Bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thủy sản với sự tham gia của cộng đồng trong qui hoạch sắp xếp lại nò sáo khu vực sam chuồn hệ đầm phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên - Huế

Khu vực đầm Sam Chuồn, huyện Phú Vang là vùng quan trọng trong hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. Diện tích đầm ước khoảng 2365 ha chiếm khoảng 34,6% diện tích đầm phá của huyện và liên quan chặt chẽ đến các xã Phú An, Phú Xuân, Phú Mỹ cũng như vùng mặt nước của thị trấn Thuận An [11]. Đây cũng là vùng có mật độ ao vây lưới và ao đất phát triển dày đặc cản trở sự thông thoáng môi trường nước, luồng di chuyển của thủy sản, ô nhiễm môi trường, suy giảm thảm rong cỏ thủy sinh và nguồn lợi thủy sản,. Nhận thức được vai trò quan trọng của khu vực này đối với sự phát triển và bảo tồn nguồn lợi thủy sản đầm phá, trong tổng thể quy hoạch đầm phá đến năm 2010 của tỉnh Thừa Thiên - Huế, vùng Sam Chuồn đã và đang triển khai các hoạt động đầu tiên là mở rộng luồng lạch (thường gọi là thủy đạo - TĐ) và sắp xếp lại nò sáo dày đặc trên đầm, đưa hoạt động sản xuất thủy sản vào trật tự mới có lợi cho bảo vệ nguồn lợi thủy sản và sinh thái - môi trường lâu dài. Trong quá trình vận động triển khai rất cần thiết vai trò tự quản của cộng đồng, sự ủng hộ, tự nguyện của người dân, sự tuyên truyền vận động kiên trì và phải đối mặt với nhiều khó khăn nảy sinh của chính quyền địa phương. Bài báo nhỏ này mong muốn cung cấp một số thông tin và dẫn liệu về quá trình mở rộng thủy đạo và sắp xếp lại nò sáo, những đề xuất góp phần giải quyết khó khăn cũng như mối liên quan giữa vẫn đề bảo vệ tài nguyên - môi trường và yêu cầu phát triển của thực tế cuộc sống đang đòi hỏi.

doc12 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thủy sản với sự tham gia của cộng đồng trong qui hoạch sắp xếp lại nò sáo khu vực sam chuồn hệ đầm phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 29, 2005 BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN TÀI NGUYÊN THỦY SẢN VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUI HOẠCH SẮP XẾP LẠI NÒ SÁO KHU VỰC SAM CHUỒN HỆ ĐẦM PHÁ TAM GIANG, TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ Lê Thị Nam Thuận Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Mở đầu Khu vực đầm Sam Chuồn, huyện Phú Vang là vùng quan trọng trong hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. Diện tích đầm ước khoảng 2365 ha chiếm khoảng 34,6% diện tích đầm phá của huyện và liên quan chặt chẽ đến các xã Phú An, Phú Xuân, Phú Mỹ cũng như vùng mặt nước của thị trấn Thuận An [11]. Đây cũng là vùng có mật độ ao vây lưới và ao đất phát triển dày đặc cản trở sự thông thoáng môi trường nước, luồng di chuyển của thủy sản, ô nhiễm môi trường, suy giảm thảm rong cỏ thủy sinh và nguồn lợi thủy sản,... Nhận thức được vai trò quan trọng của khu vực này đối với sự phát triển và bảo tồn nguồn lợi thủy sản đầm phá, trong tổng thể quy hoạch đầm phá đến năm 2010 của tỉnh Thừa Thiên - Huế, vùng Sam Chuồn đã và đang triển khai các hoạt động đầu tiên là mở rộng luồng lạch (thường gọi là thủy đạo - TĐ) và sắp xếp lại nò sáo dày đặc trên đầm, đưa hoạt động sản xuất