Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

Trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu văn hóa, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống là nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đã lan tỏa và được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo các tầng lớp nhân dân, sau 09 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, nông thôn Việt Nam đang chuyển mình và có những diện mạo mới ở tất cả các lĩnh vực với kết quả 4.458/8.914 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Bước sang giai đoạn xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn kiểu mẫu, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống càng cần được quan tâm hơn bao giờ hết, để mục tiêu “Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng an ninh, trật tự được giữ vững” dần được hiện thực hóa.

pdf6 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
77 BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO, NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU Trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu văn hóa, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống là nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đã lan tỏa và được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo các tầng lớp nhân dân, sau 09 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, nông thôn Việt Nam đang chuyển mình và có những diện mạo mới ở tất cả các lĩnh vực với kết quả 4.458/8.914 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Bước sang giai đoạn xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn kiểu mẫu, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống càng cần được quan tâm hơn bao giờ hết, để mục tiêu “Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng an ninh, trật tự được giữ vững” dần được hiện thực hóa. Văn hóa là những nét đặc trưng của mỗi quốc gia, dân tộc, được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử và được tạo thành từ những không gian văn hóa và văn hóa tộc người. Vị trí địa lý nước ta rất đa dạng, trải dài từ Bắc vào Nam với các vùng, miền (Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long), trong các vùng miền đó, nông thôn vẫn đang chiếm đa số12, thành phần dân tộc phong phú bao gồm 54 dân tộc anh em, văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc có những nét độc đáo riêng. Từ những đặc trưng về vị trí địa lý và thành phần dân tộc của nước ta, không gian văn hóa được chia thành 06 tiểu vùng với những đặc trưng riêng (Tây Bắc, Đông Bắc, Châu thổ Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ), từ những nét khái quát này, bức tranh về văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam đã hiện lên với sự đa dạng, phong phú về loại hình, số lượng; độc đáo, đặc sắc về nội dung, hình thức. Đó không chỉ là những giá trị văn hóa ông cha ngàn đời để lại, là tài sản vô giá, mà còn là sản phẩm văn hóa - du lịch phục vụ thiết thực nhu cầu sinh hoạt văn hoá cộng đồng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và trong xây dựng nông thôn mới. Thời gian qua, những kết quả xây dựng nông thôn mới đã mang đến những đổi thay tích cực, đời sống vật chất dần được nâng lên, nhu cầu về văn hóa tinh thần được đáp ứng, mức độ giao lưu tiếp xúc được mở rộng. Tuy nhiên, trong những nỗ lực của các cấp chính quyền và nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới, còn nhiều trăn trở về những tác động tiêu cực của quá trình giao lưu, hội nhập tới văn hóa truyền thống từ nhiều góc độ khác nhau, thậm chí có cả những mâu thuẫn, xung đột: Đó là bài toán giữa tăng trưởng với bền vững, đô thị hóa với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu bền vững cần chú trọng bảo tồn song song các 12 Tổng điều tra dân số năm 2019, công bố ngày 11/7/2019, vùng nông thôn chiếm 65,64% 78 giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, gắn với bảo vệ và xây dựng cảnh