẫn còn một số giáo viên chưa thấy hết được điều thay đổi này mà cứ khư khư theo nếp nghĩ cũ thầy áp đặt, trò chấp hành - áp đặt cả những điều mình chưa thật hiểu thấu đáo, do đó, dẫn đến những sự việc đáng tiếc đã xảy ra. Theo ThS. Lê Ngọc Điệp - Trưởng phòng Giáo dục tiểu học - Sở giáo dục – Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: “Sở đã có văn bản quán triệt vấn đề này đến từng trường, để trường triển khai đến từng giáo viên. Những giáo viên vi phạm quy định tùy mức độ, sẽ bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cho thôi đứng lớp, hạ bậc thi đua, thậm chí cho thôi việc. Tuy nhiên, do ảnh hưởng kiểu dạy con bằng roi vọt trong nhiều gia đình Việt Nam, một số thầy cô giáo đã đem cái “văn hóa” đó vào nhà trường, nên thỉnh thoảng vẫn xảy ra chuyện giáo viên bạo lực với học sinh”. - Yếu tố kinh tế cũng phần nào ảnh hưởng đến mối quan hệ thầy trò. Hiện nay, thu nhập của hầu hết giáo viên ở mức thấp và giáo viên khó có thể sống được với đồng lương cơ bản. Do đó, nhiều giáo viên phải chịu nhiều áp lực trong mưu sinh, họ phải đối mặt với vô vàn khó khăn, phải tìm cách để cải thiện đời sống. Nhiều thầy cô giáo dù đứng trên bục giảng nhưng vấn đề cơm áo, gạo tiền vẫn đeo bám. Nhiều giáo viên có sức chịu đựng kém, dễ tổn thương, dễ nổi giận, dễ thất vọng, vì thế khi gặp những học sinh vô lễ với mình, mọi ức chế lập tức bùng phát và xung đột xảy ra và người chịu hậu quả nặng nề hơn cả chính là học sinh. Và vấn đề lương bổng thấp nhiều giáo viên muốn tăng thu nhập bằng việc dạy thêm ngoài giờ, vì vậy nhiều học sinh buộc phải đi học thêm ngoài giờ nếu không sẽ bị thầy cô có ác cảm. Ngoài ra, pháp luật chưa nghiêm cũng là nguyên nhân xảy ra nhiều vụ bạo hành trẻ em trong trường học hiện nay. Trên thực tế, có rất nhiều vụ giáo viên bạo hành học sinh nhưng chưa được pháp luật xử lý nghiêm minh hoặc chỉ bị phạt cảnh cáo nên không có tác dụng răn đe. Mặc dù hiện nay luật pháp đã có những quy định cụ thể về việc xử phạt những hành vi vi phạm của giáo viên đối với học sinh. 3. Một số giải pháp phòng ngừa bạo hành trong nhà trường đối với trẻ em Hiện tượng bạo hành nhất là bạo hành trẻ em trong nhà trường dù dưới bất kỳ hình thức nào thì cũng không thể chấp nhận được. Việc ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi bạo hành với trẻ em là việc làm hết sức quan trọng và cần đến sự quan tâm của toàn xã hội. Từ việc phân tích những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo hành của giáo viên đối với học sinh chúng tôi đưa ra một số giải pháp như sau: - Cần làm thay đổi nhận thức của cộng đồng đối với quan niệm giáo dục “thương cho roi cho vọt”. Hiện nay, bạo hành trong nhà trường hay tâm lý “thương cho roi cho vọt” là không sai hay không phương hại của nhiều người trong cộng đồng. Quan niệm này phần nào đã cản trở đến những nỗ lực để buộc những kẻ thủ phạm phải chịu trách nhiệm và khiến nó khó khăn hơn để thu hút những ủng hộ cho các chính sách cứng rắn cũng như tìm tài trợ cho các dịch vụ dành cho nạn nhân. Các chiến dịch để cải thiện hiểu biết của cộng đồng về tác hại của bạo hành trong nhà trường cũng cần được các tổ chức làm về bạo hành trong nhà trường dựa vào cộng đồng tận dụng và phát huy. Đồng thời cần nâng cao hiểu biết của cộng đồng về pháp luật, nhất là nghĩa vụ và quyền hạn của thầy cô giáo trong việc giáo dục chăm sóc trẻ em đã được quy định trong các chính sách, luật pháp. - Quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên. Xác định rõ tầm qu
Tài liệu liên quan