thủy sản vào trật tự mới có lợi cho bảo vệ nguồn lợi thủy sản và sinh thái - môi trường lâu dài. Trong quá trình vận động triển khai rất cần thiết vai trò tự quản của cộng đồng, sự ủng hộ, tự nguyện của người dân, sự tuyên truyền vận động kiên trì và phải đối mặt với nhiều khó khăn nảy sinh của chính quyền địa phương. Bài báo nhỏ này mong muốn cung cấp một số thông tin và dẫn liệu về quá trình mở rộng thủy đạo và sắp xếp lại nò sáo, những đề xuất góp phần giải quyết khó khăn cũng như mối liên quan giữa vẫn đề bảo vệ tài nguyên - môi trường và yêu cầu phát triển của thực tế cuộc sống đang đòi hỏi. 1. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu điều tra, quan sát thực địa bao gồm: - Đi điểm, chọn mẫu (thôn) nghiên cứu: theo mục đích nghiên cứu đặt ra là thực hiện mở rộng thủy đạo và sắp xếp lại nò sáo vùng đầm Sam Chuồn có sự tham gia của người dân (cộng đồng), vì vậy chúng tôi đã lựa chọn các thôn định cư có đời sống gắn bó chặt chẽ với vùng đầm phá (với nghề nò sáo và khai thác tự nhiên) này. Đó là các thôn Định cư (xã Phú An), Định cư (xã Phú Mỹ), Thủy diện (xã Phú Xuân) và Tân Dương (Thị trấn Thuận An) - Phỏng vấn và tổ chức hội thảo các cấp với UBND các xã, các thôn định cư, Huyện Phú Vang, Sở Thủy sản Thừa Thiên - Huế - Phỏng vấn nhóm và tổ chức hội thảo với các nhóm cộng đồng liên quan - Sử dụng các phương pháp nghiên cứu RA, PRA 2. Kết quả nghiên cứu: 2.1 Các cộng đồng liên quan đến khu vực đầm Sam Chuồn; Kết quả điều tra khảo sát ở các thôn nghề ngư khu vực này cho thấy đây là các cộng đồng có các hoạt động sống gắn bó chặt chẽ với mặt nước đầm phá và khai thác tài nguyên đầm phá là nguồn thu nhập đảm bảo sự sinh tồn của họ (bảng 1). Bảng 1 cho thấy các hoạt động ngành nghề ở các thôn vùng Sam Chuồn chủ yếu là hoạt động sản xuất thủy sản, chiếm 89,09% số hộ trong 4 xã - thị trấn liên quan; nghề dịch vụ cũng dựa vào hoạt động này để tồn tại và phát triển. Mỗi hộ thường tiến hành nhiều nghề để tăng thu nhập. Điều đáng lưu ý là số hộ có ao vây lưới trên mặt nước đầm phá (hợp pháp và bất hợp pháp) chiếm tỷ lệ khá cao với 57,66% tổng số hộ các thôn nghiên cứu. Thống kê này cũng dự báo một thực tế là việc sắp xếp lại nò sáo trên vùng Sam Chuồn sẽ gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng quyết định đến sinh kế trước mắt và hàng ngày của người dân. Đồng thời sự tham gia của người dân trong tất cả các bước thực hiện của hoạt động này là yếu tố quan trọng và quyết định hiệu quả ổn định của việc sắp xếp lại nò sáo từng bước tiến đến loại bỏ ao vây lưới theo quy hoạch chung của Tỉnh. Bảng 1: Một số thông tin về các cộng đồng khu vực đầm Sam Chuồn Thôn Tổng số hộ Số hộ sản xuất thủy sản Số hộ khai thác thủy sản Số hộ làm ao đất Số hộ làm ao vây lưới Số hộ khai thác tự nhiên Số hộ làm nghề dịch vụ Định cư (Phú An) 272 256 236 7 132 80 16 Định cư (Phú Mỹ) 163 155 120 15 93 14 8 Thủy diện (Phú Xuân) 143 128 122 25 112 15 15 Tân Dương (Thuận An) 192 147 147 39 107 16 45 S 770 686 (89,09%) 625 (81,16%) 86 (11,17%) 444 (57,66%) 125 (16,23%) 84 (10,91%) Nguồn: Kết quả điều tra năm 2005 2.2 Tính cấp thiết của hoạt động mở rộng thủy đạo và sắp xếp lại nò sáo khu vực đầm