quan môi trường. Nông thôn Việt Nam, đơn vị nhỏ nhất là làng (thôn, ấp, bản...), nhưng trong đó lại chứa đựng những sức mạnh lớn lao, đó là chiếc nôi sinh thành văn hóa dân tộc. Làng xã vốn là hạt nhân của quốc gia. Mỗi làng xã đã giữ gìn bảo lưu những hệ giá trị văn hóa dân gian phong phú, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể được hình thành, kiểm nghiệm và trở thành bản sắc cũng từ đây, do đó đối với văn hóa truyền thống, bảo tồn và phát huy theo nguyên tắc tôn trọng chủ thể văn hóa và thực hiện trong không gian văn hóa truyền thống cộng đồng cần được tôn trọng và quan tâm thỏa đáng. Khái niệm về văn hóa vật thể và phi vật thể chỉ là tương đối, bởi trong các giá trị văn hóa vật thể đã chứa đựng những giá trị văn hóa phi vật thể và ngược lại, ví dụ: Thứ nhất, về không gian nông thôn truyền thống, 1 ngôi làng ở vùng đồng bằng bắc bộ, những nét văn hóa vật thể bao gồm: Cổng làng, nhà cửa, cảnh quan “cây đa, bến nước sân đình”, đường làng, ngõ xóm; và trong không gian ấy chứa đựng hệ thống giá trị tinh thần (văn hóa phi vật thể) như: Tình làng nghĩa xóm, hương ước, tín ngưỡng, lễ hội, ẩm thực, nghề thủ công... Vòng xoáy đô thị hóa nhanh chóng góp phần làm sáng bộ mặt làng quê, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, nhưng các yếu tố văn hóa ngoại lai không phù hợp với truyền thống lại được tiếp nhận ồ ạt, các giá trị văn hóa truyền thống bị mai một, ít quan tâm, nông thôn đang hiện đại hóa, nhiều nơi nhà 3 - 5 tầng kín cổng cao tường, bê tông hóa kiến trúc, “trẻ hóa” di tích, thu hẹp các không gian xanh, mặt nước đã phần nào biến dạng cấu trúc và cảnh quan không gian nông thôn. Từ ví dụ cụ thể ở 1 vùng cụ thể này để dẫn chiếu đến các làng, thôn, ấp bản... ở các vùng miền trên cả nước cho thấy: Không gian, kiến trúc những làng quê nông thôn truyền thống ở mỗi vùng, miền, dân tộc là do con người tạo nên trong quá trình thích nghi với tự nhiên và trở thành một nét văn hóa đặc trưng riêng mỗi dân tộc, vùng miền, ở trong mỗi không gian đó nó lại tác động lại tới con người, là môi trường nuôi dưỡng, phát triển nhân cách, tạo ra bản sắc của một cộng đồng sống trong môi trường đó. Và những đặc trưng đó còn gọi là bản sắc vùng miền, đó chính là nhân tố quan trọng của phát triển bền vững. Nếu không gian văn hóa đó bị biến dạng sẽ kéo theo nhiều hệ lụy về tinh thần khác, điều này đã và đang diễn ra ở khắp các làng quê nông thôn Việt Nam. Thứ hai, về làng nghề, Việt Nam là đất nước có nhiều nghề thủ công truyền thống13 xét từ góc độ văn hoá, nghề truyền thống ngoài ý nghĩa kinh tế, quan trọng hơn là những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, đó là những kết tinh của quá trình lao động sáng tạo, là kinh nghiệm, là kỹ thuật, là bí quyết, là tâm hồn và ý niệm... Ví dụ: sản phẩm nghề gốm, nghề đan lát, nghề chạm khắc gỗ, nghề gò đúc đồng, nghề làm giấy, nghề làm tranh, nghề kim hoàn hay làm nón, dệt vải, dệt thổ cẩm... Khi nói đến làng gốm Bát Tràng, người ta không chỉ biết đến sản phẩm gốm mà còn nhận biết các thông tin về địa lý, nhân văn, lễ hội truyền thống, lịch sử một làng nghề bên sông Hồng đầy ấn tượng. Hoặc khi nói đến làng dệt lụa Vạn Phúc - Hà Đông, người ta không chỉ biết về "lụa là Hà Đông" mà còn biết đến những nương dâu hai bờ sông Đáy, biết đến kỹ thuật nuôi tằm ươm tơ và những bí quyết về kỹ thuật dệt lụa của cư dân làng Vạn Phúc. Tóm lại, đặc điểm này cho chúng ta nhận dạng các giá trị văn hoá đặc biệt là văn hoá phi vật thể từ nguồn gốc và đặc trưng xã hội nông nghiệp. Nhưng hiện nay, việc hiện đại hóa các công đoạn trong quy trình sản xuất các sản phẩm thủ 13 Theo Courrier du Vietnam (17/3/2003) ở nước ta có hơn 2000 làng nghề, miền Bắc có 1594 làng nghề (79%), miền Trung có 312 làng nghề (15,5%) và miền Nam có 111 làng nghề (5,5%). 