Sam Chuồn: Theo báo cáo “Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên - Huế thời kỳ 2001 - 2010” của UBND Tỉnh, diện tích nuôi quảng canh chắn sáo tập trung phần lớn vùng đầm Sam Chuồn. Do phát triển thiếu quy hoạch nên hiện nay luồng lạch bị ách tắc, chằng chịt, gây cản dòng thoát lũ ở hạ lưu sông Hương và sông Lợi Nông, môi trường ô nhiễm, ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi. Vì vậy cần thiết phải sắp xếp điều chỉnh diện tích nuôi chắn sáo với mức độ phù hợp, trả lại diện tích tự nhiên cho đầm phá để khắc phục các hậu quả nêu trên. Trong thực hiện quy hoạch sẽ điều chỉnh giảm 338 ha chắn sáo ở vùng trọng điểm (chủ yếu là Sam Chuồn) [10]. Chủ trương chung của Tỉnh càng được khẳng định là cấp thiết khi kết quả các nghiên cứu trong nhiều năm trên đầm phá là những cơ sở chắc chắn cho những quyết sách mang tầm chiến lược lớn, lâu dài, có ảnh hưởng toàn diện đến đời sống kinh tế xã hội của địa phương và môi trường sinh thái đầm phá. Có thể điểm qua một số dẫn liệu ở bảng 2: Bảng 2: Một số thay đổi của độ mặn, pH và nhiệt độ nước vùng đầm phá Năm Biến đổi của một số yếu tố môi trường Tác giả Ghi chú S%o pH To (oC) 1987 0,90 - 26,80 6,80 -7,00 19,70 -32,30 Đoàn Suy Nghĩ (1991) [4] Trước cơn lũ năm 1999 (cho toàn đầm phá) 1998 (V - XII) 2,00 - 28,60 7,44 -8,25 21,70 -33,40 Nguyễn Văn Hợp và cs (1999) [2] - XII/99-IX/2000 2,00 - 29,50 6,50 -8,50 - Le Thi Nam Thuan (2002) [7] Sau lũ năm 1999, có cửa biển Hòa Duân (toàn đầm phá và vùng Thuận An) III/2002 -IV/2003 1,73 - 30,75 (Thuận An) 4,20 - 11,50 (Cầu Hai) 6,89 -8,31 18,33 -34,00 Nguyễn Văn Hợp và cs (2003) [3]; Lê Thị Nam Thuận [8] Cửa biển Hòa Duân đã san lấp (toàn đầm phá và vùng Thuận An) Theo kết quả ở bảng 2, các yếu tố độ mặn, pH và nhiệt độ nước vùng đầm phá có xu hướng tăng cao hơn năm 1998 là thời gian trước cơn lũ 1999. Hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã làm tăng ô nhiễm hữu cơ trong các ao nuôi tôm do hàm lượng COD và BOD trong các ao nuôi trên phá tăng, đặc biệt vào mùa khô. Mặt khác, hàm lượng DO giảm vào mùa khô sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi sinh học đầm phá và hiệu quả NTTS [3]. Kết quả nghiên cứu từ nhiều công trình cho thấy sản lượng khai thác thủy sản/ngư cụ có xu hướng giảm so với trước đây (1975): sản lượng nghề sáo chỉ đạt 3 - 5kg so với 20 - 25kg trước đây và hiện nay chỉ đạt 2,0 - 2,5kg/ngày đêm [5]. Kích thước tôm cá khai thác nhỏ, hiệu quả kinh tế không cao. Đặc biệt nguồn cua bố mẹ và cua giống (Scylla serrata) và tôm bạc (Penaeus merguensis) hầu như rất ít gặp. Nguyên nhân của thực tế là do phát triển NTTS ven và trên phá đã làm hẹp vùng phân bố tự nhiên của thủy sản, gây suy thoái và biến mất các vùng rong cỏ thủy sinh - nơi cư trú, sinh sống của các nguồn giống thủy sản. Các hoạt động khai thác rong, cào lươn, dậm trìa,... có tác động nghiêm trọng và làm suy thoái rong cỏ thủy sinh, đặc biệt vùng cửa sông Ô Lâu [9]. Nguy cơ dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi đầm phá đang thực sự đe dọa. Trong khu vực đầm Sam Chuồn hiện trạng này càng nghiêm trọng hơn do việc phát triển ao vây ồ ạt, ao đất nuôi tôm hạ triều, trung triều và cao triều chưa tuân thủ đúng quy trình nuôi bảo vệ môi trường. 