79 công đã làm thay đổi khung cảnh sản xuất truyền thống, làm mất đi những giá trị đặc thù của các sản phẩm, là những giá trị văn hóa hiện hữu của làng. Bên cạnh đó, việc tập kết vật liệu, xả chất thải sản xuất không được kiểm soát đã gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng môi trường nông thôn. Thứ ba, về lễ hội, như trên đã trình bày, đơn vị nhỏ nhất của nông thôn Việt Nam là làng, thôn, ấp, bản... đây là nơi tụ cư của một cộng đồng về văn hóa xã hội với các phong tục, tập quán chặt chẽ, các giá trị và chuẩn mực chung về sinh hoạt, lối sống, tâm lý, tư tưởng, đạo đức, phương thức ứng xử trong gia đình, cộng đồng cũng như phương thức ứng xử với tự nhiên, môi trường sinh sống Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng, hội làng là biểu hiện của tính toàn thể, tính thống nhất, tính riêng biệt của cộng đồng làng, hầu như làng nghề nào cũng có tục thờ cúng tổ nghề và gắn liền với lễ hội cùng với các hoạt động văn hoá dân gian khác, chính vì thế mà theo thống kê có khoảng 8.000 lễ hội ở đất nước ta trong 1 năm, trong đó chủ yếu là lễ hội dân gian truyền thống gắn với đời sống tinh thần của người dân nông thôn (hơn 7.000 lễ hội, chiếm 88,36%), rất nhiều lễ hội đã thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân, quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nhất là trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ, nâng cao đời sống cộng đồng: Lễ hội Đền Sóc, Chùa Hương ở Hà Nội, Lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ, Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc ở Hải Dương, Lễ hội Yên Tử ở Quảng Ninh, Ca Huế, Đua Ghe ngo Sóc Trăng, Lễ hội Bà Chúa Xứ An Giang, Lễ hội Ook om bok Trà Vinh, Lễ hội Kate hay Gốm Chăm ở Bàu Trúc Ninh Thuận... Tuy nhiên, hiện nay có hiện tượng lối sống thực dụng dẫn đến những hành vi xâm hại đến giá trị truyền thống, các việc như: Lấn chiếm, xâm phạm đất đai của di tích, xây dựng tùy tiện phá vỡ cảnh quan làng, thương mại hóa các hoạt động văn hóa tín ngưỡng, lễ hội để trục lợi... làm ảnh hưởng đến việc phát huy các giá trị văn hóa. Thứ tư, về các loại hình văn hóa văn nghệ dân gian, với 03 loại hình lớn là: Văn học dân gian, nghệ thuật biểu diễn (âm nhạc, múa, sân khấu) và nghệ thuật tạo hình. Dân ca, dân nhạc, dân vũ chính là tiếng nói của người dân, ở đó thấy được cuộc sống, tâm hồn của con người mỗi địa phương và cũng là nét đặc trưng để phân biệt văn hóa vùng, miền. Có thể kể đến dân ca quan họ, dân ca ví dặm Nghệ n Hà Tĩnh, hát then đàn tính, xòe Thái, múa khèn của dân tộc Mông, hô hát bài chòi vùng Nam Trung Bộ, đờn ca tài tử, hò Huế, cồng chiêng Tây Nguyên Tại một số địa phương, nhiều di sản văn hóa phi vật thể, các loại hình nghệ thuật truyền thống đã trở thành những điểm đến thu hút khách trong và ngoài nước, tạo nên thương hiệu/dấu ấn riêng. Tuy nhiên, hiện nay việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa từ loại hình nghệ thuật truyền thống này cũng đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, do một số địa phương chưa thực sự chăm lo đến công tác truyền dạy, hơn nữa sự ra đi của các lớp nghệ nhân cũng tạo nên nhiều khoảng trống, bên cạnh đó thị hiếu cũng tác động không nhỏ đến sự biến đổi. Thứ năm, trang phục truyền thống của các dân tộc Việt Nam thật sự là một di sản văn hóa quý giá, nhất là trang phục của người phụ nữ. Giá trị văn hóa trang phục rất phong phú về mẫu mã, chủng loại, hình khối, màu sắc, đường nét và rất giàu về sự biểu tượng, biểu đạt các giá trị nhân văn. Đó là các giá trị về phong tục tập quán kỹ thuật canh tác, chế tác nguyên liệu dệt, nhuộm kỹ thuật, kiểu cách cắt may, kỹ thuật trang trí hoa văn, bố cục đường nét, màu sắc trên vải. Trang phục có giá trị như một loại ngôn ngữ biểu tượng phong phú, vừa thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan, vừa thể hiện những ước mơ bình dị. Bên cạnh tà áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam, mỗi tộc người đều có những bộ trang phục truyền thống đặc sắc riêng. Tuy nhiên, 80 trong giai đoạn hiện nay trang phục truyền thống cũng đang chịu sự biến đổi từ nhiều yếu tố trong đó có việc sử dụng trang phục, sử dụng nguyên liệu, chế tác.... Thứ sáu, hương ước, quy ước cũng là một trong những giá trị văn hóa truyền thống cần được bảo tồn và phát huy, đó là sản phẩm tinh thần của cộng đồng dân cư, gắn liền với cộng đồng, ở nhiều vùng đồng bào các dân tộc thiểu số thì gọi là luật tục. Tuy nhiên, trong truyền thống cũng có những cái lạc hậu lỗi thời cần khắc phục; cái tạo nên các giá trị và bản sắc cần kế thừa, phát huy và phát triển, hương ước cũng vậy, vì ra đời từ chế độ phong kiến, hương ước xưa cũng có những hạn chế nhất định, cần được “gạn đục khơi trong”, nhận thức rõ những mặt tích cực và những hạn chế của hương ước xưa để vận dụng trong việc xây dựng hương ước, quy ước nay, có thể nói đó là hướng đi đúng trong việc kế thừa di sản của cha ông để lại, nhất là trong giai đoạn hiện nay việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở song hành với việc xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, hệ thống luật tục của đồng bào các dân tộc thiểu số rất có giá trị đối với cộng đồng trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ các giá trị văn hóa... Tuy nhiên đối với những hương ước, quy ước mới biên soạn lại chưa phát huy được vai trò của nó, phần nhiều nội dung mới chỉ là thể chế hóa pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; chưa có những quy định thiết thực cụ thể gắn với các sinh hoạt, quan hệ xã hội trong cộng đồng. Nhiều địa phương, hương ước, quy ước na ná giống nhau, những đặc điểm riêng của làng, thôn, xóm, bản, không được đề cập trong hương ước, quy ước nên khó có sức thuyết phục. Nhiều khi có tình trạng giao cho một nhóm hay một cán bộ tư pháp/văn hóa thực hiện mà không được thảo luận ở cộng đồng dân cư.... những hạn chế trên cũng làm khó cho việc giữ gìn và phát huy giá trị của của một loại hình văn hóa đó là hương ước quy ước cộng đồng. Thứ bảy, trong phát triển du lịch, các hoạt động dịch vụ du lịch tất yếu diễn ra một mặt là yếu tố tích cực để quảng bá văn hóa, tăng thu nhập của người dân và phát triển kinh tế, nhưng mặt khác nó cũng tạo ra nguy cơ ảnh hưởng và phá vỡ những giá trị vốn có của nông thôn. Các cơ sở hạ tầng du lịch đã và đang xuất hiện nhanh chóng, thiếu kiểm soát, đã làm ảnh hưởng trầm trọng đến không gian, diện mạo kiến trúc truyền thống của nông thôn truyền thống và giảm dần sức hút du khách. Một vài ví dụ nêu trên trong tham luận không thể khái quát hết được các giá trị văn hóa truyền thống của đất nước Việt Nam với 26 di sản văn hóa được UNESCO ghi danh 14 ; 105 di tích quốc gia đặc biệt; 3.486 di tích quốc gia; khoảng 10.000 di tích cấp tỉnh/thành, 62.355 di sản văn hóa phi vật thể của 63 tỉnh/thành phố được kiểm kê, trong đó có 288 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa 14 Gồm 02 di sản thiên nhiên (Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng), 05 di sản văn hóa (Quần thể kiến trúc Huế, Khu phố cổ Hội An, Khu Di tích Chăm Mỹ Sơn, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Thành Nhà Hồ); 01 Di sản hỗn hợp Quần thể danh thắng Tràng n; 01 di sản VHPVT cần bảo vệ khẩn cấp; 11 di sản văn hóa phi vật thể (nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Hát Ca trù, Lễ hội thánh Gióng, Hát Xoan Phú Thọ, Tín ngưỡng thờ cúng Hung Vương, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Dân ca Ví Dặm Nghệ Tĩnh; Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ; Nghệ thuật Bài Chòi; và 06 di sản tư liệu. 81 vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Qua tham luận này, xin được đề xuất một số nội dung có thể xem xét, quan tâm, phối hợp thực hiện để góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó có nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu: - Cần có những cơ chế tạo điều kiện có sự tham gia trực tiếp của người dân với vai trò chủ thể và các tầng lớp, các tổ chức xã hội, gắn phát triển kinh tế