2.3 Vai trò của cộng đồng trong quá trình thực hiện quy hoạch sắp xếp lại ao vây lưới trên khu vực Sam Chuồn Bảng 3: Những vấn đề cấp thiết trong NTTS các cộng đồng vùng Sam Chuồn Thôn Những vấn đề cấp thiết Những vấn đề chung Thôn Định cư (Phú An) - Ô nhiễm môi trường - Khai thác hủy diệt: rà điện, xiếc điện, giạ điện, mắt lưới nhỏ; nghề hèn (tôm cá ít) - Quá đông người, quá nhiều ngư cụ khai thác - Mặt nước eo hẹp; Khó khăn về nguồn nước - Thiếu kinh nghiệm, kiến thức về NTTS 1. Ô nhiễm môi trường 2. Nghề hèn (tôm cá ít) 4. Mặt nước khai thác thu hẹp do quá nhiều ao vây ví, thiếu quy hoạch và quản lý 5. Khai thác hủy diệt (xiếc điện, te, quệu máy) 6. Dân số tăng nhanh 7. Dịch bệnh tôm, thất thu lớn 8. Quản lý chất thải, nước thải từ ao đất (hạ triều, trung triều, cao triều) yếu, không xử lý gây ô nhiễm nước đầm phá 9. Thiếu kiến thức về NTTS và bảo vệ môi trường bền vững Thôn Định cư (Phú Mỹ) - Mặt nước thu hẹp; dân số tăng nên người khai thác nhiều, đánh bắt không có tổ chức; ao đất mở rộng. - Ô nhiễm MT; nước thải từ ruộng lúa, gần nguồn nước ngọt nên đầm phá nhận nước thải từ sản xuất NN; gần cửa nhưng thiếu thông thoáng, chưa có tổ chức tốt trong khai thác và NTTS. - Nhiều khó khăn trong NTTS, nhiều ao đất, nghề hèn và bệnh tôm. Thôn Thủy Diện (Phú Xuân) - Dịch bệnh tôm, thất thu liên tiếp - Nước thải từ ao nuôi cao triều, quy hoạh không tốt, sử dụng nhiều chất hóa học trong SXNN và NTTS, nước thải chất thải,... tất cả gây ô nhiễm môi trường nuôi,và đầm phá - Nguồn lợi thủy sản giảm trầm trọng, nghề hèn. - Thiếu kỹ thuật NTTS và khai thác, quy hoạch - Mặt nước bị thu hẹp quá mạnh Thôn Tân Dương (Thuận An) - Nguồn nước ô nhiễm; Dịch bệnh tôm, thất thu liên tục - Nghề hèn; Thiếu mặt nước khai thác - Khó khăn trong nuôi trồng, cá tôm chết nhiều thất thu - Thủy đạo ngày càng thu hẹp; Nghề xiếc điện hủy diệt - An ninh, bảo vệ ao nuôi căng thẳng, hay mất tôm cá, bị xẻ lưới; Chưa có tổ chức như Chi hội nghề cá,... Nguồn: Kết quả điều tra 2005 Nghiên cứu ở bảng 1 cho thấy có 57,66% hộ dân có ao vây lưới và 16,23% hộ khai thác tự nhiên (không có ao vây lưới - tiểu nghệ) trên mặt nước khu vực đầm Sam Chuồn. Do vậy quá trình thực hiện sắp xếp lại nò sáo theo quy hoạch liên quan đến đời sống của nhóm dân cư này, đặc biệt là nhóm ao vây lưới. Kết quả thảo luận nhóm và hội thảo cấp xã cho thấy nhận thức của cộng đồng rất ủng hộ chủ trương của Tỉnh nhưng bên cạnh cũng có nhiều băn khoăn về sinh kế (bảng 3). Từ các vấn đề được thảo luận nêu trên cho thấy việc thực hiện mở rộng thủy đạo và sắp xếp lại nò sáo là hết sức cấp thiết để giải quyết những vấn đề liên quan chung giữa các cộng đồng vùng Sam Chuồn. Quá trình thực hiện sắp xếp được chính quyền các xã triển khai với một Ban Quy hoạch chuyên trách được tổ chức từ cấp xã đến Sở, hoạt động có định hướng, kế hoạch và định kỳ giao ban báo cáo kết quả từ giữa năm 2004 đến nay. Quy trình sắp xếp được các xã thực hiện theo các bước: 1. Họp dân thông báo chủ trương sắp xếp lại nò sáo (lần 1); 2. Giao thời gian để bà con thực hiện; 3. Họp dân lần 2; 4. Giao thời gian lần 2; 5. Hoạt động phối hợp vận động tuyên truyền của các đoàn thể (Phụ nữ, Đoàn thanh niên) và Mặt trận; 6. Vận động gia đình có văn bản cam kết thực hiện tự giác tháo dỡ nò sáo vây ví trái phép; 7. Thông báo thời gian (ngày) đoàn làm việc liên ngành kiểm tra và cưỡng chế thực hiện tháo dỡ nò sáo vây ví trái phép; 8. Thực hiện kiểm tra và cưỡng chế tháo dỡ... Có thể thấy ở quy trình trên, các xã đang thực hiện chủ trương mở rộng thủy đạo và sắp xếp lại nò sáo theo mô hình “Từ trên xuống” với các sức ép khác nhau và căng thẳng, thiếu sự thương thỏa, lắng nghe nguyện vọng của người dân. Trong khi việc làm này được người dân khẳng định là đúng và ủng hộ nhưng hiệu quả thì còn đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, giấy mực và cả việc giải quyết những đối đầu không đáng có xảy ra giữa một bộ phận người dân với chính quyền. Bởi lẽ các ao vây ví liên quan đến vốn và tài chính (chủ yếu là vay ngân hàng và chủ nợ địa phương), đến nguồn sống của gia đình hàng ngày và cả những hy vọng của họ. Đó là chưa kể đến những đặc thù của sở hữu mặt nước đầm phá: như “cha truyền con nối - tính thừa kế”, sự buông lỏng quản lý của các cấp trong một thời gian dài (từ 1996 - thời điểm NTTS phát triển bùng nổ ở khu vực này),... Việc sắp xếp lại hệ thống sản xuất trên mặt nước đầm phá do vậy khó khăn hơn nhiều so với việc “Dồn điền đổi thửa” trong sản xuất nông nghiệp và đòi hỏi cần xác định được những bước đi thận trọng, hiệu quả với sự tham gia của người dân - những chủ thể chính trong quá trình sắp xếp này. Phần nào giúp chính quyền giảm sức ép về quản lý và người dân có cơ hội nói lên những suy nghĩ, đề xuất của mình trong quá trình thực hiện quy hoạch, bằng các phương pháp tiếp cận cộng đồng khác nhau chúng tôi thấy rằng nên chăng cần bổ sung thêm một số bước cần thiết trong quy trình sắp xếp (8 bước) mà các xã đang thực hiện: 1. Họp dân thông báo chủ trương sắp xếp lại nò sáo (Xã chủ trì); 2. Họp dân để dân tự bàn, thảo luận xây dựng phương án hợp lý, bước đi cụ thể, có sự chia sẻ (Trưởng thôn chủ trì); 3. Giao thời gian để bà con thực hiện (Xã chủ trì); 4. Họp dân lần 2 để dân tự thảo luận, thành lập tổ/nhóm tự quản, xây dựng quy chế cùng chia sẻ mặt nước trong sắp xếp lại nò sáo, quy chế tự quản chống tái chiếm mặt nước sau khi giải tỏa sắp xếp (Trưởng thôn chủ trì hoặc Cụm trưởng) 5. Thống nhất các tiêu chí xác định giữa chính quyền và cộng đồng (Xã chủ trì) 6. Giao thời gian lần 2 (Xã chủ trì); 7. Hoạt động phối hợp vận động tuyên truyền của các đoàn thể (Phụ nữ, Đoàn thanh niên) và Mặt trận (Xã chủ trì); 8. Vận động gia đình có văn bản cam kết thực hiện tự giác tháo dỡ nò sáo vây ví trái phép và không tái chiếm mặt nước (Hộ gia đình thực hiện); 9. Thông báo thời gian (ngày) đoàn làm việc liên ngành kiểm tra và cưỡng chế thực hiện tháo dỡ nò sáo vây ví trái phép (Xã chủ trì); 10. Thực hiện kiểm tra và cưỡng chế tháo dỡ (Xã chủ trì) 11. Tổ (nhóm) tự quản tổ chức cộng đồng tự quản lý vùng mặt nước tự nhiên theo quy chế cộng đồng đã thảo luận ở bước 5 (Cộng đồng chủ trì). Với quy trình này, chúng tôi đang từng bước thực hiện ở các thôn đã chọn thuộc vùng Sam Chuồn trong vai trò cầu nối giữa chính