với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Có như vậy mới bảo đảm nông thôn phát triển bền vững. Việc đó sẽ bảo đảm một không gian kinh tế, văn hóa, xã hội ổn định, sinh thái bền vững cho sự phát triển chung của đất nước, tạo điều kiện cho công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra có hiệu quả, ít tốn kém. - Các địa phương quan tâm thực hiện tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu về lĩnh vực văn hóa “Có mô hình hoạt động văn hóa, thể thao tiêu biểu, thu hút từ 60% trở lên số người dân thường trú trên địa bàn xã tham gia. Mỗi thôn, bản, ấp có ít nhất 01 đội hoặc 01 câu lạc bộ văn hóa - văn nghệ hoạt động thường xuyên, hiệu quả”. Cần chú ý tới tính chất đa dạng cả về điều kiện sống, tập quán, tài nguyên... trong xây dựng các mô hình nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, không nên khuôn mẫu áp đặt chung cho mọi nơi. - Các hoạt động tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới đã và đang được triển khai thực hiện rất hiệu quả, nhưng để phát huy tốt hơn nữa, nên gắn việc tuyên truyền xây dựng nông thôn mới với các Liên hoan, Hội thi, Hội diễn nghệ thuật quần chúng các vùng miền, các Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch do Bộ VHTTDL tổ chức. Thời gian qua, Bộ VHTTDL phối hợp với các địa phương tổ chức: Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, miền Trung, Tây Nguyên; Ngày hội văn hóa dân tộc Hoa, Thái, Chăm, Khmer, Mông, Mường, Dao...; Lễ hội bánh dân gian Nam bộ, Liên hoan các bộ môn nghệ thuật truyền thống thu hút sự tham gia của đông đảo các chủ thể văn hóa, qua đó có thể gắn với tuyên truyền xây dựng nông thôn mới thiết thực, hiệu quả. - Khai thác tốt các nguồn lực về văn hoá, về cơ sở vật chất, về khoáng sản, các sản vật đặc trưng của địa phương để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống của nhân dân và phát triển du lịch. Dự án “Bảo tồn làng, bản, buôn truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số” của Bộ VHTTDL triển khai thực hiện thời gian qua (trên cơ sở vừa làm vừa rút kinh nghiệm vừa có những sáng tạo) đã góp phần khơi dậy, hình thành một mô hình khai thác mới, đó là khai thác tiềm năng từ văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc. Từ đó, nhân rộng, phát triển để xây dựng các làng văn hóa du lịch, điểm văn hóa du lịch, tạo đà chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại làng, bản ở các vùng dân tộc thiểu số. Thực tế cho thấy, ở các địa bàn thực hiện dự án, đời sống kinh tế của đồng bào được nâng lên rõ rệt; các sản phẩm văn hóa du lịch, sản xuất nông nghiệp nghề thủ công ngày càng phong phú, đa dạng. Một số làng, bản truyền thống được bảo tồn thành công, mang lại giá trị thiết thực cả về văn hóa và kinh tế đó là: Bản Lô Lô Chải ở Lũng Cú, Hà Giang; Bản Pác Ngòi, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn; Bản Pang Cáng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, Yên Bái; Bản Cát Cát, xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai.... đã trở thành những bản du lịch hấp 82 dẫn, du khách đến đây được hòa mình vào cuộc sống của người dân, được thưởng thức cảnh quan sinh thái trong lành, tìm hiểu về văn hóa truyền thống, các phong tục tập quán sinh hoạt của cộng đồng... - Tổ chức các lễ hội văn hóa, tuần văn hóa gắn với xây dựng nông thon mới mang đậm bản sắc dân tộc, những hoạt động này giúp “chủ nhân” văn hóa thêm tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc, qua đó có ý thức trong việc trao truyền và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, địa phương mình. - Xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước là do người dân thực hiện trên cơ sở nhu cầu của cộng đồng với tinh thần tự nguyện, không áp đặt. Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước nhằm phát huy tính tự quản của cộng đồng trong việc giữ gìn an ninh trật tự, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc./.