quyền và cộng đồng để thực hiện có hiệu quả chủ trương mà Tỉnh đã đề ra. Theo các bước thực hiện nêu trên cho thấy cần phải kiên trì vận động, lồng ghép giải thích giáo dục môi trường, bảo vệ tài nguyên để tăng cường chuyển biến nhận thức cho cộng đồng. Được như vậy quá trình sắp xếp lại nò sáo mới đạt hiệu quả cao và ổn định, các xáo trộn về tình hình kinh tế xã hội của địa phương sẽ hạn chế ở mức thấp nhất. Đồng thời kết hợp hài hòa các phương thức tổ chức thực hiện và quản lý những chủ trương chính sách lớn về phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh đúng với phương châm “Dân biết - Dân bàn - Dân kiểm tra” theo hai chiều “Từ trên xuống” và “Từ dưới lên”. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy một thực tế khách quan là nhận thức hiện tại của người dân về ô nhiễm môi trường (nguyên nhân và hậu quả), sự cần thiết sắp xếp lại nò sáo được cải thiện hơn so với năm 2000 - 2001. Bởi lẽ, theo bà con, từ sau trận lụt năm 1999, hoạt động NTTS chỉ hiệu quả trong vụ nuôi năm 2000; các năm sau đó dịch bệnh xảy ra liên tiếp gây thất thu lớn cho nghề nuôi, đặc biệt là nuôi tôm. Và nguyên nhân chính như bà con đã nêu ở bảng 3. 2.4. Một số kết quả và ảnh hưởng của hoạt động sắp xếp lại nò sáo ở vùng Sam - Chuồn: Kết quả nghiên cứu bước đầu được tóm tắt ở bảng 4: Bảng 4: Hoạt động sắp xếp lại nò sáo và số hộ dân có ảnh hưởng ở vùng Sam - Chuồn Vùng nước/Xã Thủy đạo đã sắp xếp (độ rộng - m) Số hộ dân liên quan Tỷ lệ ảnh hưởng (%) Ghi chú TĐ xương cá TĐ chính 20 - 30 50 75 100 Hiện có Quy hoạch Phú An 10 50 - 60 80 87 - - - 87 Thôn Định cư với 130/200 ha mặt nước của xã Phú Xuân 10 - 20 30 - 40 80 130 54 -60 - - - Thôn Thủy diện Phú Mỹ 10 - 20 40 40 163 48 16 21 Toàn xã với 45/192 ha mặt nước của xã Thuận An 5 - 10 20 - 30 80 46 38 3 5 - Liên quan TĐ chính vào Sam - Chuồn S 416 140 -146 19 5 108 Nguồn: Kết quả điều tra năm 2005 Từ bảng trên cho thấy việc sắp xếp lại nò sáo đang được các xã vùng Sam - Chuồn thực hiện từng bước, trong đó Phú An và Phú Mỹ có lộ trình gần với quy hoạch chung của Huyện và Tỉnh. Triển khai chủ trương quy hoạch đã có liên quan với khoảng 416 hộ dân với các mức ảnh hưởng khác nhau từ 20 - 30% đến 100%. Thực tế này càng cho thấy tính chất phức tạp của quá trình thực hiện, các khó khăn mà chính quyền địa phương gặp phải và tính cấp thiết có sự tham gia của cộng đồng để đảm bảo tính ổn định, bền vững trong quản lý và bảo vệ nguồn lợi vùng Sam - Chuồn nói riêng cũng như toàn hệ đầm phá nói chung. 3. Kết luận và một số đề xuất: Từ thực tế nghiên cứu kết hợp với tình hình địa phương và nguyện vọng của cộng đồng, chúng tôi có một số kết luận và đề xuất sau: - Trong điều kiện thực tế của vùng Sam Chuồn, quá trình quy hoạch cần có sự tham gia của cộng đồng, tăng cường sự gắn kết và hiểu biết giữa chính quyền với cộng đồng trong sự nghiệp chung bảo vệ tài nguyên thủy sản và môi trường đầm phá. - Nghiên cứu quán triệt và triển khai hiệu quả một số hướng chính sách bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và khai thác thủy sản của Bộ Thủy sản [6]. - Tăng cường tiếp cận cộng đồng theo quy trình 11 bước đã nêu, nâng cao vai trò của cộng đồng trong bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản bền vững. - Triển khai đồng bộ trên cả 4 xã - thị trấn liên quan về thời gian thực hiện, về quy định chiều rộng đường thủy đạo, đặc biệt vùng Thuận An, tỷ lệ vùng mặt nước được vây nuôi với từng bước cụ thể, có quan tâm đến sinh kế của người dân. - Sở Thủy sản cần có Quy hoạch chi tiết cụ thể về đối tượng nuôi trên từng vùng nuôi, vùng bảo vệ, vùng khai thác, vùng NTTS; tăng cường năng lực quản lý nhà nước về môi trường; hạn chế dịch bệnh thủy sản, đặc biệt là bệnh tôm. - Nghiêm cấm các phương tiện khai thác hủy diệt (xiếc điện, rà điện, mắt lưới kích thước nhỏ) đang hoạt động trên đầm phá. TÀI LIỆU THAM KHẢO Cục thống kê Thừa Thiên - Huế. Niên giám thống kê 2002 - Huế (2003) Nguyễn Văn Hợp và cs. Báo cáo kết quả thực hiện Dự án đầm phá Thừa Thiên Huế - Nhóm nghiên cứu Hóa học Môi trường (Tháng V-XII/1998) thuộc Dự án Đầm phá Việt - Pháp (1999). Nguyễn Văn Hợp và cs. Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước sông Hương và hệ đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế. Báo cáo chuyên đề khoa học - nhóm Hóa học môi trường thuộc Dự án Việt - Pháp, Huế (2003). Đoàn Suy Nghĩ. Một số đặc tính lý và hóa học ở nước đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. TTKH trường ĐHTH Huế, số 7 (1993). Võ Văn Phú và cs. Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản và những đề xuất sử dụng hợp lý (Thuộc đề tài cấp Bộ trọng điểm năm 2000) (2001) Nguyễn Việt Thắng. Một số hướng chính sách bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và khai thác thủy sản. Tạp chí Thủy sản. Số 12/2004, tr.5 - 7 (2004). Le Thi Nam Thuan. Environmental Impacts on Animal Health in Aquaculture. In: Lessons in Resource Management from the Tam Giang Lagoon. Published by CoRR-CIDA-IDRC. Thế Giới Publishers, Hà Nội (2002). Lê Thị Nam Thuận. Kết quả bước đầu về mối liên hệ của một số yếu tố sinh thái - môi trường với sự xuất hiện các loài thủy sản vùng Thuận An, hệ đầm phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tóm tắt Báo cáo Hội nghị Khoa học toàn quốc về Nuôi Trồng Thủy Sản lần thứ II - Bắc Ninh, 11/2003, tr 123 (2003). Lê Thị Nam Thuận. Về sự thay đổi môi trường và nguồn lợi thủy sản hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Tạp chí Thủy sản. Số 12/2004, tr. 19-21 (2004). Ủy ban ND tỉnh Thừa Thiên - Huế & Sở Thủy Sản. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch quản lý khai thác thủy sản đầm phá Thừa Thiên - Huế. Huế, tháng 12/2003 (2003) Ủy ban ND huyện Phú Vang. Chỉ thị của UBND Huyện v/v tăng cường chỉ đạo sắp xếp, giải tỏa nò sáo, quản lý khai thác và nuôi trồng thủy sản trên đầm phá (2004). CONSERVATION AND DEVELOPMENT OF AQUATIC RESOURCE WITH THE PARTICIPATION OF COMMUNITY IN THE PLANNING NET ENCLOSE REORGNIZATION IN SAM CHUON AREA BELONGING TO TAM GIANG LAGOON, THUA THIEN HUE PROVINCE Le Thi Nam Thuan College of Sciences, Hue University SUMMARY Sam Chuon is an important area in Tam Giang - Cau Hai lagoon system. This is also a major area for aquaculture of Phu Vang Distric and have been carried out the activities to opening the waterway and net enclose reorgnization on th